BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố



tải về 1.68 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.68 Mb.
#29527
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

A. 0,8 mol. B. 0,6 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.

Câu 111. Oxi hoá 2,2 gam một anđehit đơn chức X thu được 3,0 gam axit tương ứng (hiệu suất phản ứng bằng 100%). X có công thức cấu tạo nào dưới đây?

A. CH3CHO. B. CH3CH2CH2CHO. C. CH3CH(CH3)CHO. D. C2H5CHO.



Câu 112. Axit fomic HCOOH có thể tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư và phản ứng khử Cu(OH)2 trong môi trường bazơ thành kết tủa màu đỏ gạch (Cu2O) vì.

A. axit fomic là axit rất mạnh nên có khả năng phản ứng được với các chất trên.

B. đây là những tính chất của một axit có tính oxi hóa.

C. axit fomic thể hiện tính chất của một axit phản ứng với một bazơ là AgOH và Cu(OH)2.

D. trong phân tử axit fomic có nhóm chức anđehit.

Câu 113. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 3a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là:

A. HOOCCH2COOH. B. CH3COOH. C. HOOCCOOH. D. CH3CH2COOH.

Câu 114. Cho 5,76 gam axit hữu X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu đưc 7,28 gam.

muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là.

A. CH2=CH-COOH. B. HC≡C-COOH. C. CH3-CH2-COOH. D. CH3COOH.

BÀI TẬP ANĐEHIT TỪ CÁC ĐỀ ĐẠI HỌC

Câu 1(ĐHA 2007):

Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hóa X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thúc cấu tạo của X là:

A. HCHO B. CH­3CHO C. OHC-CHO D. CH3CH(OH)CHO

Câu 2 (ĐHA 2007):

Cho 6,6 gam một anđehit đơn chức X, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng . Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với axit HNO3 loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức cấu tạo của X là:

A. A. HCHO B. CH­3CHO C. CH3CH2CHO D. C2H3CHO

Câu 3 (ĐHA 2008):

Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Zvà hỗn hợp hơi Y. Cho Y tác dung với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu đựơc 64,8 gam Ag. Giá trị m là:

A. 7,4 gam B. 7,8 gam C. 8,8 gam D. 9,2 gam

Câu 4 (ĐHA 2008):

Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lit NO2 (sản phẩm khư duy nhất, ở đktc). Công thức của X là:

A. HCHO B. C2H5CHO C. C3H7CHO D. C4H9CHO

Câu 5 (ĐHA 2009):

Cho hốn hợp khí X gồm HCHO và H2 qua óng sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lit khí CO2 (đktc). Phần trăm thể tích H2 trong X là:

A. 35,00% B. 46,15% C. 53,85% D. 65,00%

Câu 6 (ĐHA 2009):

Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:

A. CH3COOH, C2H2, C2H4 B. C2H5OH, C2H4, C2H2

C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5, C2H2, CH3COOH



Câu 7(ĐHA 2009):

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X pảhn ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:

A. CnH2n(CHO)2 (n 0) B. CnH2n+1 CHO (n 0)

C. CnH2n -1 CHO (n 2) D. CnH2n-3 CHO (n 2)



Câu 8(ĐHB 2009):

Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m+1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,19 lit O2 (đktc). Gía trị của m là:



A. 8,8 B. 10,5 C. 17,8 D. 24,8

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM ANDEHIT- AXIT CACBOXYLIC

Câu 1: Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là :

A. C2H5OH, C2H5CH2OH B. C2H5OH, C3H7CH2OH C. CH3OH, C2H5CH2OH D. CH3OH, C2H5OH

Câu 2: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là

A. 300 gam B. 500 gam C. 400 gam D. 600 gam

Câu 3: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là

A. 10,9. B. 14,3. C. 10,2. D. 9,5.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là

A. 65,2%. B. 16,3%. C. 48,9%. D. 83,7%.

Câu 5: Hỗn hợp M gồm anđêhit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrôcacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Hiđrôcacbon Y là

A. CH4 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4

Câu 6: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C­5­H­10­O. Chất X không phản ứng với Na, thỏa mãn sơ đồ chuyển hóa sau: Este có mùi muối chín. Tên của X là

A. pentanal B. 2 – metylbutanal C. 2,2 – đimetylpropanal. D. 3 – metylbutanal.

Câu 7: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. metyl phenyl xeton B. propanal C. metyl vinyl xeton D. đimetyl xeton

Câu 8: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2 B. 43,2 C. 10,8 D. 21,6

Câu 9: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức của X là

A. CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2 = CHCHO.

Câu 10: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCHO. B. CH3CHO. C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO.

Câu 11: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. no, đơn chức. B. không no có hai nối đôi, đơn chức.

C. không no có một nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức.

Câu 13: Oxi hóa hoàn toàn 20,4 g hỗn hợp hai andehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hòa hỗn hợp axit này cần phải dùng 200ml dung dịch NaOH 2M. Công thức cấu tạo của hai andehit là:

A. HCHO; CH3CHO B. CH3CHO; CH3CH2CHO

C. C2H5CHO; C3H7CHO D.CH3CH(CH3)CHO; CH3CH(CH3)CH2CHO

Câu 14: Phát biểu nào sau đây luôn đúng về anđehit: Anđehit là hợp chất hữu cơ:

A. Chỉ có tính khử B. Chỉ có tính oxi hóa

C. Không có tính oxi hóa và không có tính khử . D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 15: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là

A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.

Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,8. B. 7,4 C. 9,2 D. 8,8

Câu 17: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là

A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C2H5CHO. D. C4H9CHO.

Câu 18: Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là

A. 5. B. 4 C. 3 D. 6

Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là

A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 43,2 gam. D. 64,8 gam

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

A. HCHO. B. (CHO)2. C. CH3CHO. D. C2H5CHO.

Câu 21: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là

A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24

Câu 22: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 23: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của axit đó với kim loại kềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của axit trên là

A. axit propanoic. B. axit metanoic. C. axit etanoic. D. axit butanoic.

Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là

A. HCOOH; CH3COOH. B. CH3COOH; C2H5COOH. C. C2H5COOH; C3H7COOH . D. C2H7COOH; C4H9COOH.

Câu 25: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là

A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,005.

Câu 26: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%. C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.

Câu 27: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:

A. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH. B. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH.

C. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH. D. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH.

Câu 28: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là

A. HCOOH và CH3OH B. CH3COOH và CH3OH C. HCOOH và C3H7OH D. CH3COOH và C2H5OH

Câu 29: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

A. C2H4O2 và C3H4O2 B. C2H4O2 và C3H6O2 C. C3H4O2 và C4H6O2 D. C3H6O2 và C4H8O2

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là

A. C2H5COOH B. CH3COOH C. C2H3COOH D. C3H5COOH

Câu 31: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), đun nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

A. 62,50% B. 50,00% C. 40,00% D. 31,25%

Câu 32: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là

A. HOCH2CHO, CH3COOH B. HCOOCH3, HOCH2CHO

C. CH3COOH, HOCH2­CHO D. HCOOCH3, CH3COOH

Câu 33: Axit cacboxylic X có công thức đơn giản nhất là C3H5O2. Khi cho 100 ml dung dịch axit X nồng độ 0,1M phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 112 B. 224 C. 448 D. 336

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH. C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.

Câu 35: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A. C2H4O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

A. 8,96. B. 11,2 C. 6,72 D. 4,48

Câu 37: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z.

Câu 38: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.

Câu 39: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 6. B. 3 C. 5 D. 4

Câu 40: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4. B. 6 C. 5 D. 3-----------------------------------

BÀI TẬP HÓA HỮU CƠ

Phần 1: Đại cương hữu cơ

Bài 1: Từ xưa con người đã biết sơ chế các chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thực chất thuộc vào loại phương pháp tách biệt – tinh chế nào:

  1. Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm vải, sợi.

  2. Nấu rượu uống.

  3. Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.

  4. Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.

Bài 2: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì, vị sao? Làm thế nào để chứng tỏ những hạt rắn đó là chất hữu cơ?

Bài 3: Oxi hóa ancol etylic thu được hỗn hợp gồm anđehit, axit axetic, ancol dư và nước. Hãy tách riêng từng chất hữu cơ ra khỏi hỗn hợp. Cho điểm sôi của các chất: CH3CHO sôi ở 210C, C2H5OH sôi ở 780C, CH3COOH sôi ở 1180C, nước sôi ở 1000C.

Bài 4: Hãy đề nghị:

  1. Cách nhận biết khí ammoniac sinh ra khi phân tích định tính nitơ trong hợp chất hữu cơ.

  2. Phương pháp cho phép khẳng định kết tủa sinh ra khi phân tích định tính clo trong hợp chất hữu cơ là AgCl.

Bài 5: Nếu lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuốm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào vỏ dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuốm màu xanh lá mạ. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng.

Bài 6: Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một chất A chứa C, H, N,O và cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, rồi bình chứa KOH, thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56 mg. Ở thí nghiệm khác khi nung 6,15 mg hợp chất đó với CuO thì thu được 0,55 ml (đktc) khí nitơ. Hãy xác định hàm lượng % của C, H, O, N ở hợp chất A.

Каталог: file -> downloadfile4 -> 200
downloadfile4 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
downloadfile4 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> Hãy đọc trước khi các bạn bước vào thế giới của ado ado là gì?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
200 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
downloadfile4 -> BÀI 1: khảo sát các dạng dữ liệu không gian
200 -> Chức năng cơ bản

tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương