Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14



tải về 191.33 Kb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé. Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối. Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận: Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc. Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên,...) bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, họ có tinh thần dân tộc yêu nước, rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. tuy nhiên, cho địa vị kinh tế bấp bênh, hay dao động,thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.
Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa: một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản; ôn một số người khởi xướng các phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự "khai hoá văn minh" - một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của "sứ mạng khai hoá" đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém, v.v.. Hồ Chí Minh từng nói về "nhà khai hoá" như sau: "Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất. Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa. Mặc
dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì
tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908). Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng không thành công. Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam. Ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. Ở Trung Kỳ, có cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế (1908). Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Tháng 12 năm 1927 tại Bắc Kỳ Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo được thành lập với mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. với phương pháp đấu tranh vũ trang nhưng theo lối manh động ám sát cá nhân, nhân lực lượng chủ yếu là binh lính, sinh viên.Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số tỉnh tuy oanh liệt nhưng nhanh chóng bị thất bại nguyên nhân là do do đây là một cuộc khởi nghĩa bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non, biểu lộ tính chất hấp tấp, không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản. 
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, các phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, Ngọn Cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng khắp. Tuy nhiên, các phong trào cứu nước điều thất bại. nguyên nhân thất bại của các phong trào đó là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn. Để giải quyết Triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, I chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù. Tôi thất bại xong các phong trào yêu nước đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân,bbồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớn thanh niên tri thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, khi một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc



tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương