Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14


Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam



tải về 191.33 Kb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

2.2.2. Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thành công sau này của cách mạng Việt Nam. Dù xuất hiện, hình thành sau giai cấp nông nhân nhưng giai cấp này mang nhiều điểm tiến bộ và nổi bật hơn hẳn. Thứ nhất, giai cấp này gắn liền với các nhà máy, xí nghiệp, có cơ hội tiếp cận các máy móc thiết bị tiên tiến lúc bấy giờ. Như vậy trình độ của họ đã được nâng cao, có kiến thức và có kỷ luật khi phải làm việc trong môi trường tổ chức, tập thể. Thứ hai, giai cấp này có cơ hội được học hỏi, tìm hiểu, biết rõ và thấm nhuần tư tưởng Mác Lênin. Vì vậy, công nhân là những người có sự nhận thức sâu sắc về vấn đề đứng lên giành lại độc lập. Và cuối cùng, vì là gia cấp tiên tiến nhất trong sản xuất nên họ gánh trách nhiệm đánh đổ đế quốc, đánh đổ chủ nghĩa tư bản để xây dựng nên một xã hội mới.
2.3. Phong trào yêu nước – sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2.3.1. Khái quát về phong trào yêu nước Việt Nam
Truyền thống yêu nước ở Việt Nam đã được hun đúc qua nhiều thế hệ. Từ lúc các vua Hùng thành lập dựng nước, ta đã tìm thấy các di tích văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Mậu, Gò Mun,… với nhiều công cụ bằng đồng và vũ khí thô sơ để tự vệ. Đến thời An Dương Vương ta có nỏ máy và thành Cổ Loa vững chắc chống lại quân đội nhà Tần và những cuộc xâm lược đầu tiên của Triệu Đà. Điều đó chứng tỏ tinh thần, ý thức tự chủ bảo vệ đất nước của dân tộc ta đã phát triển rất sớm. Nhưng do sự chủ quan của An Dương Vương nên nước ta đã bị mất độc lập vào năm 179 vào tay Triệu Đà. Từ đó, nước ta đã chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Tuy vậy, với tinh thần bất khuất, không chịu áp bức, dân tộc ta đã nhiều lần đứng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ. Trong đó tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của: Hai Bà Trưng (năm 40-43), Lương Long (năm 178-181), Triệu Thị Trinh (năm 248), Lý Bí thành lập nước Vạn Xuân (năm 544), Triệu Quang Phục (năm 546-550), Mai Thúc Loan (năm 722),… Những thủ lĩnh đó, có người là nông dân chân lấm tay bùn; có người bỏ quan về quê khởi nghĩa; có người là phụ nữ, một giai cấp rất thấp trong xã hội “trọng nam khinh nữ” lúc bấy giờ, đều đã phất cờ chính nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X do Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ lãnh đạo. Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) để bảo vệ nền độc tập vừa mới được lập lại, Ngô Quyền quyết định xưng vương lập quốc. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. Tuy nhiên, các nước phương Bắc vẫn có mưu đồ, dẫn quân sang chiếm đóng nước ta với 2 lần xâm lược của nhà Tống, 3 lần xâm lược của nhà Nguyên, tiếp theo đến nhà Minh, nhà Thanh. Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh mãnh liệt, đánh đuổi toàn bộ những mưu đồ xâm lược đó.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, bắt đầu xâm lược nước ta. Sau các cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, phe “chủ hòa” của nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng đều bị nhấn chìm trong bể máu. Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào vũ trang, phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Châu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước,…. Do đó, truyền thống giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (tháng 2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay sau khi ra đời (năm 1930), Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đảng ta với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời đã lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám (năm 1945) để giành lại chính quyền, đuổi 18 vạn quân Tưởng ở miền Bắc, chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954) để đuổi hoàn toàn thực dân Pháp ở miền Nam và đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh để thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Đúng như lời khẳng định của Hồ Chí Minh, nhân dân ta luôn có một lòng yêu nước từ lúc dựng nước cho đến nay. Các phong trào yêu nước càng lúc càng phát triển, từ nhận thức non kém, tự phát đến dày dặn kinh nghiệm, có tổ chức hơn; lực lượng từ các tầng lớp nông dân, phụ nữ lan rộng đến tất cả các tầng lớp còn lại. Ngày nay, hòa bình lập lại, lòng yêu nước được thể hiện qua sự đóng góp vào việc xây dựng đất nước, cùng Đảng chống lại các thế lực phá hoại, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương