BÀI 1: khảo sát các dạng dữ liệu không gian


YÊU CẦU: SỬ DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ



tải về 427.25 Kb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích427.25 Kb.
#32581
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

YÊU CẦU: SỬ DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ


Từ Redlands Landusecov, khu vực nào lớn nhất và nhỏ nhất của các vùng đất ở (land use) chuyển tiếp.

Câu 13: Khu vực vùng đất ở chuyển tiếp lớn nhất?
Khu vực vùng đất ở chuyển tiếp nhỏ nhất?

YÊU CẦU: MÔ HÌNH KẾ CẬN


Trong yêu cầu này, bạn sẽ khảo sát mô hình kế cận và vai trò của nó trong topology vùng/cung. Ngoài ra bạn cũng sẽ biết các giá trị trong một bảng có thể liên hệ với các giá trị trong một bảng khác. Bên cạnh việc liên kết một đối tượng bảng với một bảng thuộc tính khác, bạn cũng có thể liên kết hai đối tuợng bảng với nhau. Ví dụ, mô hình dữ liệu coverage có các liên kết gắn liền giữa các vùng và các cung tạo nên các đường bao quanh của các vùng. Đặc biệt hơn trong một coverage, cột COVER# của bảng thuộc tính vùng có thể tham chiếu đến cột RPOLY# và LPOLY# của bảng thuộc tính cung. Điều này cho phép bạn truy vấn các cung từ đường biên giữa 2 vùng kế cận.

Ghi chú: Cung #3 phân tách vùng RES từ vùng COM. ArcInfo lưu trữ hướng của các cung khi chúng được tạo vì thế bạn có thể hiểu vùng RES nằm bên trái của cung #3. Nếu bạn biết phần xác định của vùng RES và COM, bạn có thể dùng ArcInfo để truy vấn một hoặc nhiều cung bao quanh giữa hai vùng.

Trong ví dụ này bạn đang thực hiện một truy vấn kế cận đơn giản: bạn đang tìm một vùng chuyển tiếp giữa các loại đất (đất bị xói mòn và đất không bị xói mòn). Khi bạn tìm thấy đường biên, bạn có thể thực hiện các phân tích khác như chông lớp (overlay) và tạo vùng đệm (buffer).

Bạn phải thiết lập lớp quan hệ giữa các lớp đối tượng vùng và cung.

Trong ArcCatalog, xác định coverage Soilscov trong thư mục Redlands. Chú ý rằng coverage Soilscov có cả hai lớp đối tượng vùng và cung.

Bạn sẽ thiết lập lớp quan hệ giữa các lớp đối tượng vùng và cung của Soilscov. Các bước để thiết lập lớp quan hệ cũng giống như phần trước bạn đã học. Tuy nhiên, chúng đang được làm trong một coverage thay vì một geodatabase như phần trước.

Trong ArcCatalog, nhắp chuột phải vào Soilscov > New > Relationship Class.

Đặt tên cho lớp quan hệ là Left.

Dưới phần Soilscov, chọn dạng Origin table/feature class.

Dưới phần Soilscov, chọn cung là Destination table/feature class > Next.

Chọn kiểm simple relationship > chọn Next.

Đánh vào ô đầu là Leftarc và ô thứ 2 là Leftpoly

Xác định là thông báo được thiết lập None > chọn Next.

Chọn mối quan hệ 1-M > chọn Next.

Chọn không thêm vào thông tin thuộc tính > chọn Next.

Chọn khoá chính là trường SOILSCOV# và khoá ngoại là trường LPOLY# > chọn Next.

Xem lại phần tổng kết của lớp quan hệ > chọn Finish.

Khi lớp quan hệ này đã hoàn thành, bạn hãy làm lại các bước trên để thiết lập một lớp quan hệ khác giữa các lớp đối tượng vùng và cung Soilscov. Đặt tên lớp quan hệ là Right, các nhãn là “Rightarc” và “Rightpoly”, và trường RPOLY# là khoá ngoại.

Hãy làm lại các bước trên để thiết lập lớp quan hệ vừa mô tả.

Ghi chú: hai lớp quan hệ được thêm vào trong ArcCatalog.

Trong ArcMap, hãy hủy bỏ (remove) tất cả các dữ liệu đang tồn tại trong bảng Table of Contents.

Thêm vào các lớp đối tượng cung và vùng Soilscov. Chúng sẽ xuất hiện tách biệt trong bảng Table of Contents.

Hãy chú ý các đường biên của các vùng thì được thể hiện bởi lớp đối tượng cung. Bây giờ hãy chọn một trong những vùng đất bị xói mòn lớn nhất.

Chọn tất cả các đối tượng vùng với một khu vực lớn hơn 600.000 km2 và có mã đất (soil code) là 7.

Phóng lớn đối tượng này.

Mở bảng thuộc tính vùng và kiếm mẩu tin đại diện cho đối tượng này (được tô sáng).

Câu 14: Tên của loại đất này là gì?

Câu 15: SOILSCOV# của đối tượng này là gì?

Bây giờ bạn hãy xác định vùng bị xói mòn và ghi lại các định danh (id) của chúng, bạn sẽ mở các bảng quan hệ và xem các liên hệ của các đối tượng được chọn. Nó sẽ có một ít khác biệt bởi vì bạn đang làm việc với các hình hình học. Vùng bạn chọn có liên quan đến các cung làm nên đường biên của vùng. Kế tiếp bạn sẽ kiểm tra mối quan hệ này.

Mở mối quan hệ dựa trên Leftarc.

Mở bảng thuộc tính vùng và kiếm các mẩu tin được tô sáng.

Đóng bảng lớp quan hệ Leftarc và mở bảng lớp quan hệ Rightarc.

Các bảng sẽ trông giống hình sau, hãy quan sát cách chúng liên kết với nhau.

Biểu đồ trên minh hoạ mỗi vùng được liên kết với các cung tạo nên đường biên của vùng.

Các đối tượng được tô sáng trong bảng lớp đối tượng vùng dùng SOILSCOV như là một đối tượng liên quan (ví dụ cột dùng chung) với trường LPOLY# của Leftarc và RPOLY# của Rightarc. Mối quan hệ này là điển hình của phần kề cận vùng và cung.

Sử dụng các vùng được chọn làm ví dụ, bạn có thể xác định trực tiếp chính xác các cung tách biệt đất xói mòn trồi với đât xói mòn lõm ở miền Nam – SOILSCOV# 38.

Đóng các bảng thuộc tính.

Bỏ chọn tất cả các đối tượng được chọn từ lớp đối tượng SOILSCOV (nhắp chuột phải vào tên lớp đối tượng vùng > chọn Selection > Clear Selected Features).

Bây giờ bạn sẽ thực hiện truy vấn thuộc tính để tìm ra các cung đại diện các đường biên giữa Soilscov# 37 và Soilscov# 38.

Truy vấn thuộc tính theo điều kiện sau:

(RPOLY# = 37 and LPOLY# = 38) Or (RPOLY# = 38 and LPOLY# = 37)



Hướng dẫn: Hãy nhớ là bạn đang chọn các cung chứ không phải đối tượng vùng. bởi vì các cung coverage có hướng, nên bạn phải xét đến khả năng vùng đó nằm bên trái hay bên phải của cung. Phần giải thích chi tiết hơn về mô hình dữ liệu coverage bạn hãy xem phần hướng dẫn trực tuyến.

Câu 16: SOILSCOV# của đối tượng cung này là gì?

Bạn vừa mới chọn cung được chia bởi hai đối tượng vùng kế cận (vùng bị xói mòn và vùng không xói mòn). Bạn thấy kế cận vùng/cung làm việc và xây dựng truy vấn để xác định cung tách biệt các vùng kế cận.

Ghi chú: Kiểu ứng dụng này có thể dễ dàng mở rộng thêm để xác định các đường biên giữa hai thuộc tính kế cận khác nhau. Ví dụ, nếu bạn tin rằng một loài chó sói đang sống trong khu vực chuyển tiếp giữa cánh rừng với đồng cỏ, bạn có thể dùng các lớp quan hệ để tìm ra các đường biên chỗ ở của nó, sau đó tạo vùng đệm cho chúng hoặc thực hiện các phân tích khác.

Bạn đã hoàn thành yêu cầu

Xoá các lớp quan hệ Leftarc và Rightarc của Soilscov trong ArcCatalog.

Đóng ứng dụng ArcInfo desktop.



BÀI TẬP 3: HIỂN THỊ DỮ LIỆU

Trong chương này, chúng ta sẽ học cách hiển thị dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính



BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG ARCCATALOG, ARCMAP VÀ 1 LỚP DỮ LIỆU

Khởi động ứng dụng ArcCatalog và ArcMap:

Khởi động ArcCatalog:

Click vào Start > Programs > ArcInfo > ArcCatalog.

Trên thanh công cụ của ArcCatalog click vào nút (button) Connect to Foder



Xuất hiện hộp thoại, chọn đường dẫn tới dữ liệu cần mở: <đường dẫn>\data\maplewood.

Chọn OK

ArcCatalog Table of Contents sẽ hiển thị vị trí mới này. Thẻ Contents sẽ hiển thị tập dữ liệu của thư mục maplewood.



Khởi động ArcMap:

Click vào Start > Programs > ArcInfo > ArcMap.



Chọn “Create a new map” > Start using ArcMap.

Chúng ta sẽ thấy giao diện của ArcMap với tên là “Untitled” và tên mạc định của nhóm dữ liệu (data frame) là “Layer”.

Tiếp theo, thêm các đặc điểm của lớp “layer” vào bản đồ. ArcMap hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu khác nhau: SDE layers, ArcInfo coverages, ArcView GIS shapefiles và ảnh raster (images, ArcInfo Grids…). Trong phần này chúng ta sẽ thêm các miền dạng coverages, shapefile và ảnh image.

ArcCatalog cho phép chúng ta khám phá những đặc điểm khác nhau của các lớp.

ArcMap cho phép hiển thị, biên tập và phân tích chúng.



Каталог: file -> downloadfile4 -> 169
downloadfile4 -> Cũng có 1 chút kinh nghiệm về kỳ thi ielts, nên hôm nay chia sẻ cùng mọi người
downloadfile4 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
downloadfile4 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
169 -> Hãy đọc trước khi các bạn bước vào thế giới của ado ado là gì?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
downloadfile4 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager

tải về 427.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương