Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14



tải về 191.33 Kb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Tóm lại, sự ra đời của Đảng cộng sản là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Đây là một thời kì lịch sử, trong đó từ giai cấp công nhân, những con người được xem là tiến bộ đã tập hợp lại với nhau thành tổ chức chính trị, thành Đảng cộng sản. Chính những lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học đã giáo dục cho giai cấp công nhân tự hiểu rõ mình và có ý thức tự giác giai cấp và đặt mình vào sứ mệnh tiên phong trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Đảng cộng sản là đội tiên phong có ý thức và có tổ chức của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng 

CHƯƠNG 2.
NGUYỄN ÁI QUỐC VẬN DỤNG SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN TRONG VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1.1. Quá trình lựa chọn con đường cách mạng vô sản
Nguyễn Ái Quốc, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890, quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, hay thường được chúng ta gọi với hai tiếng Bác Hồ. Lớn lên trong tình cảnh đất nước lầm than, nhân dân khốn khổ, với sự đau xót cho đồng bào, người thanh niên khi ấy sớm đã có ý chí tìm đường đánh đuổi Pháp, giải phóng dân tộc. Ngày 05/06/1911, tại bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Dù nể phục các nhà yêu nước đương thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,…nhưng Bác cho rằng con đường mà những bậc tiền bối đã đi chưa thực sự phù hợp với tình cảnh nước nhà. Bác nhận ra được những nhược điểm, những thiếu sót của các phong trào yêu nước theo các kiểu khuynh hướng phong kiến, tư sản,…và biết rằng đất nước cần một con đường khác, một con đường thực sự phù hợp, thực sự đem lại tự do và ấm no cho nhân dân. Điểm dừng chân đầu tiên Bác đến là Pháp-đất nước đang xâm chiếm lãnh thổ của ta. Bác đến Pháp, tìm hiểu đất nước hô to khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”, nơi đây cho Bác thêm hiểu về cách mạng Pháp, từ đó lại tìm hiểu thêm về cách mạng Anh, Mỹ. Tuy nhiên Bác cho rằng những cuộc cách mạng tư sản này là không triệt để, bên trong thì áp bức công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa. Chính những kinh nghiệm làm việc nơi xứ người đã cho Bác thấy được, bất cứ đâu thì đế quốc vẫn áp bức và bóc lột người dân. Vì vậy cách mạng tư sản không phải điều mà Bác đang tìm kiếm.
Khi biết được sự thành công của Cách mạng tháng 10 Nga, Bác ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó và kính phục Lênin. Tháng 07/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề Dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Bác đã nắm bắt những ý cốt lõi mà Lê-nin truyền đạt và nhận ra rằng, sau hơn ngần ấy năm tìm kiếm, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đã thực sự tìm thấy. Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Điều này cho thấy rằng, con đường cách mạng vô sản chính là chân lý để thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ quan trọng là giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc.


tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương