Ban thưỜng trực số: 05 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 77.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích77.97 Kb.
#15824



ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BAN THƯỜNG TRỰC


Số: 05 /HD-MTTQ-BTT



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2016



HƯỚNG DẪN

Thực hiện Bước 2 Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Nhiệm kỳ 2016 - 2021
- Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021;

- Thực hiện Thông tri Số: 07 /TTr-MTTW-BTT ngày 28/01/2016 và Kế hoạch số 183/KH-MTTW-BTT ngày 28/01/2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thông tri số 03-TT/TU ngày 02/02/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân phường – xã, thị trấn nhiệm kỳ 2016 – 2021;

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, tiến hành việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cần tổ chức theo trình tự của 03 hội nghị như sau:

Thời gian tổ chức các hội nghị: từ ngày 24 tháng 02 năm 2016 đến ngày 10 tháng 3 năm 2016.



I. ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HĐND THÀNH PHỐ, QUẬN, HUYỆN:

1. Hội nghị thứ nhất: dự kiến những người ứng cử

a/ Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

b/ Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

c/ Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.



Thủ tục, trình tự tổ chức cuộc họp:

- Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân giới thiệu mục đích, yêu cầu cuộc họp, dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ giới thiệu ứng cử, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND và các bước tiến hành để lập danh sách giới thiệu người ứng cử;

- Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND để lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Hội nghị lập biên bản :


+ Đối với dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội hội nghị lập biên bản (theo Mẫu số 02/BCĐBQH-MT).
+ Đối với dự kiến giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân hội nghị lập biên bản (theo Mẫu số 03/BC ĐBHĐND-MT).

2. Hội nghị thứ hai : hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác hoặc làm việc.

Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.



2.1. Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:

2.1.1 Những người ứng cử công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng các cấp



a/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội:

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng các cấp thì tổ chức lấy ý kiến hội nghị cử tri của văn phòng tổ chức đó. Ban lãnh đạo cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại các cơ quan chuyên môn của tổ chức Đảng thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Người đứng đầu cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

b/ Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng các cấp thì tổ chức lấy ý kiến hội nghị cử tri của văn phòng tổ chức đó. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Những người ứng cử Hội đồng nhân dân công tác tại các cơ quan chuyên môn của tổ chức Đảng thì lấy ý kiến hội nghị cử tri cơ quan của tổ chức đó. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

2.1.2. Những người ứng cử công tác tại cơ quan nhà nước :



a/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ở những nơi đã có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội). Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì lấy ý kiến hội nghị của cơ quan đó. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;



b/ Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc Văn phòng Hội đồng nhân dân (ở những nơi đã có Văn phòng Hội đồng nhân dân). Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì lấy ý kiến hội nghị của cơ quan đó. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

2.1.3. Người ứng cử công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp :

a/ Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp lấy ý kiến hội nghị của cơ quan đó . Ban lãnh đạo của tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị.

b/ Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp thì lấy ý kiến hội nghị của cơ quan đó. Người đứng đầu tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

2.1.4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế thì lấy ý kiến hội nghị của cơ quan đó. Người đứng đầu đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

2.1.5. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội phường – xã, thị trấn thì tổ chức hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã do người đứng đầu cấp ủy triệu tập và chủ trì hội nghị;

2.1.6. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị;



Lưu ý: Trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì cấp phó của cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

2.2. Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

- Ở những nơi có dưới một trăm (100) cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự.

- Nơi có từ một trăm (100) cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi (70) cử tri tham dự.

Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.



Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.

2.3. Chương trình hội nghị cử tri nơi công tác (làm việc)

Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:

- Giới thiệu về mục đích, yêu cầu của hội nghị;

- Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;

- Báo cáo về số cử tri được mời, số cử tri có mặt;

- Giới thiệu danh sách người ứng cử;

- Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật tổ chức Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội),

- Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân)

- Đọc những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.

- Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.

- Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.

+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.

+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc phải có dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

- Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri:

- Đối với lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội theo Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH

- Đối với lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu HĐND theo Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH

3. Hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc, cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ra ứng cử.

3.1. Thành phần dự hội nghị:

a/ Đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, thành phần dự hội nghị gồm:

- Ban thường vụ mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

- Ban thường trực mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc lãnh đạo các tổ chức thành viên.



Trường hợp tổ chức xã hội không lập Ban thường vụ thì tổ chức hội nghị Ban chấp hành.

b/ Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp thì thành phần dự hội nghị gồm:

- Đối với Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị Ủy ban nhân dân mở rộng đến đại diện lãnh đạo đơn vị trực thuộc;

- Đối với Hội đồng nhân dân thành phố thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị gồm Thường trực Hội đồng nhân dân, các Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân;

- Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập và chủ trì hội nghị gồm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu có);

- Đối với các Sở, ban, ngành thì người đứng đầu cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị lãnh đạo mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, đại diện Ban chấp hành Công đoàn;

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thì người đứng đầu đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị lãnh đạo mở rộng đến đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc (nếu có), đại diện Ban chấp hành Công đoàn;

- Đối với tổ chức kinh tế thì người đứng đầu tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị lãnh đạo mở rộng đến người đứng đầu các phòng, ban, phân xưởng, trạm, trại, đại diện Ban chấp hành Công đoàn;

c/ Đối với đơn vị vũ trang nhân dân thì chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị gồm chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành Công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp;

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

3.2. Thủ tục, trình tự tổ chức hội nghị:

a/ Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân báo cáo tình hình và kết quả hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc đối với từng người được dự kiến giới thiệu ứng cử;

b/ Những người dự hội nghị thảo luận và biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định.

Trường hợp hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì cử tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu giới thiệu phải có dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

c/ Hội nghị thông qua biên bản và danh sách người được giới thiệu ứng cử (theo Mẫu số 03/BCĐBQH-MT hoặc Mẫu số 03/BC ĐBHĐND-MT).

Căn cứ vào kết quả của hội nghị ban lãnh đạo mở rộng; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được lựa chọn, giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND làm hồ sơ ứng cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, cụ thể:

+ Đơn ứng cử (Mẫu số 1/BCĐBQH - ứng cử đại biểu Quốc hội và Mẫu số 5/BCĐBHĐND - ứng cử đại biểu HĐND);

+ Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 2/BCĐBQH - ứng cử đại biểu Quốc hội và Mẫu số 6/ BCĐBHĐND - ứng cử đại biểu HĐND);

+ Tiểu sử tóm tắt (Mẫu số 3/BCĐBQH - ứng cử đại biểu Quốc hội và Mẫu số 7/ BCĐBHĐND - ứng cử đại biểu HĐND);

+ Bản kê khai tài sản và thu nhập của người ứng cử (Mẫu số 4/BCĐBQH - ứng cử đại biểu Quốc hội và Mẫu số 8/ BCĐBHĐND - ứng cử đại biểu HĐND);

+ 03 ảnh chân dung màu, nền trắng cỡ 4cm x 6cm là ảnh được chụp trong thời gian 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ (không kể ảnh dán trên Sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt có đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác hoặc UBND cấp xã nơi người ứng cử thường trú);

+ Việc kê khai có thể đánh máy hoặc viết tay nhưng phải theo đúng hướng dẫn. Người ứng cử ký tên vào từng trang văn bản của hồ sơ ứng cử.

Việc gửi hồ sơ của những người ứng cử đại biểu Quốc hội (2 bộ), những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (01 bộ) và biên bản hội nghị :

1. Đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội :

- Hồ sơ của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử (02 bộ) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đó có trách nhiệm chuyển đến Ủy ban bầu cử thành phố (địa điểm nộp hồ sơ : 86 Lê Thánh Tôn, quận 1). Hạn chót nộp là ngày 13 tháng 3 năm 2016 (Chủ nhật)

- Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu những người ứng cử có trách nhiệm gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (địa điểm nộp hồ sơ : Phòng Tiếp dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố - số 55 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, quận 1). Hạn chót nộp là sáng ngày 12 tháng 3 năm 2016 (thứ bảy)

2. Đối với người ứng cử đại biểu HĐND thành phố :

- Hồ sơ của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử (01 bộ) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đó có trách nhiệm chuyển đến Ủy ban bầu cử thành phố (địa điểm nộp hồ sơ : 86 Lê Thánh Tôn, quận 1). Hạn chót nộp là ngày 13 tháng 3 năm 2016 (Chủ nhật)

- Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu những người ứng cử có trách nhiệm gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (địa điểm nộp hồ sơ : Phòng Tiếp dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố - số 55 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, quận 1). Hạn chót nộp là sáng ngày 12 tháng 3 năm 2016 (thứ bảy)

3. Đối với người ứng cử đại biểu HĐND quận, huyện, phường – xã, thị trấn :

- Hồ sơ của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử (01 bộ) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị của người đó có trách nhiệm chuyển đến Ủy ban bầu cử quận, huyện, phường – xã, thị trấn. Hạn chót nộp là ngày 13 tháng 3 năm 2016 (Chủ nhật)

- Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu những người ứng cử có trách nhiệm gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt quận, huyện, phường – xã, thị trấn. Hạn chót nộp là sáng ngày 12 tháng 3 năm 2016 (thứ bảy)



II. ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HĐND PHƯỜNG – XÃ, THỊ TRẤN (GỌI CHUNG LÀ CẤP XÃ) Ở KHU DÂN CƯ:

Thực hiện các bước như sau:

1. Trưởng ban công tác Mặt trận họp với Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư dự kiến người của khu dân cư ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo thông báo của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu thành phần.

2. Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị gồm toàn bộ các thành viên của Ban công tác Mặt trận để thảo luận, dự kiến người ứng cử và cử thư ký hội nghị.

Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo mẫu số 03/BC ĐBHĐND-UBTVQH).

c/ Hội nghị cử tri giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở khu dân cư:

- Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng khu dân cư gửi giấy mời tham dự hội nghị cử tri giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở khu dân cư.

- Thành phần mời dự hội nghị gồm:

+ Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình:

* Số lượng cử tri tham dự hội nghị : nếu có dưới một trăm (100) cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự.

* Số lượng cử tri tham dự hội nghị : nếu có từ một trăm (100) cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất là năm mươi lăm (55) cử tri tham dự.

+ Toàn thể thành viên Ban công tác Mặt trận;

+ Trưởng, Phó trưởng khu dân cư;

- Khách mời dự hội nghị gồm:

+ Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; đối với phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thì mời đại diện Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.

- Hội nghị quyết định danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử của khu dân cư bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

+ Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.

+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.

+ Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm của cử tri phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên của những người được hội nghị cử tri dự kiến giới thiệu ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% cử tri có mặt tín nhiệm;

Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo mẫu số 04/BC ĐBHĐND- UBTVQH).

Chậm nhất ngày13/03/2016 hồ sơ của người được giới thiệu ứng cử phải chuyển đến Ủy ban bầu cử cấp xã; biên bản hội nghị cử tri giới thiệu những người ứng cử và danh sách trích ngang của những người ứng cử chuyển đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc: mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tham dự hội nghị lấy ý kiến cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó được giới thiệu.

Địa chỉ liên hệ và gửi thư mời :

- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, số 55 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, quận 1.

- Điện thoại : 38.221.368 - 38.244.848

- Điện thoại di động :

+ Đồng chí Đặng Thị Minh Phượng : Chánh Văn phòng 0913.677.745 (Email: mttq@tphcm.gov.vn)

+ Đồng chí Lý Ngọc Thạch : Trưởng ban Ban Dân chủ và Pháp luật 0908.339.287 (Email: bdcpl.mttq@tphcm.gov.vn)

Trên đây là nội dung hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX (nhiệm kỳ 2016 - 2021) thực hiện đầy đủ nội dung và tiến độ quy định của văn bản hướng dẫn này./.


Nơi nhận :

- Ủy ban bầu cử ĐBQH, HĐND/TP.HCM

- Ban Thường trực UBMTTQ/TP. HCM

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người

ứng cử đại biểu QH và HĐND/TP

- Ban Thường trực UBMTTQ 24 quận, huyện

- Các Ban và Văn phòng

- Các cán bộ, công chức MT được phân công dự



- Lưu : VT, Ban DC-PL.




TM. BAN THƯỜNG TRỰC

PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)

Vũ Thanh Lưu




Каталог: HoatDongAnh -> thang%2002%20nam%202016
thang%2002%20nam%202016 -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
thang%2002%20nam%202016 -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thang%2002%20nam%202016 -> Ban thưỜng trực số: 04 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thang%2002%20nam%202016 -> Ban thưỜng trực số: 19/kh-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
thang%2002%20nam%202016 -> Ban thưỜng trực số: 04 /Đa-mttw-btt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 77.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương