BÀI 7: CÔng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ (Thời lượng: 1 ngày) phần I: HƯỚng dẫn phưƠng pháP, NỘI DUNG kiểm tra



tải về 175.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích175.22 Kb.
#25604
BÀI 7: CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ

(Thời lượng: 1 ngày)

PHẦN I: HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG KIỂM TRA

I. Mục đích của kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

  1. Nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều hành hoạt động của NHCSXH các cấp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động.

  2. Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa nghiêm túc những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động của đơn vị nhằm quản lý, sử dụng tài sản an toàn, hiệu quả.

  3. Thông qua công tác kiểm tra, phúc tra phát hiện những sai sót để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời. Đồng thời qua công tác kiểm tra thấy được bất hợp lý về cơ chế, chính sách, quy chế nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ để tham mưu đề đạt với cấp trên.

II. Phương pháp kiểm tra:

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, mục tiêu, tính chất và nội dung của từng nghiệp vụ, từng vụ việc cụ thể mà xác định các phương pháp kiểm tra ở từng thời điểm, từng thời kỳ để tiến hành kiểm tra cho phù hợp.



1. Giám sát từ xa:

Là phương pháp thu thập, sàng lọc, phân tích, phân tổ, tổng hợp số liệu từ hệ thống các loại mẫu biểu báo cáo thống kê, gồm: Điện báo, báo cáo thống kê, cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản, các báo cáo quyết toán làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động tại Phòng giao dịch, bên cạnh đó nhằm phát hiện sai phạm rủi ro tiềm ẩn kịp thời cảnh báo kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp.



2. Kiểm tra trực tiếp

Là việc lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp kiểm tra như (kiểm tra cân đối, đối chiếu thực tế, điều tra, thực nghiệm, chọn mẫu, phân tích...) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra; làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và qui định của NHCSXH đối với các Tổ nghiệp vụ được kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra trực tiếp gồm các hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra định kỳ: Là thực hiện nội dung chương trình kiểm tra được xác định trước theo cơ chế nghiệp vụ quy định và theo nghị quyết của HĐQT, chương trình kế hoạch của Tổng giám đốc và Giám đốc đơn vị phê duyệt.

- Kiểm tra đột xuất: Là kiểm tra những nội dung chương trình phát sinh đột xuất trong quá trình chỉ đạo hoạt động NHCSXH không được báo trước.

- Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của NHCSXH

- Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra chuyên sâu một hay một số chuyên đề nghiệp vụ tại đơn vị được kiểm tra.

3. Kiểm tra gián tiếp: Là phương pháp kiểm tra thông qua thư tra soát, thư đối chiếu, hòm thư góp ý, thư thăm dò tín nhiệm của người lãnh đạo.


  1. Nội dung kiểm tra:

1. Công tác tham mưu cho Ban Đại diện HĐQT:

- Tổ chức đầy đủ các phiên họp định kỳ để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng và triển khai chính sách tín dụng của Nhà nước, Nghị quyết của HĐQT.

- Ban hành Nghị quyết hoặc thông báo kết luận sau các kỳ họp gửi chính quyền địa phương cấp huyện.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH, Ban giảm nghèo cấp xã và Tổ chức Hội, Tổ TK&VV, hộ vay. Phân công các thành viên kiểm tra giám sát theo kế hoạch xây dựng.

- Tham mưu cho UBND cấp huyện có Quyết định giao vốn kèm quy chế quản lý và sử dụng vốn ủy thác hoặc Hợp đồng ủy thác đầu tư đối với nguồn vốn ủy thác do Ngân sách huyện chuyển nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Tham mưu cho UBND cấp huyện, cấp xã kiện toàn, bổ sung thành viên Ban đại diện HĐQT theo đúng thành phần quy định; Chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền phối hợp với NHCSXH để thực hiện tốt cho vay nguồn vốn ưu đãi với mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội.



2. Công tác chỉ đạo điều hành

- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để triển khai nghị quyết của HĐQT và văn bản của Tổng giám đốc và Giám đốc chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch đi giao dịch tại xã theo văn 2064A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 và văn bản 3249/NHCS-TDNN ngày 12/10/2012 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc phân công cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Chủ động phối hợp với Chính quyền địa phương và các Hội đoàn thể tăng cường việc tuyên truyền và đôn đốc hộ vay trả nợ, trả lãi, thu hồi nợ xấu, xử lý nợ nhằm giảm thiểu phát sinh nợ quá hạn.

- Hàng năm, phê duyệt chương trình kiểm tra, phúc tra của 02 tổ nghiệp vụ để phát hiện kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh và chỉnh sửa tồn tại sai sót sau kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra (nếu có).

- Chủ động các cuộc họp giao ban định kỳ với các tổ chức Hội cấp huyện và chỉ đạo các tổ giao dịch tại xã họp giao ban với các tổ chức Hội cấp xã và Tổ TK&VV để nâng cao năng lực nghiệp vụ ủy thác và phối kết hợp để tháo gỡ những vướng mắc trong việc ủy thác cho vay.

- Đôn đốc và phối hợp với tổ chức Hội thực hiện chương trình kiểm tra giám sát theo văn bản 789/NHCS-KTNB ngày 10/4/2009.

- Chỉ đạo kiểm tra hoạt động của Tổ giao dịch tại xã và các Điểm giao dịch (biển chỉ dẫn, biển giao dịch, các nội dung công khai tại điểm giao dịch).

- Tham gia cuộc họp giao ban tại xã đối với những xã có chất lượng tín dụng yếu kém để tìm ra biện pháp khắc phục.

- Thực hiện phân công nhiệm vụ cho cán bộ và quyết toán công việc hàng tháng làm cơ sở chi lương, thưởng cho cán bộ.



  1. Công tác điều hành kế hoạch nguồn vốn.

- Kiểm tra việc xây dựng, phân giao, kết quả thực hiện theo công văn 949A/NHCS-KH ngày 11/5/2010 (KHA):

+ Tham mưu cho Trưởng ban đại diện HĐQT giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến các xã, phường, thị trấn.

+ Hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cơ sở (thôn) để trình Trưởng ban đại diện phê duyệt.

+ Tham mưu cho UBND cấp xã phân giao vốn cho từng thôn, bản, ấp (thôn). Việc giao chỉ tiêu vốn về cấp thôn phải theo nhu cầu về vốn tín dụng khi lập kế hoạch ban đầu.



  • Ký Hợp đồng (nếu có) làm ủy thác cho vay thuộc nguồn vốn địa phương (KHB).

Lưu ý:

+ Chủ đầu tư phải có đủ nguồn vốn cấp cho dự án. Trường hợp vốn cấp không kịp thời so với tiến độ giải ngân thì chủ đầu tư có thể thoả thuận bằng văn bản với NHCSXH nhận ủy thác cho vay ký hợp đồng huy động vốn trên thị trường theo lãi suất thỏa thuận. Chủ đầu tư phải trả lãi hoặc cấp bù lãi suất chênh lệch nhưng phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc.

+ Lãi suất cho vay do chủ đầu tư quyết định nhưng phải bù đắp chi phí cho NHCSXH: Chi hoa hồng cho Tổ TK&VV; chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội nhận ủy thác cho vay; trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của NHCSXH (trường hợp rủi ro bất khả kháng mà hộ vay không trả được mà quỹ dự phòng rủi ro không đủ thì chủ đầu tư phải cấp kinh phí bù đắp hoặc giảm trừ nguồn vốn của chủ đầu tư cấp).

+ Bù đắp một phần chi phí quản lý cho NHCSXH: Giấy tờ in, chi phí vận chuyển tiền giải ngân tối thiểu bằng 30% lãi suất cho vay. Có thể trích một phần chi phí hoạt động và khen thưởng Ban đại diện HĐQT nhưng tối đa bằng 10% số tiền lãi KHB thực thu.

- Nguồn vốn do chủ đầu tư tự nguyện đóng góp để lập quỹ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác không theo chương trình chỉ định thì được hòa đồng vào nguốn vốn của TW thuộc KHA.

- Kiểm tra việc quyết toán các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng.

- Chấp hành Quỹ an toàn chi trả (Tồn quỹ tiền mặt + số dư TKTG tại các NH khác).

+ Hạn mức Quỹ an toàn chi trả do NHCSXH tỉnh quy định.

+ Định mức tồn quỹ tiền mặt tại PGD: 500 triệu đồng/đơn vị/ngày; nếu thứ 6, thứ 7 và chủ nhật đơn vị có kế hoạch giải ngân thì số tiền vượt mức tồn quỹ không vượt quá 2 tỷ đồng/đơn vị/ngày.

+ Cuối ngày, PGD phải thực hiện khóa sổ giao dịch để kiểm tra quỹ an toàn chi trả.

+ Vốn TW chuyển về giải ngân, trong vòng 7 ngày làm việc đơn vị chưa có nhu cầu giải ngân thì phải chuyển vốn về NHCSXH tỉnh.


  1. Công tác tín dụng:

- Chấp hành các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ:

+ Quy trình, thủ tục xét duyệt, giải ngân cho vay theo quy định hiện hành của NHCSXH.

+ Hồ sơ pháp lý, hồ sơ cho vay, hồ sơ cho vay có đảm bảo tài sản và lưu trữ hồ sơ cho vay.

- Phân tích chất lượng tín dụng qua Báo cáo cân đối ngày, tháng, năm để nắm được:

+ Nợ quá hạn đã chuyển của nguồn vốn địa phương và trung ương.

+ Nợ quá hạn chưa chuyển của nguồn vốn địa phương và trung ương.

+ Thực trạng nợ quá hạn và nợ quá hạn tiềm ẩn từ đó có các biện pháp xử lý nợ, thu hồi nợ quá hạn.

- Kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV theo văn bản 789/NHCS-KTNB.

- Kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với khách hàng để biết:

+ Số tiền hộ vay thực nhận.

+ Số tiền đã trả nợ gốc, lãi.

+ Giá trị tài sản thể chấp với những món vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

+ Tình hình sử dụng vốn của hộ vay.

+ Khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Các trường hợp chưa đổi sổ (nguyên nhân).

- Phối hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội để kiểm tra, giám sát theo văn bản 789/NHCS-KTNB.

+ Đề nghị tổ chức Hội cấp huyện chỉ đạo công tác ủy thác cho vay đối với Hội cấp xã và Tổ tiết kiệm vay vốn.

+ Đề nghị tổ chức Hội cấp huyện và cấp xã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đề ra hàng năm.

+ Hàng năm Tổ chức Hội cấp xã phối hợp với NH để đánh giá phân loại Tổ TK&VV

- Tổ chức họp giao ban với tổ chức Hội cấp huyện và Hội cấp xã để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi thực hiện công tác ủy thác cho vay.

- Thực hiện lịch giao dịch xã đúng quy định.

+ Phân công cán bộ đi giao dịch đầy đủ, không bỏ phiên giao dịch.

+ Thường xuyên kiểm tra các nội dung công khai theo quy định tại Điểm giao dịch và các biển chỉ dẫn, biểu hiệu tại điểm giao dịch.

+ Kiểm tra công tác phát hành biên lai thu lãi (lưu ý Sổ giao nhận biên lai).

+ Công tác giao ban tại điểm giao dịch xã.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội cấp xã, Trưởng thôn để thực hiện xử lý nợ bị rủi ro kịp thời cho khách hàng, xử lý nợ xấu.

- Kiểm tra hồ sơ xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; việc đối chiếu nợ hàng năm và hồ sơ phân loại Tổ TK&VV.


  1. Công tác kế toán, quản lý tài chính và ngân quỹ

  1. Công tác kế toán:

- Kiểm tra kế toán vốn và các quỹ:

+ Kiểm tra việc mở tài khoản và tổ chức hạch toán, theo dõi tiền gửi của NHCSXH tại các NH.

+ Kiểm tra việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ TW chuyển về.

- Kiểm tra về kế toán tiền gửi:

+ Kiểm tra quy trình,thủ tục và tổ chức hạch toán các khoản tiền gửi tiết kiệm đối chiếu, sao kê giữa Sổ kế toán chi tiết với Sao kê tiết kiệm cuối tháng.

- Kế toán cho vay:

+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính đầy đủ của hồ sơ cho vay lưu tại ngân hàng.

+ Kiểm tra việc tổ chức lưu giữ hồ sơ cho vay.

+ Kiểm tra việc tổ chức theo dõi thu lãi trên máy vi tính.

+ Kiểm tra việc chấp hành sao kê hàng tháng, hạch toán lãi phải thu nhưng chưa thu được vào ngoại bảng.

- Kế toán tài sản và các khoản phải thu, phải trả:

+ Kiểm tra quy trình mua sắm mới, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định.

+ Kiểm tra về quy trình hạch toán mua sắm mới, nhận chuyển giao, xây dựng, nâng cấp và sửa chữa tài sản.

+ Kiểm tra việc theo dõi và trích khấu hao TSCĐ; phân bổ công cụ lao động, mở sổ sách theo dõi, kiểm kê, thanh lý tài sản, công cụ lao động, vật liệu....

+ Kiểm tra về quy trình, thủ tục và nội dung hạch toán việc trích khấu hao TSCĐ; phân bổ công cụ lao động, mở sổ sách theo dõi, kiểm kê, thanh lý tài sản, công cụ lao động, vật liệu...

+ Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả theo chế độ tạm ứng và thanh quyết toán tương ứng với các khoản phải thu, phải trả.

- Kiểm tra về thu nhập: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay.

- Kiểm tra chi phí:

+ Đối với những khoản chi đã có định mức đơn giá: Thực hiện kiểm tra quy trình, thủ tục, áp dụng định mức cho phép đối với từng khoản chi.

Lưu ý: Khi kiểm tra lương phải đối chiếu giữa thực tế với định biên lao động được thông báo.

+ Đối với các khoản chi chưa có định mức, đơn giá: Thực hiện kiểm tra quy trình, thủ tục và hồ sơ chi tiêu (các tờ trình, dự toán, quyết toán, các hóa đơn chứng từ...).



b. Công tác quản lý tài chính:

- Kiểm tra việc Lập kế hoạch tài chính hàng năm.

- Kiểm tra việc Quản lý và thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch tài chính đã được NHCSXH tỉnh phê duyệt.

- Kiểm tra việc quyết toán tài chính năm.

- Xây dựng khoán tài chính để xác định quỹ lương được hưởng theo văn bản 1313B/NHCS-KT ngày 7/5/2010 của Tổng giám đốc và các văn bản hướng dẫn khác của Giám đốc.

- Quyết toán khoán tài chính theo văn bản 1313B/NHCS-KT ngày 7/5/2010 của Tổng giám đốc và các văn bản hướng dẫn khác của Giám đốc.

- Phân phối tiền lương đối với cán bộ đảm bảo công bằng, khách quan.


    1. Công tác ngân quỹ:

- Kiểm tra việc thực hiện nội quy quầy giao dịch tiền mặt, kho quỹ.

- Kiểm tra nguyên tắc thu chi tiền mặt.

- Kiểm tra việc thực hiện về định mức tồn quỹ tiền mặt và quỹ an toàn chi trả.

- Kiểm tra chế độ vào ra kho tiền.

- Kiểm tra quản lý chìa khóa kho tiền, chìa khóa két.

- Kiểm quỹ cuối ngày.

- Quy trình thu chi tiền mặt tại các điểm giao dịch xã.

- Kiểm tra việc lập các báo cáo về kho quỹ.

- Trang bị các phương tiện bảo vệ an toàn kho quỹ.


  1. Công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng

  1. Công tác tổ chức cán bộ:

- Thực hiện quản lý và phân công cán bộ tại các Tổ nghiệp vụ: Tổ kế toán Ngân quỹ, Tổ tín dụng và phân công cán bộ đi giao dịch tại xã khoa học, phù hợp với năng lực sở trường của cán bộ để phát huy hiệu quả công việc.

- Thực hiện công tác tạo nguồn nhân lực, nhận xét đánh giá cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ; công tác đánh giá xếp loại lao động hàng tháng.

- Chấp hành chế độ nâng lương, chi lương, thưởng, tiền làm thêm giờ và các chế độ khác cho cán bộ đúng quy định.

- Thực hiện công tác bảo đảm an toàn tài sản tại Phòng giao dịch như: phòng chống cháy nổ, an ninh.



b. Công tác thi đua, khen thưởng:

- Phối hợp với Công đoàn để sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

- Kiểm tra việc phát động thi đua khen thưởng và Hồ sơ chi quỹ khen thưởng, phúc lợi.


  1. Công tác đào tạo tập huấn:

- Căn cứ vào kế hoạch tài chính trong năm được phê duyệt, PGD thực hiện tổ chức tập huấn cho các đối tượng theo thông báo kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Tổng giám đốc phê duyệt.

- Xây dựng nội dung, chương trình tập huấn phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

- Đánh giá, nhận xét về chất lượng tổ chức các lớp tập huấn thông qua cách thức tổ chức và hồ sơ quyết toán.

Lưu ý: Giám đốc chỉ đạo các Tổ nghiệp vụ phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ tín dụng qua đó phát hiện những sai sót để chỉnh sửa kịp thời.


  1. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

  1. Đối với công tác tiếp dân:

- Giám đốc phải là người trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

- Khi tiếp công dân cần bố trí cán bộ chuyên môn để ghi chép và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Yêu cầu công dân khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân; trình bày đầy đủ, rõ ràng, trung thực những nội dung khiếu nại, tố cáo và những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu nại tố cáo.

- Giám đốc phải xem xét, trả lời, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Cụ thể:

+ Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền mà nội dung vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết và chưa đến mức độ phức tạp có thể giải quyết ngay thì giám đốc trả lời ngay cho công dân biết. Nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.

+ Trường hợp công dân chỉ trình bày khiếu nại, tố cáo mà không có đơn thì phải hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận về nội dung khiếu nại, tố cáo.

+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không hiểu biết pháp luật mà khiếu nại chưa đúng, cần giải thích, hướng dẫn cụ thể để người khiếu nại, tố cáo hiểu đúng.

+ Trường hợp các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Địa điểm tiếp công dân: tại trụ sở cơ quan NHCSXH.

- Giữ bí mật cho người tố cáo, không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác có hại cho người tố cáo.

- Không được cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Có thái độ đúng mực, lịch sự khi tiếp xúc với công dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người đến trình bày.


  1. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:

- Về khiếu nại:

+ Đối với khiếu nại lần đầu: Giám đốc nơi phát sinh quyết định hành chính, hành vi hành chính trực tiếp xâm hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

+ Trường hợp khiếu nại không đồng ý mà còn khiếu nại tiếp thì Giám đốc cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết phải giải quyết.

- Về tố cáo:

+ Tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyển quản lý của chi nhánh nào thì Giám đốc chi nhánh có trách nhiệm giải quyết.

+ Tố cáo hành vi, vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, viên chức chi nhánh nào thì Giám đôc chi nhánh đó có trách nhiệm giải quyết.

- Những khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH nhưng người vi phạm, tổ chức vi phạm không thuộc quyền quản lý của NHCSXH thì Giám đốc chi nhánh phải có trách nhiệm phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan để giải quyết theo thẩm quyền.



c. Thời hạn thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo:

- Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết khiếu nại biết; trường hợp không giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

- Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và giải quyết khiếu nại trước đó biết; trường hợp không giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

- Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan,tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.



d. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn giải quyết khiếu nại:

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với những vụ phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với những vụ phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với những vụ phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với những vụ phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 75 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

- Thời hạn giải quyết đơn thư tố cáo: Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết không quá 90 ngày.

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT


        1. Những mặt được

  1. Về công tác tham mưu và quản lý, điều hành:

- Các chi nhánh tỉnh, thành phố, PGD đã chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Chính phủ, Nghị quyết của HĐQT, văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc.

- Đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban đại diện HĐQT tổ chức họp định kỳ, triển khai kịp thời có hiệu quả, chính sách tín dụng về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban đại diện HĐQT.


  1. Về các mặt hoạt động nghiệp vụ:

a. Điều hành kế hoạch nguồn vốn:

- Các chi nhánh tỉnh, thành phố, Phòng giao dịch thực hiện tương đối tốt việc phân giao vốn đúng quy định kịp thời.

- Vốn tín dụng chính sách đã được phân giao đến nơi có nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng thụ hưởng để sản xuất, kinh doanh, học sinh, sinh viên có tiền để chi phí học tập.

b. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng:

- Nhìn chung các đơn vị được kiểm tra qua các năm đã chấp hành đúng các chính sách tín dụng của chính phủ và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng giám đốc.

- Hồ sơ tín dụng cơ bản được sắp xếp theo văn bản số 245/NHCS-KT.

- Khi cho vay Tổ TK&VV đã tổ chức họp bình xét.

- Đa số hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích.

c. Công tác kế toán và quản lý tài chính, kho quỹ:

- Các chi nhánh được kiểm tra qua các năm đã cơ bản thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của ngành.

- Công tác kho quỹ được thực hiện đúng chế độ. Bảo đảm an toàn tài sản, tiền bạc trong kho và trên đường vận chuyển.

- Quản lý và quyết toán lương theo văn bản 1313B/NHCS-KT ngày 7/5/2010 theo đúng hướng dẫn, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.



d. Công tác tổ chức cán bộ:

Qua kiểm tra các năm, hầu hết các đơn vị chấp hành đúng quy định của Nhà nước và của ngành trong việc: tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ viên chức, người lao động.



        1. Tồn tại hạn chế:

  1. Về công tác tham mưu và quản lý, điều hành:

- Một số nơi được kiểm tra thành viên Ban đại diện HĐQT chưa đúng thành phần theo quy định.

- Một số nơi chưa duy trì họp Ban đại diện đúng định kỳ, việc ghi chép nội dung cuộc họp còn chung chung, một số cuộc họp Ban đại diện huyện không ban hành Nghị quyết; chưa tham mưu kịp thời cho UBND hoặc Ban đại diện HĐQT ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng giám đốc.

- Một số nơi công tác kiểm tra giám sát của các thành viên Ban đại diện HĐQT chưa được quan tâm, không thực hiện theo kế hoạch xây dựng.

- Công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của một số giám đốc các đơn vị còn hạn chế:

+ Chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị.

+ Chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong đơn vị và cơ sở.

+ Chưa sâu sát trong việc điều hành các nghiệp vụ chuyên môn.

+ Xử lý cán bộ chưa đúng mức nên tư tưởng, tâm lý của một số cán bộ không ổn định, gây bức xúc đối với cán bộ viên chức trong đơn vị.

+ Một số đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo qua xác minh kiểm tra hầu hết các đơn thư có một số nội dung phản ánh đúng sự thực.

+ Tổ chức họp giao ban để triển khai công việc chưa nề nếp.

+ Chưa sử dụng phần mềm KT740 để kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu:

Kiểm tra Tổ TK&VV: Số tổ chưa đạt yêu cầu; khách hàng chưa ghép tổ; tổ liên thôn, liên xã; kiểm tra thu lãi của Tổ; 01 khách hàng vay tại 02 Tổ TK&VV.

Kiểm tra khách hàng: Danh sách khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chồng chéo nhau không đúng quy định, khách hàng vay vượt định mức cho vay tối đa từng chương trình, 01 hộ chủ hộ và người thừa kế cùng đứng tên vay vốn các Tổ TK&VV khác nhau.

Kiểm tra khế ước: Danh sách món vay 03 tháng không hoạt động, danh sách khế ước thu nợ và giải ngân cùng 01 ngày, món vay đến hạn chưa xử lý.

Kiểm tra cho vay HSSV: Xác định thời hạn cho vay, mức cho vay, việc miễn giảm lãi các trường hợp trả lãi trước hạn, trả lãi trong thời gian ân hạn;



Giao dịch tại xã: Kiểm tra tỷ lệ giao dịch tại xã, kiểm tra ngày giao dịch

→ Nhằm mục đích để quản trị và điều hành hoạt động tại đơn vị.

+ Thực hiện chỉnh sửa tồn tại, sai sót sau kiểm tra chưa triệt để nên vẫn còn để lặp lại sai sót cũ.


  1. Về các mặt hoạt động nghiệp vụ:

a. Điều hành kế hoạch nguồn vốn:

Một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định tại văn bản 949A/NHCS-KHNV ngày 11/5/2010 cụ thể:

+ Chưa xây dựng kế hoạch nhu cầu vay vốn từ thôn; chưa tham mưu cho UBND cấp xã phân giao vốn về thôn còn giao vốn thông qua các Hội đoàn thể cấp xã.

+ Chưa ban hành quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng vốn ủy thác địa phương cho các chương trình tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

+ Khi NHCSXH ký Hợp đồng nhận vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phí ủy thác không đủ bù đắp chi phí cho hoạt động của NHCSXH; áp dụng cơ chế xử lý nợ bị rủi ro chưa rõ ràng.

+ Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV còn yếu, nhiều tổ không có thành viên nào tham gia hoặc có thì rất ít.

+ Nhiều PGD còn để nhiều ngày vượt định mức quỹ an toàn chi trả

b. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng:

- Về hồ sơ vay cho vay:

+ Nhiều Tổ TK&VV sắp xếp, lưu trữ chưa khoa học và không đầy đủ các mẫu biểu theo quy định; không có Hợp đồng ủy nhiệm hoặc thiếu Phụ lục hợp đồng ủy nhiệm; Mẫu 01/TD thiếu chữ ký của người vay. Hộ vay không có tên trong biên bản khi kiện toàn Tổ TK&VV.

+ Mẫu 03/TD còn tẩy xóa nhiều, viết đè, thiếu chữ ký của tổ trưởng, phần phê duyệt của NH còn để trống, đối tượng vay vốn ghi không đúng so với Giấy đề nghị vay vốn, nội dung xác nhận của UBND xã không đúng về đối tượng đề nghị vay vốn.

+ Sau khi củng cố Tổ TK&VV chưa phô tô danh sách 03/TD để lưu hồ sơ.

+ Những món cho vay trung hạn chưa phân kỳ trả nợ.

+ Cho gia hạn nợ thiếu Giấy đề nghị gia hạn nợ; ngân hàng cho gia hạn nợ vượt thời gian quy định cho một số hộ vay vốn.

+ Cho vay lưu vụ khi khách hàng vẫn còn lãi tồn chưa trả hết ngân hàng.

+ Giấy đề nghị cho vay lưu vụ, gia hạn nợ do cán bộ ngân hàng và Tổ trưởng Tổ TK&VV tự lập.

+ Việc xác định thời hạn cho vay chưa phù hợp còn phổ biến đối với đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

+ Cho vay NS&VSMTNT không tính thời gian ân hạn 6 tháng khi định kỳ hạn trả nợ; cho vay lại và cho vay vượt mức cho vay tối đa.

+ Một số đơn vị cho vay xuất khẩu lao động trên Hợp đồng lao động không có tên công ty, địa chỉ công ty; không thể hiện mức lương tối thiểu, tiền làm thêm giờ người lao động được hưởng, không có tiền bảo hiểm cho người lao động trong quá trình làm việc.

+ Hồ sơ dự án cho vay giải quyết việc làm chưa thể hiện được số lao động tăng thêm, ổn định việc làm; số người được thu hút vào làm việc so với số tiền được giải ngân không khớp nhau; Phiếu thẩm định dự án vay vốn và Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay rất sơ sài.

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay chưa đủ tính pháp lý: Hợp đồng bảo lãnh tài sản tiền vay thiếu chữ ký của người đồng sở hữu tài sản; nội dung thẩm định sơ sài, chưa thực hiện đúng quy trình thủ tục bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay không ký tắt, thiếu các yếu tố ngày, tháng, năm lập, định giá giá trị tài sản thế chấp chưa phù hợp với giá trị thực tế tại thời điểm định giá.

+ Cho vay các đối tượng là cán bộ viên chức có hưởng lương vay vốn chương trình Hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, sử dụng vốn vay sai mục đích.

- Đối chiếu công khai tại hộ vay vốn vẫn còn hiện tượng:

+ Tổ trưởng thu lãi trước của hộ vay, chiếm dụng tiền (gốc, lãi, tiết kiệm).

+ Tổ trưởng thu lãi, thu tiết kiệm không giao biên lai cho tổ viên, trên bảng kê mẫu 13/TD thiếu chữ ký của khách hàng nộp tiền hoặc Tổ trưởng ký hộ tổ viên.

+ Một số đơn vị còn có hiện tượng Tổ trưởng chiếm dụng vốn lớn.

+ Các đơn vị được kiểm tra đa số các hộ vay vốn không lưu lại biên lai thu lãi thu, tiết kiệm, thậm chí vẫn còn người vay không biết mình vay vốn chương trình tín dụng nào, lịch giao dịch của ngân hàng tại Điểm giao dịch xã.

+ Hộ vay có 02 món vay tại 02 Tổ TK&VV khác nhau; hai vợ chồng cùng vay một tổ có 02 sổ vay vốn; hộ vay vay tiền tại 2 xã khác nhau.

+ Hộ vay mượn tên người khác vay ké hoặc nhận tiền vay sau đó cho người khác vay lại (Tổ trưởng hoặc người khác).

+ Hộ vay sử dụng tiền không đúng mục đích.

+ Cán bộ UBND xã thu tiền gốc của hộ vay không nộp ngân hàng.

+ Cho vay giải quyết việc làm xây dựng trường mầm non tư thục.

+ Cho vay chương trình hỗ trợ Hộ nghèo về nhà ở không có tên trong danh sách được UBND huyện phê duyệt.

+ Cán bộ NH chiếm dụng vốn số tiền lớn của hộ vay.

- Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV:

+ Tổ trưởng không nắm rõ các chương trình tín dụng ngân hàng đang thực hiện cho vay.

+ Công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách chưa tốt nên người vay chưa có ý thức trả nợ, trả lãi dân đến quá hạn nhiều.

+ Việc bình xét cho vay chưa công khai, dân chủ, có nơi còn hiện tượng tự ý còn đưa người nhà vào tổ để vay vốn mặc dù không đúng đối tượng.

+ Tổ không hoạt động thời gian dài (từ 6 - 9 tháng) nhưng ngân hàng không phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể để củng cố lại Tổ TK&VV.

+ Nhiều nơi, ban quản lý Tổ không quan tâm đến việc kiểm tra sau của hộ vay.

+ Hầu hết Ban quản lý Tổ được bầu ra nhưng thực tế 2 thành viên còn lại trong ban quản lý tổ không được tổ trưởng giao nhiệm vụ.

+ Tổ được thành lập không liền cư nên dẫn đến việc sinh hoạt tổ rất khó khăn.

+ Hầu hết các Tổ được kiểm tra không sinh hoạt định kỳ, chỉ sinh hoạt khi có vốn cho vay. Thậm chí Tổ trưởng chỉ thông báo những hộ có nhu cầu vay vốn đến họp nên trong một tổ các thành viên cũng không biết được thành viên của tổ mình đang sinh hoạt.

- Hoạt động của đơn vị nhận ủy thác:

+ Một số đơn vị khi kiểm tra tại Hội cấp xã không có hồ sơ nhận ủy thác hoặc có nhưng lưu giữ không đầy đủ.

+ Tham gia họp giao ban với ngân hàng không đầy đủ, nội dung họp được thể hiện trên sổ giao ban còn rất sơ sài, chung chung.

+ Nhiều nơi các Tổ chức hội chưa nắm rõ được các công việc của mình làm khi nhận ủy thác cho vay, còn thụ động, chủ yếu là ngân hàng làm.

+ Tổ chức Hội cấp huyện và cấp xã chưa quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát Tổ TK&VV và hộ vay.

+ Chất lượng các cuộc kiểm tra còn hạn chế, không phát hiện được những tồn tại sai sót của Hội, Tổ và hộ vay.

+ Đánh giá phân loại tổ còn chung chung, không theo tiêu chí quy định, còn mang tính chất cảm tính.

+ Còn hiện tượng Ban thường vụ làm Tổ trưởng Tổ TK&VV.

- Thực hiện các hoạt động tại điểm giao dịch:

+ Các nội dung công khai tại điểm giao dịch xã không được cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi theo hướng dẫn của NHTW.

+ Chưa quan tâm đến công tác bảo vệ trong điều chuyển quỹ tiền mặt.

+ Một số chi nhánh vẫn còn hiện tượng bỏ trực giao dịch nhiều phiên.

+ Tổ chức giao ban với các Hội đoàn thể còn sơ sài, thậm chí không giao ban nhiều phiên giao dịch.

+ Một số chi nhánh Giám đốc phân công cán bộ đi giao dịch xã trên Sổ phân công đi giao dịch với cán bộ đi thực tế giao dịch theo lịch là các cán bộ khác nhau.

+ Sổ phân công đi giao dịch xã còn thiếu chữ ký của cán bộ được phân công đi giao dịch.

+ Sổ quỹ đi giao dịch còn tẩy xóa, viết đè số tiền không đúng quy định.

+ Giải ngân, thu nợ, thu lãi nhưng không kết nối dữ liệu giao dịch về trung tâm trong ngày mà để 2 - 5 ngày sau thực hiện.

+ Thiếu các chữ ký trên chứng từ giao dịch của các cán bộ đi giao dịch tại xã.

+ Vẫn còn hiện tượng xuất dữ liệu đi giao dịch xã nhưng thực chất vẫn giao dịch tại trung tâm.

+ Chưa thực hiện đúng quy trình trong kiểm quỹ cuối ngày.

- Công tác xử lý nợ rủi ro:

+ Hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro lập chưa đúng đối tượng được xử lý nợ; nội dung của hồ sơ pháp lý không khớp đúng; xác định nguyên nhân xử lý nợ chưa chính xác nên còn nhiều chi nhánh hồ sơ đã gửi HSC không xử lý được nợ.

+ Các thông tin cần lập trên mẫu 01/XLN và mẫu 02/XLN không đồng nhất; Xác nhận của UBND xã và các cơ quan chức năng khác không đồng nhất nội dung với nhau dẫn đến không xử lý được nợ.

+ Một số nơi không thông báo công khai tại Điểm giao dịch xã những khách hàng được xử lý nợ bị rủi ro.

+ Còn hiện tượng xử lý nợ xóa cho người vay đang còn sống, dẫn đến khiếu kiện.

c. Công tác kế toán và quản lý tài chính, kho quỹ:

- Một số đơn vị khi thanh toán ăn ca, làm thêm giờ, công tác phí, định mức xăng xe... chưa thực hiện đúng quy trình thủ tục.

- Thanh toán một số khoản sai chế độ: công tác phí, chi phụ cấp ban đại diện, chi hoa hồng.

- Không tính đủ thuế thu nhập cá nhân để nộp cho Nhà nước.

- Ngân hàng đã thực hiện rút tiền từ tài khoản của Tổ chức Hội cấp xã (Hội phụ nữ, Hội nông dân) để xây dựng cơ sở vật chất cho PGD.

- Thực hiện quy trình mua sắm công cụ lao động và TSCĐ chưa đúng theo Văn bản 794/NHCS-KT ngày 9/4/2010.

- Một số khoản chi sai chế độ: Thanh toán tiền xăng xe, tiền bồi dưỡng trực bảo vệ; Thu hồi các khoản tạm ứng chi cho lao động đã chấm dứt hợp đồng, cán bộ đang trong thời gian xem xét kỷ luật.

- Trích khấu hao cơ bản chưa đúng quy định tại văn bản 3435/NHCS-KT ngày 5/12/2010.

- Chưa mở sổ theo dõi vận chuyển tiền, sổ thu chi các loại tiền.

- Khi thay đổi thành viên Ban quản lý kho không thực hiện kiểm kê, bàn giao tài sản theo quy định.

- Bảng kê các loại thu - chi tiền thiếu chữ kỹ khách hàng hoặc không cho khách hàng lập bảng kê các loại tiền khi nộp vào ngân hàng.

- Chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt còn để vượt kéo dài nhiều ngày.

- Không thực hiện đúng quy trình giao dịch xã, để xảy ra mất quỹ (Cai Lạy - Tiền Giang).

d. Công tác tổ chức cán bộ:

- Một số đơn vị chưa xây dựng kế hoạch đào tạo, bố trí, luân chuyển, điều động cán bộ theo đúng văn bản 2888/NHCS-TCCB ngày 21/11/2011.

- Chưa trú trọng công tác tạo nguồn nhân lực, quy hoạch cán bộ để bổ nhiệm cho những chức danh còn thiếu trong thời gian dài; việc lấy giới thiệu nguồn quy hoạch cán bộ đối với chức danh là các Tổ trưởng tại PGD chưa đúng quy định (đã lấy ý kiến của cán bộ toàn đơn vị).

- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm đối với chức danh do Giám đốc quản lý không có sự tham gia của Giám đốc hoặc người được ủy quyền và bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ. Sau khi có kết quả nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ chưa thông báo cho cán bộ biết.

- Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ chưa đúng quy trình; có những nơi bổ nhiệm cán bộ còn thiếu một số giấy tờ: Tờ trình chủ trương, tờ trình bổ nhiệm; chỉ có quyết định bổ nhiệm cán bộ nhưng không có hồ sơ bổ nhiệm;

- Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh lãnh đạo quản lý nhưng không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, chưa đúng chuyên ngành nhưng không báo cáo NHCSXH TW.

- Chưa xây dựng quy chế quản lý quỹ và sử dụng quỹ khen thưởng theo Văn bản 2156/NHCS-TĐ ngày 26/10/2007.

- Chưa lập kế hoạch sử dụng quỹ khen thưởng theo Quyết định 166/QĐ-HĐQT ngày 25/9/2006.



        1. Nguyên nhân tồn tại:

1. Một số lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh, Phòng giao dịch cấp huyện trong chỉ đạo điều hành còn nhiều hạn chế, chưa chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc về thực hiện các quy trình, nghiệp vụ như công tác tín dung, tổ chức cán bộ, kế toán ngân quỹ và quản lý tài chính dẫn đến các sai sót hầu hết ở các mặt nghiệp vụ.

2. Một số lãnh đạo chi nhánh cấp tỉnh, Phòng giao dịch cấp huyện chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, chưa nhận thức được công tác kiểm tra là hoàn thiện những tồn tại sai sót, yếu kém của nghiệp vụ. Do không nhận thức vai trò , trách nhiệm của mình nên không độc lập đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt là cấp phòng giao dịch, công tác tự kiểm tra kiểm soát hoạt động tại PGD không được chú trọng, chủ yếu do các đoàn kiểm tra kiểm soát của chi nhánh thực hiện.

3. Việc phối kết hợp với các Tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các Tổ TK&VV, hộ vay theo hợp đồng ủy thác, ủy nhiện còn nhiều hạn chế nên tình trạng cán bộ Hội, Tổ trưởng Tổ TK&VV chiếm dụng vốn, vay ké còn nhiều.

4. Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố và các phòng giao dịch chưa biết khai thác triệt để tiện ích kiểm tra bằng phần mềm tin học (KT740) để dự báo, giám sát từ xa chất lượng hoạt động tại đơn vị.

5. Nhận thức của cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ còn yếu, không nắm vững quy chế nghiệp vụ nên cá biệt còn có cán bộ cố ý vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

6. Việc rút kinh nghiệm ý thức chấp hành việc chấn chỉnh sai sót, tồn tại được phát hiện thông qua công tác kiểm tra chưa nghiêm túc, nên nhiều đơn vị vẫn còn có nhiều tình trạng tái diễn tồn tại của các mặt nghiệp vụ.

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH.

1. Chú trọng công tác tự kiểm tra của các Phòng giao dịch và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, phúc tra của chi nhánh đối với các Phòng giao dịch để hạn chế sự sai sót, tồn tại trong các mặt nghiệp vụ.

2. Tổng giám đốc cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ Kiểm tra, kiểm soát cho các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống NHCSXH để cán bộ nắm được phương pháp kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả.

3. Tiếp tục tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ Hội, Tổ TK&VV làm công tác ủy thác cho vay nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhận ủy thác.

4. Các đơn vị có tồn tại sai sót phải nghiêm túc chỉnh sửa theo kiến nghị của các đoàn kiểm tra của chi nhánh, NHCSXH, Kiểm toán Nhà nước và thanh tra Nhà nước. Cụ thể:

- Đối với công tác tham mưu cho Ban đại diện HĐQT:

+ Tổ chức họp Ban đại diện HĐQT đúng kỳ, đủ thành phần.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên Ban đại diện HĐQT theo chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm đã xây dựng.

- Đối với công tác chỉ đạo, điều hành chung:

+ Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị, để cán bộ yên tâm công tác.

+ Chú trọng công tác tự kiểm tra, giám sát trong đơn vị.

+ Phải sâu sát trong việc điều hành các nghiệp vụ chuyên môn; phải duy trì công tác họp giao ban để triển khai công việc nề nếp, hiệu quả.

+ Cần chủ động sử dụng thuần thục phần mềm KT740 kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu nhằm mục đích để quản trị, điều hành hoạt động tại đơn vị.

+ Đối với những đơn vị có tồn tại, sai sót phải thực hiện chỉnh sửa tồn tại, sai sót sau kiểm tra một cách triệt để, không để tình trạng tái diễn sai sót đã được phát hiện khi kiểm tra.

- Đối với công tác điều hành kế hoạch nguồn vốn:

+ Yêu cầu các Phòng giao dịch xây dựng kế hoạch nhu cầu vay vốn từ thôn; Tham mưu cho UBND cấp xã phân giao vốn về thôn, tuyệt đối không giao vốn thông qua các Hội đoàn thể cấp xã.

+ Khi NHCSXH ký Hợp đồng nhận vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phải thực hiện theo đúng văn bản 949A.

+ Chủ động phối hợp với các tổ chức Hội đoàn thể và chính quyền cấp xã triển khai việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV nhằm tạo ý thức tiết kiệm cho hộ vay.

+ Các PGD cần kiểm tra cân đối hàng ngày để giám sát định mức quỹ an toàn chi trả theo đúng quy định.

- Đối với các nghiệp vụ khác:

+ Mỗi cán bộ trong đơn vị cần nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu kỹ văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc để xử lý công việc hiệu quả, giảm thiểu tồn tại sai sót trong mỗi chuyên môn nghiệp vụ (tín dụng, kế toán ngân quỹ, tổ chức cán bộ...)

+ Thực hiện xếp loại lao động hàng tháng cho cán bộ theo văn bản 2188/NHCS-TCCB công bằng, khách quan.

+ Có quy chế khen thưởng đối với cán bộ làm tốt để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc được giao.

+ Hướng dẫn, tập huấn phương pháp kiểm tra, lưu trữ hồ sơ tại Hội cấp xã, tại Tổ TK&VV cho cán bộ Hội, Tổ TK&VV một cách cụ thể, khoa học theo cách cầm tay chỉ việc. Để ngày càng nâng cao chất lượng công tác ủy thác cho vay.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Văn bản 962/NHCS-KTNB ngày 31/7/2003 về việc Hướng dẫn công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống NHCSXH.

  2. Văn bản 1956/NHCS-KTNB ngày 10/10/2007 về hướng dẫn phương pháp, quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

  3. Văn bản 789/NHCS-KTNB ngày 10/4/2009 về việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của các Tổ chức chính trị - xã hội.

  4. Văn bản 949A/NHCS-KH ngày 11/5/2010 về xây dựng và tổ chức kế hoạch tín dụng trong hệ thống NHCSXH.

  5. Báo cáo công tác kiểm tra, kiểm soát; quản lý tài chính, tín dụng, tổ chức cán bộ, xử lý nợ rủi ro.

  6. Các Biên bản kiểm tra, kiểm soát toàn diện các chi nhánh.

  7. Các Biên bản kiểm tra, giám sát của HĐQT NHCSXH.

  8. Thông báo yêu cầu các chi nhánh chỉnh sửa sai sót sau kiểm tra, kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Nhà nước.




Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 175.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương