BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố



tải về 1.68 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.68 Mb.
#29527
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 15 mg một hợp chất hữu cơ phải dùng vừa đúng 11,2 cm3 oxi (đktc). Sản phẩm của phản ứng đốt cháy là CO2 và H2O. Tỉ lệ về thể tích của khí CO2 và hơi nước trong cùng điều kiện là 1: 1.

Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.



Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 18,9 mg hợp chất hữu cơ cho 17,6 mg CO2 và 5,4 mg nước. Khi đốt cháy hoàn toàn 9,45 mg hợp chất đó ( có chất xúc tác thích hợp ) cho hiđroclorua. Để định lương ion clo cần 10 ml dung dịch AgNO3 0, 01 M. Hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó.

Bài 9: Vitamin A có công thức phân tử C20H30O. Vitamin C có công thức phân tử C6H8O6

  1. Viết công thức đơn giản nhất của mỗi chất.

  2. Tính tỉ lệ % về khối lượng và tỉ lệ số nguyên tử các nguyên tố ở vitamin A, C.

Bài 10: Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:

  1. 70,94 % C, 6,40 % H, 6,90 % N, còn lại là oxi.

  2. 65,92 %C; 7,75 %H, còn lại là oxi.

Bài 11: Hóa hơi 18,45 mg một hiđrocacbon ở 1000C, 1 atm thì thu được 5,02 ml khí.

  1. Xác định phân tử khối của hiđrocacbon đó.

  2. Hiđrocacbon đó có thể có công thức phân tử và công thức đơn giản nhất như thế nào?

Bài 12: Hãy thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:

  1. Đốt cháy hoàn toàn 10 mg hợp chất sinh ra 33,85 mg CO2 và 6,95 mg H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất đối với không khí là 2,69.

  2. Đốt cháy 28,2 mg hợp chất và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thì thấy bình CaCl2 tăng thêm 19,4 mg còn bình KOH tăng thêm 80,0 mg. Mặt khác, khi đốt 18,6 mg chất đó sinh ra 2,24 ml nitơ (đktc). Biết rằng phân tử chất đó chỉ chứa một nguyên tử nitơ.

Bài 13: Chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 40%; 6,67% và 53,33%. Một học sinh xác định công thức đơn giản nhất của X là C2H4O.

  1. Kết quả đó đúng hay sai ? Hãy đưa ra kết quả tính toán của mình.

  2. Một lít hơi của X ở cùng điều kiện nặng hơn 1 lit không khí gần 2,09 lần. Xác định công thức phân tử của X.

Bài 14: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được 1,68 lít CO2 (đktc) ; ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm công thức phân tử của A, biết A có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 100 gam.

Bài 15: Dựa vào cấu tạo nguyên tử hãy giải thích tại sao:

  1. Cacbon chủ yếu tạo thành lien kết cộng hóa trị chứ không phải lien kết ion.

  2. Cacbon có hóa trị 4 trong các hợp chất hữu cơ.

Bài 16: Hợp chất nào sau đây có đồng phân lập thể:

CH3CH=CHCH3 (A) ; CH3CHBrCH2CH3 (B) ; CH3CH=CHCHBrCH3 (C). Dùng công thức thích hợp biếu diễn cấu trúc của các đồng phân lập thể đó.



Bài 17: Cho các chất sau:

a) CH3CH2CH2CH2CH2CH3 b) CH3CH( CH3)CH2CH3 c) CH3CH2CH2CH2CH3

d) cis-CH3CH=CHCH­2CH2CH3 e) cis-CH3CH2CH=CHCH2CH3

g) CH3CH2CH2CH2CH2Cl h) CH3CH2CCl(CH3)CH3

i) trans-CH3CH=CHCH2CH2CH3 k) CH3CH(CH3)CH2CH2CH3.

Những chất nào là đồng phân cấu tạo của nhau ? đồng phân lập thể của nhau ?



Bài 18: Khi đốt cháy 1,50 gam của mỗi chất A hoặc B hoặc D đều thu được 0,90 gam nước và 2,20 gam khí cacbonic. Ba chất trên có phải là đồng phân của nhau hay không ? cho thí dụ.

Bài 19: Cho các tiểu phân sau đây: gốc tự do hiđroxyl, nguyên tử clo, gốc metyl, anion hiđroxyl, anion clorua, anion metyl, cation amoni, cation metyl.

  1. Hãy viết công thức cấu tạo của chúng.

  2. Hãy viết công thức Li-uýt (với đầy đủ các electron hóa trị) của chúng và nói rõ tiểu phân nào mang electron độc thân, tiểu phân nào mang điện tích âm, tiểu phân nào mang điện tích dương, vì sao ?

Bài 20: Đánh dấu Đ-đúng hoặc S-sai vào bên cạnh các câu sau:

  1. Nhóm nguyên tử mang điện tích dương được gọi là cacbocation.

  2. Cation có điện tích dương ở nguyên tử cacbon được gọi là cacbocation.

  3. Cacbanion và cacbocation là các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ.

  4. Các tiểu phân trung gian trong phản ứng hữu cơ có thời gian tồn tại rất ngắn.

  5. Sự phân cắt đồng li các liên kết tạo ra các tiểu phân mang điện tích âm và dương.

Bài 21: có một mẫu axit benzoic C6H5-COOH bị lẫn với một ít cát. Để thu được axit tinh khiết, một học sinh đã làm như sau: Đun sôi hỗn hợp với nước đến khi lượng chất rắn không tan thêm nữa, đem lọc nhanh để thu lấy dung dịch. Để nguội thấy có tinh thể hình kim không màu của axit benzoic tách ra. Lọc lấy tinh thể, làm khô. Tiến hành tương tự hai lần nữa với tinh thể này, thu được chất rắn có nhiệt độ nóng chảy không đổi ở 1200C.

Bạn học sinh đó đã sử dụng phương pháp tinh chế nào ? Cách làm như vậy đã đúng chưa? Tại sao? Có thể có cách làm nào khác không ?



Bài 22: Oxi hóa hoàn toàn 0,157 gam chất hữu cơ A chứa brom sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 rồi qua bình (2) đựng nước vôi trong dư. Kết quả cho thấy khối lượng bình (1) tăng 0,045 gam còn ở bình (2) có 0,600 gam kết tủa. Nếu chuyển toàn bộ brom trong 0,157 gam A thành HBr, sau đó tác dụng với AgNO3 dư, thu được 0,188 gam kết tủa.

  1. Giải thích quá trình thí nghiệm trên.

  2. Tìm công thức phân tử của A, biết A có phân tử khối nhỏ hơn 200 đvC.

Bài 23: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Phân tích định lượng 21mg chất X thu được 61,6mg CO2 và 9mg H2O. Để xác định phân tử khối của X người ta cho 2,06 gam X tan trong 100 gam benzen, dung dịch này sôi ở 80,3560C.

  1. Tính phân tử khối của chất X, biết rằng benzene sôi ở 80,10C và hằng số nghiệm sôi K= 2,61 (đối với dung môi là benzen).

  2. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X.

Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất hữu cơ A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam nước.

Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút (hỗn hợp NaOH và CaO) để chuyển tất cả nitơ trong A thành NH3, rồi dẫn khí NH3 vào 20ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit còn dư, cần dùng 7,7ml dung dịch NaOH 1M.



  1. tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong A.

  2. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng phân tử khối của A là 60.

Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,118 gam hợp chất hữu cơ A trong oxi. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình 1 chứa P2O5, rồi qua bình 2 chứa CaO khan. Sau thí nghiệm, khối lượng bình 1 tăng 0,09 gam và bình 2 tăng 0,176 gam.

Đun nóng 0,059 gam chất A với CuO dư thu được 11,2cm3 N2 (ở đktc).

Hòa tan 0,59 gam chất A trong benzen, dung dịch này có nhiệt dộ đông đặc thấp hơn nhiệt độ đông đặc của benzene nguyên chất là 0,5060C, hằng số nghiệm lạnh của benzen là K= 5,07.


  1. Nếu cho sản phẩm đốt cháy A qua bình chứa CaO trước, rồi sau đó mới qua bình chứa P2O5 thì khối lượng của hai bình sẽ biến đổi như thế nào ?

  2. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A.

Bài 26: Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X cần 0,8 gam oxi và thu được 1,1 gam CO2, 0,45 gam nước và không có sản phẩm nào khác.

Xác định công thức phân tử của X biết rằng khi cho bay hơi hoàn toàn 0,6 gam chất X ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp đã thu được một thể tích hơi bằng đúng thể tích hơi của 0,32 gam oxi trong cùng điều kiện.



Bài 27: Hai hợp chất hữu cơ A và B đều chứa C, H, O. Đốt cháy a gam từng chất đều cần 0,336 lít oxi (đktc) và đều cho 0,44 gam CO2, 0,27 gam nước.

  1. Xác định công thức cấu tạo của A và B. biết rằng tỉ khối hơi của A hoặc B đối với nitơ là 1,643 ; chất A phản ứng với Na cho khí H2, B không phản ứng.

  2. Xác định giá trị của a.

Bài 28: Bốn hợp chất hữu cơ có công thức chung là CnH2n-1Cl. Phân tích định lượng nguyên tố cho thấy clo có thành phần là 46,40%. Viết công thức cấu tạo của 4 chất trên.
CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

I.TỰ LUẬN

1.a.Viết CTCT của các chất sau:4-etyl-3,3-đimetylhecxan;4-etyl-2,3,3-trimetylheptan;3,5-đietyl-2,2,3-trimetyloctan

1,1-đimetylxiclopropan;1-etyl-1-metylxiclohexan;1-metyl-4-isopropylxiclohexan

b.Gọi tên IUPAC của các ankan có CT sau:CH3-CH(CH3)-CH2-CH3;CH3-CHBr-CH(C2H5)-CH3;(CH3)2CH-CH2-C(CH3)3;CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH(CH3)2; CH3-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-C(CH3)3;CH3-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3;

c.Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của các chất có CTPT:C4H10;C3H7Cl



2.Viết PTHH của các phản ứng sau:

a.Tách 1 phân tử H2 từ phân tử propan

b.Đốt cháy nonan

c.Sục khí xiclopropan vào dung dịch brom

d.Dẫn hỗn hợp xiclobutan và xiclopentan và hidro đi vào trong ống có bột niken đun nóng.

e.Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ mol 1:1

f.Isobutan tác dụng với clo(theo tỉ lệ mol1:1) khi chiếu sáng

3.Một ankan có thành phần nguyên tố %C=84,21.Xác định CTPT của ankan đó.

4.Đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít ankan ở thể khí A cần dùng vừa hết 6,0 lít O2 lấy ở cùng điều kiện.

a.Xác định CTPT của A.

b.Cho A tác dụng với khí Cl2 ở 250c và có ánh sáng.Thu được mấy dẫn xuất monoclo của A.Cho biết tên và dẫn xuất nào thu được nhiều hơn.

5.Để đốt cháy hoàn toàn 1,45g một ankan phải dùng vừa hết 3,64 lít O2 (đktc).

a.Xác định CTPT.

b.Viết CTCT các đồng phân ứng với CTPT đó.Gọi tên.

6..Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8g một ankan thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8g.

a.Xác định CTPT của ankan đó.

b.Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của ankan trên.

7..Đốt cháy hoàn toàn 2,86g hỗn hợp gồm hexan và octan thu được 4,48 lít khí CO2(đktc).Xác định phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp trên.

8..Đốt chấy 22,20g hỗn hợp M chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dùng vừa hết 54,88 lít O2(đktc).Xác định CTPT và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.

9..Đốt cháy hoàn toàn 10,2g hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 29,12 lít CO2(đktc).Xác định CTPT của 2 ankan và phần trăm về khối lượng của 2 ankan đó.

10..Một monoxicloankan có tỉ khối hơi so với nito bằng 3.Xác định CTPT của ankan đó.

11..Đốt cháy 672ml chất khí A là 1 xicloankan thì thấy khối lượng CO2 tạo thành nhiều hơn khối lượng H2O là 3,12g.

a.Xác định CTPT và viết CTCT gọi tên.

b.Cho A qua dung dịch brom màu của dung dịch brom mất đi.Xác định CTCT đúng của A.

12. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Tính m?

13.Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là?

14.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6g H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào?

15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liêm tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2(đktc) và 25,2g H2O. Hai hidrocacbon đó là?

16.Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình 1 tăng 4,14g, bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là?

17.Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol ankan và anken có trong hỗn hợp lần lượt là:

II.TRẮC NGHIỆM

1. Khi đốt cháy hoàn tòan một hiđrocacbon A thu được tỉ lệ số mol . Vậy A thuộc dãy đồng đẳng

A. ankan. B. anken. C. ankin. D. xicloankan.

2. Hỗn hợp X gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với oxi bằng 1,125. Vậy CTPT của hai ankan đó là

A. C3H8 và C4H10. B. CH4 và C3H8. C. CH4 và C2H6. D. C2H6 và C3H8.

3. Dưới tác dụng của nhiệt và có mặt chất xúc tác, butan cho sản phẩm là:

A. C4H8, H2, CH4, C2H4, C2H6 và C3H6 B. H2, CH4, C2H4, C2H6 và C3H6

C. C4H8, H2, CH4, C2H4, C2H6 và C3H8 D. CH4, C2H4, C2H6 và C3H6

4.Đốt cháy hoàn toàn 2 Hidro cacbon X, Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 8,4 lít CO2 (đktc) và 6,75g H2O. X, Y thuộc dãy đồng đẳng sau đây: a. Aren b. Ankan c. Anken d. Ankin

5. Một hỗn hợp gồm 2 chất đồng đẳng ankan kế tiếp có khối lượng 24,8 g, thể tích tương ứng là 11,2l (đktc). CTPT của 2 Hidro cacbon là: a. C4H10, C5H12 b.C3H8, C4H10 c. C2H6, C3H8 d. C5H12, C6H14

6.. Hidro cacbon X có 25% H về khối lượng, X có CTPT nào sau đây

a. CH4 b.C2H6 c.C2H4 d.C3H8

7.. Khi cho metyl xiclopentan tác dụng với Clo trong điều kiện chiếu sáng. Số dẫn xuất monoclo thu được là:

a. 6 b. 5 c. 4 d. 3

8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các hidrocácbon cùng dãy đồng đẳng thu được số mol nước lớn hơn số mol khí cacbonic. Đồng đẳng của các hidrocacbon là:

A. ankin B. ankan C. ankylbenzen D. anken



9. Công thức cấu tạo CH3 – CH – CH2 - CH ứng với tên gọi nào sau đây .

CH3



A. 2- metyl butan B. 1,1 – di metyl propan

C. neo- pentan D. izo butan



10. Trong các dãy chất sau, dãy chất nào là đồng đẳng của ankan?

A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14 B. CH4, C3H6, C4H10, C6H14

C. C2H4, C3H8, C4H10, C6H12 D. CH4, C3H8, C4H10, C6H12

11. Đốt cháy hoàn toàn một ankan X, thu được 13,44 lít (đktc) CO2 và 14,4 g H2O. Công thức phân tử của X là (; ; )A. C5H12 B. C3H8 C. C4H10 D. C2H6

12. Công thức của hợp chất ứng với tên gọi iso hexan là

A. CH3-CH2-CH­2-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.

C. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3. D. CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3.

13. Đốt cháy hoàn toàn 12,32 lít (đktc) hỗn hợp 2 ankan đồng đẳng liên tiếp, thu được 83,6(g) CO2 và m(g) H2O. Công thức phân tử 2 ankan và giá trị m là ( C = 12; H = 1; O = 16)

A. C2H6 và C3H8; 44,1g. B. C2H6 và C3H8; 43,2g.

C. C3H8 và C4H10; 43,2g. D. C3H8 và C4H10; 44,1g.

14. Một hỗn hợp X gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có khối lượng là 11,8 gam và thể tích ở đktc là 6,72 lít. CTPT và số mol của mỗi ankan là (C=12; H=1)

A. Etan (0,1mol) và Propan (0,2 mol) B. Metan (0,15mol) và Etan (0,15mol)

C. Etan (0,2mol) và Propan (0,1mol) D. Propan (0,15mol) và Butan (0,15mol)

15. Khi clo hóa isopentan theo tỉ lệ 1:1 thu được số lượng sản phẩm thế monoclo là

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

16. Thực hiện phản ứng tách propan ở nhiệt độ và xúc tác thích hợp, thu được các sản phẩm X, Y, Z, T. Vậy X, Y, Z, T là các chất nào ?

A. CH4, H2, C3H8, C3H6 B. CH4, C2H4, H2, C3H6

C. CH4, C2H6, H2, C3H6 D. CH4, C2H4, C3H8, C3H6

17./ Đốt 0,1mol ankan X thu được 0,6mol CO2 , trong phân tử X có hai nguyên tử cacbon bậc III. Cho X tac dụng với Cl2( tỉ lệ 1 : 1mol) số dẫn xuất monoclo đồng phân tối đa thu được là

a 1 b 3 c 4 d 2

18/ Sản phẩm thu được của chưng cất dầu mỏ ở phân đoạn sôi <1800C đem chưng cất ở áp suất cao , ta tách được phân đoạn C1-C2, C3-C4 , các loại hợp chất này được sử dụng làm:

a nhiên liệu khí hoặc khí hóa lỏng. b nhiên liệu lỏng như xăng, dầu.

c sản xuất dầu nhờn. d nguyên liệu.

19./ Khi đề hidro ankan C5H12 ta thu được hỗn hợp 3 ôlêfin đồng phân. Công thức cấu tạo của ankan là: a CH3-C(CH3)2-CH3. b CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 c CH3-CH2-CH2-CH2-CH3. d b và c đúng.

20./ Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

a butan. b neopentan. c pentan. d isopentan

BAØI TAÄP VEÀ ANÑEÂHIT – XETON (CHUỖI PHẢN ỨNG)







BAØI TAÄP VEÀ ANKAÑIEN (CHUỖI PHẢN ÚNG)







BAØI TAÄP VEÀ ANKIN (CHUỖI PHẢN ỨNG)















CHUYÊN ĐỀ: HIĐROCACBON THƠM

I. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10; C9H12.

Bài 2: Viết công thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

a, 3-etyl-1-isopropylbenzen b, 1,2-đibenzyleten

c, 2-phenylbutan d, điphenylmetan

Bài 3: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho isopropylbenzen lần lượt tác dụng với các chất sau:

a, Br2/ánh sáng b, Br2/Fe

c, H2/Ni, t0 d, dung dịch KMnO4, to.

Bài 4: Viết phương trình hoá học (nếu có) khi cho stiren lần lượt tác dụng với các chất sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4 loãng, đậm đặc đun nóng, H2(xúc tác Pb ở 250C), đồng trùng hợp với butađien.

Bài 5: Từ axetilen viết phuơng trình hoá học điều chế stiren.

Bài 6: Chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8. A có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng được axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Bài 7: Từ toluen viết phương trình hoá học tạo thành:

a, metylxiclohexan b, axit m-nitrobenzoic c, axit- nitrobenzoic



Bài 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng:

a, Isopropylbenzen + Br2/Fe

b, Propylbenzen + KMnO4

Bài 9: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng : stiren, phenylaxetilen, toluen, bezen

Bài 10: Cho 3 chất : benzen, toluen và stiren

a, Nêu cách nhận ra các lọ mất nhãn đựng từng chất riêng biệt.

b, tinh chế benzen có lẫn một lượng nhỏ toluen và stiren.

C, Tách stiren ra khỏi hỗn hợp với toluen và benzen.



Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng dẳng lien tiếp X và Y thu được 4,928 lít CO2 (đktc). Hơi của 7,25 gam hỗn hợp này chiếm thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện to, p)

A, Xác định công thức phân tử và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp.

B, Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất có thể có. Biết X không làm mất màu nước Brom

C, Xác định công thức cấu tạo đúng của Y, biết khi Y tác dụng với dd KMnO4 đun nóng thu được axit benzoic.

D, Từ benzen viết phương trình hoá học điều chế Y theo 2 cách. Cho biết cách nào thuận lợi hơn.

Bài 12(7.1) Hiđrocacbon X tác dụng với nước brom dư tạo thành dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom về khối lượng. Còn khi cộng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được một cặp đồng phân cis-trans.

1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X

2. Viết các phương trình phản ứng khi cho X tác dụng với :

a. Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.

b. Hiđrat hoá trong môi trường H2SO4 lõang.

Bài 13(7.2): A, B là hai hiđrocacbon có cùng CTPT . Đốt cháy hoàn toàn một ít chất A thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 5:2. Cho m gam chất A bay hơi thì thu được một thể tich hơi bằng ¼ thể tích của m gam khí O2(đo ở cùng điều kiện). Xác đinh CTCT của A và B biết A tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:3, B không tác dụng với dung dịch brom.

Bài 14(7.4): Có một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa hai nguyên tố, A có phân tử khối 150< MA< 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam A sinh ra m gam H2O. A không làm mất màu nước brom cũng không tác dụng với brom khi có mặt bột sắt, nhưng lại phản ứng với brom khi chiếu sángtạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất.

Đun nóng A với một lượng dư dung dịch KMnO4, rồi axit hoá bằng axit HCl.

a. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A

b. Xác đinh công thức cấu tạo của A, viết các phương trình phản ứng

c. Nêu phương pháp điều chế A xuất phát tùe khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết.

Bài 15 (7.6): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, tỉ lệ mol của CO2 và H2O tạo thành sau phản ứng là 9:4. Khi hoá hơi 116 gam A thì thể tích hơi chiếm 22,4 lit nếu quy về điều kiện tiêu chuẩn. Mặt khác A tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ 1: 2 về số mol, tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và khi oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. Tìm CTPT, CTCT. Víêt phương trình phản ứng

Bài 16(7.8): Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hỡp gồm ba hiđrocacbon đồng phân A, B, C không làm mất màu dung dịch brom. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 575 ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng thêm 50,8 gam, cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm , tổng khối lượng kết tủa của hai lần là 243,05 gam.

a. Xác định CTPT của ba hiđrocacbon

b. Xác định CTCT của A, B, C biết:

- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 dư trong H2SO4 loãng A và B cho cùng sản phẩm C9H6O6; C cho sản phẩm C8H6O4.

- KHi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn B, C mỗi chất cho hai sản phẩm monobrom.

c. Viết phương trình phản ứng ở câu b



Каталог: file -> downloadfile4 -> 200
downloadfile4 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
downloadfile4 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> Hãy đọc trước khi các bạn bước vào thế giới của ado ado là gì?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
200 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
downloadfile4 -> BÀI 1: khảo sát các dạng dữ liệu không gian
200 -> Chức năng cơ bản

tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương