Ban chấp hành trung ưƠng số 45-QĐ/tw đẢng cộng sản việt nam


- Điều 11 (khoản 2): Quy định số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp



tải về 310.7 Kb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích310.7 Kb.
#357
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

19- Điều 11 (khoản 2): Quy định số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu đi dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp


19.1- Số lượng đại biểu Đại hội toàn quốc của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

19.2- Số lượng đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội quyết định theo chỉ thị của Bộ Chính trị trước khi tiến hành đại hội. Cấp uỷ triệu tập đại hội phân bổ số lượng đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ.

19.3- Đại biểu dự đại hội đại biểu các cấp gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội đang sinh hoạt tại đảng bộ, các đại biểu do đại hội đại biểu đảng bộ, chi bộ trực thuộc bầu và đại biểu được chỉ định theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 11 Điều lệ Đảng.

19.4- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu cử lập một danh sách chung; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu được số phiếu trên một nửa so với tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo số phiếu bầu từ cao đến thấp. Nếu vẫn chưa bầu đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.

Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần thứ nhất hay không là do đại hội quyết định.

19.5- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (ở Trung ương là Bộ Chính trị) quyết định. Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hơn.

19.6- Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì đại biểu đó vẫn được triệu tập đến dự đại hội, cấp uỷ nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biểu dự khuyết thay thế; nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.

Trường hợp đại biểu chính thức (do bầu cử) xin rút mà được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý, thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.

19.7- Trường hợp đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ, cấp uỷ không được cử đại biểu dự khuyết thay thế số đại biểu chính thức do bầu không đủ.

Cấp uỷ viên cấp triệu tập vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức bị bác tư cách thì không cử đại biểu dự khuyết thay thế.

Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.

Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lài có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 11 Điều lệ Đảng về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.

19.8- Trường hợp đảng bộ, chi bộ đã tổ chức đại hội bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, nhưng do yêu cầu chia tách, đảng bộ, chi bộ đó được chuyển về một đảng bộ mới và đảng bộ mới chưa tiến hành đại hội, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của đảng bộ, chi bộ mới chuyển về và tính vào tổng số đại biểu được triệu tập của đại hội.

20- Điều 11 (khoản 1, khoản 2): Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội


Cấp uỷ triệu tập đại hội có nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị dự thảo các báo cáo, các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.

b) Tiếp nhận đơn ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội (gửi đến cấp uỷ trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để đoàn chủ tịch đại hội báo cáo đại hội xem xét, quyết định.

c) Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc, thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc; chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.

d) Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

đ) Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.

e) Chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên của đảng bộ cho đến khi bầu được cấp uỷ mới.

g) Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ trong phiên họp thứ nhất.


21- Điều 11 (khoản 4): Chỉ định đại biểu tham dự đại hội đại biểu đảng bộ các cấp


Các đảng bộ, chi bộ đang hoạt động ở ngoài nước, đảng bộ, chi bộ có đa số đảng viên hoạt động không phân tán, đang làm nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hoặc vì thiên tai... mà không tổ chức đại hội được, nếu cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý thì cấp uỷ triệu tập đại hội được chỉ định một số đại biểu ở các đảng bộ, chi bộ đó phù hợp với tính chất, đặc điểm, số lượng đảng viên ở các đơn vị đó.

Số lượng đại biểu được chỉ định nằm trong tổng số đại biểu được triệu tập.


22- Điều 11, Điều 12: Các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội


22.1- Điều 11 (khoản 7), Điều 12 (khoản 3): Đoàn chủ tịch đại hội

a) Đoàn chủ tịch đại hội là cơ quan điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Cấp uỷ triệu tập đại hội đề xuất để đại hội biểu quyết về số lượng thành viên đoàn chủ tịch, sau đó giới thiệu để đại hội biểu quyết danh sách đoàn chủ tịch. Đại hội chi bộ biểu quyết danh sách đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch đại hội.

b) Đoàn chủ tịch đại hội có nhiệm vụ:

- Điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm việc đã được đại hội biểu quyết thông qua; phân công thành viên điều hành các phiên họp của đại hội; chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết; lãnh đạo, điều hành các hoạt động của đại hội.

- Điều hành việc bầu cử theo quy định của Bộ Chính trị.

22.2- Điều 11 (khoản 5): Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội.

a) Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp uỷ triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu; cấp uỷ triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.

b) Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:

- Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

- Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

- Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

22.3- Điều 11 (khoản 7): Đoàn thư ký đại hội

a) Đoàn thư ký đại hội gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu) hoặc đảng viên chính thức (đối với đại hội đảng viên). Cấp uỷ triệu tập đại hội đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách đoàn thư ký và trưởng đoàn thư ký. Ở đại hội chi bộ thì chi uỷ hoặc bí thư chi bộ đề xuất, giới thiệu để đại hội biểu quyết. Trưởng đoàn thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch về nhiệm vụ của đoàn thư ký.

b) Nhiệm vụ của đoàn thư ký:

- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại hội.

- Quản lý và phát hành tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp uỷ khoá mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội.

22.4- Điều 12 (khoản 3): Ban kiểm phiếu

a) Ban kiểm phiếu gồm những đại biểu chính thức (đối với đại hội đại biểu), đảng viên chính thức (đối với đại hội đảng viên) trong đại hội không có tên trong danh sách bầu cử. Đoàn chủ tịch (hoặc chủ tịch) đại hội đề xuất, giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng, danh sách thành viên ban kiểm phiếu và trưởng ban kiểm phiếu.

b) Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu, kiểm phiếu bầu.

- Xem xét, kết luận các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội (nếu có).

- Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử; niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội. Đoàn chủ tịch đại hội bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định (qua ban tổ chức của cấp uỷ).

Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.

Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật được đại hội sử dụng làm nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.

22.5- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục trong đại hội.


Каталог: DesktopModules -> NEWS -> DinhKem
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc BẢn kê khai
DinhKem -> Suy tim năM 2014: TÓm tắt các nc quan trọNG
DinhKem -> Hướng dẫn số 07-hd/btctw ngày 11/10/2011 của Ban Tổ chức Trung ương về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
DinhKem -> Phụ lục 1 MẪU ĐƠN ĐĂng ký SÁng kiếN
DinhKem -> BÀI 1: soạn thảo văn bản với microsoft word
DinhKem -> PhiếU ĐỀ xuấT ĐỀ TÀi nckh cấp cơ SỞ (CẤp trưỜNG) NĂm họC 2015 -2016
DinhKem -> Danh mụC ĐÍnh kèm quyếT ĐỊnh số : /QĐ-Đhydct ngày tháng 02 năm 2015
DinhKem -> Danh sách bàI ĐĂng tập san nckh số 9 (THÁng 11/2013)
DinhKem -> Sacubitril-valsartan trong đIỀu trị suy tim: hiệu quả VÀ giá trị
DinhKem -> Lactate trong nhiễm trùng huyết

tải về 310.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương