Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử huyệN



tải về 223.95 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích223.95 Kb.
#36623
  1   2   3


HUYỆN ỦY HƯƠNG KHÊ

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

TÌM HIỂU LỊCH SỬ HUYỆN

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Hương Khê, ngày 09 tháng 01 năm 2017


GỢI Ý TRẢ LỜI

CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ 150 NĂM

THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN HƯƠNG KHÊ.
Câu 1: Trình bày khái quát quá trình thành lập huyện Hương Khê ? Hãy nêu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên? Những tiềm năng, lợi thế trên các lĩnh vực của huyện? những truyền thống quý báu của Nhân dân Hương Khê?

1. Quá trình thành lập huyện Hương Khê:

Vùng đất Hương Khê xa xưa thuộc bộ Việt Thường. Thời thuộc Ngô (đầu Công Nguyên) gọi là Nam Lăng. Đời Lý gọi là Đỗ Gia. Thời thuộc Minh gọi là Thổ Hoàng (gồm cả Hương Sơn), rồi tổng Thổ Hoàng thuộc huyện Hương Sơn. Thời Tây Sơn là phủ Ngọc Ma. Năm 1828 (năm Minh Mạng thứ 9), phủ Ngọc Ma đổi thành phủ Trấn Định, sau đó lại đổi thành châu Quy Hợp, rồi trấn Quy Hợp thuộc huyện Hương Sơn. Đến năm 1831, vùng đất này lại đổi thành phủ Thổ Hoàng của huyện Hương Sơn.



Năm 1831, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập. Để tổ chức lại hành chính trong tỉnh, một số huyện ra đời. Vào tháng 10 năm Đinh Mão, tức khoảng tháng 11 năm 1867, nhà vua đồng ý cho lập huyện Hương Khê. Lấy 2 tổng Thổ Hoàng, Thổ Lội ở huyện Hương Sơn chia làm 3 tổng là Phương Điền, Chu Lễ và Phúc Lộc, tổng Bào Khê đổi thành tổng Hương Khê, cùng tổng Quy Hợp, tất cả là 5 tổng (Phương Điền, Chu Lễ, Phúc Lộc, Hương Khê và Quy Hợp) làm thành huyện Hương Khê. Tên gọi huyện Hương Khê có từ đó. Như vậy, huyện Hương Khê chính thức được thành lập vào năm 1867 (năm Tự Đức thứ 20).

Thời kỳ 1930 - 1945, Hương Khê được chia lại thành 3 tổng là Xuân Khánh, Hà Nam, Trại La, gồm 42 xã.

Sau Cách mạng Tháng Tám -1945, chính quyền bỏ cấp tổng, nhập các làng xã nhỏ thành các xã lớn. Năm 1946, toàn huyện có 15 xã và 1 huyện lỵ (Chu Lễ). Năm 1949, Hương Khê có 11 xã.

Năm 1955, Hương Khê được chia lại thành 37 xã. Cơ cấu làng xã trên đây được duy trì trong khoảng 20 năm (1955- 1976)

Năm 1976: Cơ cấu hành chính lại tiếp tục thay đổi, toàn huyện được chia thành 25 xã và 2 thị trấn.



Năm 2000, 5 xã thuộc huyện Hương Khê (gồm Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) được tách ra cùng một số xã của huyện Đức Thọ và Hương Sơn để thành lập huyện Vũ Quang theo nghị định 27/NĐ-CP ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ. Như vậy, từ tháng 8 - 2000 đến nay, Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn.

Việc thành lập một huyện độc lập ở vùng đất này chứng tỏ vị trí chiến lược của Hương Khê trong tiến trình phát triển của quốc gia và của tỉnh Hà Tĩnh. Sự ra đời huyện Hương Khê mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ quê hương đầy thử thách nhưng rất hào hùng. Chặng đường 150 năm là chặng đường mà nhân dân Hương Khê hoà chung vào hào khí đất nước, vừa xây dựng cuộc sống mới, vừa đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và đã làm nên những kỳ tích lớn lao.



2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng lợi thế của Hương Khê:

2.1. Vị trí địa lý:

Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, với vị trí 18o23’ vĩ Bắc, 105o 27’ kinh Đông. Phía bắc giáp huyện Đức Thọ và Vũ Quang, phía đông giáp huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc, phía đông nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía nam giáp huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào), ngăn cách bởi núi Giăng Màn (tên chữ là Khai Trướng) thuộc dãy Trường Sơn.



2.2. Điều kiện tự nhiên:

2.2.1: Địa hình:

Địa hình Hương Khê có nhiều hình thái đan xen, có sông Ngàn Sâu dài trên 100km chảy dọc huyện và nhiều sông nhỏ, khe suối, phụ lưu1. Bao quanh 4 phía của huyện là rừng núi cao, đồng thời có các thung lũng ở giữa theo dọc sông Ngàn Sâu với nhiều cánh đồng đan xen với các cụm, đồi núi nhỏ và trung bình.

Ở Hương Khê có nhiều ngọn núi như: Núi Khai Trướng, Núi Vụ Thấp (Vũ Môn), Núi Thống Lĩnh, Núi Phù Lê (lèn Phú Lễ), Núi Trà Sơn....Và một số con sông, suối như: Sông Ngàn Sâu (Thâm Giang), Sông Tiêm (Rào Tiêm), Sông Nổ (Rào Nổ), Sông Ngàn Trươi (Khe Ác), Suối Vũ Môn, Đầm Trăm Năm...Do đặc điểm địa hình nên ngoài các con sông, khe suối lớn kể trên, ở Hương Khê còn có nhiều ngọn đồi, các con khe, đập và bàu, hói vừa và nhỏ.

Sông ngòi, khe suối ở Hương Khê có dộ dốc cao nên hàng năm về mùa mưa thường gây lũ lụt, làm thiệt hại cho mùa màng và đời sống của người dân. Tuy nhiên nó lại tạo thành một mạng lưới tưới tiêu trong huyện và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Thượng nguồn các con sông có thể xây dựng các đập nước và thuỷ điện nhỏ. Sông Ngàn Sâu chảy về địa phận xã Phương Mỹ lượn chín khúc trong núi nên Nhân dân gọi là "chín khúc hội nai" hay "chín khúc hồi lai" (hồi lai: đi - trở lại) vừa ngăn nước mùa lũ làm cho Hương Khê lũ lụt kéo dài nhiều ngày, đồng thời cũng giữ lại phù sa làm cho đồng ruộng thêm màu mỡ.

2.2.2. Khí hậu:

Khí hậu Hương Khê có 4 mùa, trong đó mùa Xuân thường có gió rét, mưa phùn; mùa Hè nóng oi bức; mùa Thu thường mát mẻ, có bão lũ; mùa Đông khô hanh. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết Hương Khê cũng có sự thay đổi, mùa Đông hiện nay không khô hanh như Miền Bắc mà lũ lụt nhiều.

Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 đến 2500 mm/năm. Do vậy, độ ẩm của Hương Khê khá cao. Gió đông bắc thường gây mưa phùn, rét, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ thấp nhất có lúc tới 5­­0c. Từ tháng 4 đến tháng 8 có gió Lào, nhiệt độ có ngày lên tới 400c. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hương Khê dao động từ 230C - 25,20C.

2.2.3. Tài nguyên:

Diện tích tự nhiên của Hương Khê là 1.262,736 km2 (126.273,60ha) (theo niên giám thống kê năm 2015), là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Đất lâm nghiệp là 96.552,89 ha, đất nông nghiệp là 14.327,60 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Trước đây Hương Khê có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu đến các loại vàng tâm, pơmu, trầm, gụ, cây lâm sản phụ (tre nứa, song mây)… Động vật hoang dã như: voi, khỉ, vượn, hươu, nai, sao la, lợn rừng, rắn, trăn, kỳ nhông, kỳ đà. Hương Khê là nơi có nhiều cây thuốc nam mọc tự nhiên ở trong rừng núi.



Lòng đất Hương Khê có một số khoáng sản như mỏ Than ở Động Đỏ (Hà Linh), mỏ Cao Lanh ở Hương Châu (Phúc Đồng), m phốt phát ở Phú Lễ (Hương Trạch), mỏ vàng ở Hoà Hải và mỏ đá vôi kéo dài từ trung huyện đến thượng huyện, nhất là vùng La Khê, Hương Trạch có trữ lượng khá lớn.

Ngoài các loại khoáng sản trên, Hương Khê còn thăm dò và phát hiện ra 5 điểm mỏ cát, cuội, sỏi xây dựng ở Phương Điền, Phương Mỹ, Phúc Trạch, Phúc Đồng và Hà Linh; 1 điểm mỏ đá xây dựng, 3 điểm mỏ sét gạch ngói. Hương Khê có thể còn có nhiều khoáng sản quý khác mà đến nay chúng ta chưa thăm dò và khai thác.



2.3. Tiềm năng, lợi thế:

2.3.1. Nguồn nhân lực:

Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện: 51.605 người chiếm tỷ lệ 50,1% dân số (2015). Số lao động đã qua đào tạo là 18.084 lao động, số lao động phổ thông là 25.103 lao động. Người dân Hương Khê hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất.



2.3.2. Lợi thế về giao thông:

Hương Khê có đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 41 km, là huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quốc lộ 15 kết nối với Thành phố Hà Tĩnh và khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Khoảng cách từ Hương Khê đến TP Hà Tĩnh là 50km, đến Sân bay Vinh là 80km. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Minh Hóa - Quảng Bình) cách khoảng 80km về phía Tây Nam, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh) cách 100 km về phía Tây Bắc.

Hương Khê có hệ thống đường sắt quốc gia với trên 48 km chạy qua địa bàn, trong đó lớn nhất là ga Hương Phố - điểm dừng của nhiều chuyến tàu trên hành trình Bắc – Nam. Hệ thống giao thông đường thủy Hương Khê tương đối thuận lợi vì có sông Ngàn Sâu và các phụ lưu.

2.3.3. Nông nghiệp:

Được xác định là lĩnh vực trọng tâm của huyện. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hương Khê gồm có: lợn, bò, hươu, gà, bưởi Phúc Trạch, cam các loại, ngô, đậu xanh, chè công nghiệp, gỗ nguyên liệu rừng trồng

Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 1.262,736 km2 (126.273,60ha) trong đó đất lâm nghiệp là 96.552,89 ha, đất nông nghiệp là 14.327,60 ha, có điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất phát triển rừng, các vùng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung có quy mô lớn gắn với chế biến. Hương Khê có hai loại cây ăn quả đặc sản cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao, đó là Bưởi Phúc Trạch và cam các loại, mà nổi tiếng là cam Khe Mây. Tổng đàn các loại vật nuôi chủ lực đều tăng, đến nay (2016) toàn huyện có tổng đàn trâu bò 43.500 con, đàn lợn 75.000 con, hươu 1.672 con, gia cầm 450.000 con.


Каталог: uploads -> laws
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
laws -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> 1. Mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bhtn
laws -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
laws -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
laws -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
laws -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 223.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương