BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011



tải về 200.45 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích200.45 Kb.
#162
  1   2   3   4   5






BÀI HỌC KINH NGHIỆM & GIỚI THIỆU MÔ HÌNH

Giám sát Cộng đồng

TỪ CÁC DỰ ÁN VID 2009 & VACI 2011

Tháng 12/2013



PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG (GSCĐ) TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG – BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN GSCĐ VID 2009 & VACI 2011


Từ ngày 18 tháng 04 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 80/2005/QĐ-TTgi về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Ngay sau khi ban hành, Quyết định 80 đã được triển khai với quyết tâm cao của tất cả các cấp, các ngành thông qua nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn như Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC hướng dẫn thực hiện QĐ 80, đồng thời cũng có rất nhiều nỗ lực trong các mô hình thử nghiệm cách làmii. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, việc triển khai một số giải pháp chưa đạt hiệu quả cao. Theo đánh giá tại Hội nghị TW lần thứ 5 khóa XI, công tác PCTN hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, vẫn đang là thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Một trong những nguyên nhân là do chưa có được nhiều nguồn lực và quan trọng hơn là dường như vẫn thiếu phương thức phù hợp để hỗ trợ xây dựng năng lực cho cộng đồng. Phân công trách nhiệm thực hiện nhấn mạnh vai trò của MTTQ các cấp nhưng đầu mối về chuyên môn lại tập trung ở ngành Kế hoạch-Đầu tư và bản thân đơn vị này luôn trong tình trạng thiếu nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ vốn có của mình.

Bên cạnh rất nhiều sáng kiến, nỗ lực của các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ, trong khuôn khổ hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới (WB), Thanh tra Chính phủ (TTCP) và một số nhà tài trợ khác, Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam (VID) năm 2009 và tiếp theo là Chương trình Sáng kiến PCTN Việt Nam (VACI) năm 2011, 2013 và tới đây là VACI 2014 đã được phát động dưới hình thức cuộc thi, kêu gọi các ý tưởng sáng tạo trong PCTN. Mỗi năm đã có hàng trăm ý tưởng gửi đến tham dự và từ đó Ban giám khảo gồm đại diện từ nhiều ban ngành ở trung ương và địa phương đã lựa chọn ra được những dự án để tài trợ thực hiện trong 01 năm. Trong bốn năm vừa qua, một trong những chủ đề được đánh giá cao và chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng số dự án đạt giải chính là chủ đề Giám sát cộng đồng. Số lượng dự án tăng từ 7/25 dự án (VID 2009) lên 10/34 dự án (VACI 2011) và năm 2013 là 12/24 dự án. Điều này một mặt đã thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn của tất cả các bên nhưng một mặt cũng phản ánh rằng nhu cầu cần hỗ trợ cho cộng đồng để thực hiện được sứ mệnh này cũng đang tăng cao rõ rệt.



Cho tới nay, VID 2009 và VACI 2011 đã kết thúc và đạt được những kết quả đáng kể, VACI 2013 đang triển khai và hứa hẹn ngày càng nhiều trải nghiệm quý báu. Với rất nhiều dự án, mô hình (xin xem thông tin tóm tắt và bài học kinh nghiệm của từng dự án trong phần Phụ lục 2), một số bài học thành công để triển khai các mô hình đã được đúc rút bao gồm:

  • Việc nâng cao năng lực cho cộng đồng với phương thức vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng thông qua thực hành để phát huy sự nhiệt tình và tính năng động ở cơ sở sẽ mang lại những thay đổi sâu sắc và căn bản. Cơ quan thanh tra ở địa phương hay các tổ chức xã hội có thể chọn một số công trình cụ thể để cùng với cộng đồng, ban Giám sát cộng đồng hay ban Thanh tra Nhân dân cùng thực hiện giám sát (kinh nghiệm từ P41 ở Thái Nguyên hay P132 ở Quảng Bình với hình thức cầm tay chỉ việc, P64 ở Quảng Nam thông qua đường dây nóng tư vấn thêm về chuyên môn);

  • Cần sử dụng đa dạng và kết hợp các hình thức để giúp nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức cho người dân- tập huấn đơn giản, cầm tay chỉ việc, sân khấu hóa, loa truyền thanh, điện thoại, tuyên truyền và đặc biệt cần thông qua các kênh thông tin gần gũi như tôn giáo, hội phụ nữ, hội người cao tuổi. Nên tổng hợp thành tài liệu, sản phẩm từ chính kinh nghiệm của cộng đồng để tiếp tục giúp cộng đồng duy trì kiến thức, thành quả sau này (P132 Quảng Nam, P55 Hà Giang với Sổ tay về vai trò của Thanh tra Nhân dân và các phương thức Giám sát cộng đồng)iii;

  • Sáng tạo không có nghĩa là phải tìm ra hình thức hoàn toàn mới- chỉ cần “đổi mới” các công cụ cũ hay bổ sung thêm một vài “chi tiết” mới (như hỗ trợ từ công nghệ thông tin) cộng với sự cam kết chặt chẽ của tất cả các bên có thể hỗ trợ khá nhiều cho việc nâng cao năng lực thực sự của ban giám sát cộng đồng. Kinh nghiệm từ P64 ở Quảng Nam thiết lập đường dây nóng từ các xã tới Thanh tra huyện nhưng kết hợp tập huấn, đồng thời cử cán bộ chuyên môn kỹ thuật để thường xuyên túc trực, liên hệ, hướng dẫn chi tiết các vấn đề về kỹ thuật đã trợ giúp cộng đồng tự tin hơn rất nhiều. Đường dây nóng thực sự trở thành đường dây nóng, giúp cảnh báo sớm những khó khăn, vướng mắc và vấn đề có thể xảy ra để thanh tra kịp thời xem xét, điều chỉnh. Hay việc xây dựng các công cụ như bảng hỏi khảo sát đơn giản, áp dụng qua hệ thống máy trả lời tự động trong việc lấy ý kiến bệnh nhân của các dự án thuộc Bệnh viện Nhi trung ương hay Công ty Hưng Gia là những hướng đi mới, mở ra nhiều triển vọng gắn kết cộng đồng.

  • Giám sát cộng đồng hoàn toàn nên được hiểu và triển khai theo nghĩa rộng để từ đó có thể huy động rất nhiều bên có liên quan- từ cơ quan nhà nước tới các ủy ban và hội, các ngân hàng đến các tổ chức phi chính phủ hay kể cả khu vực tư nhân (xem thêm danh sách các dự án và đơn vị thực hiện trong Phụ lục 2);

  • Lĩnh vực để triển khai các mô hình về giám sát cộng đồng là hoàn toàn không có giới hạn. Tổng hợp danh mục các dự án đã thực hiện thành công cho thấy ngoài các công trình đầu tư như vẫn quy định trong các văn bản, còn có nhiều lĩnh vực đang rất nhạy cảm và cần sự tham gia của cộng đồng như đất đai, y tế hay giáo dục.

Như vậy, để đưa công tác Giám sát cộng đồng đi vào cuộc sống, một số việc cần lưu ý trong các chính sách, hướng dẫn cũng như công tác triển khai thực tế cần lưu ý:

  • Các hoạt động phải được xây dựng trên nhu cầu thực tế của địa phương, giúp giải quyết những vấn đề, khó khăn đang diễn ra trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống;

  • Cách thức triển khai linh hoạt và sáng tạo trong cách tiếp cận, huy động tất cả các bên có liên quan tham gia chứ không chỉ giới hạn ở các đơn vị truyền thống. Cần hiểu cộng đồng theo khái niệm rộng, không chỉ người dân ở thôn, ấp mà bao trùm cả cộng đồng ở xã, huyện, tỉnh;

  • Không chỉ đi giám sát mà còn cần tự thiết kế thêm những hoạt động để tự theo dõi và có cơ chế giám sát khách quan chính nội bộ nhóm giám sát cộng đồng của mình;

  • Luôn lưu ý đẩy mạnh công tác truyền thông, chia sẻ các kết quả của dự án để tạo sức lan tỏa, nâng thêm sức mạnh cho hiệu quả hoạt động của cộng đồng của mình.

Каталог: content -> dam -> Worldbank -> document -> EAP -> Vietnam
dam -> Công ty tnhh bảo Hiểm aig việt Nam
dam -> ĐIỀu khoản tham chiếU (tor) Tuyển tư vấn cá nhân trong nước xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác pctn năm 2015
dam -> VƯỜn quốc gia bidoup núi bà thông báo mời nhà thầu tư VẤn cá nhâN
Vietnam -> Môi trường Kinh Doanh 2014 Thông tin tóm lược Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
dam -> Quay trở lại trang nạn đói Return to Famine
dam -> Công ty tnhh bảo hiểm aig việt Nam
Vietnam -> SỔ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN
Vietnam -> Đông Nam Á: Vùng duyên hải và sản lượng bị đe dọa

tải về 200.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương