Ban tổ chức cán bộ chính phủ



tải về 62.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích62.04 Kb.
#13638


BAN TỔ CHỨC

CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

––––


Số: 414/TCCP-VC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––––––––––



Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 1993

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch công chức ngành hành chính


BỘ TRƯỞNG - TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 -9-1992;

Căn cứ vào Nghị định số 135/HĐBT này 7-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc quy định chức năng nhiệm vụ của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

Căn cứ Điều 14 Nghị định của Chính phủ số 25/CP ngày 23-5-1993 về ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức, viên chức;



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: - Nay ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành hành chính (có văn bản tiêu chuẩn kèm theo) bao gồm:

1. Chuyên viên cao cấp

2. Chuyên viên chính

3. Chuyên viên

4. Cán sự

5. Kỹ thuật viên đánh máy

6. Nhân viên đánh máy

7. Nhân viên kỹ thuật

8. Nhân viên văn thư

9. Nhân viên phục vụ

10. Lái xe cơ quan

11. Nhân viên bảo vệ



Điều 2: Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên là để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch cho công chức ngành hành chính theo quy định của Nhà nước (các Bộ, ngành phải cụ thể hoá tiêu chuẩn của ngành mình và sau khi có thoả thuận của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ mới ban hành và tổ chức ứng dụng).

Điều 3: Những quyết định trước về chức danh tiêu chuẩn viên chức trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

(Đã ký)

Phan Ngọc Tường

 

TIÊU CHUẨN CHUNG



Của các ngạch công chức hành chính

(Ban hành kèm theo Quyết định số 414/TCCP ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ)

(áp dụng cho các cơ quan hành chính, các công sở)

I. NHÂN VIÊN ĐÁNH MÁY CHỮ:

1. Chức trách: Là công chức thừa hành kỹ thuật, chuyên trách đánh máy chữ, sao in các loại văn bản.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Đánh máy các văn bản từ mức độ đơn giản đến mức độ trung bình, bảo đảm chính xác; kỹ thuật đạt tốc độ từ 100 đến 150 đập/phút, bằng phương pháp 10 ngón; sai phạm không quá 2 lỗi trong 1 trang, mỹ thuật trình bày đạt yêu cầu: rõ, đúng quy cách của các loại giấy...

- Sao in, sao chụp các văn bản, tài liệu.

- Bảo quản tốt máy chữ, máy sao in do mình sử dụng. Thực hiện nghiêm quy trình bảo dưỡng máy và sửa chữa được những hỏng hóc giản đơn.

- Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao các văn bản trước và sau khi đánh máy cho người có trách nhiệm.

- Giữ bí mật nội dung các tài liệu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về bảo mật đối với người đánh máy chữ.

- Bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu đánh máy, in ấn và tài sản, máy móc khi được giao quản lý.



2. Hiểu biết:

- Hiểu được hệ thống tổ chức của cơ quan.

- Nắm được nội quy, quy định về bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan.

- Biết sửa chữa hỏng hóc thông thường các máy chữ, máy sao in.

- Nắm được ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.

- Có khả năng đánh máy văn bản bằng 1 ngoại ngữ thông dụng ở tốc độ còn chậm.

- Nắm được thể thức, văn bản hành chính Nhà nước.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có chứng chỉ đạt trình độ đánh máy chữ của khoá học 3 tháng.

- Biết ngoại ngữ ở trình độ A.



II. KỸ THUẬT VIÊN ĐÁNH MÁY CHỮ:

1. Chức trách: Là công chức thừa hành kỹ thuật, chuyên trách đánh máy, sao in các loại văn bản, tài liệu có yêu cầu kỹ thuật cao.

- Đánh máy, nhân bản các loại văn bản có mức độ phức tạp (bảng, biểu phức tạp, văn bản có xen ngoại ngữ hoặc bằng ngoại ngữ) từ các văn bản, tài liệu, bản thảo bảo đảm chính xác. Kỹ thuật đạt tốc độ 150 - 200 đập/phút bằng phương pháp 10 ngón; không sai sót, mỹ thuật trình bày bản đánh máy đẹp, đúng quy cách.

- Sao in, sao chụp các văn bản, tài liệu.

- Bảo quản tốt máy chữ, máy sao in do mình sử dụng, thực hiện nghiêm chế độ bảo dưỡng thường kỳ.

- Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao các văn bản trước và sau khi đánh máy cho người có trách nhiệm.

- Tham gia hướng dẫn, đào tạo nhân viên đánh máy chữ.

- Giữ bí mật nội dung các tài liệu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nội quy bảo mật đối với người đánh máy chữ.

- Bảo quản, bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu đánh máy, in ấn và tài sản, máy móc khi được giao quản lý.



2. Hiểu biết:

- Nắm được hệ thống tổ chức của cơ quan.

- Nắm chắc nguyên tắc bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan, đơn vị.

- Hiểu được nguyên tắc, thủ tục văn bản hành chính Nhà nước.

- Nắm vững ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.

- Có khả năng đánh máy bằng 1 ngoại ngữ ở mức độ trung bình.

- Biết sử dụng máy vi tính, các máy sao in.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Có chứng chỉ đạt trình độ kỹ thuật viên đánh máy của khóa học từ 4 đến 9 tháng.

- Biết 1 ngoại ngữ ở trình độ B.

- Có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tin học từ 3 đến 6 tháng.

III. NHÂN VIÊN VĂN THƯ

1. Chức trách: Là công chức thừa hành nghiệp vụ văn thư của cơ quan, thực hiện công việc sắp xếp, phân phối, chuyển giao và quản lý các văn bản đi, đến của cơ quan.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.

- Tiếp nhận các bản thảo về trình duyệt, các bản đánh máy... để trình lãnh đạo ký (theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).

- Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển văn bản theo địa chỉ.

- Viết các giấy tờ theo biểu mẫu... để trình ký cấp cho các công chức trong cơ quan.

- Chuyển giao văn bản, tài liệu và điện tín.

- Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức.

- Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.

- Sắp xếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác.

- Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.

- Đánh máy, sao in các văn bản, tài liệu (ở cơ quan không có nhân viên, kỹ thuật viên đánh máy chữ chuyên trách).

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan.

2. Hiểu biết:

- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.

- Hiểu các quy chế của cơ quan về công tác văn thư.

- Nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.

- Nắm vững thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ.

- Biết đánh máy chữ và sử dụng các phương tiện sao in tài liệu.

- Giao tiếp lịch sự, văn minh.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp phổ thông trung học, chữ viết đẹp, rõ ràng.

- Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư 3 tháng trở lên

IV. CÁN SỰ

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ giúp lãnh đạo các bộ phạn cấu thành của bộ máy (phòng, ban trong hệ thống quản lí nhà nước và sự nghiệp) để triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ về quản lý nghiệp vụ.



Nhiệm vụ cụ thể:

Được giao đảm nhiệm quản lí , theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý nghiệp vụ bao gồm các việc:

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch , phương án nghiệp vụ trên cơ sở các qui chế, thể lệ, thủ tục quản lí đã có ở ngành cho sát với cơ sở ( khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi rõ nội dung và giới hạn công việc để xác định vị trí việc làm ở từng cơ quan – chức danh đầy đủ)

- Hướng dẫn, đôn đốc quá trình thực hiện các công việc được phân công: phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu để quản lý. Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối phương quản lý, nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

- Xây dựng được nề nếp quản lí hồ sơ tài liệu, tổ chức được việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ.

- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của công chức nghiệp vụ cấp trên.



2. Hiểu biết

- Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ mục tiêu quản lí của ngành, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

- Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính nghiệp vụ của hệ thống bộ máy nhà nước

- Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lí và và tác động nghiệp vụ của quản lí đối với tình hình thực tiễn của xã hội.

- Viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và biết cách tổ chức triển khai đúng nguyên tắc

- Hiểu rõ các mối quan hệ và hợp đồng phải có với các viên chức và đơn vị liên quan trong công việc quản lí của mình

- Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán

3. Yêu cầu trình độ

- Trung cấp hành chính

- Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải trải qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ và quản lí hành chính

V. CHUYÊN VIÊN

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lí nhà nước và quản lí sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (phòng, ban, sở, vụ, cục) tổ chức quản lí 1 lĩnh vực hoặc 1 vấn đề nghiệp vụ.



Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lí một phần hoặc một lĩnh vực nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:

+ Xây dựng các phương án kinh tế-xã hội, các kế hoạch, các qui định cụ thể để triển khai công việc quản lý.

+ Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lí theo qui định hướng dẫn nghiệp vụ của cấo trên phù hợp với tình hình thực tế.

(khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung trên cụ thể, có giới hạn rõ, có độ phức tạp trung bình theo vị trí công tác được xác định)

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả.

- Tổ chức xây dựng nề nếp quản lí (phương án thu nhập thông tin thống kê, chế độ và phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lí, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo việc quản lí chặt chẽ chính xác, đúng nguyên tắc quản lí thống nhất nghiệp vụ của ngành.

- Chủ động tổ chức, phối hợp với viên chức, đơn vị liên quan và hướng dẫn giúp đỡ cho các viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với các công việc liên đới.

- Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lí, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo nhiệm vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp cụ của viên chức quản lí nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lí nghiệp vụ.

2. Hiểu biết:

- Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó.

- Nắm các mục tiêu và đối tượng quản lí , hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lí của nghiệp vụ thuộc phạm vi mình phụ trách.

- Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lí, viết văn bản tốt.

- Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lí lao động khoa học quản lí, tổ chức lao động khoa học thông tin quản lí.

- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lí đối với lĩnh vực đó.

- Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lí. Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và thế giới.

- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao. Có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

3. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp học viện hành chính quốc gia ngành chuyên viên.

- Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí hành chính theo nội dung chương trình của học viện hành chính quốc gia.

- Biết một ngoại ngữ, trình độ A ( đọc hiểu được sách chuyên môn)



VI. CHUYÊN VIÊN CHÍNH

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lí nhà nước, quản lí sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (vụ, cục ) lãnh đạo cấp tỉnh (sở, UBND), chỉ đạo quản lí một lĩnh vực nghiệp vụ.



Nhiệm vụ cụ thể:

Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ quản lí một lĩnh vực nghiệp vụ của toàn nghành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (sở) gồm các việc:

- Xây dựng các phương án kinh tế- xã hội, các đề án quyết định phương hướng quản lí một lĩnh vực hoặc các vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh theo đường lối chính sách, chủ trương của đảng, nhà nước.

- Nghiên cứu, xây dựng các qui chế, luật lệ, thể lệ nghiệp vụ quản lí của lĩnh vực nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo quản lí có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức quản lí nghiệp vụ cao hơn (khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, mức độ phức tạp công việc cao).

- Tổ chức được việc chỉ đạo, hướng, dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lí của ngành, tỉnh.

- Tổ chức được sự phối hợp và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lí nghiệp vụ của lĩnh vực quản lí trong ngành (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lí.

- Tổ chức được việc chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lí ngiệp vụ thống nhất (thông tin quản lí - thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, nề nếp báo cáo thường kì, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu lãnh đạo).

- Tổ chức tập hợp tình hình, tiến hành phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu quản lí, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu những đề tài về quản lí nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lí nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lí.

- Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.



2. Hiểu biết:

- Nắm được đường lối, chính sách chung. Nắm vững các phương hướng, chủ trương, chính sách của hệ thống quản lí, nắm sâu các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lí nghiệp vụ lĩnh vực đó và biết những hệ thống quản lí liên quan.

- Nắm chắc mục tiêu, đối tượng quản lí, nắm sâu các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lí nghiệp vụ lĩnh vực đó và biết những hệ thống quản lí có liên quan.

- Thành thạo việc xây dựng phương án, đề án quản lí nghiệp vụ và thủ tục hành chính quản lí.

- Nắm được tâm sinh lí của khoa học quản lí trong tổ chức lãnh đạo khoa học và tổ chức thông tin quản lí.

- Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ trong nước và thế giới.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học

- Có trình độ tổng hợp nhanh nhạy, thông thạo việc tổ chức chỉ đạo, triển khai nghiệp vụ, tổ chức công tác kiểm tra, tổ chức phối hợp và thu hút các cộng tác viên liên quan trong triển khai nghiệp vụ.



3. Yêu cầu trình độ:

- Có trình độ đại học và tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia ngành chuyên viên chính.

- Nếu là chuyên viên thì phải qua 1 khóa theo trương trình của Học viện hành chính quốc gia và có thời gian tối thiểu của ngành là 9 năm.

- Có 1 ngoại ngữ trình độ B (đọc nói thông thường)

- Có những đề án, công trình sáng tạo trong quản lí (được hội đồng khoa học tỉnh hoặc bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả.)

VII. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP

1. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngành về 1 lĩnh vực lớn trong hệ thống quản lí của nhà nước, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực nghiệp vụ có độ phức tạp cao) hoặc giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo quản lí lĩnh vực công tác đó.



Nhiệm vụ cụ thể:

- Chủ trì việc xây dựng các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội lớn có tầm cỡ chiến lược của ngành, trong phạm vi toàn quốc, hoặc đề án tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Các văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí của toàn ngành về lĩnh vực lớn (hoặc tổng hợp nhiều ngành ở tỉnh) theo các chủ trương nghị quyết của đảng và nhà nước (khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể, phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, độ phức tạp của công việc ở mức rất cao).

+ Chủ trì tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp điều chỉnh uốn nắn (đối với toàn bộ hệ thống quản lí nghiệp vụ của lĩnh vực đó) nhằm đảm bảo tổ chức quản lí chặt chẽ co hiệu lực và hiệu quả.

+ Chủ trì tổ chức được việc phối hợp nghiệp vụ của các lĩnh vực liên quan và giữa các cấp quản lí cùng lĩnh vực của ngành để thống nhất đồng bộ trong cả nước.

- Tổ chức chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lí thống nhất của ngành.

- Tổ chức tổng hợp, chỉ đạo và phân tích, tổng kết đánh giá hiệu lực và hiệu quả, đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về quản lý nhằm cải tiến, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý phù hợp với đường lối chính sách và nhu cầu của phương thức quản lý

- Chủ trì việc tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cấp ngành, phát hiện những điểm không phù hợp để bổ sung sửa đổi các tài liệu đó.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lí toàn ngành bằng mọn hình thức.



2. Hiểu biết

- Nắm chắc đường lối, chủ trương, của đảng và nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lí và các nghiệp vụ liên quan.

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của lĩnh vực quản lí, hiểu biết rộng về các chuyên môn nghiệp vụ liên quan.

- Có kiến thức rộng về thể thức quản lí chung và có kiến thức sau về lĩnh vực nghiệp vụ mình phụ trách. Có nhiều kinh nghiệm về tổ chức quản lí và xử lí nghiệp vụ, nắm vững các mục tiêu và đối tượng quản lý.

- Am hiểu rộng về tình hình kinh tế - xã hội của lĩnh vực quản lý ở trong nước và thế giới.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ khoa học để cải tiến hệ thống quản lí nghiệp vụ.



3. Yêu cầu trình độ:

- Là chuyên viên chính, có thời gian tối thiểu ở ngạch là 6 năm.

- Tốt ngiệp học viện hành chính quốc gia ở ngạch chuyên viên cao cấp.

- Chính trị cao cấp.

- Có ít nhất 1 ngoại ngữ trình độ C (đọc, nói thông thạo).

- Có công trình nghiên cứu lí luận về khoa học quản lí sáng tạo được hội đồng khoa học ngành thừa nhận, đưa vào áp dụng có hiệu quả./.




Каталог: system -> files
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Biểu số 01a/btp/VĐC/xdpl
files -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CHÍnh phủ Số: 18
files -> Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương Trình tự thực hiện
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Nghị ĐỊnh số: 149/2007/NĐ-cp ngàY 09 tháng 10 NĂM 2007 VỀ XỬ phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực du lịCH
files -> THỦ TỤc cấp giấy phép phổ biến phim
files -> BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC

tải về 62.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương