Ban chỉ ĐẠo công nghệ thông tin của cơ quan đẢng giáo trình hưỚng dẫn thực hành windows 9X



tải về 170.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích170.77 Kb.
#27951




BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG

***

GIÁO TRÌNH

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH WINDOWS 9X

HÀ NỘI, 2004


MỤC LỤC



BAN CHỈ ĐẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN ĐẢNG 1

*** 1


GIÁO TRÌNH 1

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH WINDOWS 9X 1

HÀ NỘI, 2004 1

I. GIỚI THIỆU 3

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 11

III. SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM 22

IV. SỬ DỤNG WINDOWS 26

V. LÀM VIỆC TRÊN MẠNG 50

VI. BÀI TẬP 54



I.GIỚI THIỆU


Hệ điều hành WINDOWS 95 ra đời vào mùa thu 1995 do hãng MICROSOFT phát hành. Đây là một hệ điều hành theo phong cách hoàn toàn mới và nó nhanh chóng trở thành một trong những hệ điều hành phổ dụng và được yêu thích nhất hiện nay (Tiếp sau đó là các hệ điều hành Windows 97, 98 gọi tắt lại là các hệ điều hành Windows 9x).

Trước kia để làm việc được với hệ điều hành MS DOS, cần phải nhớ rất nhiều lệnh với cú pháp dài dòng và rắc rối, cùng với việc phải đối diện với một màn hình tối om sẽ làm cho công việc trở nên nhàm chán. Hệ điều hành WINDOWS ra đời, tương thích với hệ điều hành MS DOS, đã mang lại rất nhiều tiện lợi trong việc sử dụng. Hệ điều hành WINDOWS vì sử dụng giao diện đồ họa do đó rất dễ sử dụng. Một số đặc điểm nổi trội của WINDOWS 9X:



  • Cung cấp một giao diện đồ hoạ người – máy thân thiện (Graphic User Interface – GUI).

  • Cung cấp một phương pháp điều khiển thống nhất cho mọi ứng dụng trên môi trường WINDOWS 9X.

  • Hoạt động ở chế độ đa nhiệm (làm nhiều công việc trong cùng một thời gian).

  • Môi trường Nhúng – Liên kết các đối tượng (Object Linking and Embeding – OLE).

  • Tự động nhận dạng và cài đặt trình điều khiển các thiết bị (Plug and Play – PnP).

  • Hỗ trợ mạng.

1.Desktop, Icons & TaskBar


Màn hình Windows được xem như là Desktop (bàn làm việc). Trên Desktop có thể thấy các Icons (các biểu tượng), các Icons là sự thể hiện đồ hoạ các đối tượng trên Windows như: ổ đĩa, file, thư mục và mạng.

Phía dưới màn hình có một thanh ngang màu xám được gọi là Taskbar, trên hình vẽ có thể thấy trên Taskbar có một số ứng dụng đang chạy.

B
ên trái thanh Taskbar là nút Start, bên phải Taskbar có một cửa sổ nhỏ gọi là Tray. Trên Tray có một số Icons của một số chương trình được thực hiện sau khi khởi động Windows.

Bên cạnh Start menu là Quick launch, chứa các icons của một số chương trình mà chỉ cần nhấn chuột trái vào icons ta có thể chạy chương trình đó ngay.


2.Start Menu


Nhấn chuột trái1 vào nút Start,thực đơn Start hiện ra như sau:

Programs chứa các shortcuts tới các ứng dụng và các công cụ tiện ích.

Favorites chứa một số địa chỉ Internet thuộc sở thích của người dùng.

Documents các shortcuts tới 14 tài liệu được kích hoạt gần thời điểm hiện tại nhất

Settings shortcuts để tuỳ biến Windows.

Find Dùng để tìm các files và thư mục

Help Dùng trợ giúp trực tuyến về Windows.

Run Dùng để chạy các ứng dụng và mở các tài liệu

Log off … Dùng để thoát ra khỏi Windows và đăng nhập với tên người dùng khác.

Shut Down Dùng để tắt máy.

3.Mở - Đóng cửa sổ


T
rên màn hình Desktop nhấn đúp chuột trái vào biểu tượng My Computer.

4.Làm việc với cửa sổ

a.Chọn và chuyển các đối tượng


Chọn từng đối tượng: Giữ phím Ctrl đồng thời nhấn chuột trái vào các thư mục Backup, Bc, Foxpro…

Chọn nhiều đối tượng liền kề: Giữ phím Shift đồng thời nhấn chuột trái lần lượt vào các thư mục Backup, Foxpro.

Chuyển các đối tượng: Nhấn chuột trái vào vùng đã chọn các đối tượng và kéo sang Desktop, sau đó thả ra, các đối tượng sẽ được chuyển sang Desktop.

b.Di chuyển và thay đổi kích thước của cửa sổ


Chọn Start menu, sau đó trỏ vào Programs, trỏ vào Accessories và chọn vào Wordpad.






  • Di chuyển: Nếu cửa sổ đang ở trạng thái cực đại, nhấn vào (nút Restore). Di chuyển chuột vào Title bar, nhấn chuột trái và di chuyển chuột, cửa sổ Wordpad cũng bị di chuyển theo.

  • Cực đại: Thả chuột trái và nhấn vào (nút Maximize) để cực đại hoá cửa sổ.

  • Cực tiểu: Nhấn chuột trái vào (nút Minimize) để cực tiểu hoá cửa sổ, lúc này nút Wordpad nằm trên Taskbar.

  • Thay đổi kích thước:

    • Di chuyển chuột vào viền dưới của cửa sổ, con trỏ chuột chuyển thành hình . Nhấn chuột trái và di chuyển chuột theo chiều dọc để thay đổi.

    • Di chuyển chuột vào viền bên phải của cửa sổ, con trỏ chuột chuyển thành hình . Nhấn chuột trái và di chuyển chuột theo chiều ngang để thay đổi.

    • Di chuyển chuột vào góc dưới bên phải của cửa sổ, con trỏ chuột chuyển thành hình , nhấn chuột trái đồng thời di chuyển để thay đổi cửa sổ.

c.Chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ


Khi đang chạy cùng một lúc nhiều ứng dụng, có thể dễ dàng chuyển qua lại giữa chúng chỉ bằng việc nháy chuột vào tên ứng dụng được liệt kê trên thanh Taskbar. Khi một ứng dụng được chọn thì nó trở thành cửa sổ làm việc.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng bàn phím để chuyển đổi qua lại. Giả sử đang mở 2 cửa sổ My Computer Wordpad. Nhấn tổ hợp phím Alt+Tab, sau đó giữ phím Alt và nhấn phím Tab để chọn My Computer hoặc Wordpad.


d.Sử dụng thực đơn và hộp thoại


Trong cửa sổ Wordpad nhấn chuột vào File để hiển thị thực đơn File, sau đó chọn Open.

Chọn “Text Documents (*.txt)” trong hộp Files of type. Sau đó chọn thư mục Help nằm trong thư mục Windows. Nhấn chuột kép vào License để xem tài liệu này.



Sắp xếp cửa sổ

Nhấn chuột phải vào vùng trống trên Taskbar, sau đó chọn Cascade Windows, tất cả các cửa sổ đang mở đều có kích thước giống nhau và được xếp chồng lên nhau.

Sau đó lại nhấn chuột phải vào vùng trống trên Taskbar và chọn Undo Cascade, các cửa sổ trở về vị trí ban đầu.

Làm lại bước 1 với việc chọn Tile Windows Horizontally

Làm lại bước 1 với việc chọn Tile Windows Vertically

5.tắt Tắt máy đúng quy cách


Bạn nên chọn Shut down hệ thống để Windows 9X ghi lại các thay đổi và đóng tất cả các file hệ thống cũng như các file khác đang được mở trước khi tắt máy.

Các bước thực hiện :

Bấm vào nút trên

thanh Taskbar.

 Chọn Shutdown... :




Shut Down

Ghi lại tất cả các thay đổi để chuẩn bị tắt máy.

Restart

Ghi lại tất cả các thay đổi rồi khởi động lại máy

Restart in MS-DOS Mode

Khởi động về chế độ MS-DOS.



II.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Sử dụng HELP (trợ giúp) trong Windows


Công dụng: Cho phép tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn chi tiết cách vận hành và sử dụng Windows 9X.

Cách gọi :



  • Nếu dùng chuột bạn có thể bấm vào Help trên Start menu.

  • Nếu dùng bàn phím bạn có thể bấm phím F1.

Contents: thẻ này chứa danh sách các tài liệu trợ giúp theo các chủ đề chính.




Các biểu tượng thường thấy trong thẻ Contents :



Đây là biểu tượng thể hiện rằng tài liệu chưa được mở. Để mở tài liệu bạn chỉ cần nhắp đúp chuột vào biểu tượng.



Đây là biểu tượng thể hiện rằng tài liệu đã được mở. Để đóng tài liệu bạn chỉ cần nhắp đúp chuột vào biểu tượng.



Đây chính là biểu tượng của các trang thông tin trợ giúp. Để xem thông tin hướng dẫn thì nhắp đúp chuột vào biểu tượng.

Index: thẻ này liệt kê các thông tin theo chỉ mục

Có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng chỉ bằng việc đánh vào một số ký tự của từ/cụm từ mà bạn muốn tìm, lúc đó Windows sẽ tự động liệt kê ra các chủ đề mà bắt đầu bởi các ký tự mà bạn nhập vào.

Công việc lúc này chỉ còn là nhắp đúp chuột lên nội dung cần xem.


Search: được dùng để tìm kiếm từ/cụm từ trong bất kỳ chủ đề giúp đỡ nào. T
hẻ này còn cung cấp thêm vào danh sách các chủ đề giúp đỡ trong Windows 9X.


2.Làm việc với My Computer


M
y Computer
quản lý mọi thông tin trên máy tính: các ổ đĩa, Control Panel, …Để mở My Computer, nhấn đúp chuột lên biểu tượng My Computer trên Desktop.

a.Thay đổi kiểu hiển thị



As Web Page

Sẽ hiển thị nội dung dưới dạng Web

Large Icons

Các đối tượng sẽ được hiển thị dưới dạng các biểu tượng lớn

Small Icons

Các đối tượng sẽ được hiển thị dưới dạng các biểu tượng nhỏ

List

Các đối tượng sẽ được hiển thị dưới dạng danh sách

Details

Các đối tượng được mô tả chi tiết
Nhấn vào bên cạnh biểu tượng Views trên cửa sổ My Computer

Large Icons



Small Icons



List



Details





Sắp xếp các biểu tượng

Name Sắp xếp theo vần tên

Size Sắp xếp theo kích thước file

Type Sắp xếp theo kiểu đối tượng

Modified Sắp xếp theo ngày tháng

Chuyển lên đối tượng cha

Khi nhấn vào biểu tượng thư mục hiện hành trong cửa sổ chuyển thành thư mục cha (tương đương với lệnh cd .. ở trong DOS).


b.Các lựa chọn hiển thị thư mục


Trên cửa sổ My Computer, chọn View trên Menu bar sau đó chọn Folder Option. Một cửa sổ Folder Option sẽ được mở.

General





Webstyle các đối tượng được hiển thị ở dạng Web

Classic style cấu hình máy tính dưới dạng Windows 9X thông thường

C
ustom, based on settings you choose
cấu hình máy tính theo từng lựa chọn của bạn. Nhấn vào nút cửa sổ Custom Settings hiện ra:

Open each folder in the same window: mở thư mục ngay trong cùng một cửa sổ.

Open each folder in its own window: mở thư mục và hiển thị ra một cửa sổ mới.

Tuỳ theo sự lựa chọn mà sự hiển thị của thư mục khác nhau.

View

Chọn vào thẻ View trong cửa sổ Folder Options

File types :

Quản lý việc mở các tệp bằng các phần mềm tương ứng:



3.Sử dụng Windows Explorer

a.Thực hiện chạy Windows Explorer


Có nhiều cách để chạy Windows Explorer:

  • Nhấn chuột phải vào biểu tượng sau đó chọn vào Explore, cửa sổ Windows Explorer hiện ra

  • Từ Start menu chọn Programs sau đó chọn biểu tượng Windows Explorer

  • N
    hấn tổ hợp phím +E (phím thường nằm giữa 2 phím Ctrl và Alt)

Giải thích các biểu tượng

Back

Khi nhấn vào Windows Explorer sẽ quay trở lại hiển thị trạng thái trước.

Up

Hiển thị nội dung của đối tượng cha của đối tượng hiện thời.

Cut

Khi nhấn vào Cut, Windows sẽ ghi nhận các đối tượng đang được chọn sẽ bị Cut.

Copy

Khi nhấn vào Copy, Windows sẽ ghi nhận các đối tượng đang được chọn sẽ bị Copy.

Paste

Khi nhấn vào Paste, Windows sẽ sao chép các đối tượng được ghi nhận bởi Cut hoặc Copy vào trong đối tượng (thư mục) hiện hành, nếu các đối tượng này được ghi nhận bởi Cut thì sau khi sao chép thành công các đối tượng này sẽ bị xoá đi.

Undo

Khôi phục thao tác xoá gần nhất.

Delete

Khi nhấn Delete các đối tượng đang được chọn sẽ bị xoá.

b.Tạo thư mục


Bên trái cửa sổ Windows Explorer chọn thư mục C:\Windows\Temp. Nhấn chuột phải vào vùng trống ở phần bên phải của Windows Explorer chọn New, sau đó chọn Folder.

Hãy nhập tên thư mục vào sau đó nhấn Enter

Lúc này thư mục THUCHANH đã được tạo ra nằm trong thư mục C:\Windows\Temp.

c.Sao chép thư mục và tệp


Chọn một hoặc một số thư mục và tệp, sau đó nhấn chuột phải vào vùng các đối tượng được chọn và chọn Copy (có thể nhấn chuột ngay vào biểu tượng Copy trên Windows Explorer). Sau đó chọn đích cần Copy (giả sử là thư mục C:\Windows\Temp\THUCHANH) nhấn chuột phải vào THUCHANH và chọn Paste (có thể nhấn chuột ngay vào biểu tượng Paste trên Windows Explorer)

d.Xoá1 thư mục, tệp


Bên phải Windows Explorer chọn thư mục C:\Windows\Temp\THUCHANH và một số tệp trong thư mục C:\Windows\Temp. Nhấn chuột phải vào vùng các đối được chọn, sau đó chọn Delete (có thể dùng biểu tượng Delete trên Windows Explorer) một cửa sổ hiện ra:

Hãy nhấn vào Yes.


e.Khôi phục lại thư mục, tệp vừa bị xoá


Nhấn chuột phải vào vùng trống trên Windows Explorer chọn Undo Delete hoặc nhấn vào biểu tượng Undo.

f.Làm việc với Recyle Bin


Khi xoá một thư mục hoặc tệp không phải chúng bị xoá ngay mà chúng được chuyển vào đối tượng gọi là Recycle Bin (thùng rác).

Bên trái Windows Explorer chọn Recycle Bin, bên phải hiện ra các thư mục, tệp bị xoá. Chọn các thư mục, tệp cần khôi phục sau đó nhấn chuột phải vào vùng các thư mục, tệp được chọn và nhấn vào Restore. Giả sử ta chọn thư mục THUCHANH, hãy vào thư mục C:\Windows\Temp kiểm tra lại, thư mục THUCHANH đã được khôi phục.

Nếu muốn xoá hẳn các thư mục, tệp trong Recyle Bin, nhấn chuột phải vào Recyle Bin chọn Empty Recyle Bin.

III.SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÌM KIẾM

1.Gọi chương trình tìm kiếm


Số lượng tệp tin trong ổ đĩa cài đặt hệ điều hành Windows9x rất lớn và có thể lên tới hàng chục nghìn tệp tin. Vì vậy tìm kiếm một tệp tin bằng tay trở nên một công việc rất tốn thời gian. Để tìm kiếm tệp hiệu quả hơn, Windows đưa ra công cụ tìm kiếm tệp. Công cụ này cho phép người dùng đưa ra các điều kiện tìm kiếm tệp tin như : tên tệp, xâu ký tự có trong tệp, thời gian chỉnh sửa tệp, kiểu tệp… Có 2 cách kích hoạt công cụ này.

Cách 1: Nhấn nút cửa sổ Windows + F

Cách 2: Các bước thực hiện

Bấm vào nút trên thanh Taskbar. Sau đó nhấn vào Find



 Chọn Files or Folders… :

Cửa sổ Find hiện ra như sau




2.Tìm kiếm nhanh


+ Đánh tên file cần tìm vào ô soạn thảo Named

+ Đánh xâu có ở trong file cần tìm (nếu có) vào ô Containing text

+ Chọn thư mục cần tìm trong ô Look in hoặc nhấn vào nút Browse

Cửa sổ Browse for Folder hiện ra cho phép chọn thư mục cần tìm kiếm. Sau khi chọn thư mục xong nhấn OK ( có thể nhấn Cancel để thôi không chọn thư mục nữa).

+ Nhấn chọn hoặc không chọn Include subfolders để tìm kiếm hay khôn tìm kiếm trong các thư mục con của thư mục đã chọn.

+ Sau khi đã nhập các điều kiện tìm kiếm, bạn có thể nhấn Find Now để bắt đầu tìm kiếm tệp tin. Chỉ cần đợi một chút là bạn có thể nhận được kết quả tìm kiếm.

V
í dụ: tìm kiếm các file có phần mở rộng là DOC trong thư mục
My Documents và các thư mục con của nó.

Trường hợp không có file nào thoả mãn điều kiện tìm kiếm, chương trình tìm kiếm sẽ cho ra thông báo There are no items to show in this view.


3.Tìm với các điều kiện nâng cao


Ngoài các điều kiện tìm kiếm trên, Windows còn cho phép tìm kiếm tệp với các điều kiện về thời gian, kiểu tệp và kích cỡ tệp.

a.Điều kiện thời gian


 Nhấn Tab Date

 Có thể chọn các lựa chọn sau


b.

All files

Tìm kiếm tất cả các file

Find all files

Tìm kiếm file theo các điều kiện thời gian

Between

Tìm kiếm theo khoảng thời gian

during the previous (month)

Tìm các file trong khoảng theo tháng

during the previous (day)

Tìm các file trong khoảng theo ngày
Điều kiện kích thước tệp


Chọn Tab Advanced

 Có thể có các lựa chọn sau



Of type

Chọn kiểu file cần tìm

Size is

At least : Kích cỡ file nhỏ nhất

At most : Kích cỡ file lớn nhất

Ô soạn thảo bên trái KB

Kích cỡ cần tìm


IV.SỬ DỤNG WINDOWS

1.Làm việc với Desktop


Hình sau cho thấy các phần chính của Desktop trong Windows9x




a.Sắp xếp các biểu tượng


Cách 1:

 Di chuyển chuột vào vị trí biểu tượng

 Ấn và giữ phím trái chuột

 Di chuyển chuột trong khi đang giữ phím trái chuột, biểu tượng sẽ được mang theo chuột.

 Thả phím trái chuột khi đã đưa được biểu tượng đến vị trí mới.

Cách 2: Sử dụng chức năng sắp xếp icon của Windows.

Nhấn phím phải chuột trên nền Desktop (chỗ không có biểu tượng)

 Nhấn chuột vào Arrange Icons



by ­Name

Sắp xếp theo tên

by Type

Sắp xếp theo kiểu

by Size

Sắp xếp theo kích cỡ

by Date

Sắp xếp theo thời gian

Auto Arrange

Tự động sắp xếp


b.Tạo Shortcut


 Nhấn phím phải chuột trên nền Destop

 Chọn New

Ž Chọn Shortcut

 Đánh đường dẫn vào ô soạn thảo Command line hoặc nhấn Browse để chọn chương trình cần tạo shortcut.



 Nhấn Next để chuyển sang bước kế tiếp.

 Nhập tên của shortcut vào ô soạn thảo Select a name for the shortcut.

Nhấn Finish để tạo shortcut.


c.Thay đổi kiểu hiển thị Desktop


- Đặt phông nền cho Destop

 Nhấn phím phải chuột trên nền Desktop

 Chọn Properties

 Chọn Tab Wallpaper. Sau đó chọn ảnh nền trong danh sách Select … hoặc nhấn Browse để chọn ảnh trong các ổ đĩa.

 Chọn Center, Title, Stretch để chỉ ra cách hiển thị ảnh trên nền Desktop.

- Thay đổi cách hiển thị font chữ, màu sắc, cỡ chữ…



Sau khi chọn xong các kiểu hiển thị Desktop bạn nhấn OK để chọn thay đổi, Cancel để thôi không chọn, nhấn Apply để thay đổi ngay lập tức.


d.Đặt chế độ bảo vệ màn hình


 Nhấn phím phải chuột trên nền Destop

 Nhấn chuột vào Properties

Ž Chọn Tab Screen Saver

 Chọn chế độ bảo vệ màn hình trong danh sách Screen Saver



Tương tự như trên, bạn cũng nhấn OK để chọn, Cancel để bỏ, Apply để chọn ngay. Ngoài ra bạn có thể nhấn Preview để xem thử chế độ bảo vệ màn hình mới.


2.Tùy biến Taskbar

a.Di chuyển, thay đổi kích thước Taskbar


Di chuyển con trỏ chuột vào vùng trống trên Taskbar, nhấn và giữ chuột trái, sau đó di chuyển chuột sang phía phải của Desktop và thả phím chuột trái, Taskbar lúc này nằm ở bên phải màn hình. Cũng có thể di chuyển Taskbar lên trên, bên trái màn hình.

Di chuyển con trỏ chuột vào viền trên của Taskbar, khi này chuột có hình như một đoạn thẳng với mũi tên ở 2 đầu (). Nhấn chuột trái và kéo lên khoảng 1cm, lúc này Taskbar đã bị thay đổi kích thước.


b.Sửa đổi Taskbar


Nhấn chuột phải vào vùng trống trên Taskbar, sau đó chọn Properties. Cửa sổ Taskbar Properties hiện ra:




Always on top

Khi được chọn thì Taskbar luôn luôn hiện lên trên mọi cửa sổ khác.

Auto hide

Khi được chọn thì Taskbar tự động không hiển thị khi không có tác động.

Show small icons in Start menu

Khi được chọn thì Start menu được hiển thị với kích thước nhỏ.

Show clock

Khi được chọn thì sẽ hiển thị đồng hồ.



Customize Start menu

Tuỳ biến đối với Start menu

Documents menu

Khi nhấn vào nút Clear thì toàn bộ các Shortcut nằm trong Documents của Start menu sẽ bị xoá.
N hấn chuột trái vào menu “Start Menu Program”

c.Hiển thị Quick Launch


Nhấn chuột phải vào vùng trống trên Taskbar, sau đó di chuyển chuột vào Toolbars. Chọn vào Quick Launch (như hình vẽ dưới), lúc này trên Taskbar hiển thị một số biểu tượng:

S
how Desktop:
khi nhấn vào biểu tượng này toàn bộ các cửa sổ sẽ bị cực tiểu hoá nằm trên Taskbar và màn hình Desktop sẽ hiện ra, nếu nhấn lại vào biểu tượng này các cửa sổ sẽ trở lại vị trí như cũ.

Internet Explorer, Outlook Express, Microsoft Excel, Microsoft Word, … và các biểu tượng khác thuộc Quick Launch khi được kích chuột sẽ được thi hành.

3.Làm việc với Control Panel


Control Panel là nơi người dùng chỉ ra các tuỳ chọn của mình đối với hệ thống Windows. Để kích hoạt Control Panel, bạn nhấn vào nút , chọn Settings, sau đó chọn Control Panel.

Bạn hãy chọn một biểu tượng để điều chỉnh cấu hình. Sau khi chỉnh xong nhấn OK để thay đổi, nhấn Cancel để bỏ qua, nhấn Apply để cập nhật thay đổi ngay. Tất cả các phần cấu hình của Control Panel cũng tuân thủ quy tắc này.







Accessibility Options

Cấu hình một số tính năng đặc biệt của bàn phím, chuột, màn hình và âm thanh

Add New Hardware

Thay đổi cấu hình phần cứng của hệ thống

Add Remove Programs

Cài đặt, gỡ bỏ chương trình, phần mềm

Date/Time

Thay đổi ngày tháng, giờ

Display

Cấu hình màn hình, trình điều khiển màn hình, Desktop…

Fonts

Cấu hình font chữ của hệ thống

Internet Options

Cấu hình Internet : truy cập Website, sử dụng proxy…

Keyboard

Cấu hình bàn phím : tốc độ lặp phím, thời gian trễ…

Mail

Cấu hình thư điện tử (e-mail) : tài khoản người dùng, hòm thư,…

Modems

Cấu hình modem

Mouse

Cấu hình chuột: tốc độ di chuyển, đuôi chuột, hình dạng chuột,…

Multimedia

Cấu hình các thiết bị âm thanh, hình ảnh, phim, đĩa nhạc CD,…

Network

Cấu hình mạng của máy tính: địa chỉ mạng, các giao thức mạng,…

ODBC Data Source (32 bit)

Cấu hình giao thức kết nối dữ liệu mở

Passwords

Thiết đặt mật khẩu của người dùng

Power Management

Các lựa chọn để tiết kiệm điện sử dụng

Regional Settings

Cấu hình hiển thị ngày, giờ, số tiền

System

Các thông số hệ thống, các thiết bị đã cài đặt

Users

Quản lý các người dùng

a.Thay đổi ngày giờ hệ thống


 Chọn biểu tượng Date/Time

Cửa sổ Date/Time Properties hiện ra cho phép chỉnh sửa ngày, giờ của hệ thống.



 Sửa đổi ngày : Chọn tháng, chọn năm, chọn ngày trong tháng

 Sửa đổi thời gian : Nhập thời gian mới vào ô thời gian

 Thay đổi múi giờ : Chọn múi giờ trong danh sách Time zone.


b.Cài đặt và gỡ bỏ các ứng dụng


 Chọn biểu tượng Add/Remove Programs trong Control Panel

 Nhấn Install để cài đặt ứng dụng mới. Windows đưa ra yêu cầu cho đĩa mềm hoặc CD vào ổ đĩa, nhấn Next. Nhấn Next tiếp rồi nhập đường dẫn của chương trình cài đặt hoặc chọn Browse để chỉ ra vị trí của chương trình cài đặt đó (nhấn Open để chọn chương trình). Nhấn Finish để bắt đầu cài đặt. Chương trình cài đặt sẽ được gọi, bạn tiến hành theo các bước chương trình này đưa ra.

 Chọn một ứng dụng trong danh sách rồi nhấn Add/Remove để thay đổi hoặc loại bỏ ứng dụng đó. Sau đó, bạn tiến hành theo các bước chương trình cài đặt đưa ra.




c.Các tuỳ chọn với bàn phím và chuột


- Chỉnh bàn phím:

 Chọn biểu tượng Keyboard

 Kéo thanh trượt Repeat delay để điều chỉnh thời gian trễ của bàn phím

 Kéo thanh trượt Repeat rate để điều chỉnh tốc độ lặp ký tự của bàn phím

Kéo thanh trượt Cursor blink rate để điều chỉnh tốc độ nháy của con trỏ trong các chương trình soạn thảo.

 Kiểm tra kết quả ở ô soạn thảo

- Chỉnh chuột :

 Chọn biểu tượng Mouse

 Chọn Right-handed nếu thuận tay phải, chọn Left-handed nếu thuận tay trái

 Kéo thanh trượt Double-click speed để điều chỉnh tốc độ nhấn đúp phím chuột.

 Kiểm tra tốc độ nhấn đúp chuột ở vùng Test area.

 Chọn Tab Pointers để thay đổi hình dáng hiển thị của con chuột

 Chọn trạng thái hiển thị chuột rồi chọn Browse để chọn hình dáng chuột tương ứng với trạng thái đó.

 Trong cửa sổ Browse, chọn hình dáng chuột rồi nhấn Open để chọn, nhấn Cancel để thôi không chọn.



 Chọn Tab Motion để thay đổi tốc độ di chuột

 Kéo thanh trượt Pointer speed để điều chỉnh tốc độ di chuột trên màn hình

 Nhấn chọn Show pointer trails rồi kéo thanh trượt để điều chỉnh độ dài của đuôi chuột.






d.Xem cấu hình máy


 Chọn biểu tượng System

Tab General cho thấy các thông tin cơ bản của hệ thống bao gồm hệ điều hành, người sở hữu, loại CPU, kích cỡ bộ nhớ trong.

Ví dụ: Hình bên cho thấy máy được cài đặt hệ điều hành Windows 98, phiên bản thứ 2. Người sở hữu là Trần Quốc Long, công ty VNUH. Loại CPU : Intel Pentium II, bộ nhớ trong 63 MB.

 Nhấn vào Tab Device Manager

Tab Device Manager cho thấy danh sách các thiết bị có trong hệ thống. Danh sách này được liệt kê trong các loại thiết bị khác nhau như : ổ CD, các ổ đĩa khác, card màn hình, trình điều khiển đĩa mềm, trình điều khiển đĩa cứng, bàn phím, modem, màn hình, chuột, card mạng, các cổng song song và nối tiếp, trình điều khiển âm thanh, đồ hoạ và trò chơi…




e.Thay đổi kiểu hiển thị ngày, giờ, số, tiền của hệ thống


 Chọn biểu tượng Retional Settings

 Chọn kiểu hiển thị theo quốc gia qua danh sách các nước (trong đó có Việt Nam)



 Chọn Tab Number: Chọn cách hiển thị số



 Chọn Tab Currency : chọn cách hiển thị tiền



 Chọn Tab Time : Điều chỉnh cách thể hiện thời gian



 Chọn Tab Date : Điều chỉnh cách thể hiện ngày






f.Thay đổi cấu hình phần cứng


Đây là phần cấu hình liên quan đến các thiết bị có trong máy tính như màn hình, máy in, chuột, ổ đĩa, v.v. Việc điều chỉnh cấu hình ở phần này cần hết sức thận trọng. Nếu làm sai bạn có thể sẽ không sử dụng được thiết bị sẵn có trong máy tính của mình.

Chọn biểu tượng Add New Hardware. Windows đưa ra thông báo bạn sẽ phải đóng các chương trình khác, nhấn Next. Windows lại đưa ra thông báo nó sẽ tìm kiếm các thiết bị Plug & Play (cắm là



chạy), nhấn Next. Bạn đợi một chút để Windows tiến hành tìm kiếm. Nếu tìm thấy, Windows sẽ tự động cài đặt thiết bị cho bạn.

 Nếu không có thiết bị Plug & Play. Windows sẽ hỏi bạn có để nó tự động tìm các thiết bị không phải là Plug & Play. Bạn nên chọn Yes để Windows tự động tìm kiếm, nếu chọn No, bạn sẽ phải chọn thiết bị trong một danh sách do Windows đưa ra.

Trường hợp bạn nhấn No, Windows đưa ra danh sách bao gồm các thể loại thiết bị có thể có trong máy tính. Chọn một loại rồi nhấn Next. Có thể bạn phải đợi một chút để Windows xây dựng danh sách các thiết bị mà nó biết.

Danh sách bên trái là các hãng sản xuất thiết bị, danh sách bên phải là các thiết bị của hãng sản xuất đó. Bạn hãy chọn thiết bị theo tên đúng như trong tài liệu của thiết bị. Nhấn Next để cài đặt thiết bị.

Nếu thiết bị không có trong danh sách, bạn có thể nhấn vào Have Disk… để chỉ ra chương trình cài đặt thiết bị (thường được bán kèm theo thiết bị và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất).


V.LÀM VIỆC TRÊN MẠNG

1.Kết nối mạng

a.Đăng nhập vào mạng


Để có thể truy nhập vào các máy khác trên mạng, sau khi khởi động Windows phải login vào mạng tại cửa sổ đăng nhập:

Phải nhập Username (tên người dùng) và Passord (mật khẩu), giả sử nhập: Username: “user” và Password: “u”

Sau đó nhấn OK, lúc này bạn đã đăng nhập mạng và đăng nhập Windows với tên người dùng là “user”.

b.Truy nhập sang máy tính trong cùng mạng


Trên Desktop nhấn chuột đúp lên biểu tượng Network NeighborHood, những biểu tượng máy tính hiện ra, nhấn chuột đúp vào sẽ hiển thị những thư mục mà máy đó đã chia sẻ, có thể sao chép các tệp trên máy này.

N
goài ra muốn vào các máy tính khác không ở cùng trong nhóm ở trên mạng, hãy nhấn vào biểu tượng cửa sổ sẽ hiện ra:


c.Ánh xạ một ổ đĩa mạng


M
uốn ánh xạ một thư mục trên máy khác trở thành một ổ đĩa thì sau khi truy nhập vào một máy tính khác, sẽ hiện ra các thư mục mà máy đó chia sẻ, nhấn chuột phải vào một trong các thư mục đó chọn Map Network Drive …

Như hình vẽ trên thì thư mục Users trên máy tính có tên là Spicegirl sẽ được ánh xạ thành ổ đĩa H. Nếu chọn vào Reconnect at logon thì những lần sau, sau khi login ổ đĩa H sẽ tự động được ánh xạ tới thư mục Users trên máy Spicegirl.


2.Chia sẻ thông tin

a.Chia sẻ thư mục



Nhấn chuột phải vào thư mục C:\Windows\Temp, chọn Sharing

Chọn cách chia sẻ: Read-Only, Full-Access tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.

b.Chia sẻ máy in


Vào My Computer chọn Printer, chọn máy in cần chia sẻ sau đó nhấn chuột phải và chọn Sharing, cửa sổ máy in hiện ra, chọn thẻ Sharing, sau đó chọn Share as và nhập vào tên (được sử dụng để chia sẻ máy in), chú thích và mật khẩu nếu cần. Chọn OK để kết thúc.


VI.BÀI TẬP

1.Giới thiệu


  1. Màn hình DesktopQuick launch có công dụng chung là gì?

  2. Thanh Taskbar và ô Tray có chức năng chung là gì?

  3. Menu Start có công dụng gì?

2.Kiến thức cơ bản


  1. Hãy đặt thuộc tính cho Windows Explorer cho phép hiển thị tất cả các file (kể cả file ẩn) và hiển thị phần mở rộng của file.

  2. Sử dụng trình Help của Windows để tìm hiểu về chương trình và cách sử dụng chương trình mô phỏng máy tính điện tử bỏ túi (calculator).

  3. Khi kích đúp chuột vào một biểu tượng của một file, hệ thống Windows sẽ tự động gọi chương trình soạn thảo file đó tương ứng, ví dụ: file *.doc tương ứng với MS Word, *.xls tương ứng với MS Excell, *.txt tương ứng với notepad. Hãy thiết lập sự tự động này. Ví dụ: file *.doc tương ứng với chương trình Write.

  4. Sử dụng chương trình Windows Explorer.

Tạo thư mục có tên Temp ở thư mục gốc của ổ đĩa C.

Sao chép tất cả các file, hoặc thư mục trong thư mục C:\My Document vào thư mục Temp vừa tạo.

Liệt kê các file vừa chép theo Tên, Kích thước và Ngày cập nhật.

Kiểm tra tổng dung lượng các file chứa trong thư mục Temp.

Xoá toàn bộ thư mục Temp vừa tạo.

Khôi phục lại thư mục vừa xóa



  1. Sử dụng chương trình Notepad của Windows, soạn thảo một file văn bản có tên vidu.txt. Lưu file này vào thư mục C:\My Document. Chép file văn bản này vào một đĩa mềm. Kiểm tra dung lượng đĩa mềm trước khi sao chép.

  2. Bạn được một người bạn cho mượn một chiếc đĩa mềm. Bạn hãy kiểm tra trong đĩa mềm chứa những file tài liệu, file chương trình gì. Chép toàn bộ nội dung của đĩa mềm đó vào một thư mục của ổ cứng.

  3. Đặt thuộc tính hiển thị cho Windows Explorer: không cho phép hiển thị các file hệ thống hoặc file ẩn.

3.Tìm kiếm


  1. Sử dụng trình help của Windows để tìm hiểu thêm về trình tìm kiếm Find của Windows.

  2. Hãy tìm tất cả các file có phần mở rộng là *.txt trong thư mục C:\My Document. Sao chép các file này vào thư mục C:\Temp.

  3. Hãy tìm tất cả các file có phần mở rộng là *.mp3 trong các ổ đĩa local (ổ đĩa cứng trên máy, không phải ổ mạng) của máy. Chọn 3 file có kích thước lớn nhất và copy vào thư mục C:\Temp.

  4. Hãy tìm tất cả các file văn bản (có phần mở rộng là *.txt) có ký tự đầu tiên của tên file là ha, nội dung file chứa chuỗi ký tự ha noi. Copy các file này vào thư mục c:\Temp.

  5. Xoá tất cả các file có phần mở rộng là *.bak có trong ổ đĩa D.

  6. Chép tất cả các file có phần mở rộng là *.doc từ ổ đĩa mềm vào thư mục C:\Temp.

  7. Tìm tất cả các file có phần mở rộng là *.mp3, *.wav có kích thước trong khoảng [3M,4M].

  8. Copy tất cả các file được tạo lập trong ngày hôm nay vào thư mục C:\Temp.

4.Windows


  1. Tạo một biểu tượng (shortcut) trỏ đến chương trình Dos Prompt, trên màn hình Desktop.

  2. Tạo biểu tượng đến chương trình Notepad của Windows trong thanh Quick Launch

  3. Thay đổi màn hình nền của Desktop bằng một hình ảnh khác.

  4. Đặt chế độ rỗi màn hình (Screen Saver) thể hiện một chuỗi văn bản đang bay: "Hello Microsoft Windows 9X"

  5. Bạn hãy xem lại thơi gian trong hệ thống máy tính. Nếu sai, hãy điều chỉnh cho đúng.

  6. Games là một bộ các trò chơi đơn giản phục vụ vấn đề giải trí trong thời gian dảnh rỗi của những cán bộ làm công tác văn phòng. Tuy nhiên, không phải tất cả các máy tính cài Windows đều đã bổ sung bộ trò chơi này.

- Bạn hãy bổ sung chúng nếu trên máy của bạn chưa có.

- Bạn hãy gở bỏ chúng nếu trên máy của bạn đã có



  1. Hãy cài đặt hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng MS Office.

- Cài toàn bộ các phần mềm bao gồm (Word, Excel, Power Point, Access, Frontpage)

- Gỡ bỏ các phần mềm mà bạn ít sử dụng như: Power Point, Access.



  1. Phím trái chuột được đặt mặc định là phím kích hoạt chương trình, còn phím phải được sử dụng vào các chức năng phụ. Bạn hãy hoán đổi chức năng của hai phím này.

  2. Màn hình máy tính được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là 14", tuy nhiên có nhiều trường hợp khi nâng cấp thay đổi màn hình lên kích thước lớn hơn: 17", 19" hoặc 20", khi đó tốc độ con trỏ chuột trên màn hình sẽ rất chậm. Bạn hãy đặt lại tốc độ trỏ chuột cho thích hợp với màn hình của bạn sử dụng.

  3. Thông thường con trỏ chuột là một hình mũi tên màu trắng. Bạn hãy đổi hình chuột này thành hình mũi tên màu đen.

  4. Thời gian trên thế giới được chia thành 24 múi giờ, Việt Nam ở múi giờ +7. Bạn hãy kiểm tra múi giờ của mình trên hệ thống Windows, và đặt lại cho đúng.

  5. Khi soạn thảo văn bản, hệ thống Windows cung cấp cho bạn một con trỏ nhỏ nhấp nháy, nhắc cho bạn biết vị trí đang được soạn thảo. Bạn hãy thay đổi tốc độ nháy của con trỏ này.

  6. Con trỏ chuột là một thiết bị ngoại vi được sử dụng rất nhiều trong các chương trình của hệ thống Windows. Nếu máy tính của bạn không được cung cấp con chuột này, hệ thống Windows cung cấp cho bạn một con chuột giả, có nghĩa là bạn có thể sử dụng một số phím đặc biệt trên bàn phím để điều khiển con trỏ chuột trên màn hình. Bạn hãy kích hoạt (cài đặt) tính năng trên.

  7. Bạn hãy kiểm tra trong hệ thống Windows của bạn có được cài đặt các font chữ hiển thị tiếng việt theo tiêu chuẩn TCVN 3 hay không. Các font chữ tiếng Việt theo tiêu chuẩn TCVN 3 thường được bắt đầu bằng ".Vn"

  8. Màn hình máy tính bạn đang sử dụng thường được đặt ở chế độ phân giải 640x480 hoặc 600x800, và số màu mà một điểm có thể hiển thị được là 16, 256, 16bit hoặc 24bit. Bạn hãy thay đổi các thông số này cho phù hợp với công việc của bạn.

  9. Hãy kiểm tra xem có máy in nào được nối vào máy tính của bạn không. Nếu có, hãy kiểm tra cấu hình máy in. Nếu máy in chưa được cài đặt vào hệ thống, hãy tiến hành cài đặt máy in đó.



1 Chuột có 2 hoặc 3 phím. Các thao tác cơ bản với chuột là:

  • Gõ đơn (Single Click): gõ 1 lần vào phím bên trái hoặc phím bên phải:

    1. Thao tác gõ đơn phím chuột trái dùng để báo hiệu việc chọn một đối tượng nào đó.

    2. Thao tác gõ đơn phím chuột phải sẽ kích hoạt một thực đơn tức thời.

  • Gõ đúp (Double Click): gõ 2 lần liên tiếp nhau lên phím chuột bên trái, để kích hoạt một đối tượng nào đó.

  • Thao tác kéo thả (Drag – Drop): bấm giữ phím chuột trái, kéo chuột tới vị trí dự định, nhả phím bấm ra, thao tác này dùng để thực hiện những thao đổi đối với một đối tượng: vị trí, kích thước.

1 Nếu muốn xoá hẳn các thư mục, tệp thì khi nhấn vào Delete phải đồng thời nhấn phím Shift.



tải về 170.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương