Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004


Các đặc trưng của giải pháp cơ sở dữ liệu



tải về 1.04 Mb.
trang3/29
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.04 Mb.
#87
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

3.Các đặc trưng của giải pháp cơ sở dữ liệu


Trước khi khái niệm cơ sở dữ liệu ra đời, hệ thống tệp là một phương pháp được áp dụng rộng rãi. Một tệp có thể xem là một cặp hồ sơ lưu trữ các thông tin liên quan đến từng loại công việc riêng biệt. Ví dụ, trong một cơ quan, bộ phận tài vụ sẽ có một cặp hồ sơ liên quan đến lương của các nhân viên; bộ phận tổ chức có cặp hồ sơ liên quan đến vấn đề nhân sự,….Việc xử lý để lấy ra các thông tin như là các thống kê về lương, về quá trình công tác,… lúc đầu được thực hiện thủ công. Dần dần khối lượng thông tin ngày càng lớn, việc xử lý thông tin ngày càng phức tạp, người ta sử dụng máy tính vào việc quản lý. Các cặp hồ sơ được chuyển thành các tệp dữ liệu trên máy tính và việc xử lý thông tin được thực hiện bằng cách lập trình (trong một ngôn ngữ lập trình thế hệ 3). Việc quản lý theo giải pháp hệ thống tệp có rất nhiều nhược điểm. Thứ nhất, đó là sự dư tthừa thông tin : cùng một thông tin (chẳng hạn danh sách các nhân viên) được lưu trữ nhiều lần (trong tệp lương và cả ở trong tệp nhân sự …), như vậy sẽ gây ra việc lãng phí bộ nhớ và dễ gây sai sót trong khi cập nhật dữ liệu, có thể sinh ra các dữ liệu không đúng. Thứ hai, đó là sự phụ thuộc giữa các chương trình áp dụng và dữ liệu. Mỗi khi có sự thay đổi cấu trúc tệp và các dữ liệu trong tệp, chương trình áp dụng để khai thác thông tin trên tệp đó cũng phải thay đổi theo, điều đó làm cho việc bảo trì rất khó khăn.

Giải pháp cơ sở dữ liệu ra đời đã giải quyết được những nhược điểm đó. Cụ thể, giải pháp cơ sở dữ liệu có những đặc trưng sau:


      • Bản chất tự mô tả của hệ cơ sở dữ liệu


Một đặc trưng cơ bản của giải pháp cơ sở dữ liệu là hệ thống cơ sở dữ liệu không chỉ gồm bản thân cơ sở dữ liệu mà còn có cả một định nghĩa hoặc mô tả đầy đủ về cấu trúc cơ sở dữ liệu và các ràng buộc. Định nghĩa này được lưu trữ trong từ điển hệ thống, nó chứa thông tin như là cấu trúc của mỗi tệp, kiểu và dạng lưu trữ của từng mục dữ liệu. Các thông tin được lưu trữ trong từ điển được gọi là siêu dữ liệu (meta-data), và chúng mô tả của cấu trúc cơ sở dữ liệu nguyên thuỷ (hình 1.1). Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các người sử dụng cơ sở dữ liệu sử dụng từ điển dữ liệu để lấy thông tin về cấu trúc của cơ sở dữ liệu.
      • Sự cô lập giữa các chương trình và dữ liệu.


Trong hệ thống tệp, cấu trúc của các tệp cơ sở dữ liệu được nhúng vào trong các chương trình truy cập vì vậy bất kỳ một thay đổi nào về cấu trúc của một tệp cũng đòi hỏi phải thay đổi tất cả các chương trình truy cập đến tệp đó. Ngược lại, các chương trình truy cập của hệ quản trị cơ sở dữ liệu không đòi hỏi việc thay đổi như thế. Cấu trúc của các tệp dữ liệu được lưu trữ trong từ điển tách rời với các chương trình truy cập. Tính chất này gọi là sự độc lập dữ liệu-chương trình.
      • Hỗ trợ các khung nhìn dữ liệu nhiều thành phần


Một cơ sở dữ liệu có nhiều người sử dụng, mỗi một người có thể đòi hỏi một phối cảnh hoặc một khung nhìn (view) khác nhau. Một khung nhìn có thể là một tập con của cơ sở dữ liệu hoặc nó có thể chứa các dữ liệu ảo, đó là các dữ liệu được trích ra từ các tệp cơ sở dữ liệu khác nhau nhưng không được lưu trữ một cách rõ ràng. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhiều người sử dụng phải cung cấp nhiều công cụ để định nghĩa các khung nhìn nhiều thành phần.
      • Chia sẻ dữ liệu và nhiều người sử dụng


Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhiều người sử dụng phải cho phép nhiều người sử dụng truy cập đồng thời đến cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phải có phần mềm kiểm tra cạnh tranh để đảm bảo rằng các người sử dụng cập nhật đến cùng một dữ liệu phải được thực hiện theo cách được kiểm tra để cho kết quả của các cập nhật là đúng đắn.
      • Ví dụ về một cơ sở dữ liệu


Chúng ta hãy xem một cơ sở dữ liệu mà nhiều bạn đọc đã quen biết: cơ sở dữ liệu trường. Cơ sở dữ liệu này nhằm lưu giữ thông tin liên quan đến sinh viên, các môn học, điểm trong một môi trường đại học. Cơ sở dữ liệu được tổ chức thành 5 tệp, mỗi tệp lưu trữ các bản ghi dữ liệu cùng một kiểu.

Tệp sinhviên lưu giữ dữ liệu về mỗi sinh viên; tệp mônhọc lưu giữ dữ liệu về mỗi môn học, tệp họcphần lưu giữ các dữ liệu về mỗi học phần của môn học, tệp điểm lưu giữ các điểm của từng học phần của sinh viên, và tệp biếttrước lưu giữ các môn học cần biết trưóc của từng môn học. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu và một vài mẫu dữ liệu ví dụ được chỉ ra ở hình 1.2



Sinhviên

Họtênsinhviên

Mãsốsinhviên

Lớp

Chuyên ngành




Nguyễn Nam

17

K45T

Tinhọc




Lê Bắc

8

K45C

CôngnghệTT



Mônhọc

Tênmônhọc

Mã số môn học

Số đvht

Khoa




Tin học Cơ sở

101

8

Công nghệ




Cấu trúc DL>

102

5

Công nghệ




Toán rời rạc

103

5

Công nghệ




Cơ sở dữ liệu

104

4

Công nghệ



















họcphần

Mã số HP

Mãsố mônhọc

Họckỳ

Năm

Têngiáoviên




1011

101

1

2001

Vân




1012

101

2

2002

Vân




1031

103

1

2001

Hoàng




1032

103

2

2002

Hoàng




1020

102

3

2002

Lân




1040

104

4

2002

Huy



Điểm

Mãsốsinhviên

Mã sốHP

Điểm




17

1031

8




17

102

6




8

1031

9




8

1011

10




8

1020

7




8

1040

9



Biếttrước

Mãsốmôn học

Mãsốmônbiếttrước




104

102




104

103




102

101

Hình 1.2: Cơ sở dữ liệu ví dụ trường

Để định nghĩa cơ sở dữ liệu này, chúng ta phải chỉ ra của mỗi bản ghi của mỗi tệp bằng cách đặc tả các kiểu khác nhau của các phần tử dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các bản ghi. Theo hình 2, mỗi bản ghi sinhviên bao gồm các dữ liệu để biểu diễn Họ tên sinh viên, mã số sinh viên, lớp, chuyên ngành. Mỗi bản ghi môn học bao gồm các dữ liệu để biểu diễn tên môn học, mã số môn học, số đơn vị học trình, khoa, …. Chúng ta phải chỉ ra một kiểu dữ liệu

cho mỗi phần tử dữ liệu bên trong một bản ghi. Ví dụ: ta có thể đặc tả họ tên sinh viên là một dãy ký tự có độ dài 30, mã số sinh viên là một số nguyên,…

Để xây dựng cơ sở dữ liệu trường, chúng ta lưu giữ các dữ liệu để biểu diễn mỗi sinh viên, mỗi môn học, học phần, điểm, biết trước vào các tệp thích hợp. Để ý rằng các bản ghi trong các tệp khác nhau có thể có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, bản ghi đối với “Nguyễn Nam”trong tệp sinhviên có liên quan đến hai bản ghi trong tệp Điểm chỉ ra điểm của Nguyễn Nam trong hai học phần. Tương tự như vậy, một bản ghi biếttrước có liên quan đến hai bản ghi mônhọc…. Thông thường một cơ sở dữ liệu chứa nhiều kiểu của các bản ghi và chứa nhiều mối liên kết giữa các tệp.



Thao tác cơ sở dữ liệu bao gồm việc truy vấn và cập nhật cơ sở dữ liệu.Các truy vấn có dạng : “Liệt kê các môn học và điểm của sinh viên Nguyễn Nam”, “Đưa ra danh sách các sinh viên thi trượt môn cơ sở dữ liệu”, v..v… Cập nhật cơ sở dữ liệu bao gồm thêm vào một môn học mới, sửa lại một điểm của một học phần,… Các truy vấn và các cập nhật phải được đặc tả chính xác trong ngôn ngữ hệ cơ sở dữ liệu một cách chính xác trước khi chúng được xử lý.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương