Bài 1 KỸ NĂng lãnh đẠo quản lý I. MỘt số VẤN ĐỀ CƠ BẢn về LÃnh đẠo quản lý


Ảnh hưởng của xung đột đến công việc



tải về 204.62 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích204.62 Kb.
#22431
1   2   3

Ảnh hưởng của xung đột đến công việc:

Giải quyết sự xung đột cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng, đem lại sự hoàn hảo trong công việc. Trong cuộc sống đôi khi có những xung đột xảy ra. Đó có thể là xung đột của bản thân chúng ta với người khác hay xung đột giữa 2 người và chúng ta là người ở giữa giúp họ giải quyết tình trạng căng thẳng. Khi những cái đầu "nóng" trở nên khó kiểm soát, trở về trạng thái "não bò sát" thì rất khó để làm việc, hợp tác được với nhau. Có các loại xung đột như: xung đột công khai, xung đột ngầm, xung đột vai trò, xung đột ý kiến đánh giá, xung đột mong đợi, xung đột cá nhân. Vậy làm thế nào để giải quyết hay quản lý xung đột hiệu quả?



7.2. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột

Để giải quyết xung đột cần tuân theo những nguyên tắc sau:

- Nên bắt đầu bằng phương pháp hợp tác vì đây là phương pháp hiệu quả nhất theo nguyên tắc “cả hai cùng chiến thắng”

- Không thể sử dụng tất cả các phương pháp mà chỉ lựa chọn một phương pháp.

- Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh cụ thể.

7.3. Các phương pháp giải quyết xung đột

a) Phương pháp cạnh tranh

Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc khả năng thuyết phục. Phương pháp được áp dụng khi:

- Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng

- Người quyết định biết chắc mình đúng

- Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kì

b) Phương pháp hợp tác

Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan và áp dụng khi:

- Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất.

- Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước.

- Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên.

c) Phương pháp lẩn tránh

Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối tượng định đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình. Phương pháp này sử dụng trong các trường hợp:

- Vấn đề không quan trọng.

- Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình.

- Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại.

- Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn.



d) Phương pháp nhượng bộ

Là phương pháp xử lý xung đột bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp:

- Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu.

- Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho mình).

- Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn tự sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột.
e) Phương pháp thỏa hiệp

Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Phương pháp này áp dụng khi:

- Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi hai bên đều khăng khăng giữa mục tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần.

- Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên.



III. QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VÀ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NHCSXH

1. Chức năng của chi nhánh

Chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCSXH. Chi nhánh NHCSXH là đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Giám đốc chi nhánh thực hiện việc điều hành theo chức năng hoạt động của chi nhánh. Chức năng chi nhánh bao gồm:

a) Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

b) Thực hiện các nghiệp vụ về huy động vốn; cho vay và các dịch vụ ngân hàng theo qui định.

c) Nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

d) Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện hợp đồng uỷ thác, hợp đồng uỷ nhiệm.

Chi nhánh NHCSXH vừa có chức năng hoạt động của một chi nhánh cấp tỉnh đồng thời trực tiếp thực hiện chức năng của Phòng giao dịch trên địa bàn cấp quận, huyện chi nhánh đóng trụ sở. Giám đốc chi nhánh vừa trực tiếp tổ chức hoạt động toàn chi nhánh, vừa tổ chức hoạt động của phòng giao dịch của quận, huyện chi nhánh đóng trụ sở.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc chi nhánh

2.1. Nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh NHCSXH trước hết là thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh NHCSXH:

2.1.1. Huy động vốn:

a) Nhận tiền gửi có trả lãi và tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo;

b) Tổ chức thực hiện viếc phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá để huy động vốn trên địa bàn theo quyết định của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ;

c) Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Tổng giám đốc.

d) Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc cho phép.

2.1.2. Cho vay:

Chi nhánh NHCSXH thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được qui định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2.1.3. Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.

2.1.4. Thực hiện hạch toán kế toán thống nhất toàn hệ thống. Chấp hành chế độ quản ký tài chính theo qui định.

2.1.5. Kiểm tra việc thực hiện vay vốn và trả nợ gốc của các tổ chức, cá nhân vay vốn NHCSXH.

2.1.6. Thực hiện các chế độ đối với cán bộ, viên chức tại chi nhánh về; tuyển dụng, đào tạo, nâng lương, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động thi đua khen thưởng, kỷ luật theo sự phân cấp của Tổng Giám đốc.

2.1.7. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ. kiểm tra, giám sát các đơn vị nhận uỷ thác trên địa bàn theo qui định của NHCSXH.

2.1.8. Phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, qui chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và NHCSXH liên quan đến hoạt động của chi nhánh và các đơn vị nhận uỷ thác.

2.1.9. Nghiên cứu, phân tích kinh tế hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để đề ra các giải pháp triển khai thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2.1.10. Chấp hành đầy đủ các qui định về báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.

2.1.11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác được Tổng Giám đốc NHCSXH giao.

2.2. Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT về; huy động các nguồn lực ở địa phương để tăng nguồn vốn cho vay phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT. Giúp việc Ban đại diện HĐQT theo qui định tại quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT.

2.3. Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ; nội qui lao động, làm việc, tiếp khách của cán bộ viên chức Chi nhánh NHCSXH.

2.4. Lập đề án trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi nhánh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

2.5. Trình Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động các chức danh Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán - Ngân quỹ, Trưởng phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Chi nhánh NHCSXH.

2.6. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức và các Phó trưởng phòng của Chi nhánh.

2.7. Quyết định việc ký kết hợp đồng tuyển dụng lao động trong phạm vi chỉ tiêu định biên lao động được duyệt.

2.8. Bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức của Chi nhánh NHCSXH, trừ cán bộ có mức lương ngạch kinh tế viên cấp III trở lên và các chức danh thuộc diện Tổng Giám đốc NHCSXH.

2.9. Cử cán bộ viên chức tham dự các khoá đào tạo do Trung tâm Đào tạo NHCSXH tổ chức.

2.10. Ký hợp đồng nhận vốn uỷ thác, hợp đồng uỷ thác cho vay và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động NHCSXH theo qui định của pháp luật.

2.11. Đại diện theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHCSXH tham gia khởi kiện, tranh tụng trước toà án để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

2.12. Thay mặt Tổng Giám đốc NHCSXH báo cáo tình hình hoạt động, phương án tổ chức triển khai nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị với các cấp có thẩm quyền tại địa phương.

2.13. Thực hiện việc quản lý tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động theo qui định của Tổng Giám đốc.

2.14. Chấp hành việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

2.15. Uỷ quyền (bằng văn bản) cho một Phó Giám đốc chỉ đạo điều hành công việc chung của Chi nhánh NHCSXH khi đi công tác vắng.

2.16. Nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH

3.1 Trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực nghiệp vụ của Chi nhánh NHCSXH hội theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về các quyết định của mình.

3.2 Chủ động xây dựng chương trình kế hoạch và các giải pháp thực hiện những công việc trong phạm vi được phân công.

3.3 Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc theo uỷ quyền khi Giám đốc vắng mặt và báo cáo kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

3.4 Ký các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc phạm vi được Giám đốc phân công phụ trách. Các văn bản do Phó Giám đốc ký phải gửi cho Giám đốc.

3.5 Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thuộc mình trực tiếp phụ trách liên quan đến công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

3.6 Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc uỷ quyền.

4. Một số điểm lưu ý khi điều hành

4.1. Qui định về phối hợp Ban Giám đốc

Qui định phối hợp trong Ban Giám đốc nên đưa ra các nguyên tắc chung như: chế độ một thủ trưởng nhưng phát huy vai trò từng cá nhân trong Ban Giám đốc, đề cao tính chủ động, sự phối hợp các thành viên trong Ban Giám đốc. Đồng thời, quy chế cũng đưa ra cụ thể các nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. Các nhiệm vụ này cần bao quát tất cả những nhiệm vụ của chi nhánh. Ngoài ra, Ban giám đốc cũng đưa ra quy chế xây dựng và đánh giá chương trình công tác, quy chế phối hợp và qui chế họp nội bộ.



4.2. Ban hành quy định chức năng các phòng nghiệp vụ của Chi nhánh

Theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn thì Giám đốc chi nhánh NHCSXH có trách nhiệm ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, làm việc, tiếp khách của chi nhánh. Những nội dung này cần được chi tiết để cán bộ, viên chức NHCSXH của chi nhánh dễ dàng thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Giám đốc chi nhánh cũng cần bổ sung, cập nhật kịp thời những thay đổi trong quá trình hoạt động.



4.3. Thực hiện chế độ tài chính

Giám đốc chi nhánh thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính theo các quy định của Bộ tài chính và của NHCSXH. Yêu cầu về quản lý tài chính không chỉ phản ánh đúng thực chất hoạt động của Chi nhánh, mà còn thể hiện sự tuân thủ theo quy định hiện hành.



4.4. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ

Công tác cán bộ rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Đối với nhiệm vụ của Giám đốc chi nhánh không chỉ trách nhiệm quản lý, phát huy hết năng lực sở trường của mỗi cán bộ mà còn có tâm, có tầm trong việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong tương lai.





tải về 204.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương