Bài giảng lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam



tải về 1.26 Mb.
trang6/73
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2023
Kích1.26 Mb.
#54380
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   73
BAI GIANG LICH SU DANG
MÃ HÓA
MỤC TIÊU
về kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), nội dung CO’ bản, giá trị lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền (1930-1945).
về tư tưởng:
Cung cấp cơ sở lịch sử, góp phần củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước-sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu, khách quan của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đầu dựng Đảng.
về kỹ năng'.
Từ việc nhận thức lịch sử thời kỳ đầu dựng Đảng, góp phần trang bị cho sinh viên phương pháp nhận thức biện chứng, khách quan về quá trình Đảng ra đời và vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xác lập chính quyền cách mạng.

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đòi và Cưong lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 2- 1930)

  1. Bối cảnh í ịch sử

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế-xã hội. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vục Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc dấu tranh chung chống tư bản, thực dân. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Quốc tế Cộng sản không những vạch dường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đõ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc. Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sán đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh hướng vô sản. Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua luận cương về dân tộc và thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng. Cách mạng Tháng Mười và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương.
Tình hình Việt Ncim và các phong trào yên nước trước khi có Đảng
Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trị địa chính trị quan trọng của châu Á, Việt Nam trở thành đối tượng nằm trong mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều đế quốc khác. Sau một quá trình điều tra thám sát lâu dài, thâm nhập kiên trì của các giáo sĩ và thương nhân Pháp, ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nang và từ đó từng bước thôn tính Việt Nam. Đó là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam (dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã lâm vào giai đoạn khủng khoảng trầm trọng. Trước hành động xâm lược của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp (Hiệp ước 1862, 1874, 1883) và đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patơnốt (Patenotre) đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”5.
Tuy triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không chịu khuất phục, thực dân Pháp dùng vũ lực để bình định, đàn áp sự nổi dậy của nhân dân. Đồng thời với việc dùng vũ lực đàn áp đẫm máu đối với các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai. Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên bcmg Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochinoise)6 dược thành lập ngày 17-10-1887
theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp.
Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) do toàn quyền Đông Dương Paul Dou mer (Pôn du me ) thực hiện và khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929). Mưu đồ của thực dân Pháp nhàm biến Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của “chính quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề.
Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế của nhà nước quân chủ châu Á đời xưa”7. Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù ở Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam yêu nước chống Pháp.
về văn hoá-xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hon trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”...
Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp đã làm biến đồi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.
Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơ bản trong xã hội, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa.
Một bộ phận dịa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai dắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân; Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào cần Vương; Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động; Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số), đồng thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược. “Tinh thần cách mạng của nông dân không chỉ gắn liền với ruộng đất, với đời sống hằng ngày của họ, mà còn gắn bó một cách
sâu sắc với tình cảm quê hương đất nước, với nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc”8. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền độc lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân phong kiến.
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc địa, với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, khu đồn điền... Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng vì ra đòi trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu xuất thân từ nông dân, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền, lực lượng còn nhỏ bé9, nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
Giai cáp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không có khả năng tập họp các giai tầng để tiến hành cách mạng.
Tầng lớp tiếu tư sản (tiếu thương, tiểu chủ, sinh viên,...) bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng.
Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa. Một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản. Một số người khởi xướng các phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế dộ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồng thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản dân tộc, tiếu tư sản) với thái độ chính trị khác nhau. Những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam xuất hiện. Trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phản động trở thành mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày càng gay gắt.


Trong bối cảnh đó, những luồng tư tưởng ở bên ngoải: tư tưởng Cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy tân tại Trung Quốc năm 1898, Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911..., đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Năm 1919, trên chiến hạm của Pháp ở Hắc Hải (Biển Đen), Tôn Đức Thắng tham gia đấu tranh chống việc can thiệp vào nước Nga Xô viết. Năm 1923, luật sư Phan Văn Trường từ Pháp về nưó'c và ông công bố tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (The Maniíesto of the Communist Party) trên báo La Cloche Fêlẻe, từ số ra ngày 29-3 đến 20-4-1926, tại Sài Gòn, góp phần tuyên truyền tư tưởng vô sản ở Việt Nam.

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   73




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương