Ban quản lý chưƠng trình fsps II giai đOẠN 2006 2010



tải về 28.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích28.29 Kb.
#19697
UBND TỈNH SƠN LA

BAN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH FSPS II GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Địa chỉ: 182 Đường Nguyễn Lương Bằng - Thành Phố Sơn La

Điện thoại 022 3751 499; Fax 022 3751 399
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Về thực hiện hoạt động:

Hỗ trợ khoá đào tạo cho cán bộ hệ thống thú y tỉnh, huyện về “Các phương pháp chẩn đoán môi trường, dịch bệnh và nghiệp vụ thú y” trong nuôi trồng

thuỷ sản. Hoạt động: 5.2.2.3/SUDA/2011.
1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN:

Chương trình hỗ trợ ngành Thủy sản (FSPS-II) giai đoạn 2006 – 2010 và kéo dài đến 2012 có mục tiêu phát triển “Các bộ phận dân cư nghèo và kém phát triển ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế và bền vững của ngành Thủy sản”.

Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2006-2010 (FSPS-II) gồm 4 hợp phần:

- Hợp phần Tăng cường quản lý hành chính thủy sản (STOFA).

- Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI).

- Hợp phần Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA).   

- Hợp phần Tăng cường năng lực sau thu hoạch và tiếp thị (POSMA).

Và hiện đang triển khai tại 8 tỉnh: Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ an, T.T Huế, Bình Định, Đắc Lắc, An Giang, Bến Tre.



2. CƠ SỞ:

Là tỉnh miền núi Sơn La có điều kiện về môi trường, nguồn nước khá thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Để phát huy lợi thế đó, tỉnh Sơn La đã và đang thúc đẩy hoạt động khuyến ngư để chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi mới cho nông dân để từng bước chuyển đổi từ nuôi cá quảng canh cải tiến sang đầu tư nuôi cá thâm canh có năng xuất cao và thay thế nhiều đối tượng giống mới có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản. Xong vấn đề hiện nay môi trường và tình hình dịch bệnh thương xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người dân nuôi trồng thuỷ sản, trong khi đó địa phương chưa có giải pháp để hướng dẫn nông dân khắc phục những tồn tại do môi trường và dịch bệnh gây ra. Điều này cho thấy đã đến lúc cần phải hình thành một mạng lưới cán bộ quản lý thú y thuỷ sản tại các địa phương, có những hiểu biết sâu sắc về môi trường dịch bệnh và nghiệp vụ thú y trong nuôi trồng thuỷ sản, để thường xuyên tập huấn, hướng dẫn, cảnh báo cho bà con nông dân về diễn biến của môi trường và dịch bệnh để có phương pháp điều trị kiệp thời, hạn chế thịêt hại do dịch bệnh xảy ra . Chính vì vậy việc hỗ trợ khoá đào tạo cho cán bộ hệ thống thú y tỉnh, huyện về “Các phương pháp chẩn đoán môi trường, dịch bệnh và nghiệp vụ thú y” trong nuôi trồng thuỷ sản là hết sức cần thiết.

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2011. Ban quản lý chương trình FSPS II Sơn La, thông báo tuyển chọn chuyên gia tư vấn để triển khai đối với hoạt động này, trên cơ sở nội dung của bản tham chiếu này.

3. MỤC TIÊU KHOÁ HỌC:

Thông qua khoá đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ hệ thống thú y tỉnh, huyện về “Các phương pháp, nghiệp vụ thú y trồng thuỷ sản để làm tốt công tác quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành thuỷ sản

- Trở thành những tập huấn viên tập huấn lại cho nông dân, từng bước hình thành mạng lưới thú y thuỷ sản tại cơ sở để cảnh báo kiệp thời nhằm hạn chế ruổi ro cho nông dân trong nuôi trồng thuỷ sản.

4. NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

Thông tin chính liên quan tới học viên tham dự đào tạo:

- Số lượng học viên/khoá: 30 học viên.

- Đối tượng: Cán bộ hệ thống thú y tỉnh, huyện

5. CÁC CHỦ ĐỀ KHÓA HỌC:

- Chủ để chung của khóa học “Các phương pháp chẩn đoán môi trường, dịch bệnh và nghiệp vụ thú y trong nuôi trồng thủy sản”

- Để đạt được mục tiêu cho khóa đào tạo đơn vị, chuyên gia tư vấn sẽ đề xuất nội dung cụ thể cho các tiêu đề của từng phần trong bài giảng để đạt được mục tiêu mong muốn. Đây là một trong những tiêu chí cạnh tranh để đánh giá, lựa chọn nhà tư vấn đào tạo.

6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Phương pháp sẽ sử dụng cho khoá đào tạo sẽ bao gồm:

-  Các bài trình bày và bài giảng lý thuyết

-  Các thảo luận nhóm

-  Bài tập thực hành thực tế.

Chuyên gia tư vấn có thể sử dụng thêm các phương pháp khác để tiến hành công việc đẻ hoàn thành tốt khoá đào tạo.

7. YÊU CẦU VỀ TÀI LIỆU

- Tài liệu đào tạo được trình bày trên Powerpoints, giảng viên phải chuẩn bị đề cương bài giảng, tài liệu cho học viên phải phù hợp và trình bầy trên (word), và trước khi tiến hành giảng dạy chuyên gia tư vấn phải gửi về Ban quản lý chương trình tỉnh bằng bản viết, bản điện tử thời gian 5 ngày để xem xét góp ý trước khi chính thức sử dụng cho khoá đào tạo.

Tất cả tài liệu được sử dụng trong quá trình đào tạo là sản phẩm của hoạt động, đơn vị tư vấn phải cung cấp cho BQL chương trình bằng cả bản in (02 bản) và bản điện tử (Đĩa CD).

8. CÁC HOẠT ĐỘNG

Các hoạt động sẽ bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho hoạt động tư vấn, làm việc thống nhất với Ban QL chương trình tỉnh trước khi tiến hành khoá đào tạo.

- Thu thập các tài liệu liên quan phục vụ cho thiết kế nội dung bài giảng.

- Xây dựng nội dung bài giảng, bộ tài liệu cho học viên.

- Tiến hành thực hiện khoá đào tạo.

- Đánh giá kết quả thu được của học viên qua khóa đào tạo.

- Viết báo cáo kết quả hoạt động tư vấn .

9. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN

Giảng viên yêu cầu phải có kinh nghiệm và trình độ sau:

-  Có trình độ đại học trở lên đối với lĩnh vực chuyên môn phù hợp hoặc ở lĩnh vực có liên quan, ưu tiên trình độ cáo hơn.

-  Có ítt nhất 10 năm kinh nghiệm trở lên

-  Có kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức thực hiện các khóa đào tạo/tập huấn tương tự.



10. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO

* Thời gian:

-  Thời gian đào tạo 05 ngày/ khoá



- Thời gian thực hiện đào tạo trong tháng 2/2011

* Địa điẻm:

- Khóa đào tạo tổ chức tại thành phố Sơn La



11. BÁO CÁO:

- Trước khi triển khai hoạt động đào tạo, nhà tư vấn phải thu xếp buổi làm việc với Ban quản lý chương trình tỉnh, để báo cáo, thông qua kế hoạch triển khai hoạt động tư vấn, thống nhất nội dung bài giảng và phải thực hiện hai nội dung báo cáo sau:



* Báo cáo tiến độ

- Chuyên gia tư vấn phải báo cáo thường xuyên với Ban quản lý chương trình về tiến độ thực hiện đào tạo, sau khi kết thúc khoá tập huấn hoặc báo cáo bất kỳ khi nào chuyên gia tư vấn thấy cần thiết.



* Báo cáo kết thúc:

- Sau khi kết thúc hoạt động đào tạo, chậm nhất sau 5 ngày nhà tư vấn phải nộp bản báo cáo cuối cùng và toàn bộ sản phẩm về nội dung bài giảng bằng văn bản điện tử lưu trong đĩa (CD) và 03 bản viết cho ban quản lý chương trình tỉnh góp ý để đơn vị tư vấn hoàn thiện sau đó 5 ngày sau.



12. TRÁCH NHIỆM

* Trách nhiệm của Ban QL chương trình tỉnh Sơn La:

- Chuẩn bị địa điểm, thông báo triệu tập học viên.

- Chuẩn bị hậu cần (chỗ ăn, nghị, đi lại cho học viên).

- Đánh giá và cho điểm việc thực hiện tư vấn bằng Mẫu đánh giá tư vấn. Thanh toán đầy đủ về thù lao tư vấn, các khoản chi phí hoàn trả nhưng với điều kiện chất lượng hoạt động tư vấn phải đạt được điểm trung bình tối thiểu là 6.0 trở lên.



* Trách nhiệm của nhà tư vấn:

- Nhà đào tạo cung cấp đầy đủ nội dung bài giảng, tài liệu liên quan đến khoá tập huấn cho Ban QL chương trình tỉnh bằng bản viết, bản điện tử trước khi đào tạo như đã đề cập ở trên.

- Tự túc phương tiện đi lại, công cụ, dụng cụ liên quan đến khoá học và giảng dạy đúng thời gian.

- Mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm đi lại trong toàn bộ thời gian tiến hành hoạt động tư vấn.

- Đóng thuế thu nhập cá nhân cho tất cả các khoản thu nhập theo luật Việt Nam.

- Có trách nhiệm bố trí tất cả việc đi lại và phải chính xác theo thời gian hợp đồng được ký kết.



13. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mô tả chương trình/hợp phần SUDA giai đoạn (2006 - 2010).



2. Hướng dẫn chi tiêu tài chính của DANIDA.

GIÁM ĐỐC
Каталог: Lists -> bonongnghiep News -> Attachments
Attachments -> Danh sách các doanh nghiệp Ma-rốc hoặc liên doanh với Ma-rốc nhập khẩu và kinh doanh cà phê A. Nhập khẩu và kinh doanh cà phê hoà tan
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 2. Tên thủ tục hành chính: Tên đơn vị kê khai: Lĩnh vực
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> VÀ phát triển nông thôN
Attachments -> Nhãm B&c tiªu chuÈn ngµnh 10 tcn 524-2002 Thuèc trõ cá chøa ho¹t chÊt 2,4-D
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỔng cục thống kê việt nam
Attachments -> Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Attachments -> Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với thịt và sản phẩm động vật

tải về 28.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương