Ban quản lý DỰ Án phát triển hạ TẦng kỹ thuậT (mabutip)



tải về 1.89 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.89 Mb.
#26099
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.4. Đánh giá các chỉ số


Các Bảng và Phụ lục đã tổng hợp đầy đủ toàn bộ các chỉ số kết quả hoạt động cùng các dữ liệu gốc quan trọng (sau hiệu chỉnh). Trong khuôn khổ Báo cáo này chỉ phân tích một số chỉ tiêu quan trọng, những chỉ tiêu đã được đưa vào hệ thống chỉ tiêu quốc gia và ngành.

3.4.1. Công suất thiết kế


Trong Bộ CSDL công suất thiết kế là một dữ liệu rất quan trọng và là một trong bốn Chỉ tiêu thống kê của ngành xây dựng trong lĩnh vực cấp nước. Nó phản ảnh quy mô sản xuất của Công ty đồng thời là căn cứ để rà soát các dữ liệu liên quan gồm: Lượng nước thô khai thác, lượng nước phát vào mạng lưới và lượng nước dược lập hóa đơn.

Công suất thiết kế/ công suất cấp nước được tổng hợp trong bảng ở Phụ lục 3.3.

Từ đó rút ra các nhận xét sau:


  1. Công suất của các Công ty:

Công suất thiết kế (sản xuất nước cấp) của các Công ty có khoảng dao động rất lớn, từ 800 m3/ ngđ tới 1,12 triệu m3/ ngđ.

Lưu ý cùng với cổ phần hóa việc dầu tư các NMN để sản xuất nước nhằm bán buôn cho các Công ty cấp nước bán lẻ (trước đây vừa sx vừa cung cấp cho người tiêu dùng) đã bắt đầu xuất hiện (ở Hà Nội (VIWASUPCO), ở TP HCM, Bình Dương, …) nên cần phân biệt công suất sản xuất với công suất bán lẻ để tránh cộng 2 lần một công suất sản xuất nước.



  1. Công suất thiết kế của toàn quốc:

Nhằm đảm bảo dữ liệu sát với thực tế hơn, khi tính toán Chỉ số quốc gia/ vùng cho công suất đã:

  • Tính cả các Công ty đã từng nộp Bảng trả lời trong những năm 2011 và hoặc năm 2012 nhưng lần này không nộp với việc áp dụng các trị số đã nộp trước đây;

  • Tránh sai lỗi do tính toán trùng lặp công suất của Tổng Công ty/ Công ty mẹ và các Công ty thành viên/ Công ty con và giữa lượng nước bán buôn và bán lẻ;

Tổng công suất thiết kế của 88 Công ty tham gia CSDL năm 2013 là 6,7 triệu m3/ngày đêm và của năm 2014 là 7,0 triệu m3/ ngày đêm.

  1. Tỷ trọng công suất:

  • So sánh tên và công suất của 88 Công ty trong CSDL với các Công ty cấp nước tham gia Hội Cấp nước cho thấy: Tổng công suất của 88 Công ty trong CSDL gần bằng tổng công suất của cả nước, bởi vì số Công ty chưa có trong CSDL đều là những Công ty nhỏ và là Công ty tư nhân hoặc Cấp nước nông thôn;

  • Nhóm Tứ phân vị thứ nhất: Nhóm Tứ phân vị thứ nhất gồm 23 Công ty có công suất từ 75.000 m3/ ngđ trở lên (chỉ tính các Công ty cấp nước tới người tiêu thụ, không tính các Công ty sản xuất nước và bán buôn cho các Công ty cấp nước), chiếm 73% tức khoảng 3/4 tổng công suất của cả nước. Trong đó:

  • Hai Công ty lớn nhất là Công ty Nước sạch Hà Nội và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn chiếm khoảng 1/3 tổng công suất của cả nước (Hà Nội khoảng 1/10 và SAWACO khoảng ¼ của cả nước;

  • Nhóm các Công ty có công suất cấp nước (bán lẻ) từ 150.000 m3/ngđ gồm 11 Công ty, chiếm hơn một nửa công suất cấp nước toàn quốc;

  • Ba nhóm tứ phân vị còn lại gồm 80 Công ty nhưng công suất chỉ chiếm 27%, trung bình 3,4% một Công ty. Vì vậy sự thay đổi giá trị của một số Công ty thuộc 3 nhóm tứ phân vị dưới có ảnh hưởng không nhiều tới chỉ số tổng hợp quốc gia/ khu vực.

Kiến nghị:

  1. Có thể đánh giá nhanh nhiều chỉ số toàn quốc (có liên quan tới quy mô/ công suất cấp nước) qua việc đánh giá chỉ 23 Công ty thuộc nhóm tứ phân vị thứ nhất.



  1. Ngược lại để đảm bảo độ tin cậy của các chỉ số quốc gia, cần đảm bảo ít nhất độ tin cậy của các chỉ số của nhóm 23 Công ty này, đặc biệt là 2 Công ty cấp nước của 2 TP Hà Nội và HCM. Trong điều kiện hạn chế nguồn lực và thời gian cần ưu tiên việc xác minh dữ liệu của các Công ty này. Danh sách 23 Công ty thuộc nhóm đầu được trình bày ở Bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6- Danh sách 23 Công ty có công suất thiết kế (2013 và 2014) lớn nhất (1)




Stt Công ty

Tên Công ty

Công suất th kế (m3/ ngày)

2013

2014




 

A. Khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ

 

 



5

Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nước sạch tỉnh Lào Cai

80,500

86,500



9

Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh

166,500

178,500



12

1) Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Thọ

93,000

93,000




 

B. Khu vực đồng bằng Sông Hồng

 

 



18

1) Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội

615,000

615,000



19

2) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco)

170,000(1)

170,000(1)



20

3) Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông

75,000

75,000



28

Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nước sạch Nam Định

87,600

91,000



30

Công ty TNHH MTV Kinh doanh Nước sạch Hải Dương

87,680

87,680



31

1) Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng

195,000

195,000




 

C. Khu vực ven biển miền Trung

 

 



39

1) Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa

91,450

93,200



41

Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An

71,000

91,000



45

Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

180,000

192,000



46

Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng

200,000

200,000



52

1) Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Khánh Hòa

75,000

75,000




 

D. Khu vực Tây Nguyên

 

 




 

E. Khu vực Đông Nam Bộ

 

 



67

1) Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn SAWACO

1,580,000(1)

1,580,000(1)



76

1) Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương

200,000(1)

284,000(1)



80

1) Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai

189,000

304,000



82

1) Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu

180,000

180,000







D. Khu vực Tây Nguyên










 

F. Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

 

 



85

1) Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ

67,500

67,500




86

2) Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ 2

50,000

50,000



95

Công ty TNHH MTV Cấp Nước Tiền Giang

121,000

121,000



97

Công ty Cổ phần điện nước An Giang

149,000

152,000



101

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang

81,920

81,920



103

Công ty TNHH MTV Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp

81,000

81,000




 

Tổng cộng: A+B+C+D+E+F

4,887,150

5,144,300







Tỷ lệ trên tổng công suất của cả nước %

73.29

73.40

Ghi chú:

  1. Chỉ tính các Công ty cấp nước tới người tiêu thụ, không tính các Công ty sản xuất nước và bán buôn cho các Công ty cấp nước,trong đó có các Công ty: VIWASUPCO ở Hà Nội (300.000 m3/ ngđ, BOO Thủ Đức 315.000 m3/ ngđ và Công ty Cấp nước Bình An 145.000 m3/ ngđ



      1. Tỷ lệ dịch vụ

Tỷ lệ dịch vụ là chỉ tiêu duy nhất trong các chỉ tiêu cấp nước là Chỉ tiêu thống kê quốc gia. Tỷ lệ dịch vụ của các Công ty trình bày tại Phụ lục 3.9 và biểu đồ ở hình 3.1.

Nhận xét chung:



  1. Tỷ lệ dịch vụ của các công ty trong cả nước rất khác nhau, dao động trong khoảng từ 24 % (trừ Ninh Bình 4%) đến 100%. Trong khi tỷ lệ dịch vụ cấp nước đô thị năm 2014 của các Tỉnh trong các Báo cáo của 53 Sở Xây dựng (không có Báo cáo của 10 Tỉnh trong đó có TP Hồ chí Minh) nằm trong khoảng 37- 98%;

  2. Một số Tỉnh (Lạng Sơn, Ninh Bình, Kiên Giang) có tỷ lệ dịch vụ thấp và thấp hơn những năm trước rất nhiều do thay đổi dân số vùng phục vụ của Công ty từ các đô thị thành ra toàn Tỉnh. Riêng Bắc Giang đã hiệu chỉnh theo vùng phục vụ được kê khai là thành phố nên tỷ lệ dịch vụ thành 92%;

  3. Tỷ lệ dịch vụ (độ bao phủ) trung bình trong cả nước trong các năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 72,00- 72,24- 74,48%;

  4. Trong số 88 công ty cung cấp số liệu:

  • 25% nhóm thấp nhất có tỷ lệ dịch vụ từ 24- 66%;

  • 50 % nhóm trên có tỷ lệ dịch vụ từ 75- 100%;

  • 25% nhóm cao nhất có tỷ lệ dịch vụ 90- 100%;







Hình 3.1. Các tỷ lệ dịch vụ cấp nước của các Công ty

Cần làm rõ một số vấn đề sau:



  1. Sự khác nhau giữa tỷ lệ dịch vụ trong Chỉ tiêu thống kê quốc gia và trong hệ thống chỉ tiêu kết quả hoạt động (performance indicators) của Bộ CSDL:

  1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành theo quyết định số 43/2010/ QĐ-TTG ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định trách nhiệm thu thập tổng hợp các chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ như sau:

  • Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thu thập (từ các Tỉnh/ thành phố) và tổng hợp chỉ tiêu Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch (mã số 1913);

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp chỉ tiêu Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch (mã số 1914) và;

  • Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp chỉ tiêu Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch.

  1. Trong Chỉ tiêu thống kê quốc gia, tỷ lệ này được tính theo từng Tỉnh và theo công thức: dân số thành thị được cung cấp nước sạch/ dân số khu vực thành thị. Dữ liệu được báo cáo từ các Công ty cấp nước trong Tỉnh lập báo cáo về Sở Xây dựng rồi các Sở Xây dựng (63 Sở của 63 Tỉnh/ TP) tổng hợp báo cáo về Bộ Xây dựng.

  • Trong Bộ CSDL cấp nước, tỷ lệ này được tính theo từng Công ty theo công thức số dân được cấp nước/ dân số vùng phục vụ của Công ty. Dữ liệu được báo cáo từ các Công ty cấp nước (khoảng 90 Công ty trên 63 Tỉnh, TP) về Bộ Xây dựng.

  1. Tỷ lệ dịch vụ của các Công ty có luôn luôn tăng theo hàng năm không?

Hiện nay phổ biến quan niệm tỷ lệ dịch vụ chắc chắn sẽ tăng hàng năm (năm sau cao hơn năm trước) do công suất cấp nước tăng. Thực tế cho thấy cần xem lại quan niệm này:

  1. Hàng năm công suất cấp nước tăng sẽ đưa đến tăng số dân được cấp nước nhưng không chắc sẽ tăng tỷ lệ dịch vụ vì tỷ lệ này còn phụ thuộc sự biến động của số dân trong vùng được cấp nước.

  2. Thực tế cho thấy một số Công ty có vùng phục vụ năm sau mở rộng hơn năm trước, đặc biệt có Công ty này được giao cho phục vụ cho toàn Tỉnh, gồm cả đô thị và nông thôn như Công ty cấp nước của các Tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Do đó tỷ lệ dịch vụ sẽ giảm

  3. Hiện nay trong thực tế đối với một số Tỉnh:

  • Trên địa bàn một Tỉnh có nhiều Công ty cấp nước cùng hoạt động, mỗi Công ty chịu trách nhiệm cung cấp một vùng phục vụ được giao trong Tỉnh;

  • Một Công ty cấp nước cho cả khu vực đô thị và nông thôn của một Tỉnh, thậm chí cho cả khu vực của một Tỉnh lân cận.

  1. Tỷ lệ dịch vụ của các đô thị loại V không đáng tin cậy .

Việc phân bổ chỉ tiêu tỷ lệ dịch cấp nước theo 2 loại đô thị (Đô thị loại V và Đô thị loại IV trở lên) là không hợp lý nên trong Báo cáo này chỉ phân tích tỷ lệ dịch vụ chung của các Công ty. Ranh giới cấp nước đô thị, nông thông rất khó phân biệt, bởi vì:

  • Mọi đô thị đều có khu vực đô thị (là: Quận/ phường nội thành/ nội thị) và khu vực nông thôn (huyện/ xã ngoại thành/ ngoại thị);

  • Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện tức là trong nông thôn lại có đô thị;

  • Các đô thị thường xuyên được nâng cấp vì vậy số lượng các đô thị biến động. Việc phân bổ theo 2 loại đô thị không có ý nghĩa vì bản thân các chỉ tiêu sẽ không được tính toán dựa trên chuẩn chung.

  1. Tỷ lệ dịch vụ cao mới là tốt?

Hiện cũng phổ biến tỷ lệ dịch vụ cao tốt hơn tỷ lệ dịch thấp, đối với toàn quốc cũng như từng Tỉnh, từng Công ty. Điều này đúng về phương diện thành tích phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên trong Benchmarking tỷ lệ dịch vụ thấp cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ của Công ty là cao do đó hấp dẫn các nhà đầu tư.

      1. Tỷ lệ huy động công suất

Tỷ lệ huy động công suất là tỷ lệ giữa công suất thực tế (tính theo trung bình ngày trong năm) so với công suất thiết kế của nhà máy nước.

  • Tỷ lệ huy động công suất trung bình của cả nước trong năm 2013 và 2014 là 74,63%, và 76,09% năm 2014: thấp nhất là 24,78% và cao nhất là 160%,

  • 75% Công ty có tỷ lệ huy động dưới 90%









      1. Tỷ lệ thất thu nước

Tỷ lệ thất thoát nước và làm giảm tỷ lệ này trong nhiều năm qua luôn được sự quan tâm của các Công ty cấp nước cũng như các cơ quan quản lý. Dưới đây là một số nhận xét dựa trên kết quả đầu ra của năm 2012:

  • Giá trị trung bình về tỷ lệ thất thoát, thất thu của cả nước (79 doanh nghiệp) là 18,5% giảm nhiều so với 2012 (có thể do cách tính toán), giá trị thấp nhất là 1%, giá trị cao nhất là 60%.

  • 50% số Công ty có Tỷ lệ thất thoát nước trên 21%

  • Cần lưu ý các Tỷ lệ thất thoát nướccủa các Công ty lớn là khá cao:

  • Hà Nội - 24,81 % và 22,92%;

  • HCMC đạt 37,52% và 34,65%;

  • Trong khi của đô thị nhỏ như Cam Ranh: Chỉ khoảng 2%.










      1. Mức tiêu thụ nước sinh hoạt

Mức tiêu thu nước sinh hoạt (l/người-ngày) cũng là 1 trong 4 chỉ số thuộc chỉ tiêu thống kê của ngành xây dựng.

Từ số liệu rút ra một số nhận xét như sau:



  • Mức thấp nhất là 36 l/người- ngày, mức cao nhất là 330 l/người- ngày;

  • Mức trung bình là 115 l/người- ngày;

  • 50% Công ty có mức trên 100 l/ người-ngày;

  • 25% Công ty thấp nhất có mức dưới 87 l/người – ngày.

Mức nước sinh hoạt bình quân đầu người của các thành phố lớn:

  • TP Hồ Chí Minh: 91- 96 l/người- ngày;

  • Hà Nội: 106- 108l/người- ngày;

  • Đà Nẵng: 126 l/người- ngày.







      1. Chi phí sản xuất cho 1m3 nước sản xuât và doanh thu cho 1m3 nước bán ra

Chi phí cho 1 m3 nước sản xuất của 75 % công ty là dưới 5.140 VND trong khi doanh thu cho 1m3 bán ra là dưới 8.100 VND.











Chương 4

Xây dựng Bộ chỉ số và Bảng hỏi cho phần

Xử lý nước thải đô thị



    tải về 1.89 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương