BÀI 4: phưƠng thứC Ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị XÃ HỘI



tải về 87.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích87.51 Kb.
#16023

BÀI 4: PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC CHO VAY

THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI



1. Những nội dung cơ bản về phương thức uỷ thác cho vay

1.1. Về ký kết các văn bản

Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội (4 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để các chi nhánh triển khai thực hiện thuận lợi, Tổng giám đốc NHCSXH phân cấp uỷ quyền ký kết các văn bản như sau:



1.1.1 Tại NHCSXH cấp Trung ương

Tổng giám đốc trực tiếp ký các văn bản liên tịch, văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội cấp trung ương, cụ thể:



a - Văn bản liên tịch:

- Ngày 14/4/2003 Hội Phụ nữ và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 213/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 15/4/2003 Hội Nông dân và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 235/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 25/4/2003 Đoàn Thanh niên và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 283/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

- Ngày 18/8/2003 Hội Cựu chiến binh và NHCSXH đã ký văn bản liên tịch số 1099/VBLT “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

b - Văn bản thoả thuận:

Sau khi ký văn bản liên tịch với các tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH đã ký Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội, đoàn thể về việc thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Sau 3 năm triển khai thực hiện đã phát sinh một số bất cập nên NHCSXH và các tổ chức Hội, đoàn thể đã ký lại các Văn bản thoả thuận, cụ thể:

- Ngày 15/11/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2795/VBTT với Đoàn Thanh niên và văn bản 2796/VBTT với Hội Cựu Chiến binh.

- Ngày 27/11/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2912/VBTT với Hội Phụ nữ.

- Ngày 4/12/2006 ký Văn bản thoả thuận số 2976/VBTT với Hội Nông dân.

Nội dung các Văn bản thoả thuận với các tổ chức Hội đều tập trung và thống nhất như nhau.

Tháng 03/2009, NHCSXH đã ký bổ sung 4 văn bản thoả thuận với 4 tổ chức Hội, đoàn thể về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể theo mức mới, được áp dụng từ ngày 01/7/2009, cụ thể:

- Ngày 20/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 608/VBTT với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và văn bản số 612/VBTT với Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Ngày 23/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 298/VBTT với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Ngày 30/03/2009 ký Văn bản thoả thuận số 664/VBTT với Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 7/4/2009, Tổng giám đốc đã ban hành văn bản số 747/NHCS-TD về việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội, yêu cầu các chi nhánh trong toàn hệ thống rà soát lại các văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho vay đã ký với từng tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp để sửa đổi các điều khoản liên quan đến điều chỉnh phí dịch vụ uỷ thác để thống nhất thực hiện mức phí ủy thác mới từ ngày 01/7/2009.

Tổng giám đốc NHCSXH ủy quyền cho Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh và Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ký các văn bản tại cấp tỉnh, huyện.



1.1.2. Tại NHCSXH cấp tỉnh

Giám đốc các chi nhánh NHCSXH tỉnh ký kết văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp tỉnh về uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.



1.1.3. Tại NHCSXH cấp huyện

Giám đốc các Phòng Giao dịch ký các loại văn bản sau:

+ Văn bản liên tịch với tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện về uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ thác với tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã về nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

+ Hợp đồng uỷ nhiệm với Tổ TK&VV (mẫu số 11/TD).

1.2. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội


  1. Cho vay hộ nghèo

  2. Cho vay hộ cận nghèo

  3. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn (cho vay thông qua hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV).

  4. Cho vay giải quyết việc làm (đối với các dự án hộ gia đình vay vốn thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh và nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam quản lý).

  5. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

  6. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (đối với mức vay đến 30 triệu đồng/hộ).

  7. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

  8. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

  9. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg

  10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (Đối với thương nhân là cá nhân)

  11. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg

  12. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg

  13. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

  14. Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long (đối với hộ gia đình).

  15. Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma tuý (đối với hộ gia đình).

  16. Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của TTCP.

  17. Dự án IFAD Tuyên Quang.

  18. Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (đối với hộ gia đình tham gia Tổ TK&VV).

  19. Dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.

2. Nội dung và ý nghĩa uỷ thác cho vay

2.1. Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác

* Đối với hộ vay:

- Phải là thành viên Tổ TK&VV.

- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ.

* Đối với Tổ TK&VV:

- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của HĐQT NHCSXH.

- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

* Đối với tổ chức Hội:

- Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung hợp đồng uỷ nhiệm Tổ đã ký với NHCSXH.

2.2. Nội dung công việc NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể

Quy trình cho vay vốn của NHCSXH bao gồm 9 nội dung công việc, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:



(1). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

(2). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.



(3). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

(4). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:

- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận;

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.



(5). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(6). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

2.3. Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức chính trị - xã hội

- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.

- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

3. Phí dịch vụ uỷ thác cho vay trả cho các tổ chức chính trị - xã hội

3.1. Phí dịch vụ ủy thác

Tiền phí uỷ thác NHCSXH trả cho tổ chức Hội, đoàn thể có công thức tính như sau:



Tiền phí uỷ thác

=

Mức phí dịch vụ uỷ thác

x

Số tiền lãi thực thu

x

Tỷ lệ phí uỷ thác theo

chất lượng dư nợ



Lãi suất cho vay

(i). Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức Hội, đoàn thể từng thời kỳ phù hợp với mức phí uỷ thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức Hội, đoàn thể là 0,045%/tháng tính trên dư nợ có thu được lãi.

(ii). Lãi suất cho vay là lãi suất trong hạn ghi trên sổ TK&VV (khế ước nhận nợ) khi cho vay.

(iii). Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi do người vay hoặc do Tổ TK&VV nộp vào ngân hàng.

(iv). Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác còn phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng uỷ thác, cụ thể:

- Trường hợp 1: Dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn đến 5% thì Hội được hưởng 100% mức phí uỷ thác.

- Trường hợp 2: Dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 5% đến 7% thì Hội được hưởng 80% mức phí uỷ thác.

- Trường hợp 3: Dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ trên 7% đến 10% thì Hội, đoàn thể được hưởng 50% mức phí uỷ thác.

- Trường hợp 4: Dư nợ do tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn trên 10% thì Hội không được hưởng phí uỷ thác.

(Phí dịch vụ uỷ thác tổ chức Hội, đoàn thể được hưởng trong 4 trường hợp trên sau đây gọi là tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng dư nợ).

Riêng số dư nợ nhận bàn giao từ NHNo&PTNT chuyển giao cho tổ chức Hội, đoàn thể tiếp tục quản lý, đôn đốc trả nợ và thu lãi, nếu thu được lãi thì Hội, đoàn thể cũng được hưởng mức phí bằng mức phí hiện hành. Nếu hộ vay chưa trả được nợ, bị chuyển nợ quá hạn thì khoản vay đó không đưa vào để đánh giá chất lượng dư nợ tín dụng do Hội, đoàn thẻ quản lý. (Hội, đoàn thể được hưởng 100% mức phí uỷ thác như trường hợp 01 nêu trên).

3.2. Phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp Hội, đoàn thể

Việc phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp Hội, đoàn thể do các tổ chức Hội, đoàn thể bàn bạc, thống nhất và quy định phù hợp với mức phí dịch vụ uỷ thác từng thời kỳ và công việc uỷ thác mỗi cấp đảm nhiệm.

Hiện nay cả 4 tổ chức chính trị - xã hội thống nhất phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp Hội, đoàn thể cụ thể:

Mức phí uỷ thác hiện hành (0,045%/tháng) được coi là 100%, phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể như sau:

- Hội cấp trung ương là: 3%

- Hội cấp tỉnh là: 5%

- Hội cấp huyện là: 8%

- Hội cấp xã là: 84%



3.3. Phương pháp thanh toán phí uỷ thác

- NHCSXH thanh toán phí uỷ thác cho các cấp Hội, đoàn thể theo thoả thuận. Việc trả phí uỷ thác có thể theo tháng, quý, hoặc 6 tháng.

- Đối với các chương trình cho vay có lãi suất là 0% hoặc có lãi suất nhưng chưa thu lãi cụ thể: Chương trình cho vay theo Quyết định 32/QĐ-TTg; cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg và Quyết định 1592/QĐ-TTg; cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại 62 huyện nghèo; cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, NHCSXH trả phí theo quý, số phí phải trả là 0,03%/dư nợ bình quân tháng hoặc quý.

- Đối với chương trình cho vay Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, mức phí trả cho tổ chức Hội, đoàn thể bằng 50% mức phí quy định hiện hành của các chương trình có lãi suất cho vay theo quy định chung.



4. Trách nhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp

Căn cứ vào nội dung công việc được uỷ thác, tổ chức Hội, đoàn thể ở mỗi cấp sẽ đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau, cụ thể:



4.1. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Trong 6 công đoạn nhận uỷ thác với NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện 2 công đoạn là (5 và 6) với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể:



* Về công tác kiểm tra: Theo văn bản đã thoả thuận giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể, Hội cấp Trung ương tổ chức kiểm tra ít nhất 40% Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Hội, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức kiểm tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc miền núi ít nhất một năm 1 lần và kiểm tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc đồng bằng ít nhất một năm 2 lần; Hội, đoàn thể cấp huyện tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã và ít nhất 25 - 30% Tổ TK&VV.

* Về công tác tổ chức giao ban định kỳ:

- NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp huyện: giao ban 2 tháng/lần.

- NHCSXH cấp tỉnh với Hội, đoàn thể cấp tỉnh: giao ban 3 tháng/lần.

- NHCSXH cấp TW với Hội, đoàn thể cấp Trung ương: giao ban 6 tháng/lần.



* Về công tác sơ kết, tổng kết:

Định kỳ, NHCSXH cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức tổng kết đánh giá kết quả uỷ thác: cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần, cấp Trung ương định kỳ tổ chức tổng kết 2-3 năm/lần.



4.2. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã

Đây là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 công đoạn trong quy trình cho vay và được cụ thể như sau :

- Chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV ở xã/phường;

- Lựa chọn những Tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH cấp huyện chấp thuận làm uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác;

- Tổ chức Hội, đoàn thể cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc uỷ thác cho vay của NHCSXH, phải mở sổ sách theo dõi hoạt động uỷ thác cho vay của NHCSXH. Ban thường vụ tổ chức Hội ở cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV;

- Chỉ đạo các Tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của từng hộ đúng mục đích xin vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay khi đến hạn trả;

- Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm và phải kiểm tra 100% hoạt động Tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến từng hộ vay vốn mỗi năm một lần theo mẫu số 15/TD ;

- Phối hợp với NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban theo định kỳ 01 tháng/lần;

- Hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp với NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV để xếp loại Tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua theo tiêu chí đã quy định tại văn bản số số 896/NHCS-TDNN ngày 21/4/2011, cụ thể:

+ Tổ xếp loại tốt: Đạt từ 85 điểm - 100 điểm.

+ Tổ xếp loại khá: Đạt từ 70 điểm - 84 điểm.

+ Tổ xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm - 69 điểm.

+ Tổ xếp loại kém: Các Tổ TK&VV đạt dưới 50 điểm.

- Có trách nhiệm quản lý hoạt động của Tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể ban lãnh đạo Tổ TK&VV,… lợi dụng, tham ô, chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc thu nợ, thu lãi, vay ké,…

- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải thích, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đến người nghèo, các đối tượng chính sách khác, đến nhân dân và chính quyền địa phương.

- Kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để xoá đói giảm nghèo.

- Cán bộ của tổ chức Hội, đoàn thể được giao làm công tác uỷ thác cho vay của NHCSXH cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH để hoàn thành công việc nhận uỷ thác cho vay và không được thu tiền (gốc, lãi, tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được giao để tham ô, chiếm dụng, vay ké làm ảnh hưởng đến tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH và mất tín nhiệm đối với tổ viên, Tổ TK&VV, tổ chức Hội, đoàn thể UBND xã, NHCSXH.

- Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục.



5. Trách nhiệm của NHCSXH

- Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể cho vay đúng đối tượng.

- Tạo điều kiện cho tổ chức Hội, đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung uỷ thác

- Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định.

- Thanh toán đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí uỷ thác theo văn bản thoả thuận giữa NHCSXH và tổ chức Hội, đoàn thể.

- Chủ động thông báo cho Hội, đoàn thể khi Nhà nước có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp tổ chức Hội, đoàn thể tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới.

- Chỉ đạo NHCSXH các cấp chủ động tổ chức giao ban định kỳ (nêu tại mục III) để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện uỷ thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác cho vay đối với từng cấp Ngân hàng. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết. Kế hoạch kiểm tra của từng cấp Ngân hàng hàng năm cụ thể như sau:

+ Ngân hàng Trung ương: tổ chức kiểm tra ít nhất 40% chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh.

+ NHCSXH cấp tỉnh: tổ chức kiểm tra 100% NHCSXH cấp huyện.

+ NHCSXH cấp huyện: tổ chức kiểm tra 100% số xã, phường; kiểm tra điểm một số Tổ TK&VV và hộ vay.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

1. Văn bản liên tịch:

- Số 213/VBLT ngày 14/4/2003 “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và NHCSXH.

- Số 235/VBLT, ngày 15/4/2003 “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” giữa Hội Nông Dân Việt Nam và NHCSXH.

- Số 283/VBLT ngày 25/4/2003 “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” giữa Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và NHCSXH.

- Số 1099/VBLT Ngày 18/8/2003 “Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam và NHCSXH.

2. Văn bản thoả thuận giữa NHCSXH và các tổ chức hội:

- Số 2796/VBTT, ngày 15/11/2006 giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam và NHCSXH.

- Số 2795/VBTT ngày 15/11/2006 giữa Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và NHCSXH.

- Số 2912/VBTT ngày 27/11/2006 giữa Hội Phụ nữ Việt Nam và NHCSXH.

- Số 2976/VBTT ngày 04/12/2006 giữa Hội Nông dân Việt Nam và NHCSXH.

- Ngày 20/3/2009 NHCSXH ký văn bản số 608/VBTT với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và văn bản số 612/VBTT với Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Văn bản số 298/VBTT ngày 23/3/2009 giữa NHCSXH với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh .

- Văn bản số 664/VBTT Ngày 30/3/2009 giữa NHCSXH với Hội Nông dân Việt Nam.



3. Văn bản hướng dẫn:

- Văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 Hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội.

- Văn bản 747/NHCS-TD ngày 7/4/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội.

- Văn bản 896/NHCS-TDNN ngày 21/4/2011 về việc chấm điểm đánh giá phân loại Tổ TK&VV.

- Văn bản 1917/NHCS-TDNN ngày 29/7/2011 về việc báo cáo kết quả đánh giá phân loại Tổ TK&VV.






Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 87.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương