Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình thiết kế, XÂy dựng và quản trị CƠ SỞ DỮ liệu hà NỘI, 2004


Các liên kết, các kiểu liên kết, các vai trò và các ràng buộc cấu trúc



tải về 1.04 Mb.
trang7/29
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.04 Mb.
#87
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   29

2.Các liên kết, các kiểu liên kết, các vai trò và các ràng buộc cấu trúc

  1. Các kiểu liên kết, tập liên kết và các thể hiện


Một kiểu liên kết R giữa n kiểu thực thể E1, E2,…., En xác định một tập hợp liên kết giữa các thực thể của các kiểu đó. Cũng như các kiểu thực thể và các tập thực thể, một kiểu liên kết và tập liên kết tương ứng với nó cũng có tên chung là R. Một cách toán học, tập liên kết R là một tập hợp các thể hiện liên kết ri, trong đó mỗi ri liên kết n thực thể riêng biệt (e1, e2, …, en), và mỗi thực thể ej trong ri là một thành phần của kiểu thực thể Ej, 1<=j<=n. Như vậy, một kiểu liên kết là một quan hệ toán học trên E1,E2,…,En, hoặc có thể định

nghĩa như là một tập của tích Đề các E1x E2x ….x En. Mỗi kiểu thực thể E1, E2,…., En đựoc gọi là tham gia vào kiểu liên kết R, và tương tự, mỗi thực thể riêng biệt e1, e2, …., en được gọi là tham gia vào thể hiện liên kết ri = (e1, e2, ….., en).

Một cách không hình thức, mỗi thể hiện liên kết ri trong R là một sự kết hợp của các thực thể, mỗi thực thể thuộc về một kiểu thực thể tham gia vào liên kết. Mỗi thể hiện liên kết ri như thế biểu diễn một sự kiện rằng các thực thể tham gia trong ri có một quan hệ với nhau theo một cách nào đó ở trong thế giới thực. Ví dụ, trong thực tế, các nhân viên làm việc cho các đơn vị; như vậy, có một kiểu liên kết giữa kiểu thực thể NHÂNVIÊN và kiểu thực thể ĐƠNVỊ liên kết các nhân viên với các đơn vị mà họ làm việc cho.

Trong sơ đồ ER, các kiểu liên kết được biểu diễn bằng một hình thoi được nối trực tiếp với các hình chử nhật biểu diễn các kiểu thực thể tham gia vào liên kết. Hình vẽ 2. 4 minh hoạ các ví dụ về kiểu liên kết, thể hiện liên kết.





Hình 2.4 Kiểu liên kết và thể hiện liên kết
      • Cấp liên kết, tên vai trò và liên kết đệ quy


Cấp của một liên kết: Cấp của một kiểu liên kết là số các kiểu thực thể tham gia. Một kiểu liên kết có thể có cấp 1, cấp 2, cấp 3,… Ví dụ, kiểu liên kết giữa kiểu thực thể NHÂNVIÊN và kiểu thực thể ĐƠNVỊ là một kiểu liên kết cấp 2. Kiểu liên kết giữa kiểu thực thể Mônhọc với chính nó là một kiểu liên kết cấp 1. v.v…

Các liên kết như các thuộc tính: Đôi khi chúng ta có thể coi một kiểu liên kết như một thuộc tính của một kiểu thực thể. Ví dụ, nếu kiểu thực thể NHÂNVIÊN có thuộc tính ĐƠNVỊ để chỉ ra tên đơn vị mà nhân viên làm việc cho, thì thuộc tính ĐƠNVỊ biểu thị một liên kết. Các thuộc tính kiểu này có thể đơn trị hoặc đa trị tuỳ theo bản chất của mối liên kết.

Các tên vai trò và các liên kết đệ quy: Mỗi một kiểu thực thể tham gia vào một kiểu liên kết có một vai trò cụ thể trong liên kết. Tên vai trò chỉ rõ vai trò mà thực thể của kiểu thực thể tham gia có trong mỗi thể hiện liên kết, và giúp đỡ việc giải thích ý nghĩa liên kết là gì. Ví dụ: trong kiểu liên kết , kiểu thực thể NHÂNVIÊN đóng vai trò của nhân viên hoặc công nhân, còn kiểu thực thể ĐƠNVỊ đóng vai trò của đơn vị hoặc người thuê nhân viên.

Các tên vai trò là hoàn toàn không cần thiết trong các kiểu liên kết mà trong đó các kiểu thực thể tham gia đều khác nhau, bởi vì mỗi tên kiểu thực thể có thể được sử dụng như là một tên vai trò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một kiểu thực thể có thể tham gia vào kiểu liên kết với các vai trò khác nhau. Trong những trường hợp như vậy tên vai trò trở nên quan trọng để phân biệt ý nghĩa của mỗi sự tham gia. Các kiểu liên kết như vậy gọi là liên kết đệ quy. Hình vẽ 2.5 chỉ ra một ví dụ về liên kết đệ quy: Trong các nhân viên làm việc cho một đơn vị, có nhân viên được giao nhiệm vụ theo dõi các nhân viên khác (chẳng hạn làm tổ trưởng, quản đốc, v…v). Như vậy sẽ có một kiểu liên kết liên kết một nhân viên với một người theo dõi (cũng là một nhân viên). Kiểu thực thể NHÂNVIÊN tham gia hai lần vào kiểu liên kết < theo dõi>, một lần với vai trò người bị theo dõi và một lần với vai trò người theo dõi.


      • Các ràng buộc trên các kiểu liên kết


Các kiểu liên kết thường có một số ràng buộc để hạn chế số các tổ hợp có thể của các thực thể có thể tham gia trong tập hợp liên kết tương ứng. Các ràng buộc này được xác định tù tình trạng của thế giơid thực mà các liên kết biểu diễn. Ví dụ, nếu công ty có quy tắc là mỗi nhân viên chỉ phải làm việc cho một đơn vị thì ta phải mô tả ràng buộc này trong lược đồ. Có hai loại ràng buộc liên kết chính: tỷ số lực lượng và sự tham gia.

Các tỷ số lực lượng cho các mối liên kết cấp 2: Tỷ số lực lượng cho một liên kết cấp 2 chỉ ra số các thể hiên liên kết mà một thực thể có thể tham gia vào. Ví dụ, trong kiểu liên kết giữa ĐONVI và NHÂNVIÊN,

tỷ số lực lượng là 1:N, điều đó có nghĩa là mỗi đơn vị có thể liên kết với nhiều nhân viên nhưng một nhân viên chỉ có thể liên kết với một đơn vị. Các tỷ số lực lượng có thể có là 1:1, 1:N, N:1 và M:N.

Một ví dụ về liên kết 1:1 là: một nhân viên có thể một đơn vị và một đơn vị có một nhân viên . Kiểu liên kết NHÂNVIÊN Dựán có tỷ số lựclượng là N:M vì nó phản ánh quy tắc của thế giới thực là một nhân viên có thể làm việc trên nhiều dự án và một dự án có nhiều nhân viên làm việc.

Các tỷ số lực lượng cho các liên kết cấp 2 được hiển thị trên các lược đồ ER bằng cách ghi 1, N, M trên các hình thoi (hình vẽ 2.5).





Hình 2.5 Tỷ số lực lượng của các kiểu liên kết

Các ràng buộc tham gia và sự phụ thuộc tồn tại: Ràng buộc tham gia chỉ ra rằng có phải sự tồn tại của một thực thể phụ thuộc vào liên quan đến một thực thể khác thông qua một kiểu liên kết hay không. Có hai kiểu ràng buộc tham gia: ràng buộc tham gia toàn bộràng buộc tham gia bộ phận. Ví dụ, nếu chính sách của một công ty ấn định rằng mỗi nhân viên phải làm việc cho một đơn vị, thì một thực thể NHÂNVIÊN chỉ có thể tồn tại khi tham gia vào một thể hiện của liên kết < làm việc cho>. Như vậy, sự tham gia của kiểu thực thể NHÂNVIÊN vào liên kết được gọi là tham gia toàn bộ, nghĩa là mỗi thực thể trong “tập hợp toàn bộ”các thực thể NHÂNVIÊN phải có liên kết với một thực thể ĐƠNVỊ thông qua kiểu liên kết < làm việc cho>. Sự tham gia toàn bộ còn được gọi là sự phụ thuộc tồn tại. Xét một ví dụ khác: Một nhân viên có thể quản lý (hoặc không) một đơn vị. Như vậy, việc tham gia của kiểu thực thể Nhân viên vào kiểu liên kết là bộ phận, nghĩa là chỉ có một số hoặc “một phần của tập hợp “các thực thể NHÂNVIÊN là có liên kết với một Đơn vị thông qua kiểu liên kết < quản lý>, chứ không phải tất cả. Chúng ta gọi tỷ số lực lượng và các ràng buộc tham gia bằng một cái tên chung là các ràng buộc cấu trúc.

Trong lược đồ ER, sự tham gia toàn bộ được hiển thị như một đường thẳng đôi nối các kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết. Sự tham gia bộ phận được biểu diễn bằng một đường thẳng đơn.


  • Thuộc tính của các kiểu liên kết


Các kiểu liên kết cũng có thể có các thuộc tính, giống như các thuộc tính của các kiểu thực thể. Ví dụ, để ghi lại số giờ trong tuần một nhân viên làm việc trên một dự án, chúng ta có thể đưa vào thuộc tính Sôgiờ cho kiểu liên kết hoặc để ghi lại việc quản lý đơn vị của một nhân viên chúng ta có thể đưa vào thuộc tính Ngày bắt đầu cho kiểu liên kết .
  • Các kiểu thực thể yếu


Các kiểu thực thể không có các thuộc tính khoá cho chính mình được gọi là các thực thể yếu. Ngược lại, các kiểu thực thể thông thường (nghĩa là có thuộc tính khoá) được gọi là thực thể mạnh. Các thực thể của một kiểu thực thể yếu được xác định bằng cách liên kết với các thực thể cụ thể của một kiểu thực thể khác tổ hợp với một số giá trị thuộc tính của nó. Ta gọi kiểu thực thể khác đó là kiểu thực thể xác định hoặc kiểu thực thể chủ và ta sẽ gọi kiểu liên kết làm liên kết một kiểu thực thể yếu với chủ của nó là liên kết xác định của kiểu thực thể yếu. Một kiểu thực thể yếu luôn luôn có một ràng buộc tham gia hoàn toàn (tồn tại phụ thuộc) vào liên kết xác định của nó bởi vì một thực thể yếu không thể được xác định mà không có thực thể chủ. Ví dụ, ta xét kiểu thực thể PHỤTHUỘC, liên kết với kiểu thực thể NHÂNVIÊN được sử dụng để giữ dấu vết của các người phụ thuộc vào mỗi nhân viênthông qua một liên kết 1:N. Các thuộc tính của PHỤTHUỘC là Họtên, Ngàysinh, Giới tính, và Mốiquanhệ (đối với nhân viên). Hai người phụ thuộc của hai nhân viên khác nhau có thể có cùng giá trị cho các thuộc tính nhưng nó là hai thực thể khác nhau. Chúng chỉ được xác định như hai thực thể khác nhau sau khi xác định một thực thể nhân viên cụ thể có liên quan đến từng người phụ thuộc. Mỗi thực thể nhân viên được gọi là chủ của các thực thể phụ thuộc liên kết với nó.

Thông thường một kiểu thực thể yếu có một khoá bộ phận, đó là một tập hợp các thuộc tính có thể xác định một cách duy nhất các thực thể yếu liên kết với cùng một thực thể chủ. Ví dụ, nếu như hai người phụ thuộc không bao giừ có tên giống nhau thì thuộc tính Họtên của PHỤTHUỘC là một khoá bộ phận. Trong trường hợp xấu nhất, thuộc tính phức hợp gồm tất cả các thuộc tính của thực thể yếu sẽ là một khoá bộ phận.

Trong sơ đồ ER kiểu thực thể yếu và mối liên kết xác định của nó được biểu diễn bằng một hình chử nhật và một hình thoi nét đúp.



tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương