Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004


II.CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỬA MÔ HÌNH THỰC THỂ-LIÊN KẾT



tải về 1.04 Mb.
trang6/29
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.04 Mb.
#87
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

II.CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỬA MÔ HÌNH THỰC THỂ-LIÊN KẾT

1. Kiểu thực thể, tập thực thể, các thuộc tính và các khoá

  1. Các thực thể và các thuộc tính


Đối tượng cơ bản được trình bày trong mô hình ER là thực thể. Thực thể là môt “vật”trong thế giới thực có sự tồn tại độc lập. Một thực thể có thể là một vật cụ thể, (chẳng hạn như một người, một cái ô tô,..)hoặc có thể là một vật trừu tượng(chẳng hạn một công ty, một công việc, một môn học). Mỗi thực thể có các thuộc tính, đó là các tính chất cụ thể mô tả nó. Ví dụ, một thực thể nhân viên được môt tả bằng họtên, tuổi, địa chỉ, lương và công việc của

nhân viên đó. Một thực thể cụ thể sẽ có một giá trị cho mỗi thuộc tính của nó. Các giá trị thuộc tính mô tả mỗi thực thể sẽ trở thành một phần chính của các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

Hình vẽ 2.2 chỉ ra một số thực thể và các thuộc tính của chúng. Thực thể nhân viên e1 có 4 thuộc tính : Họ tên, Địa chỉ, Tuổi, và Số điện thoại. Giá trị của các thuộc tính tương ứng là “Lê Vân”, “Hà nội”, “32”, “(04)855641”. Thực thể công ty c1 có ba thuộc tính Tên, Địa điểm, Giám đốc với các giá trị tương ứng là “Công ty Dệt may”, “Thanh trì, Hànội”, “Phạm Mỹ Hoa”.



NHÂN VIÊN

(Họ tên, Địa chỉ, Tuổi, ĐT)







CÔNG TY

(Tên, Địa điểm, Giám đốc)



e1

(Lê Vân, Hà Nội, 32, (04)855641)






c1

(CT dệt may, Thanh Trì HN, Phạm Mỹ Hoa)



e2

(Trần Bá, Hải Phòng, 45, 8739455)






c2

(CT Hoa quả, Hải phòng, Lê Hà)



e3

(Hoàng Vân, Hà Nội, 8431845)

.

.

.






c3

CT Máy tính, Hà Nội, Phan Anh

.

.

.



Hình 2.2 Kiểu thực thể và tập thực thể

      • Các loại thuộc tính


Trong mô hình ER có mặt nhiều kiểu thuộc tính : thuộc tính đơn và thuộc tính phức hợp, thuộc tính đơn trị và thuộc tính đa trị, thuộc tính được lưu trữ và thuộc tính suy diễn được. Chúng ta sẽ định nghĩa các kiểu thuộc tính và minh hoạ chúng thông qua các ví dụ.

Thuộc tính đơn và thuộc tính phức hợp : Các thuộc tính phức hợp là các thuộc tính có thể được phân chia ra thành các phần nhỏ hơn, biểu diễn các thuộc tính cơ bản hơn với các ý nghĩa độc lập. Ví dụ, thuộc tính Họ tên của thực thể Nhân viên có thể được phân chia thành Họ đệm, Tên. Các thuộc tính không thể phân chia được được gọi là thuộc tính đơn hay thuộc tính nguyên tố. Giá trị của một thuộcc tính phức hợp là sự kết hợp các giá trị của các thuộc tính thành phần tạo nên nó.

Các thuộc tính phức hợp có lợi cho hoàn cảnh mô hình mà trong đó một người sử dụng đôi khi tham khảo đến một thuộc tính phức hợp như là một đơn vị nhưng vào lúc khác thì tham khảo đến các thành phần của nó. Nếu một thuộc tính phức hợp được tham khảo chỉ như là một thì không cần thiết phải chia nó thành các thuộc tính thành phần.



Thuộc tính đơn trị và thuộc tính đa trị: Đa số các thuộc tính có một giá trị duy nhất cho một thực thể cụ thể, các thuộc tính như vậy gọi là các thuộc tính đơn trị. Ví dụ, Tuổi là một thuộc tính đơn trị của một người. Trong một số trường hợp, một thuộc tính có thể có một tập hợp các giá trị cho cùng một thực thể. Ví dụ, thuộc tính Bằng cấp của một người. Một người có thể không có bằng cấp nào, người khác có thể có một bằng, người khác nữa có thể có nhiều bằng,…. Như vậy các người khác nhau có thể có một số các giá trị khác nhau cho thuộc tính Bằng cấp. Những thuộc tính như vậy được gọi là thuộc tính đa trị.

Thuộc tính được lưu trữ và thuộc tính suy diễn được: Trong một số trường hợp, hai hay nhiều giá trị thuộc tính có liên quan đến nhau, ví dụ thuộc tính Tuổi và thuộc tính Ngày sinh của một người. Với một người cụ thể ta có thể tính Tuổi của anh ta bằng cách lấy năm hiện tại trừ đi năm của Ngày sinh. Thuộc tính Tuổi như vậy gọi là thuộc tính suy diễn được và nó được suy diễn từ thuộc tính Ngày sinh. Thuộc tính Ngày sinh được gọi là thuộc tính lưu trữ.

Các giá trị không xác định (null values): Trong một số trường hợp, một thực thể cụ thể có thể không có các giá trị áp dụng được cho một thuộc tính. Ví dụ, Thuộc tính Số điện thoại của thực thể Nhân viên sẽ không có giá trị đối với các nhân viên không có số điện thoại. Trong trường hợp như vậy, ta phải tạo ra một giá trị đặc biệt gọi là giá trị không xác định (null value). Giá trị không xác định được tạo ra khi một thuộc tính không có các giá trị áp dụng được hoặc khi không biết.

Các thuộc tính phức tạp: Là những thuộc tính phức hợp và đa trị.
      • Kiểu thực thể, tâp thực thể, khoávà tập giá trị


Các kiểu thực thể và các tập thực thể: Một cơ sở dữ liệu thường chứa những nhóm thực thể tương tự như nhau. Ví dụ, một công ty thuê hàng trăm nhân viên muốn lưư giữ những thông tin tương tự liên quan đến mỗi nhân viên. Các thực thể nhân viên này chia sẻ các thuộc tính giống nhau nhưng mỗi thực thể có các giá trị riêng cho các thuộc tính. Một kiểu thực thể là một tập hợp các thực thể có các thuộc tính như nhau. Một kiểu thực thể trong cơ sở dữ liệu được mô tả tên của nó và các thuộc tính. Hình vẽ 2.2 chỉ ra hai kiểu thực thể có tên là CÔNGTY và NHÂNVIÊN và các thuộc tính của chúng. Một tập hợp tất cả các thực thể của một kiểu thực thể cụ thể trong cơ sở dữ liệu tại một thời điểm được gọi là một tập thực thể, nó thường được tham chiếu đến bằng cách sử dụng tên của kiểu thực thể. Ví dụ, NHÂNVIÊN dùng để chỉ vừa là một kiểu thực thể, vừa là tập hợp hiện tại của tất cả các thực thể nhân viên trong cơ sở dữ liệu.

Một kiểu thực thể được biểu diễn trong sơ đồ ER như là một hộp hình chữ nhật có chứa tên kiểu thực thể. Các tên thuộc tính được đặt trong các hình ô van và được nối với kiểu thực thể bằng các đường thẳng. Các thuộc tính phức hợp được nối với các thuộc tính thành phần của nó bằng các đường thẳng. Các thuộc tính đa trị được hiển thị trong các hình ô van đúp.





Hình 2.3 Biểu diễn kiểu thực thể và các thuộc tính

Một kiểu thực thể môt tả một lược đồ hoặc một mục đích cho một tập các thực thể chia sẻ cùng một cấu trúc. Tập hợp các thực thể của một kiểu thực thể cụ thể được nhóm vào một tập thực thể và được gọi là một thể hiện của một kiểu thực thể.



Các thuộc tính khoá của một kiểu thực thể: Một ràng buộc quan trọng trên các thực thể của một kiểu thực thể là Khoá hoặc là ràng buộc về tính duy nhất trên các thuộc tính. Mỗi một kiểu thực thể thường có một thuộc tính mà các giá trị của nó là khác nhau đối với mỗi thực thể riêng biệt trong một tập hợp. Thuộc tính như vậy gọi là thuộc tính khoá và các giá trị của nó có thể dùng để xác định từng thực thể một cách duy nhất. Ví dụ, thuộc tính Tên của kiểu thực thể CÔNGTY là khoá của kiểu thực thể đó vì mỗi thực thể công ty có một tên duy nhất. Đôi khi, nhiều thuộc tính kết hợp với nhau tạo thành một khoá, nghĩa là tổ hợp các giá trị của các thuộc tính phải khác nhau đối với mỗi thực thể. Trong trường hợp như vậy ta có thể định nghĩa một thuộc tính khoá phức hợp. Chú ý rằng khoá phức hợp phải tối thiểu, nghĩa là tất cả các thuộc tính thành phần phải có mặt trong thuộc tính phức hợp để thoả mãn tính chất duy nhất. Trong biểu diễn đồ hoạ của mô hình ER, thuộc tính khoá có tên được gạch dưới ở bên trong hình ô van.

Khi chỉ ra rằng một thuộc tính là khoá của một kiểu thực thể nghĩa là tính chất duy nhất nêu ở trên phải được thoả mãn đối với mỗi mở rộng của kiểu thực thể. Do đó, đó là ràng buộc cấm hai thực thể bất kỳ có giá trị cho thuộc tính khoá như nhau tại cùng một thời điểm. Đó không phải là tính chất của một thể hiện cụ thể, mà đúng hơn, nó là một ràng buộc trên tất cả các thể hiện của kiểu thực thể. Ràng buộc khoá này cũng như các ràng buộc khác sẽ được giới thiệu sau được lấy ra từ các ràng buộc của “thế giới nhỏ”mà cơ sở dữ liệu biểu diễn.

Một kiểu thực thể có thể có nhiều hơn một thuộc tính khoá. Ví dụ, kiểu thực thể NHÂNVIÊN có thể có hai thuộc tính Sốchứngminhthư và Sốthẻbảohiểm, cả hai đều là thuộc tính khoá. Một kiểu thực thể cũng có thể không có khoá; trong trường hợp đó, nó được gọi là kiểu thực thể yếu

Các tập hợp giá trị (miền) của các thuộc tính: Mỗi thuộc tính đơn của một kiểu thực thể được kết hợp với một tập hợp giá trị (hay còn gọi là miền giá trị). Đó là tập hợp các giá trị có thể gán cho thuộc tính này đối với mỗi thực thể riêng biệt. Các tập giá trị không được hiển thị trong sơ đồ ER.

Một cách toán học, một thuộc tính A của kiểu thực thể E có tập giá trị là V có thể được định nghĩa như là một hàm từ E vào tập hợp lực lượng P(V) của V:

A: E  P(V)

Chúng ta tham chiếu đến giá trị của thuộc tính A đối với thực thể e như là A(e). Định nghĩa ở trên đúng cho cả các thuộc tính đơn trị, thuộc tính đa trị, và cả thuộc tính không xác định.




tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương