Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


II. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề



tải về 5.01 Mb.
trang8/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   48

II. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề

1. Nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề

Theo quy định tại Điều 83 của Luật Dạy nghề, nội dung quản lý nhà nước về dạy nghề bao gồm:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề.

- Quy định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề; danh mục nghề đào tạo ở các cấp trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị; quy chế tuyển sinh và cấp bằng, chứng chỉ nghề.

- Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề.

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề.

- Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về dạy nghề.

- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề

Theo quy định tại Điều 84 của Luật Dạy nghề, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề bao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.



3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề

3.1. Ở Trung ương

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề, có trách nhiệm cụ thể sau đây:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ xem xét, quyết định:

+ Trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh, nghị quyết;

+ Ban hành nghị định của Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề.

- Ban hành các thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề cho từng nghề đào tạo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ.

- Quy định điều kiện cụ thể thành lập; thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng.

- Ban hành điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; quy chế cấp bằng, chứng chỉ nghề.

- Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; quy chế đánh giá viên chức dạy nghề; quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức dạy nghề. Hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên học nghề; quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên học nghề. Hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở dạy nghề; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên học nghề; công tác giáo dục thể chất, công tác y tế trong các cơ sở dạy nghề; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên học nghề.

- Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và tiêu chuẩn thiết bị dạy nghề theo từng nghề.

- Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; công nhận, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.

- Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; thoả thuận với các Bộ về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; chủ trì, phối hợp với các Bộ tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người lao động; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Quy định xếp hạng cơ sở dạy nghề công lập; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

- Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục; phê duyệt Điều lệ, công nhận Hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.

- Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy nghề.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực dạy nghề.

- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề theo quy định của pháp luật.

b) Tổng cục Dạy nghề

Theo quy định tại Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau:

* Chức năng:

Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm các lĩnh vực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ, quyền hạn:

Tổng cục Dạy nghề thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Trình Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:

+ Các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về dạy nghề;

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề.

* Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, quyết định:

+ Các dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư về dạy nghề;

+ Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; quy hoạch mạng lưới, các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dạy nghề, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Về đào tạo nghề:

+ Quản lý danh mục nghề đào tạo;

+ Chủ trì tổ chức việc xây dựng và thẩm định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho từng nghề;

+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề; việc áp dụng các chương trình đào tạo nghề của nước ngoài; việc đăng ký hoạt động dạy nghề; việc thực hiện tuyển sinh học nghề, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề, cấp văn bằng, chứng chỉ nghề. Kiểm tra các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài; việc đào tạo liên thông và liên kết đào tạo của các cơ sở dạy nghề;

+ Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng.

- Về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện chính sách, chế độ đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; việc thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; quy chế đánh giá viên chức dạy nghề; quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức dạy nghề; Hội giảng giáo viên dạy nghề các cấp;

+ Quản lý công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề;

+ Chỉ đạo tổ chức thi nâng ngạch viên chức dạy nghề;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện Hội giảng giáo viên dạy nghề cấp quốc gia.

- Về công tác học sinh, sinh viên học nghề:

+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý học sinh, sinh viên học nghề; công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở dạy nghề; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên học nghề; công tác giáo dục thể chất, công tác y tế trong các cơ sở dạy nghề; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên học nghề; việc thực hiện chính sách học bổng từ ngân sách nhà nước và các chính sách khác đối với người học nghề;

+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu học phí và các khoản thu khác đối với học sinh, sinh viên.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề:

+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và tiêu chuẩn thiết bị dạy nghề theo từng nghề;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề theo quy định; Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm các cấp;

+ Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề;

+ Tổ chức thực hiện Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp quốc gia.

- Về kiểm định chất lượng dạy nghề:

+ Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề;

+ Hướng dẫn và kiểm tra việc đảm bảo chất lượng dạy nghề, việc tự kiểm định chất lượng dạy nghề;

+ Công nhận, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;

+ Tổ chức công bố công khai danh sách các cơ sở dạy nghề, chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm định viên chất lượng dạy nghề và cán bộ quản lý chất lượng của cơ sở dạy nghề; cấp, thu hồi thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

- Về kỹ năng nghề:

+ Quản lý hệ thống các tiêu chuẩn kỹ năng nghề;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; việc tổ chức thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người lao động; hoạt động thi tay nghề các cấp;

+ Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề khu vực và thế giới ở Việt Nam;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đánh giá viên và cấp, thu hồi chứng chỉ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia;

+ Tổ chức các kỳ thi tay nghề quốc gia; tổ chức tham gia Hội thi tay nghề khu vực và thế giới.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở dạy nghề; tổ chức thực hiện việc thẩm định thành lập trường cao đẳng nghề; phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề tư thục.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy nghề.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực dạy nghề.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức hoạt động dạy nghề của các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; việc thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các cơ sở dạy nghề của Việt Nam và các cơ sở dạy nghề của nước ngoài.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chế độ chính sách đãi ngộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Tổng cục Dạy nghề theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan chủ quản đầu tư đối với các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc Tổng cục trong lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề.

- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực dạy nghề theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực dạy nghề theo thẩm quyền.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giao.

* Cơ cấu tổ chức

- Vụ Dạy nghề chính quy;

- Vụ Dạy nghề thường xuyên;

- Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề;

- Vụ Công tác học sinh, sinh viên;

- Vụ Cơ sở vật chất và Thiết bị dạy nghề;

- Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề;

- Vụ Kỹ năng nghề;

- Vụ Chính sách - Pháp chế;

- Vụ Tổ chức cán bộ;

- Vụ Kế hoạch - Tài chính;

- Văn phòng;

- Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề.

- Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Công nghệ;

- Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Công nghệ Dung Quất;

- Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh;

- Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long;

- Ban Quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA.

Văn phòng, Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề, Vụ Kỹ năng nghề được tổ chức phòng.



c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

* Chức năng, nhiệm vụ

Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, cỏc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề.

- Các Bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm:

+ Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề của Bộ mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề quốc gia;

+ Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ;

+ Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật về dạy nghề và văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Quyết định phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp Bộ. Thực hiện quản lý các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của các cơ sở dạy nghề trực thuộc;

+ Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề;

+ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động dạy nghề của Bộ và báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề theo thẩm quyền;

+ Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc theo quy định của pháp luật.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển dạy nghề của cả nước và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về dạy nghề; xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước cho hoạt động dạy nghề; thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đối với lĩnh vực dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở dạy nghề; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác của cơ sở dạy nghề theo quy định của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức

Ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có bộ phận quản lý dạy nghề đặt trong Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc Vụ Đào tạo hoặc tổ chức tương đương có chức năng quản lý đào tạo) để thực hiện chức năng quản lý về công tác dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc Bộ.

3.2. Địa phương

a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trờn địa bàn tỉnh và có trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề của tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh.

- Quyết định thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn; đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và tư thục trên địa bàn theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Quyết định phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng nghề công lập thuộc tỉnh, Điều lệ trường trung cấp nghề, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và tư thục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong tỉnh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc và công nhận Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị của trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh trong việc lập kế hoạch biên chế và thực hiện định mức biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các cơ sở dạy nghề.

- Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp dạy nghề.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động dạy nghề và báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề theo thẩm quyền.

- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề ở địa phương theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong dạy nghề theo quy định của pháp luật.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm sau đây:

- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh.

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hoá dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngân sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách của địa phương.

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định.

Về cơ cấu tổ chức: ở các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có Phòng Dạy nghề để giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý về công tác dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

c) Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh

Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện:

- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề trực thuộc để thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá dạy nghề, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các cơ sở dạy nghề của huyện theo quy định của pháp luật.

- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy nghề và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo định kỳ về dạy nghề với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Về cơ cấu tổ chức: ở Uỷ ban nhân dân các huyện có Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý về công tác dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện.



d) Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về phát triển dạy nghề trên địa bàn xã, có trách nhiệm sau đây:

- Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá dạy nghề.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương.

- Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.




tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương