BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821


III. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG (La zone)



tải về 262.64 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích262.64 Kb.
#52
1   2   3

III. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG (La zone)

1 Biển quốc tế


1.1 Khái niệm và cách xác định

Thuật ngữ “biển quốc tế” còn gọi là “công hải” hay “biển cả”. Cho đến trước Hội nghị Luật biển lần thứ ba, về cơ bản, biển và đại dương được phân định làm hai vùng là lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và công hải là phần còn lại mênh mông đặt dưới chế độ gọi là “tự do ở công hải”, mở ra cho các nước sử dụng, khai thác một cách bình đẳng, nhưng thực chất chỉ dành cho các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển đặc biệt là ngành hàng hải và khai thác biển.

Theo phần VII - Biển cả, mục 1, Điều 86 về phạm vi áp dụng, Công ước Luật biển năm 1982 định nghĩa biển quốc tế là: “...tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo...”. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tính từ bờ biển ra bên ngoài, những vùng biển không phải là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo chính là biển cả.

1.2 Chế độ pháp lý của biển quốc tế

a) Nguyên tắc tự do trên biển cả

Chế độ pháp lý của biển cả được tập trung chủ yếu trong nguyên tắc tự do ở biển cả. Theo nguyên tắc này, biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển. Quyền tự do trên biển cả bao gồm:

+ Tự do hàng hải;

+ Tự do hàng không;

+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI67;

+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;

+ Tự do đánh bắt hải sản;

+ Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và phần VIII.

Trong các quyền tự do nói trên, quyền tự do hàng hải và tự do hàng không bị hạn chế như đối với các quyền tự do khác thì bị hạn chế phần nào. Về quyền tự do đánh bắt cá ở biển cả không phải không có giới hạn mà ngược lại, quốc gia đánh bắt cá ở biển cả có nghĩa vụ tôn trọng các quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các quốc gia ven biển; áp dụng các biện pháp để bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả; hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật68.

b) Địa vị pháp lý của tàu thuyền của các quốc gia trên biển cả

Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền treo cờ của quốc gia tàu mang quốc tịch69. Các tàu thuyền chỉ được hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ đã được quy định rõ ràng trong các điều ước quốc tế hay công ước, chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ khi ở biển cả. Mặt khác, tàu thuyền của các quốc gia khi đi lại trên biển cả không được thay đổi cờ trong một chuyến đi hay trong một dịp đậu lại, trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi đăng ký70.

Đối với tàu chiến và tàu nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại, trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu mang cờ71.

Ngoài ra, vì quyền lợi chung, tất cả các quốc gia đặc biệt là quốc gia ven biển hợp tác để giúp đỡ, tìm kiếm, cứu trợ các tàu và thủy thủ đoàn của tàu đang nguy khốn, tai nạn trên biển do đâm va72. Đồng thời, mọi quốc gia phải thi hành các biện pháp thích đáng để ngăn ngừa và trừng trị hành vi chuyên chở nô lệ73 cũng như hợp tác để trấn áp nạn cướp biển74, trấn áp việc buôn bán các chất ma túy và các chất kích thích75 hoặc phát sóng trái phép76.

Ngoài ra, trừ những trường hợp mà việc can thiệp là căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một chiếc tàu nước ngoài ở trên biển cả mà không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ (tàu chiến và tàu nhà nước phi thương mại) thì có thể được quyền khám xét chiếc tàu đó nếu có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó:

- Tiến hành cướp biển;

- Chuyên chở nô lệ;

- Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép;

- Không có quốc tịch, hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc dù chiếc tàu này treo cờ của nước ngoài hay từ chối treo cờ của nước mình77. Cần lưu ý rằng, để tránh tình trạng tùy tiện khám xét tàu thuyền đang hoạt động trên biển quốc tế, Công ước quy định: “Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi78”.

2 Đáy đại dương (La zone)


2.1 Khái niệm và cách xác định đáy đại dương

Cho đến những năm 50 của thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật nghiên cứu về biển và đại dương còn hạn chế nên các quốc gia trên thế giới vẫn chưa nhận thức hết ý nghĩa kinh tế lớn lao của khu vực này nên luật quốc tế chưa đề cập đến quy chế riêng của vùng đáy đại dương. Chính vì vậy mà người ta mặc nhiên coi nó là một bộ phận của biển cả và theo quy chế của biển cả.

Khi Công ước 1982 được ký kết thì vùng đã được tách ra và có chế độ pháp lý riêng biệt so với biển cả. Theo Điều 1 Công ước 1982, “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia”. Như vậy, có thể hiểu rằng, vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài ranh giới phía ngoài thềm lục địa của tất cả các quốc gia. Chính vì vậy, không phải tất cả phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của biển cả đều là vùng. Bởi lẽ, đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý, thì một phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới biển cả đang là thềm lục địa của quốc gia đó.

2.2 Chế độ pháp lý của đáy đại dương

Chế độ pháp lý của vùng được quy định từ Điều 136 đến Điều 142 Công ước 1982, theo đó vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người (Điều 136). Đây là một nguyên tắc đặc thù của Luật biển, đặc biệt áp dụng cho vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển - vùng biển được xem là di sản chung của nhân loại. Theo nguyên tắc chung, vùng biển này là của chung, không thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào. Trong thực tế thì việc khai thác và sử dụng vùng biển di sản này vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều lý do. Vấn đề quan trọng nhất đó là với khả năng công nghệ hiện tại của con người chưa thể tìm hiểu và nghiên cứu ở tất cả vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển vô cùng rộng lớn của nhân loại. Chính vì lẽ đó, hiện tại chúng ta vẫn chưa biết được chính xác ở vùng biển di sản tồn tại những loại tài nguyên gì, trữ lượng ra sao...

Thế nhưng, việc quy định nguyên tắc giữ gìn di sản chung của nhân loại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thực hiện chế độ pháp lý về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển. Nguyên tắc này bao gồm những nội dung sau:

- Không một quốc gia nào có thể đòi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền khác ở một phần nào đó của vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển

- Không một quốc gia, pháp nhân hay cá nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ phần nào đó của vùng biển di sản.

- Toàn thể loài người mà cơ quan quyền lực quốc tế79 là đại diện có thẩm quyền tổ chức khai thác, quản lý và kiểm soát việc thực hiện các quyền đối với tài nguyên của vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

- Hoạt động ở vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được tiến hành vì lợi ích chung của nhân loại;

- Vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển chỉ có thể được sử dụng vào mục đích hòa bình.



1 Tác giả chỉ trình bày những nội dung cơ bản chứ không trình bày toàn bộ bài viết.

2 Theo qui định tại Điều 308 của Công ước, Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày nước thứ 60 phê chuẩn.

3. Khoản 1, Điều 47 Công ước 1982.

4. Khoản 2, Điều 47 Công ước 1982.

5. Khoản 3, Điều 47 Công ước 1982.

6. Khoản 4, Điều 47 Công ước 1982.

7. Khoản 5, Điều 47 Công ước 1982.

8. Khoản 6, Điều 47 Công ước 1982.

9. Khoản 7, Điều 47 Công ước 1982.

10. Điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điểm A1 tại đảo Hòn Nhạn quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang, tọa độ N 9015’0; kinh độ E 103027’0. Điểm A2 tại đảo Hòn Đá Lẻ tỉnh Minh Hải, tọa độ N 8022’8; kinh độ E 104052’4. Điểm A3 tại đảo Hòn Tài Lớn- Côn Đảo, tọa độ N 8037’8; kinh độ E 106037’5. Điểm A4 tại đảo Hòn Bông Lang - Côn Đảo, tọa độ N 8038’9; kinh độ E 106043’3. Điểm A5 tại đảo Hòn Bảy Cạnh - Côn Đảo, tọa độ N 8039’7; kinh độ E 106042’1. Điểm A6 tại đảo Hòn Hải - Phú Quý, Thuận Hải, tọa độ N 9058’0; kinh độ E 109005’0. Điểm A7 tại đảo Hòn Đôi, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 12039’0; kinh độ E 109028’0. Điểm A8 tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 12053’8; kinh độ E 109027’2. Điểm A9 tại đảo Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh, tọa độ N 13054’0; kinh độ E 109021’0. Điểm A10 tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình, tọa độ N 15023’1; kinh độ 109009’0. Điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Bình Trị Thiên, tọa độ 17010’0; kinh độ 107020’6.

11. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.

12. Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về Luật biển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 93.

13. Vùng nước lịch sử chung này được hai nước tuyên bố trong Hiệp ước ngày 7-7-1982 tại thành phố Hồ Chí Minh.

14. Điều 1 Hiến pháp năm 1982 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

15. Điều 7 quy định: “Nội thủy của Việt Nam bao gồm: 1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở; 2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”.

16. Nguyễn Trung Tín: Tìm hiểu Luật quốc tế, Nxb. Đồng Nai, 2000, tr. 165.

17. Điều 1 Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.

18. Điều 9 Luật biên giới quốc gia năm 2003.

19. Điểm 1 của Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977.

20. Điều 9 của Luật biên giới quốc gia năm 2003.

21. Khoản 2, Điều 16 Công ước 1982.

22. Khoản 9, Điều 4 Luật biên giới quốc gia năm 2003 định nghĩa: đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

23. Điều 9 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định tương tự.

24. Điều 6 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Tàu thuyền nước ngoài, trong những trường hợp khẩn cấp không thể khắc phục được, như gặp thiên tai, tai nạn uy hiếp đến an toàn của tàu thuyền và sinh mạng của những người đi trên tàu thuyền… bắt buộc phải dừng lại hoặc thả neo trong lãnh hải Việt Nam, thì phải tìm mọi cách liên lạc nhanh chóng và báo cáo lập tức với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nơi gần nhất; phải chịu mọi sự kiểm soát của các nhà chức trách Việt Nam để làm rõ tính chân thực của lý do nêu ra, và phải tuân theo mọi hướng dẫn của các nhà chức trách Việt Nam”.

25. Khoản 1, Điều 19 Công ước 1982.

26. Điều 11, 12, 13, 14, 15, 17 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 18 Nghị định 161/2003 NĐ-CP ngày 18-12-2003 về Quy chế biên giới biển cũng có quy định tương tự.

27. Điều 16 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: khi đi qua lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, các tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử và các tàu chuyên chở các chất phóng xạ, chuyên chở hoặc sử dụng các chất nguy hiểm hay độc hại khác, phải sẵn sàng cung cấp cho nhà chức trách Việt Nam các tài liệu kỹ thuật cần thiết và phải áp dụng các biện pháp chuyên môn phòng ngừa nguy hiểm và độc hại theo đúng các quy định về phòng ngừa độc hại và bảo vệ môi trường và theo đúng các hiệp định quốc tế.

28. Điều 10 Nghị định 30-CP của Chính phủ ngày 29-1-1980 về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và khoản 3, Điều 18 Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18-12-2003 về Quy chế biên giới biển cũng có quy định tương tự.

29. Theo khoản 3, Điều 25 Công ước 1982: Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.

30. Cần lưu ý rằng, theo Công ước 1982, “quyền qua lại không gây hại” còn được áp dụng đối với vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo. Cụ thể, Điều 52 Công ước 1982 quy định: “1. Với điều kiện tuân thủ Điều 53 và không phương hại đến Điều 50, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo được quy định ở Mục 3 của Phần II. 2. Quốc gia quần đảo có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nước quần đảo của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để đảm bảo an ninh của nước mình, nhưng không có sự phân biệt đối xử nào về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục”.

31. Khoản 2, Điều 27 Công ước 1982.

32. Khoản 3, Điều 27 Công ước 1982.

33. Khoản 4, Điều 27 Công ước 1982.

34. Phần XII Công ước 1982 quy định các vấn đề liên quan đến bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, theo đó các quốc gia, tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất… (khoản 1, Điều 194).

35. Phần V của Công ước quy định tất cả các vấn đề pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế.

36. Khoản 1, Điều 28 Công ước 1982.

37. Khoản 2, Điều 28 Công ước 1982.

38. Điều 30 Công ước 1982.

39. Điều 31 Công ước 1982.

40. Xem thêm: Phạm Giảng: Luật biển những vấn đề cơ bản theo Công ước 1982, sđd, tr. 60.

41. Tinh thần của Tuyên bố này, thêm một lần nữa được cụ thể hóa trong Luật biên giới quốc gia năm 2003, theo đó, “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý” (khoản 2, Điều 4).

42. Khoản 1, Điều 33 Công ước 1982.

43. Tiếng Pháp gọi là mer patrimoniale

44. Xu hướng này còn gọi là “xu hướng lãnh thổ hóa biển và đại dương”.

45. Chiều rộng pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở ra ngoài không quá 200 hải lý.

46. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế được xác định từ đường cơ sở đến ranh giới phía ngoài của đặc quyền kinh tế theo tuyên bố của quốc gia ven biển sau khi đã trừ đi chiều rộng của lãnh hải.

47. Tinh thần của Tuyên bố này, một lần nữa thể hiện trong Luật biên giới năm 2003, theo đó: “Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác” (khoản 3, Điều 4).

48. Nguyễn Hồng Thao: Chuyên khảo về Luật biển quốc tế, tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, 1997, tr. 103.

49. Điều 55 Công ước 1982.

50. Nghị định 437-HĐBT ngày 22-12-1990 về Quy chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày 25-4-1989 đã có những quy định cụ thể về chính sách quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nghiêm cấm các hành vi gây hại đến nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản, đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, Nghị định 48-CP của Chính phủ ngày 12-8-1996 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 cũng đã quy định khá chi tiết về các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên trên các vùng biển Việt Nam.

51. Điểm a, khoản 1, Điều 56 Công ước 1982.

52. Đối với các loại tài nguyên không sinh vật, Công ước không đưa ra một hạn chế nào đối với quốc gia ven biển.

53. Thông tư 04-TS/TT của Bộ Thủy sản ngày 30-8-1990 quy định các đối tượng bị cấm khai thác các loài thủy sản có chiều dài nhỏ hơn quy định (bảng 9), cấm đánh bắt, tổ chức tiêu thụ các loài cấm (bảng 7, 8), sản lượng cho phép khai thác cá nổi, cá đáy ở các vùng nước từ 0-30m và trên 30m (bảng 4, 5, 6)

54. Theo khoản 2, Điều 70 Công ước 1982, “quốc gia bất lợi về địa lý có nghĩa là các quốc gia ven biển, kể cả các quốc gia ở ven bờ một biển kín hoặc nửa kín, mà vị trí địa lý của họ làm cho họ phải lệ thuộc vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật ở các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác trong phân khu vực hoặc khu vực để có đủ cá dùng làm thực phẩm cung cấp cho dân cư hay một bộ phận dân cư của họ, cũng như các quốc gia ven biển không thể có một vùng đặc quyền kinh tế riêng”

55. Xem thêm các Điều 62, 69,70 Công ước 1982.

56. Đây là thuật ngữ tiếng Latinh, có nghĩa là đương nhiên và ngay từ ban đầu. Xem thêm: Nguyễn Hồng Thao: Tòa án công lý quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 12.

57. Xem Nguyễn Hồng Thao: Giáo trình chuyên khảo Luật biển quốc tế, sđd, tr. 128.

58. Khoản 4, Điều 79 Công ước 1982

59. Khoản 1, 2, Điều 246 Công ước 1982.

60. Xem lại quyền tài phán về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế

61. Xem phần Điều 246 Công ước 1982.

62. Điều 214; điểm a, khoản 1, Điều 216.

63. Khoản 2, Điều 82 Công ước 1982.

64. Khoản 4, Điều 82 Công ước 1982.

65. Như quyền tự do hàng hải; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm (Điều 79 Công ước 1982)

66. Điều 78 Công ước 1982

67. Phần VII của Công ước 1982 quy định về thềm lục địa.

68. Xem thêm các Điều 116, 117, 118, 119 Công ước 1982.

69. Điều 90 Công ước 1982.

70. Khoản 1, Điều 91 Công ước 1982.

71. Điều 95, 96 Công ước 1982.

72. Điều 98 Công ước 1982

73. Điều 99 Công ước 1982.

74. Điều 100 Công ước 1982.

75. Điều 108 Công ước 1982.

76. Điều 109 Công ước 1982.

77. Điều 110 Công ước 1982.

78. Khoản 3, Điều 110 Công ước 1982.

79. Công ước 1982 đã dành toàn bộ phần XI để quy định các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng. Theo đó, cơ quan này bao gồm tất cả các quốc gia là thành viên của Công ước (thành viên ifso facto-thành viên đương nhiên), trụ sở đóng tại Giamaica. Cơ quan quyền lực gồm:

Đại hội đồng là tất cả các thành viên của cơ quan quyền lực (1 quốc gia có một đại diện); Hội đồng gồm 36 ủy viên; Ban thư ký gồm một Tổng thư ký và một số nhân viên theo sự cần thiết của cơ quan quyền lực (xem thêm các điều từ Điều 156 đến 169 của Công ước 1982).



Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> tieudiem
dhluat -> TRƯỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập-Tự do-Hạnh phúc
dhluat -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
dhluat -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tieudiem -> Quy chế tạm thời đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ

tải về 262.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương