Ban quản lý DỰ Án phát triển hạ TẦng kỹ thuậT (mabutip)



tải về 7.8 Mb.
trang10/35
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích7.8 Mb.
#64
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35

8.Phân tích, nhận xét


Trước hết, cần lưu ý là do căn cứ trên những dữ liệu có độ tin cậy không cao nên nhiều phân tích, nhận xét đối với Bộ CSDL trong Báo cáo này chỉ có tính chất ước tính.

8.1.Độ tin cậy của Bộ CSDL


Cũng như năm 2011, một vấn đề lớn của Bộ CSDL năm 2012 là độ tin cậy của các dữ liệu. Trong Báo cáo Bộ CSDL năm 2011 đã nhận xét là độ tin cậy của các dữ liệu là không cao. Tình trạng này chưa được cải thiện trong Bộ CSDL năm 2012: nhiều dữ liệu trong Bộ CSDL năm 2012 là sai lỗi hoặc bất hợp lý hoặc mâu thuẫn với nhau.

Kiến nghị

Kiến nghị cần nâng cao độ tin cậy của Bộ CSDL cấp nước. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất:



  1. Tổ chức hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc cung cấp, rà soát, công bố và sử dụng Bộ CSDL với sự tham gia của các bên liên quan gồm các Cty cấp nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài trợ phát triển và những bên liên quan khác.

  2. Trong báo cáo này xin đề xuất một số biện pháp dưới đây để nâng cao độ tin cậy của các dữ liệu:

  • Cải tiến Bộ câu hỏi:

Đây là một việc cần làm thường xuyên và đã được kiến nghị ngay trong Báo cáo năm 2011.

Bộ câu hỏi nên được cải tiến theo hướng sau:



  • Vừa đủ để đáp ứng các yêu cầu khai thác khác nhau đối với Bộ CSDL, cụ thể nên lược bỏ một số dữ liệu không thật cần thiết như 4 loại giá nước phi sinh hoạt. Hơn nữa cũng nên xem xét sự cần thiết của việc phân chia các dữ liệu, chỉ số theo 2 loại ĐT IV và ĐT V. Bộ CSDL năm 2012 cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa hai loại đô thị, công suất thiết kế cấp nước cho các ĐT V chỉ chiếm chừng 10% nên không có ảnh hưởng nhiều tới các chỉ số quốc gia và trên thực tế nhiều dữ liệu thống kê cho loại đô thị này bị sai lỗi;

  • Thuận tiện cho việc cung cấp và rà soát các dữ liệu (vấn đề này cần được ưu tiên hơn so với việc tính toán các chỉ số hay việc khai thác Bộ DLCS). Cụ thể nên xắp xếp lại các thông tin theo 2 mảng kỹ thuật và kinh tế để Cty cấp nước dễ điền thông tin và bố trí các dữ liệu có liên quan đến nhau (như công suất thiết kế với các lượng nước khai thác, lượng nước thô được xử lý,lượng nước vào mạng phân phối, lượng nước được lập hóa đơn) gần nhau để dễ rà soát, phát hiện mâu thuẫn.

  • Cải tiến quy trình cung cấp, rà soát độ chính xác, hợp lý của các dữ liệu

Khối lượng dữ liệu trong Bộ CSDL mỗi năm là rất lớn, bao gồm gần 13.000 dữ liệu (151 dữ liệu x 84 Cty) và gần 4.000 trị số của các chỉ số (47 chỉ số x 84 Cty), được cung cấp bởi nhiều Cty. Hơn nữa, không ít dữ liệu là bất hợp lý hoặc mâu thuẫn, một điều thường gặp trong các số liệu thống kê ở VN hiện nay. Bởi vậy cần hoàn thiện quy trình cung cấp, rà soát các dữ liệu trong đó nên chú trọng việc tự kiểm tra của các Cty trước khi gửi Bảng trả lời về Bộ Xây dựng. Điều này sẽ giúp giảm bớt được nguồn lực và thời gian cho việc thẩm định các dữ liệu tại Bộ Xây dựng, một điều khá cần thiết.

  • Bố trí nguồn lực và thời gian đủ cho việc cung cấp, rà soát, hiệu chỉnh các dữ liệu:

Với khối lượng lớn dữ liệu như vậy, Các Cty cấp nước (người cung cấp dữ liệu) và Bộ Xây dựng (cơ quan quản lý Bộ CSDL) cần bố trí đủ nguồn lực và thời gian cho việc cung cấp, rà soát, hiệu chỉnh các dữ liệu

8.2.Công suất thiết kế


Trong Bộ CSDL công suất thiết kế là một dữ liệu rất quan trọng và là một trong bốn Chỉ tiêu thống kê của ngành xây dựng trong lĩnh vực cấp nước. Nó phản ảnh quy mô sản xuất của Cty đồng thời là căn cứ để rà soát các dữ liệu liên quan gồm: lượng nước thô khai thác, lượng nước phát vào mạng lưới và lượng nước dược lập hóa đơn.

Công suất thiết kế/ công suất cấp nước được các Cty cung cấp theo câu hỏi A 65, A66 và A67 của Bảng hỏi và được tổng hợp trong bảng ở Phục lục 3. Để so sánh cũng đưa vào trong bảng này các số liệu công suất thiết kế của các Cty nêu trong Báo cáo của VWSA.


      1. Nhận xét


  1. Công suất của các Cty:

Công suất của các Cty có khoảng dao động rất lớn, từ 1.000 m3/ ngđ tới 1,5 triệu m3/ ngđ. Tuy nhiên độ tin cậy của chỉ số này không cao. Rõ ràng là một Cty cấp nước luôn luôn nắm chắc công suất thiết kế của mình và công suất thiết kế thường lâu mới thay đổi, chỉ thay đổi đưa thêm dây chuyền mới vào hoạt động hoặc ngược lại. Tuy nhiên, dữ liệu công suất thiết kế của một số Cty năm 2012 lại khác khá lớn so với số liệu năm 2011 (trừ trường hợp) hoặc so với số liệu (2012) mà Cty cung cấp cho VWSA (của cùng năm 2012). Cụ thể:

  • So sánh công suất của năm 2012 với năm 2011 thì: 27 Cty có công suất tăng lên trong đó 9 Cty có công suất tăng khá lớn, từ 10.000 m3/ ngđ trở lên, 8 Cty có công suất giảm (cần lưu ý là việc giảm công suất thiết kế là không có cơ sở), Tổng cộng công suất của 79 Cty năm 2011 đã tăng thêm khoảng 180.000 m3/ ngđ trong năm 2012.

  • So sánh với số liệu của các Chi hội Cấp nước:Số liệu công suất thiết kế của một số Cty nêu trong Báo cáo của các Chi hội của VSWA cũng có sai khác với CSDL năm 2012, đặc biệt là có 8 Cty có sai khác lớn.

  1. Công suất thiết kế của toàn quốc:

Nhằm đảm bảo dữ liệu năm 2012 sát với thực tế hơn, khi tính toán Chỉ số quốc gia/ vùng cho công suất đã:

  • Tính cả 7 Công ty đã nộp Bảng trả lời năm 2011 nhưng không nộp Bảng 2012 và đã áp dụng các trị số năm 2011 cho năm 2012.

  • Không tính công suất của các công ty cung cấp toàn bộ nước sản xuất ra (bán xỉ) cho Công ty khác phân phối, bởi vì các công suất này đã được tính cho Cty phân phối (bán lẻ). Đó là Cty Cổ phần BOO Thủ Đức (315.000 m3/ ngđ) và Cty Cấp nước Bình An (100,000 m3/ ngđ) cung cấp nước cho SAWACO và Cty VIWACO cung cấp cho Cty cấp nước Hà Nội.

Tổng công suất cấp nước/ thiết kế năm 2012 (của 81 Công ty, do không tính 3 Cty nêu trên) là: 6,34 triệu m3/ ngày đêm.

Ghi chú: CSDL năm 2011 đã tính cả công suất của 3 Cty bán xỉ dẫn đến tổng công suất của 79 Cty là 6,50 triệu m3/ ngày. Nếu tính theo cách này thì công suất năm 2012 của 84 Cty là 7,05 triệu m3/ ngày đêm.

  1. Tỷ trọng công suất:

  • So sánh tên và công suất của 84 Cty trong CSDL với các Cty cấp nước tham gia Hội Cấp nước cho thấy: Tổng công suất của 84 CTy trong CSDL gần bằng tổng công suất của cả nước, bởi vì số Cty chưa có trong CSDL đều là những Cty nhỏ và là Cty tư nhân hoặc Cấp nước nông thôn

  • Nhóm Tứ phân vị thứ nhất:

  • Nhóm Tứ phân vị thứ nhất gồm 21 Cty có công suất từ 70.000 m3/ ngđ trở lên, chiếm khoảng 75 % tức 3/4 tổng công suất của cả nước. Trong đó, 2 Công ty lớn nhất là Cty Nước sạch Hà Nội và Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn chiếm 35% (tức là hơn 1/3) công tổng công suất, Hà nội khoảng 10% và SAWACO khoảng 25%

  • Ba nhóm tứ phân vị còn lại gồm 63 Cty nhưng công suất chỉ chiếm 25%, trung bình 4% một Cty. Đồng thời, công suất cấp nước cho ĐT V cũng chỉ chiếm 10% công suất toàn quốc. Vì vậy sự thay đổi giá trị của các chỉ số cấp nước của một số ĐT V hoặc của một số Cty thuộc 3 nhóm tứ phân vị dưới có ảnh hưởng không nhiều tới chỉ số tổng hợp quốc gia/ khu vực
      1. Kiến nghị:


  1. Có thể đánh giá nhanh nhiều chỉ số toàn quốc (có liên quan tới quy mô/ công suất cấp nước) qua việc đánh giá chỉ 21 Cty thuộc nhóm tứ phân vị thứ nhất.

  2. Ngược lại để đảm bảo độ tin cậy của các chỉ số quốc gia, cần đảm bảo ít nhất độ tin cậy của các chỉ số của nhóm 21 Cty này, đặc biệt là 2 Cty cấp nước của 2 TP Hà Nội và HCM. Trong điều kiện hạn chế nguồn lực và thời gian cần ưu tiên việc xác minh dữ liệu của các Cty này. Danh sách 21 Cty thuộc nhóm đầu được trình bày ở Bảng 7 dưới đây:


Bảng 7- Danh sách 21 Cty có công suất thiết kế (2012) lớn nhất (1)




Tên Công ty cấp nước

Công suất thiết kế (m3/ ngày)

2011

2012

VWSA(2)

Khu vực miền Núi & Trung du phía Bắc












MTV KD nước sạch Quảng Ninh

149,539

163,439

150.000



CP cấp nước Phú Thọ

80,000

89,500

80,000

Khu vực Đồng bằng sông Hồng












MTV nước sạch Hà Nội

656,000

627,500

634,000



MTV KD nước sạch Nam Định

85,000

85,000

84,000



MTV KD nước sạch Hải Dương

81,980

87,680

91,580



MTV Cấp nước Hải Phòng

190,500

195,000

190,000

Khu vực Ven biển miền Trung












MTV cấp nước Thanh Hóa

63,150

87,750

83,950



MTV cấp nước Nghệ An

69,500

71,000

69,500



MTV XD và Cấp nước Thừa Thiên Huế

170,575

187,400

187,400



MTV Cấp nước Đà Nẵng

155,000

180,000

184,000



MTV Cấp thoát nước Khánh Hòa

75,000

75,000

113.000

Khu vực Tây Nguyên












MTV Cấp Thoát Nước Lâm Đồng

90,000

90,000

73,400

Khu vực Đông Nam Bộ












Tổng cấp nước Sài Gòn

1,545,100

1,545,100

1,550.000



MTV Cấp thoát nươc- Môi trường Bình Dương

234,000

235,000

200,000



MTV Cấp nước Đồng Nai

234,900

248,440

248,440



CP cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu

180,000

180,000

180,000

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long












MTV Cấp Thoát Nước Cần Thơ

154,000

154,000

166,320



MTV Cấp Nước Tiền Giang

137,860

142,820

148,680



CP điện nước An Giang

115,610

136,600

165,000



MTV Cấp thoát nước Kiên Giang

57,100

80,300

75,620



MTV Cấp Nước và Môi Trường ĐT Đồng Tháp

80,500

87,030

81,000

Ghi chú:

(1) Chỉ tính các Cty cấp nước tới người tiêu thụ, không tính các Cty sản xuất nước và cung cấp cho các Cty cấp nước (trong đó có 2 Cty BOO Thủ Đức và Cty Cấp nước Bình An đều có công suất lớn: 315,000 và 100,000 m3/ ngđ.

(2) Số liệu trong cột này là số liệu trong các Báo cáo tổng kết của 3 Chi hội Cấp nước của VWSA

8.3.Tỷ lệ dịch vụ


Tỷ lệ dịch vụ là chỉ tiêu duy nhất trong các chỉ tiêu cấp nước là Chỉ tiêu thống kê quốc gia. Tỷ lệ dịch vụ được tính theo 3 dữ liệu gốc là dân số trong vùng phục vụ, số đấu nối nước sinh hoạt và số người/ đấu nối sinh hoạt.

Tỷ lệ dịch vụ được tính theo công thức sau:



Tỷ lệ dịch vụ

= (số dân được cấp nước)/ (số dân vùng phục vụ) * 100%




= (số đấu nối) * (số người một đấu nối)/ (số dân vùng phục vụ) * 100%
      1. Nhận xét về tỷ lệ dịch vụ năm 2012


  1. Tỷ lệ dịch vụ của ĐT IV: Chỉ số toàn quốc năm 2012 của là 82%, tăng 2% so với năm 2011

  2. Tỷ lệ dịch vụ của ĐT V:

So với năm 2011, tỷ lệ dịch vụ ĐT IV năm 2012 (dữ liệu gốc, chưa hiệu chỉnh) của một số Cty giảm rất nhiều. Cụ thể: Cao Bằng tử 97% xuống 6%, Tuyên Quang từ 60% xuống 5%, Quảng Ngãi từ 28% xuống 1%, Lâm Đồng từ 51% xuống 9% và Kiên Giang từ 50% xuống còn 6%. Nguyên nhân là số dân trong vùng phục vụ của các ĐT V này năm 2011 được lấy theo dân số đô thị được cấp nước nhưng năm 2012 lại được lấy theo số dân của toàn Tỉnh trừ đi dân số các đô thị loại IV trở lên của Tỉnh (tức là bao gồm toàn bộ dân số nông thôn và đô thị loại V). Đối với những trường hợp này đã tiến hành hiệu chỉnh được theo phạm vi cấp nước xác định được qua trang Web của cấc Cty đó cùng với dân số vùng phục vụ theo kết quả điều tra dân số. Tuy nhiên còn 2 trường hợp là Tuyên Quang và Kiên Giang do không có thông tin về phạm vi cấp nước nên đã bỏ qua 2 dữ liệu này khi tính chỉ số toàn quốc. Với cách hiệu chỉnh như trên, chỉ số toàn quốc của tỷ lệ dịch vụ cho ĐTV là 45%, giảm đáng kể so với năm 2011 (57%)

  1. Tỷ lệ dịch vụ chung (của cả ĐT IV và ĐT V) toàn quốc là 79.5%, tăng một chút so với năm 2011.

  2. Kết quả so sánh giữa hai năm 2011 và 2012 nêu trên chỉ là tương đối, bởi vì ở một số Cty cách xác định các dữ liệu tính toán giữa hai năm không được thống nhất. Ngoại trừ số đấu nối có độ tin cậy cao, còn 2 thông số là số dân trong vùng phục vụ của hệ thống cấp nước và đặc biệt là số người/ đấu nối có những sai khác không hợp lý.

  3. Chi tiết về dân số vùng phục vụ được trình bày trong mục 8.4 dưới đây

  4. Thông số số người/ đấu nối được chọn chung cho cả 2 loại đô thị và được ước tính theo kết quả điều tra dân số toàn quốc, phần cơ cấu gia đình. Tại một số Cty, thông số này bị thay đổi đáng kể giữa hai năm 2001 và 2012 (xem bảng tổng hợp tại Phụ lục 5) dẫn đến tỷ lệ dịch vụ bị biến động nhiều.


      1. Kiến nghị:


Để cải thiện độ tin cậy của chỉ số Tỷ lệ dịch vụ:

  1. Các Cty cần xác định vùng phục vụ của hệ thống cấp nước theo đúng thực tế, cụ thể:

  • Đối với ĐT IV, vùng phục vụ cần bao gồm cả các huyện, xã ven đô được cấp nước bởi hệ thống cấp nước (theo phạm vi đấu nối). Do không tính các huyện xã này nên tỷ lệ dịch vụ của khá nhiều Cty vượt trên 100%

  • Đối với ĐT V nên xác định vùng phục vụ là ĐT V chứ không phải là toàn bộ vùng nông thôn của Tỉnh (mặc dù Cty được giao nhiệm vụ này)

  1. Để tạo điều kiện rà soát Tỷ lệ dịch vụ, các Cty cần cung cấp kèm theo Bảng hỏi một tờ giới thiệu ngắn gọn về Cty trong đó nêu các hệ thống cấp nước với công suất thiết kế và vùng phục vụ của mỗi hệ thống này.


8.4.Số dân vùng phục vụ


Số dân trong vùng phục vụ được phân theo 2 loại đô thị (đô thị từ loại IV trở lên và đô thị loại V và khác) và được cung cấp theo các câu hỏi A29 và A30 của Bảng hỏi. Số dân vùng phục vụ của 84 Cty được tổng hợp trong Bảng tại Phục lục 4. Qua đó rút ra một số nhận xét sau

  1. Dân số vùng phục vụ toàn quốc/ của 84 Cty trong năm 2012 là 37,9 triệu người, bao gồm:

  • Dân số các DT IV là 29,3 triệu người, chiếm 78 % tổng số dân trong vùng phục vụ

  • Dân số các DT V là 8,2 triệu người, chiếm 22 % tổng số dân trong vùng phục vụ (số dân của DT V đúng ra phải thấp hơn con số này vì con số này bao gồm cả vùng nông thôn của 2 Tỉnh Tuyên Quang và Kiên Giang)

  1. Dân số vùng phục vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng nhiều và bởi những nguyên nhân sau:

  • Đối với đô thị IV: tăng thêm hơn 3 triệu người. do:

  • Cty SAWACO: dân số TPHCM tăng thêm 1,4 triệu người, do năm 2011 tính theo dân số khu vực đô thị của thành phố, năm 2012 tính theo dân số cả vùng đô thị và nông thôn,

  • Cty KDNS Hà Nội tăng 0,35 triệu người,

  • Cty An Việt: tăng 0,12 triệu người

  • Đối với đô thị V: tăng thêm gần 2 triệu người, do một số Tỉnh năm 2011 lấy dân số đô thị nhưng năm 2012 lấy dân số toàn bộ đô thị V và vùng nông thôn (bằng số dân của toàn Tỉnh trừ đi dân số các đô thị loại IV trở lên của Tỉnh), cụ thể:

  • Tuyên Quang: tăng 0,5 triệu người

  • Kiên Giang: tăng 1,3 triệu người

  1. Số dân đô thị V tăng do quan niệm khác nhau giữa hai năm về vùng phục vụ. Khái niệm cấp nước đô thị chưa được phân biệt rõ và tuân thủ khi cung cấp số liệu: vùng phục vụ bao gồm chỉ cho cấp nước đô thị như tên gọi của Bộ dữ liệu hay cả cấp nước nông thôn; vùng phục vụ tính cho các hệ thống cấp nước/ nhà máy nước hiện có của Cty hay theo vùng mà Cty được giao nhiệm vụ cấp nước (ở một số Tỉnh nhiệm vụ cấp nước đô thị và nông thôn là 2 loại nhiệm vụ khác nhau và được giao cho 2 loại Cty cấp nước khác nhau trong khi ở một số Tỉnh khác Cty cấp nước chủ chốt của Tỉnh được giao cả 2 loại nhiệm vụ này)

8.5.Tỷ lệ thất thoát nước


Tỷ lệ thất thoát nước và làm giảm tỷ lệ này trong nhiều năm qua luôn được sự quan tâm của các Cty cấp nước cũng như các cơ quan quản lý. Dưới đây là một số nhận xét dựa trên kết quả đầu ra của năm 2012:

  1. Có tới 11 Cty có trị số gốc của tỷ lệ thất thoát là số âm là một trị số vô lý đã làm giảm độ tin cậy của chỉ số quốc gia.

  2. Sau khi hiệu chỉnh (đưa các tỷ lệ thất thoát là số âm về số 0), tỷ lệ thất thoát quốc gia năm 2012 chung là 27 %, đối với ĐT IV là 27,2% và ĐT V là 13,8%.

  3. So với số liệu của năm 2011, tỷ lệ thất thoát giảm chút ít ở chỉ số quốc gia và ĐT IV, riêng ĐT V giảm nhiều. Nhìn chung tỷ lệ thất thoát vẫn còn khá cao. Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ thất thoát trong thực tế này cao hơn các giá trị nêu trên, do trong tính toán chỉ số quốc gia, một số Cty có tỷ lệ thất thoát là 0%, một trị số không đáng tin cậy.

  4. Tỷ lệ thất thoát ở ĐT V thấp hơn ĐT V. Điều này có thể lý giải là do ĐT V có địa bàn cấp nước nhỏ hơn, dễ quản lý, ít thất thu và hệ thống đường ống phân phối cũng “trẻ” hơn nên bị rò dỉ nước ít hơn

8.6.Mức dùng nước sinh hoạt


Mức tiêu thu nước sinh hoạt cũng là 1 trong 4 chỉ số thuộc chỉ tiêu thống kê của ngành xây dựng. Từ kết quả đầu ra rút ra một số nhận xét như sau:

  1. Chỉ số quốc gia của mức tiêu thụ nước sinh hoạt chung là 101 l/ người. ngày, ở ĐT IV là 106 và ĐT V là 75 l/người. ngày. So với năm 2001, các chỉ số quốc gia chung cũng như ĐT IV và ĐT V hầu như không thay đổi

  2. Mức tiêu thu nước sinh hoạt của ĐT V thấp hơn ĐT V. Thực tế cho thấy tại một số ĐT V để tiết kiệm tiền người dân bên cạnh việc sử dụng nước máy đô thị vẫn còn sử dụng thêm nguồn nước tự cấp như giếng khoan

  3. Nhìn chung mức tiêu thu nước sinh hoạt ĐT IV khoảng 100 l/ người. ngày và chiếm khoảng 70% nước cấp toàn đô thị.

8.7.Báo cáo quốc gia


Trên trang Web Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành nước có công bố Báo cáo quốc gia (hiện là năm ) dưới dạng một Bảng dữ liệu. Việc cải tiến Bảng dữ liệu này cũng nên được xem xét.

Kiến nghị:

Dưới đây trình bày một số đè xuất để cải tiến mẫu (Form) Báo cáo quốc gia trên trang Web, bao gồm:



  1. Bổ sung thêm một số dữ liệu cần cho quản lý ngành (hiện chủ yếu để đánh giá kết quả hoạt động cấp nước) như số dân vùng phục vụ, số dân được cấp nước

  2. Cấu trúc lại Bảng báo cáo để thuận tiện hơn cho việc đọc và sử dụng (hiện cấu trúc theo công thức tính toán các chỉ số):

  • Tách bạch phần dữ liệu và phần chỉ số,

  • Các dữ liệu về lượng nước khai thác, lượng nước cấp nên được xắp xếp liền nhau và có cùng một đơn vị (m3/ năm và m3/ ngày) để dễ so sánh

  1. Đặc biệt đơn vị tính cần phù hợp với độ chính xác của dữ liệu (hiện sao chép kết quả tính toán số học nên đơn vị tính quá nhỏ), cụ thể:

  • Dân số tính nên theo đơn vị nghìn người ( như trong kết quả điều tra dân số),

  • Mức nước sinh hoạt tới lít (không nên có tới 2 số thập phân) ,

  • Lượng nước khai thác, cấp nước hàng năm tới triệu m3

  • Công suất thiết kế tới 1000 m3/ ngày

  • Các tỷ lệ chỉ tới %,

  • Doanh thu và giá nước chỉ tới đồng (VND).


tải về 7.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương