Ban biên tập báo mẹ hiềN


 Lm. Giuse Hoàng Kim Toan



tải về 304.14 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích304.14 Kb.
#8422
1   2   3

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan


Lên trời hay thăng thiên là một hành vi dứt bỏ hoàn toàn mọi quyến luyến trong hoàn vũ này để tới nơi hoàn toàn mới, hoàn toàn không còn tỳ ố. Trong nhân loại đã có một người thăng thiên, dứt bỏ hòan tòan và đến nơi hoàn toàn của Tuyệt Đối, con người số một của hoàn vũ đó là chính Đức Giêsu Kitô.

Trong Đức Giêsu Kitô, một nhân loại mới được thâu họp. Hạnh phúc và sung sướng tràn ngập trong hoàn vũ này chảy lan tràn như sữa và mật trong ngày Chúa Thăng Thiên. Sự dữ đã hoàn toàn sụp đổ, không còn có một cơ may nào để giữ chân một con người. Con người đã siêu thăng, sự nguyên tuyền đã được tái tạo vượt xa sự nguyên tuyền trong ngày đầu sáng tạo. Sự trội hẳn đã khơi mầm trong hòan vũ, một nhân loại mới được sinh lại hoàn toàn mới trong Đức Giêsu Kitô, nhờ Đức Giêsu Kitô. Đó là niềm tin, sự hy vọng lớn nhất của nhân loại, trong Ngài (Đức Giêsu Kitô) và nhờ Ngài con người và vạn vật thấy mình được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa.

Thăng thiên là lối mở về phía vô biên mà Thiên Chúa đã khai mở cho nhân loại, từ đó niềm xác tín trên trái đất này, ngày càng gia tăng khi tuyên xưng mầu nhiệm : “Vì loài người chúng tôi và để cừu rỗi chúng tôi…”. Thật sự là một mầu nhiệm khi mọi dòng suy nghĩ được bắt đầu sinh ra ở dưới thế, viên mãn ở trên trời, ở nơi Thiên Chúa ngự được hòan tất. Con người từ đó biết rằng sinh ra để sống chứ không để chết, mọi cuộc đời đếu mang một ý nghĩa và giá trị để đòi buộc con người phải tôn trọng sự sống. Như vậy, từ lối khai mở của Thiên Chúa về chốn thăng thiên, con người được mời gọi làm cho tòan vũ này trở nên một nơi đáng sống, cưu mang và thừa hưởng sự sống.

Thăng thiên được diễn tả rất nhiều trong nền hội họa của Kitô giáo, ở đó, diễn tả con người được giải thóat khỏi xác hay chết này bằng những hình ảnh hai tay giơ cao như để cầu nguyện, gối quỳ biểu hiện lời khấn vái, thân mình được nâng lên khỏi mặt đất mà không cần gì để đỡ nâng, những chòm sao kết thành triều thiên đội trên đầu, và đôi khi có những thiên thần cất cánh đưa con người lên không trung. Tất cả những thể loại biểu hiện ấy diễn tả con người lúc nào cũng hướng về nơi tòan thiện, toàn mỹ và chân lý mỗi ngày một hơn trong mọi nỗ lực của trần thế. Có nhiều cấp độ của sự thăng hoa, đó là những bậc thang trên linh đạo, ngày mỗi ngày hoàn thiện hơn theo lời mời gọi : “Các con hãy trở nên hoàn thiện hơn như Cha của các con là Đấng Toàn Hảo ngự trên trời” (Mt 5, 48). Trở nên toàn hảo là đánh dấu một khát mong mọc từ đất thấp vươn tới trời cao, và được hoàn thành nơi đó. Trong các khát khao của nhân loại đã được nhận lời, được hình thành và là câu trả lời của Thiên Chúa nơi nhân loại, là nơi Đức Maria, Mẹ đã về trời cả hồn lẫn xác. Đó là một sự kiện bảo đảm chắc chắn cho mọi con đường nỗ lực vươn lên trong nhân loại. Tinh thần hóa tuyệt đối của toàn thể con người từ xác thể tới tâm hồn, để thấy rằng thân xác bởi khí huyết này là khởi sự cho thân xác thần thiêng, sự chết của xác thể này là sự nảy mầm cho thân xác bất tử.

Thăng Thiên và cuối cùng để nhận thấy rằng con người là gì mà được Thiên Chúa quá yêu thương, phàm nhân là chi mà Thiên Chúa lại quá bận tâm và nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương con người quá đỗi. Ngài đã dựng nên con và đã không để con đời đời trong sự hư vô, để cho con có và có tất cả.

Ngày 07/4/2013

SỐNG LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH – NĂM C

CHÚA NHẬT VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

Bài Tin Mừng : Ga 20,19-31
Mai Xuân

  1. LỜI CHÚA


Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói : "Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giêsu bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”

Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.


  1. SỐNG LỜI CHÚA


Chúa nhật II Phục Sinh, Giáo hội gợi mở tâm tư người tín hữu quy hướng về lòng thương xót của Thiên Chúa, nơi Tin Mừng thánh Gio-an, với chủ đề : Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ.

Muốn hiểu về lòng thương xót của Thiên Chúa, điều cần thiết mà người tín hữu phải thủ đắc trong cuộc sống đức tin đời thường, đó là : NIỀM TIN. Không có đức tin tuyệt đối vào Lời Tin Mừng của Đức Giêsu, người tín hữu sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được mọi chiều kích CAO, SÂU, DÀI, RỘNG của Tình Yêu Thiên Chúa, trong cuộc sống thăng trầm đời thường...

Vậy, giữa việc thổi hơi Thánh Thần cho các môn đệ với việc thăng tiến niềm tin của các tông đồ trong công cuộc loan báo Tin Mừng, để xây dựng Hội Thánh trần thế, có liên đới mật thiết với nhau không ?

Xin thưa, có một liên đới vô cùng thâm sâu, được Thần Khí thực hiện giữa việc THỔI HƠI THÁNH THẦN và NIỀM TIN vào công cuộc loan báo Lời Tin Mừng trong toàn lịch sử Giáo hội trần thế, mà Đức Giêsu đang thực hiện hôm nay. Vì sao ?

Khi thổi hơi Thánh Thần cho các môn đệ, là Đức Giêsu đã trao cho các ông toàn vẹn TÌNH YÊU. Hay nói đúng hơn : TRỌN VẸN MỘT THIÊN CHÚA. Để Tình Yêu Thiên Chúa sống động và làm chủ trí lòng, trái tim, linh hồn và mọi quan năng các ông, mà mở mang Nước Chúa trên trần thế này.

Nói cách khác, các ông đã trở nên một NHÂN TÍNH BỘI TĂNG của Thiên Chúa, với toàn vẹn mọi YẾU TÍNH Thiên Chúa. Chính nơi Yếu Tính ấy, các ông triển khai và thực thi những nhân đức - mà người môn đệ phải thủ đắc trong công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ cho nhân sinh...

Trong đó, ĐỨC TIN là nhân đức nền tảng và căn bản - không bao giờ được phép thiếu - nơi đời sống người môn đệ, khi muốn gieo vãi Lời Tin Mừng cho nhân sinh. Bởi, ĐỨC TIN chính là ngọn lửa rực sáng, soi đường dẫn lối người môn đệ thực hiện mọi ý muốn của Thầy Chí Thánh, trong sứ vụ đã được trao ban...

ĐỨC TIN còn là sức mạnh, là khiên thuẫn, là nghị lực giúp người môn đệ đủ nhẫn nại, khôn ngoan, sức mạnh vượt qua mọi cám dỗ, mọi thăng trầm trước phong ba bão táp cuộc đời mả hỏa ngục không bao giờ ngơi nghỉ cám dỗ...

Nếu người môn đệ không còn NIỀM TIN vào Thầy Chí Thánh cách tuyệt đối, thì lời rao giảng của họ chỉ còn là tiếng thanh la vô hồn. Không vọng đến - và làm triển nở Ơn Thánh - cho bất cứ tâm tư nào, nơi những người nghe...



Vả lại, đã không có Đức Tin, thì cũng chẳng thể tồn tại Đức Cậy và Đức Mến, là những nhân đức căn bản và làm nền tảng cho cuộc sống chân chính của người môn đệ...

Nhìn vào đời sống Giáo hội hôm nay, Đức Tin đang vô cùng khánh kiệt, chao đảo, tạo nên bao hiểm nguy nơi Thân Mình Mầu Nhiệm Giáo hội, nơi đời sống đức tin người tín hữu, ngay cả trong cung lòng Giáo hội nữa. Có rất nhiều tín hữu đang mê mải kiếm tìm tiền bạc, vật chất, hưởng thụ nền văn minh thế gian, vẫn chưa chịu tin rằng : hỏa ngục đang dùng đời sống văn minh hưởng thụ vật chất hôm nay, mà cướp đoạt niềm tin của người tín hữu, và cả trong Cung Lòng Giáo hội Đức Giêsu ; làm cho Thân Mình Mầu Nhiệm của Người trở nên yếu nhược, không đủ sức mạnh vượt thắng những phong ba bão táp cuộc sống vật chất mà hỏa ngục đang ngày càng lấn lướt và đè bẹp đức tin người tín hữu hôm nay...

Bởi vì, của ở đâu, thì lòng ở đó. Khi đặt tâm trí vào mọi hưởng thụ thế gian ; thì trí lòng chúng ta cũng chỉ lo tích trữ của cải thế gian. Khi lòng trí chúng ta hướng về Trời ; TÌNH YÊU sẽ giúp chúng ta tích trữ những của cải thiêng liêng mối mọt không thể đục khoét...

Lạy Chúa Thánh Thần, ước gì trong năm ĐỨC TIN này - với mùa chay thánh - với biến cố THỔI HƠI THÁNH THẦN CỦA ĐỨC GIÊSU hôm nay, xin Chúa đổ tràn vào Giáo hội một sức sống mới, một niềm tin mới, một trí lòng mới và trái tim mới : Trong Giáo hội - nơi các MỤC TỬ, các TU SĨ NAM NỮ, mọi TÍN HỮU : ĐỨC TIN TÔNG TRUYỀN - mà các tông đồ đã nhận lãnh trong ngày Đức Giêsu hiện đến viếng thăm hôm nay...

LẠY CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG THÁNH HÓA - xin đổ tràn trào TÌNH YÊU Chúa trên Giáo hội và mỗi tín hữu, để thánh hóa và đổi mới đời sống đức tin chúng con, Chúng con nài van Chúa...



Ngày 14/3/2013

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – NĂM C

Bài Tin Mừng : Ga 21,1-19

  1. LỜI CHÚA


Bấy giờ, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp : “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông : “Này các chú, không có gì ăn ư ?” Các ông trả lời : “Thưa không.” Người bảo các ông : “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phê-rô : “Chúa đó !” Vừa nghe nói “Chúa đó !”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây !” Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giêsu nói : “Anh em đến mà ăn !” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông ; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Si-môn Phê-rô : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Người nói : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần : “Anh có yêu mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : "Hãy theo Thầy.”


  1. SỐNG LỜI CHÚA


Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Giêsu liên tục hiện ra với các môn đệ Người yêu quí. Lần hiện ra thứ nhất, Đức Giêsu củng cố Đức Tin cho các ông. Hôm nay, lần hiện ra thứ ba, Đức Giêsu củng cố đức VÂNG PHỤC cho các ông bằng mẻ cá lạ.

Phải nói rằng, mỗi lần hiện ra, Đức Giêsu đều có một mục đích và một chủ đề để dạy các môn đệ Người. Nhưng trên hết và trước hết, Đức Giêsu vẫn nhắm đến tông đồ Phê-rô - người sẽ được chọn cai quản Giáo hội trần thế của Người. Bởi chưng, tất cả mọi nhân đức nền tảng và căn bản như Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến, Đức Vâng Phục, Đức Phó Thác đều phải được bắt nguồn và khởi đi bởi người đứng đầu Giáo hội trần thế, mới có thể thông truyền cho các môn đệ và mọi chi thể trong Nhiệm Thể Giáo hội Người được... Bởi vì, phải có thì mới đem cho, thì của cho ấy mới gây nên hiệu quả cụ thể và thiết thực cho người nhận. Đồng thời cái mình có sẽ được Thần Khí làm cho bội tăng trong cuộc sống chứng tá đức tin đời thường...



Để thực hiện đức Vâng Phục, bao giờ người môn đệ cũng phải thủ đắc vững chắc ba nhân đức đối thần, là những nhân đức nền tảng và căn bản trong cuộc sống đức tin đời thường. Thiếu ba nhân đức đó, người môn đệ sẽ chẳng bao giờ thực hiện đức vâng phục. Vì nhờ đã thủ đắc ba nhân đức trên, ông Gio-an đã nhận ra ngay Thầy Chí Thánh, khi Người bảo các ông thả lưới cùng với mẻ cá lạ. Với ánh sáng đức tin, đức mến chiếu soi tận thâm sâu cõi lòng, ông đã nhắc ông Phê-rô : “Chúa đó.”

Như vậy, ba nhân đức đối thần luôn luôn được Thần Khí dưỡng nuôi và củng cố trong Giáo hội qua tất cả các môn đệ còn đặt niềm tin và sống đời trung tín nơi Thầy Chí Thánh - để nâng đỡ và phát triển, để tồn tại và hiện diện trong đời sống Giáo hội - qua tất cả mọi phong ba bão táp mà con thuyền Giáo hội gặp phải - qua mọi thời đại - nhất là thời buổi hôm nay.

Chỉ duy nhất Đức Tin mới có thể vực dậy và làm cho con thuyền Giáo hội không bị ba thù lật chìm - dù có phải nghiêng ngả - nhưng đức vâng phục sẽ giúp cho Thân Mình Mầu Nhiệm Giáo hội được tràn đầy sức mạnh của Thần Khí đỡ nâng...

Trước làn sóng của những cơn hỏa mù mà ba thù đang vây hãm Giáo hội, hỏa ngục đang khơi dậy lòng kiêu hãnh và tự tôn nơi cuộc sống các chủ chăn, và của hầu hết các tín hữu - khi họ không muốn vâng phục các Đấng Bản Quyền Chân Chính. Khi bất phục tùng, người ta có đủ những lí do khôn khéo - có lợi cho đời sống quyền hành, danh vọng, địa vị, vật chất thế gian - để không muốn vâng phục, khi sự vâng phục ấy bất lợi cho cái tôi ; cho cuộc sống hưởng thụ nền văn minh vật chất của mình...

Giáo hội đang chao đảo niềm tin, vì vậy, đức vâng phục đang được người tín hữu thả nổi trước bao thách đố mà ba thù giăng mắc trong cuộc sống đức tin đời thường... bài Tin Mừng hôm nay có phải là một mời gọi, một đánh động, một tiếng chuông cảnh tỉnh được Thần Khí gióng lên, mà khuấy động tâm tư người tín hữu về một niềm tin, về một đức cậy, và đức mến nồng nàn ; để nhờ đó, chúng ta sẽ thực hiện đức vâng phục Giáo hội cách tuyệt đối - nơi những Mục Tử Chân Chính - trong đời sống người tín hữu.

Bởi chưng, để thực hiện được đức vâng phục, còn cần thiết phải thủ đắc đức KHIÊM TỐN nữa. Chỉ khi khiêm tốn, Thần Khí mới soi rọi vào trí lòng, giúp chúng ta nhận biết mà phá tan mọi mưu kế ba thù đang bủa vây đời sống đức tin người tín hữu và Giáo hội hôm nay...



Ngày 21/4/2013

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH – NĂM C

CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH

Bài Tin Mừng : Ga 10,27-30

    1. LỜI CHÚA


Khi ấy, Đức Giêsu nói với người Do Thái rằng : “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời ; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một.”
    1. SỐNG LỜI CHÚA


Tôi và Chúa Cha là một.”

Câu nói trên của Đức Giêsu là một mạc khải vô cùng sáng tỏ về một Thiên Chúa có Ba Ngôi : Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Ba Ngôi là một Thiên Chúa DUY NHẤT. Nếu Ba Ngôi là một Thiên Chúa Duy Nhất, thì Ba Ngôi cũng sẽ chỉ có một Bản Thể DUY NHẤT và một uy quyền trong Đức Giêsu - đang được Chúa Ba Ngôi thực hiện - nơi Lời Tin Mừng rao giảng trong thế gian - vì loài người và cho loài người... Vì TÔI VÀ CHÚA CHA LÀ MỘT.

Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu - thì Tình Yêu ấy đã được thực hiện và biểu tỏ một cách vô biên, vô tận trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Chính vì Tình Yêu ấy, đã khiến một Thiên Chúa thực hiện ba công đoạn khác nhau : TẠO DỰNG, CỨU CHUỘC VÀ TÁC THÁNH. Tuy khác nhau về cấu trúc của mỗi giai đoạn trong công việc, nhưng tựu chung chỉ là một tình yêu Duy Nhất trong một Thiên Chúa Duy Nhất vì yêu thương loài người : Ngôi Cha thực hiện Mầu Nhiệm Tạo Dựng ; Ngôi Con thực hiện Mầu Nhiệm Cứu Chuộc ; Ngôi Ba thực hiện Mầu Nhiệm Vinh Quang hiển trị (Tác Thánh). Ba công đoạn tuy khác nhau, nhưng đều mang tính DUY NHẤT của một chương trình hành động vì TÌNH YÊU, trong TÌNH YÊU và bởi TÌNH YÊU Thiên Chúa yêu loài người.

Vì ba công đoạn khác nhau, nên mỗi ngôi lại mang một hình thái bên ngoài khác nhau, sao cho phù hợp với công đoạn được mỗi Ngôi thực hiện nơi mỗi thời...Như vậy, tuy Ba Ngôi chỉ mang một bản thể duy nhất, nhưng hình thái được biểu lộ ra bên ngoài nơi Bản Thể lại khác nhau... (Như người phụ nữ mang nơi mình ba công đoạn khác nhau : làm vợ, làm mẹ và nuôi nấng, bảo vệ, dưỡng dục con cái vì yêu thương trong cùng một bản thể, nhưng mỗi công đoạn trong cuộc đời bà lại được biểu thị một hình ảnh khác nhau...”

Thời buổi hôm nay - thời buổi đang đi vào công đoạn kết thúc công cuộc cứu chuộc của Ngôi Lời - Ngôi Ba đang chuẩn bị cho một cuộc khải thắng, hầu dẫn nhân loại vào Trời Mới Đất Mới - Đó là cuộc sống Thiên Đàng tại thế - như Ba Ngôi đã hoạch định trong chương trình tình yêu từ thưở đời đời, mà Tin Mừng đã, đang và sẽ thực hiện từng nét nơi Tin Mừng đã được mạc khải cho thế gian... “Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng. NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN. Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI…”

Như vậy, thời buổi hôm nay sẽ là thời sau hết của giai đoạn cứu chuộc, để Thần Khí dẫn loài người vào giai đoạn“Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Hiểu vậy rồi, chúng ta cần đặt ra câu hỏi : Chúa Ba Ngôi sẽ mang lại cho loài người lợi ích và hạnh phúc nào trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi ?

Trước khi trả lời cho câu hỏi trên đây, chúng ta cần đặt ra thắc mắc : Giáo hội và người tín hữu phải sống thế nào để Danh Cha cả sáng, Ý Cha thể hiện...?

Muốn cho danh Cha cả sáng - chúng ta cần nêu lên một mẫu gương, mà thánh Gio-an Tiền Hô đã thực hiện : “Tôi phải nhỏ lại, để Người lớn lên.” Muốn nhỏ lại chỉ có cách thế nhanh chóng và đẹp lòng Thiên Chúa nhất, đó là : mỗi người không thể tự thân thực hiện việc biến đổi, mà phải tha thiết nhờ Mẹ, với Mẹ, và trong Mẹ...để Mẹ tháp nhập mỗi người - cùng với tất cả mọi tội lỗi - vào thập giá cứu độ của Đức Giêsu một cách chân thật và tự nguyện trong các Thánh Lễ - mà chương trình tình yêu Chúa Ba Ngôi đã hoạch định và thực hiện trong cuộc khổ nạn của Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập Thể...

Khi mỗi người tín hữu ý thức và thực hiện tác động nội tâm việc nhờ Mẹ, với Mẹ và trong Mẹ - để được Mẹ tháp nhập vào thập giá Đấng Cứu Độ sâu thẳm bao nhiêu - thì danh Cha càng tỏa sáng bấy nhiêu trong linh hồn và cuộc đời họ ; mà còn lây nhiễm cho mọi chi thể trong Nhiệm Thể Giáo hội... và còn cho cả thế giới nhân sinh hôm nay nữa - trong mầu nhiệm hiệp thông... Vì chỉ duy nhất Đức Trinh Nữ mới hiểu hết Thánh Ý cách chính xác và cụ thể. Vì vậy, chúng ta không thể không nhờ Mẹ mọi sự, nếu muốn Danh Cha được cả sáng trong linh hồn và cuộc đời mình...

Vì sao phải tháp nhập vào thập giá Đức Giêsu ?

Thế giới hôm nay đang bước vào cao điểm của cuộc đại thanh lọc. Vì vậy sẽ có rất nhiều biến cố xảy ra - nơi mỗi cá nhân, gia đình, Giáo hội, xã hội, và trên toàn thế giới... Người tín hữu phải có một ý thức sâu xa về cuộc sống rất nhiều đau khổ và gian nan đó - mà đừng than van, oán trách Thiên Chúa và đồng loại. Mà nên hiểu cho đúng Thánh Ý - một cách dứt khoát với một nhận thức thâm sâu - trong ý thức chấp nhận, mọi sự đều do Thánh Ý gửi đến với lòng tôn thờ, cảm tạ, yêu mến, mà thâm tín rằng : Thần Khí muốn xử dụng mọi gian truân đó như cách thế để cấy rễ đức tin, và thánh hóa cuộc sống đức tin mỗi người. Bởi, Thiên Chúa không để xảy ra sự gì - dù nhỏ nhoi đến mấy - mà không có lợi cho linh hồn chúng ta, nếu chúng ta đặt hết lòng tin tưởng, cậy trông nơi Chúa và yêu mến Người... Vì vậy, tháp nhập vào Thập giá là một hiến lễ cao quí nhất mà loài người có thể hưởng ơn cứu độ, nhờ Hy Tế Thập Giá đang được dâng hiến đức công bằng Chúa Cha...

Khi ý thức ấy trở thành khát vọng làm cho danh Cha cả sáng trong cuộc sống Giáo hội, Chúa ba Ngôi sẽ sống động trong linh hồn và cuộc đời người tín hữu, để hành động theo đúng chu trình đã được Chúa Ba Ngôi thực hiện, như Người đã thực hiện ba công đoạn trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi : Ngôi Cha sẽ tạo dựng Sự Sống, Tình Yêu trong linh hồn đã chết vì tội - bằng Công nghiệp Giá Máu Chúa Con ; Thánh Thần Ngôi Ba sẽ dùng Hy Tế cuộc khổ nạn Chúa Con - nhất là Máu Thánh Châu Báu từ cạnh Sườn đã bị đâm thâu - mà tẩy rửa mọi sự đã ra hư mất bằng Tình Yêu vô biên, vô tận của Người... Rồi dâng lên Đức Công Bằng Chúa Cha - để đền tạ Tình Yêu Chúa Cha đang bị xúc phạm nặng nề - để đền tội cho linh hồn loài người đã bất trung, xúc phạm... Vì Hy Tế Thập Giá đẹp lòng Thiên Chúa, Chúa Cha lại trào đổ Tình Yêu tạo dựng thưở ban đầu nơi Công Nghiệp Giá Máu Chúa Con...

Tất cả cuộc trao đổi ấy đều được Thánh Thần dâng hiến trong LỬA YÊU ĐƯƠNG nơi TRÁI TIM ĐỨC GIÊSU đang bừng cháy trên thập giá cứu độ, mà nài xin lòng thương xót Chúa Cha tha thứ trong các Thánh Lễ vô giá trên các Bàn Thờ, trong mọi giây phút, trên toàn thế giới...

Như vậy, Thánh Lễ trở nên nguồn mạch cứu độ, là trung tâm đời sống Đức Tin của Giáo hội và mỗi tín hữu, mà Chúa Ba Ngôi đang thực hiện cho toàn thể...Nhưng phải tham dự Thánh Lễ với thái độ thế nào, để có thể lãnh nhận ơn cứu độ, là câu hỏi mà chúng ta sẽ chia sẻ trong những lần tới...

Ơn Cứu Độ đang được Chúa Ba Ngôi thực hiện nhờ ba yếu tố căn cốt : THÁNH LỄ, THÁNH THỂ VÀ CHUỖI MÂN CÔI...


Ngày 28/4/2013

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH – NĂM C

Bài Tin Mừng : Ga 13,31-33a.34-35




  1. LỜI CHÚA

Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giêsu nói : "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.

Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau."




  1. SỐNG LỜI CHÚA

Giáo thuyết mà Đức Giêsu đưa ra để dạy môn đệ Người quả thật lạ đời :

– Muốn được tôn vinh lại phải hủy diệt chính mình.

– Muốn được sống, thì phải chết đi chính bản thân và ý muốn của mình, trong một ý thức tự nguyện sâu xa, thì mới được sống và sống vinh quang...

– Muốn nhận được tình yêu, thì phải yêu thương trước đã, yêu cả kẻ thù, làm ơn cho những kẻ ghét mình, làm hại mình.

Đó là lời tâm huyết của Thầy Chí Thánh trước khi từ biệt các môn đệ trong bữa tiệc ly, để bước vào cuộc vượt qua đầy đau khổ, nhục nhằn...

Đã hẳn rằng những lời tâm huyết đó được đặt làm nền tảng và căn bản mà Tin Mừng Đức Giêsu đưa vào thế gian rao giảng cho loài người. Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua nguyên nhân gần - đang xảy ra trong bữa tiệc ly - đó là sự phản bội trơ trẽn, lừa dối xấu xa mà tông đồ Giu-đa đã gây nên. Chính sự phản bội này đã khiến trái tim thể lý Đức Giêsu tan vỡ. Người đã nói lời từ biệt trong trạng thái đau buồn vô hạn của một con người, cũng như đau khổ trong trái tim Đấng Cứu Độ...

Từ gương xấu do Giu-đa tham lam tiền bạc đã gây nên cho Đức Giêsu trong Tin Mừng. Những đau buồn về sự phản bội, tráo trở, và dối trá do đồng tiền, vẫn còn được các môn đệ và người tín hữu xử dụng như nguyên nhân chính trong Giáo hội, trong cuộc sống người tín hữu, và trong cuộc sống nơi các xã hội mọi thời đại. Nhất là thời buổi hôm nay. Tuy đồng tiền chỉ có hai mặt, nhưng ba thù đã, đang biến hóa trong lòng người xử dụng đồng tiền trở thành muôn mặt, khiến hầu hết mọi người tham lam tiền bạc đã trở thành kẻ phản bội Thiên Chúa như Giu-đa, cũng trơ trẽn, và xấu xa gấp bội...

Từ nhận thức ấy, chúng ta mới thâm tín sâu xa về việc : muốn tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc sống đức tin đời thường, người tín hữu sẽ phải sống thế nào ?

Đức Giêsu khi dạy các môn đệ về việc Người sắp được tôn vinh, Người đã ám chỉ đến cuộc khổ nạn mà Người chuẩn bị bước vào. Vậy, muốn tôn vinh Thiên Chúa và được vinh quang Người chiếu soi trong cuộc đời mỗi người, chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận tất cả mọi khổ nhục, mất mát, bệnh hoạn và mọi gian nan trong cuộc sống, với lòng vâng phục, yêu mến, tri ân Thánh Ý Thiên Chúa cách trọn vẹn nơi mọi sự xảy ra trong cuộc đời mỗi người. Nghĩa là, tự trong ý thức và nhận thức, chúng ta vui lòng cộng tác để hiệp thông với cuộc thương khó của Đức Giêsu trong mọi giây phút đang sống trong cuộc đời này - không chỉ trong Mùa Chay, mà trọn cả cuộc đời - để đền tạ tình Chúa yêu thương và đền mọi giống tội chúng ta và mọi người đã, đang xúc phạm đến Thiên Chúa... Đó là con đường Thánh Giá...

Ý thức và nhận thức ấy được thực hiện sâu xa bao nhiêu, là hoàn toàn do tình yêu chúng ta dâng hiến Đức Giêsu bấy nhiêu. Tình yêu ấy sẽ như cách thế mời Thần Khí ngự trị và giúp chúng ta lọai bỏ tính tham lam, dối trá, tráo trở, hận thù, ghen ghét, đố kị, độc ác..v.v… ra khỏi mọi tương quan trong cuộc sống với Thiên Chúa, với chính mình và với đồng loại...

Sống như vậy, là chúng ta đang làm vinh danh Thiên Chúa, và được vinh quang Thiên Chúa bao phủ cuộc đời chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng thể hiện tình yêu Thiên Chúa với chính mình và với tha nhân vậy...

Trang Giáo Dục Gia Đình



BBT (St)

Trong đời, ai cũng có đôi lần mong cho thời gian quay trở lại. Mà chẳng phải là sự tiếc nuối một khoảnh khắc, một lời nói, một quyết định, hay điều gì còn dang dở. Nhiều khi chỉ là niềm thương nhớ chính mình khi ấy, tại thời gian ấy, khi nụ cười còn vô tư lắm, và ánh nhìn thì vẫn thanh thản trong veo.

Khi người ta đủ lớn, người ta bỗng thấy thuở ấu thơ sao tràn đầy sắc màu rực rỡ thế. Cánh đồng xanh mê mải. Trời mây trắng dịu êm. Chuồn chuồn ớt thắm đỏ. Màu mực trong vở tím ngắt. Mèo vàng sưởi nắng lim dim. Trận mưa rào trên mái tôn xám. Da đen nhẻm chạy dưới trưa hè. Cả một thế giới rạng rỡ, tuyệt vời và trong vắt. Để rồi khi lớn lên, cái thế giới ấy chỉ còn là một miền hoài niệm, mà dù người ta có gắng đi tìm, có ngắm nhìn qua một góc kính nào thì cũng không thể tái hiện lại được. Không một sắc trắng nào vi vút như gió lùa qua khe cửa ngày đông, không một sắc tím nào bềnh bồng như bằng lăng ngang trời mùa hạ, không một sắc hồng nào khác lạ như nụ hoa mới biết yêu thuở ban đầu…

Khi người ta đủ lớn, người ta bỗng thấy lúc bé đời sao đơn giản thế, mà lại tươi đẹp thế ! Sao khi lớn lên, người ta có thể ăn bất kỳ món đặc sản cầu kỳ nào, mà lại không thấy vui miệng bằng cây kem mút ăn vội trước cổng trường giờ tan học. Người ta có thể mua sắm cho mình bất cứ thứ quần áo hợp mốt nào, mà lại không thấy háo hức bằng lúc khoác lên mình chiếc áo ba mẹ mua cho diện Tết.

Người ta có thể đi cùng người yêu trên chiếc xe hơi đắt tiền, mà lại chẳng thấy tim mình xao xuyến như lúc ngồi sau xe đạp của cậu bạn lơ đãng ngày xưa. Thế đấy, người ta có thể đạt được tất cả thứ mình muốn, để rồi nhận ra rằng, khi cuộc sống quá dư giả, thì có những giá trị chỉ khi thiếu thốn ta mới có thể cảm nhận được.

Khi người ta đủ lớn, thì “cái tôi” cũng lớn lên theo. Người ta không còn vui được nữa, bởi chính sự kiêu hãnh và định kiến của mình, của những người xung quanh. Rồi người ta giới hạn mình trong những định mức, để tất cả đều là vừa đủ. Để không quá tha thiết, không quá say mê, không quá cuồng si một cái gì. Ước mơ không theo đuổi, yêu thương chẳng tỏ bày. Làm gì cũng suy tính, sẽ ra sao ngày sau ? Rồi bằng lòng cho rằng vậy thì sẽ không buồn khổ. Nhưng rồi làm như thế, có chắc rằng đời vừa hạnh phúc hơn không ?

Khi người ta đủ lớn, người ta không còn nhìn thấy những sắc màu tuyệt cú. Thay vào đó là sự điều hòa, lẫn lộn. Trong trắng có đen, trong thật có giả, trong gần có xa, trong gặp gỡ có ly biệt, trong nụ cười có âu lo, và trong tình cảm có đắn đo, cân nhắc. Người ta cũng biết giữ những khoảng cách, để rồi thi thoảng bỗng thấy mình quá đỗi cô đơn. Cô đơn không phải là những khi một mình không có ai bên cạnh, mà là khi ở giữa cuộc vui thấy mình u uẩn, giữa tiếng cười rộn ràng thấy trong lòng mưa rơi, giữa yêu thương thấy dửng dưng vời vợi. Khi không ai thấu hiểu và sẻ chia. Khi thấy mình không thuộc về một nơi chốn hay một người nào cả. Ai cũng muốn gần nhau đấy, mà sao rồi ai cũng rất lẻ loi ?

Khi người ta đủ lớn, người ta bắt đầu mong bé lại. Người ta bắt đầu mong trở về là mình những xa xưa. Khi vui buồn thật lòng với những điều nho nhỏ, khi yêu ghét được vô tư tỏ bày, khi thế giới trong sáng là những ô cửa ngập nắng, những ngày xào xạc gió, những đêm học thi mê mải hay những buổi tụ tập bạn bè thật vui.

Nhưng, ngày hôm qua thì vừa qua rồi. Như cái cây vừa lớn rồi thì không thể nào non trẻ lại, con người vừa lớn thì phải học cách đứng vững vàng trong gió trong mưa. Ai cũng có thể nói với bạn rằng, niềm vui và hạnh phúc luôn ở quanh ta, chỉ cần ta biết đón nhận. Nhưng không ai có thể nói với bạn rằng, niềm vui đang chờ ngay ở kia, ngay chỗ rẽ đấy. Vì không ai biết chính xác lúc nào niềm vui sẽ đến và đến từ đâu, từ ai. Thế nên, bạn hãy cứ đi đi, giữ cho mình niềm yêu đời thiết tha, bằng lòng với những điều đẹp đẽ, những dấu ấn nhiều khi bé nhỏ nhưng khó phai trong đời, và đừng bận tâm về những bắt đầu hay sau cuối.

Bởi xét cho cùng, đời thay đổi vì chúng ta thay đổi mà thôi.  

Khi người ta đủ lớn, người ta nhận ra trong cuộc sống không phải lúc nào tất cả mọi thứ cũng rõ ràng. Không phải lúc nào nhìn lên thì trời cũng xanh, mây cũng trắng. Có những lúc trời bạc một màu quên lãng và có những lúc mây mang màu ngũ sắc như cầu vồng sau mưa. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì chúng ta vẫn sống dưới vòm trời này, trong cuộc sống đầy những điều không rõ ràng này, chúng ta vừa tìm thấy nhau, cùng bước đi.

Và đó mới là điều quan trọng.

Dù không thể bé lại thì xin cứ sống hồn nhiên như trẻ nhỏ, để thấy đời vẫn rất đẹp tươi !




Trang Thanh Niên


HKT

Nhân đức là phẩm tính của một người có cốt cách, càng làm lớn càng cần trau luyện nhân đức. Nhân đức được Mạnh Tử khởi xướng theo “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Giàu sang không làm đảo lộn lòng mình, nghèo hèn không thay đổi chí mình, quyền lực uy thế không khuất phục được khí tiết của mình).

Nhân đức là cột trụ để thành nhân, người thành nhân là người xứng đáng ở bất cứ cương vị nào. Trong xã hội hiện đại, trau dồi trí năng mỗi ngày một bén nhậy, của cải kinh tế dồi dào nhưng có điều nhân đức lại ít đi, đó là cái thiếu. Có người nói “vàng có giá thì nhân phẩm mất giá”. Có nhiều người giàu sang sinh tật và những tật ấy làm lem luốc bản thân của họ.

Cái quý nơi con người không phải là cái quý từ bên ngoài trang điểm vào người mà từ trong tâm hồn và con người phát ra. Tiếc thay, người ta lại thường đánh giá con người nơi những gì họ có, sức mạnh được đo bằng mã lực, tình yêu đo bằng số lượng, phẩm giá được đo bằng vàng bạc đá quý, những đêm hưởng thụ, từng trải...

Các giá trị bị đổi thay, khi con người mất gốc. Nhân đức là cái gốc, phát triển mọi mặt và cái gốc nhân đức càng phải lớn ra và đâm rễ sâu.

Thiếu nhân đức người ta sống như cái cây trồng hới hợt trên đất, một cơn gió mạnh đủ làm lật gốc, giống như cái giếng cạn vừa múc đã hết nguồn của cuộc sống.

Trau dồi nhân đức làm cho con người sống hạnh phúc hơn chứ chẳng bao giờ làm cho con người nghèo đi hoặc phản lại con người.

Nhân đức giống như cây trụ đỡ cuộc đời, trụ càng lớn và vững chãi, cuộc đời càng vươn xa và lên cao. Nhân đức giúp con người xứng đáng là con người mang “hình ảnh và hoạ ảnh của Thiên Chúa”.




Hiền Tâm

Mười chín tháng tư chớm gió hè

Hai ngàn lẻ năm trưa nắng nhẹ

Bê-nê-đi-tô mười sáu đến

Gánh trên vai sứ vụ Phê-rô

Vị Thầy của lòng tin khiêm tốn

Thẳng thắn nhiệt tình cùng đối thoại

Gặp gỡ, bước theo Đấng Yêu Thương

Tận tụy phục vụ Hội Thánh Chúa



Tuyên xưng THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU (2005)

Tin, HY VỌNG NHÂN LOẠI ĐƯỢC CỨU (2007)

Để sống BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ (2009)

Nép mình bên lòng Đức Nữ Trinh

Trời trưa thanh vắng gió rì rào

Thật khẽ, thật khẽ để lặng nghe

Hồn cô tịch Lời Chúa thẩm thấu

Lặng thinh, sự lặng thinh ắp đầy !

Cái thinh lặng diệu kỳ làm sao !

Chúa Tể muôn loài đã tặng không

Dưới bóng cánhTa hằng bổ sức

Vâng ý để vuông tròn lời đáp

Tiếng gió gọi chẳng giống tiếng Người

Cứ xào xạc, rồi lại xạc xào

Làm tan dần cái oi trưa hè

Tuyệt, tuyệt thay Chúa đang có đó !



Mười một tháng hai, hai mười ba

Hồn tín thác can khiêm từ nhiệm

Nên nhân chứng TỰ SẮC ĐỨC TIN

Lui vào chốn thẳm sâu nguyện cầu

Người chợt đến rồi lại chợt đi

Nồng nhiệt đắm say lớp người trẻ

Trong tim mãi còn in đậm nét

Vị Cha Chung khả ái hôm nao

BẮC CẦU CHO HỒN CHẠM THÁNH TỬ

KITÔ PHỤC SINH BAN PHÚC AN BÌNH

CHỚM GIÓ TRƯA HÈ CHA Ở ẨN

CÙNG THẦY, ANH EM LOAN TIN VUI.

Gió trưa hè lại thoáng lan nhẹ

Thần Khí Chúa tỏ, ban Cha Chung

Phanxicô đệ I nay có rồi

Nhận ơn thiêng hồi tâm đáp trả.


TÌNH CHÚA YÊU GIÁO HỘI XIẾT BAO !

Trang giải đáp thắc mắc


CÂU HỎI VỀ BÀI GIẢNG THÁNH LỄ

Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, DCCT

 HỎI : 

Thưa Cha,

Chúng con xin Cha giải đáp cho thắc mắc sau đây :

Cha chánh xứ chúng con, trong ngày Chủ Nhật 13-5-2012 có đem 14 điều răn của Phật ra phổ biến công khai và giảng, trong nhà thờ, như vậy có đúng luật Giáo Hội không, và không hiểu Cha xứ con có ý gì ? Chúng con cảm thấy băn khoăn và hoang mang, xin Cha cho chúng con biết phải làm gì.

Đính kèm Cha 14 điều răn của Phật mà Cha xứ đã phổ biến trong giáo xứ :



MƯỜI BỐN ĐIỀU RĂN CỦA PHẬT

  1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

  2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

  3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

  4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

  5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình

  6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu

  7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti

  8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi sa ngã

  9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

  10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ

  11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

  12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

  13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết

  14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Xin cha cho biết đó có phải là các điều răn của Phật Giáo không ?

Chúng con xin cảm ơn Cha.


TRẢ LỜI :

Giáo dân Phêrô Lê Thanh Châu

Về ý định của Cha xứ khi phổ biến những điều này thì tôi không tài nào biết đựơc, có lẽ ông nên đến gặp Ngài để hỏi thì sẽ rõ hơn. Còn việc ngài làm trong nhà thờ mà ông cho là “giảng” thì tôi cũng khó có thể có những nhận định đầy đủ vì tôi không có mặt để nghe cách trực tiếp. Tôi chỉ nêu lên những gì Giáo Hội muốn các vị chủ chăn phải trình bày trong bài giảng lễ.

Về việc việc giảng trong thánh lễ thì đã được quy định khá rõ ràng trong Giáo Luật điều 767 như sau :



§1 Trong các hình thức giảng, bài giảng lễ giữ một vị trí trổi vựơt, là một phần của chính phụng vụ và được dành riêng cho tư tế và phó tế; trong suốt năm phụng vụ, phải dựa vào bản văn Thánh Kinh để trình bày các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống của kitô giáo trong bài giảng lễ.

Với những quy định như trên thì ông cũng có thể nhận định là bài giảng lễ có dựa vào Thánh Kinh để trình bày nội dung đức tin và đường hướng sống cho người Kitô hữu không hay chỉ giảng về các điều răn của Phật thôi !

Có thể dùng những điều này như để minh hoạ trong bài giảng và yêu cầu các Kitô hữu phải sống đức tin của mình một cách quyết liệt hơn chứ không thể đơn thuần trong bài giảng thánh lễ dùng các điều này làm một bài giáo huấn cho các Kitô hữu và dậy họ phải sống như thế.

Nếu còn những điều bức xúc thì ông nên đến gặp cha xứ và trình bày ý kiến của mình nhằm mục đích đem đến những lợi ích cho Giáo Hội như Giáo Luật trong phần về nghĩa vụ và quyền lợi các Ki tô hữu đã qui định :



Điều 212

§3. Tuỳ theo kiến thức, thẩm quyền và uy tín bản thân, các Kitô hữu có quyền, và đôi khi có cả bổn phận phải bày tỏ cho các vị Chủ Chăn có chức thánh  biết ý kiến của họ liên quan tới lợi ích của Giáo Hội, họ cũng có quyền bộc lộ ý kiến của họ cho các Kitô hữu khác, miễn là bảo vệ sự toàn vẹn  của tín lý và luân lý, cũng như lòng kính trọng các vị chủ chăn, và phải lưu ý đến công ích và phẩm giá của tha nhân.

Trong trường hợp cần thiết, ông có thể trình bầy với Đấng Bản Quyền địa phương để ngài tìm hiểu kỹ vấn đề hơn và có những quyết định phù hợp.

Vì không phải là người chuyên môn về Phật học, tôi chỉ xin trưng dẫn một số ý kiến đã phổ biến trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia :

http://vi.wikipedia.org/wiki/14_%C4%91i%E1%BB%81u_r%C4%83n_c%E1%BB%A7a_Ph%E1%BA%ADt

để tham khảo thêm về những điều răn này.

"14 điều răn của Phật" hay "14 điều dạy của Phật" là tên của một bản văn được truyền tụng không có nguồn gốc rõ ràng, nhưng nội dung của bản văn này được nhiều người xem như đã được trích ra từ những ý tưởng trong kinh Phật.

Theo Đại đức Thích Nhật Từ, 14 điều này vốn được lưu truyền tại chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. Không có bài kinh nào trong các bộ Kinh tạng Pa-li, A-hàm kinh và kinh Đại Thừa chứa đủ 14 điều này. Tác giả có thể là các nhà sư chùa Thiếu Lâm và họ đã biên tập, trích dẫn ý tưởng từ các bản kinh, và tập hợp lại theo trật tự mình đặt ra. Việc truy tìm lại nguyên gốc các câu riêng lẻ từ kinh Phật là điều rất khó. Các bản dịch tiếng Việt đã có một số điểm lệch so với nguyên tác. Ví dụ, "điều răn" là cách dịch không chính xác từ giới (nguyên ngữ Śīla trong tiếng Phạn với nghĩa "giới" của Phật giáo, hay "điều khoản đạo đức").

Về nội dung, ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn gốc kinh Phật đã được nhắc bên trên… 14 lời nói trên cũng có những vấn đề về mặt hành văn và logic. Cụ thể là :


  1. Chúng chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố, hoàn toàn không đưa ra lời giải thích vì sao. Khác với cách dạy của Phật.

  2. Câu nào cũng dùng cấp tối cao, dùng chữ "nhất".

  3. Có những điểm mâu thuẫn hiển nhiên với giáo lí của Phật, được xác định trong những bài kinh thẩm quyền còn lưu lại :

Lời 2 : Ngu dốt lớn nhất của loài người không phải là dối trá, mà là không biết là mình đang bị tấm màn vô minh vây phủ, và vô minh chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi Duyên khởi với 12 thành phần ("Thập nhị nhân duyên").

Lời 6: Tội lỗi lớn nhất của con người, trong ý nghĩa hành vi những gì mang lại những kết quả đáng sợ nhất, ngay lập tức cho chính người làm, có lẽ không phải là "bất hiếu", mà là Năm tội lớn.

Nghiên cứu nội dung cái gọi là "14 điều răn của Phật" này, tác giả Đoàn Đức Thành trong một email phổ biến trên mạng cho biết nó tương tự như bản văn "Nhân Sinh Thập Tứ Tối" (14 Cái Hay Nhất của Đời Người) của Trung Quốc, chỉ khác 2 điều : (1) Điều 6 Trung Quốc viết là : “Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối chính mình” ; (2) Điều 10, Trung Quốc viết là “tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ". Tác giả cũng đề nghị nên thay tiêu đề "14 Điều răn của Phật" bằng "14 cái hay nhất của đời người".

Trang Nhân Bản

Bồ Câu Trắng

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng, cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao, bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước đêm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng, nó và anh em sẽ ra sao khi ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp, mỉm cười và nói : "Có 5 điều cháu và các anh em cần phải nhớ trước khi bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia. Lúc nào cháu cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó... cháu mới trở thành một cây bút chì tốt nhất, hiểu không ?"

"Thứ nhất, cháu luôn có thể tạo ra những điều kỳ diệu và rất vĩ đại, nếu cháu nằm trong bàn tay của một ai đó."

"Thứ hai, cháu phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng cháu hãy nhớ... tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho cháu đẹp hơn và tiếp tục cuộc sống của mình mà thôi."

"Tiếp theo, cháu phải nhớ lúc nào bản thân mình cũng có thể sửa chữa những lỗi mà cháu ghi ra."

"Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của cháu chính là phần ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài."

"Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào, cũng vẫn phải viết thật rõ ràng và để lại dấu ấn của mình."

Cây bút chì hiểu rõ những lời người thợ nói, nó tự hứa sẽ nhớ tất cả những điều ấy và rồi, nó vào nằm trong hộp để bước ra thế giới với những mục đích riêng mà nó đã định.

Bây giờ, hãy thử đặt chính bạn vào vị trí của cây bút chì xem! Lúc nào bạn cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều này, khi đó, bạn sẽ trở thành một con người vĩ đại.

Thứ nhất, bạn có thể làm nên những chuyện vĩ đại, nhưng chỉ khi nào bạn biết đặt mình vào trong vòng tay của đấng tạo hóa, hãy để cho mọi người được sử dụng những món quà mà tạo hóa ban cho bạn!

Thứ hai, bạn sẽ phải liên tục nếm trải những đau đớn và thất bại trong cuộc sống, nhưng có trải qua ngần ấy gian khổ, bạn mới có thể mạnh mẽ hơn được !

Tiếp đến, bạn cần phải nhớ lúc nào bạn cũng có thể khắc phục những sai lầm trong quá khứ.

Tiếp theo đó, bạn phải biết phần quan trọng nhất của bạn không phải là ngoại hình mà là tấm lòng bên trong của bạn.

Còn điều cuối cùng, trên mọi ngả đường mà bạn đi qua, bạn hãy để lại những dấu ấn riêng của bạn và trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Hãy làm theo ngụ ngôn về bút chì, nó sẽ giúp cho bạn cảm thấy bạn đúng là một con người đặc biệt, và chỉ có bạn mới có thể hoàn thành được những trách nhiệm mà ngay từ khi sinh ra, bạn đã được giao phó!

BCT (St )






Mầu nhiệm khải hoàn Chúa Phục Sinh

Nhiệm Tích Yêu Thương Chúa ẩn mình

Phục hồi sự sống ôi vinh hiển

Sinh ơn cứu chuộc nguồn bình yên

Của Chúa trao ban cho nhân loại

Đức Giêsu Kitô nguồn ánh sáng đức tin

Hãy mau trỗi dậy và thẳng tiến

Hướng về Chân lý Đức Mẹ Hiền

Lòng con xin trọn vâng ý Chúa

Trí con trông cậy ơn sủng Người

Về dâng lên Chúa khúc hoan ca

Những khúc tạ ơn Aleluia

Gì, những gì thắp sáng lửa Đức Tin

Thuộc về con Chúa Đấng Uy Quyền

Về lòng thương xót không bờ bến

Thượng nguồn ân phúc thật diệu huyền

Giới răn cao trọng Chúa ban truyền

Marie Gentille Ng. Lê Đan Thục Hiền



ĐÍNH CHÍNH

-----oOo-----

Ban Biên Tập chân thành xin lỗi Tác Giả Lê Oanh và bạn đọc xa gần về bài viết QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI trang 41 báo tháng 3. Vì lý do sơ sót (chưa bao giờ xảy ra) BBT xin đăng lại nguyện văn bài viết (thay vì đính chính từng dòng). Chúng tôi nghiêm túc nhận khuyết điểm để không xảy ra tình trạng này một lần nữa. Kính mong Tác Giả và bạn đọc lượng thứ trong tình yêu Chúa.



  Lê Oanh

(Trưởng CBMCG – GX Vườn Xoài)

Sáng mùa Đông 09/01/2013, thời tiết chỉ hơi se lạnh, đủ để làm dịu đi những bộn bề của cuộc sống, bao tất bật đã nhẹ nhàng hơn, nụ cười chào hỏi chợt trở nên thân thiết. Ngày Đại Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo Phận Sài Gòn đã diễn ra trong bối cảnh đó, đầy rộn rã, yêu thương, và đáng tự hào.

Không tự hào làm sao được, với tất cả khả năng Chúa ban những Bà Mẹ Công Giáo đã đón nhận ơn Thánh của Ngài, đã cộng tác và làm nhân lên hiệu quả của tình thương qua bao công việc thầm lặng. Từ bàn tay vén khéo, chăm lo nhà cửa, thánh hóa bản thân, phúc âm hóa gia đình, giáo dục con cái, góp phần vào bao hoạt động đa dạng của giáo xứ, thực hiện những công tác bác ái xã hội, mang đến cho những mảnh đời kém may mắn niềm vui về tinh thần và cả vật chất, tích cực góp phần bảo vệ sự sống cho các thai nhi bé nhỏ, góp phần xây dựng nhà Chúa …

Những báo cáo điển hình trong các hoạt động của Hội ngày tổng kết không chỉ là những con số vô tri, đó là hơi thở cuộc sống của những người con Chúa, nó thể hiện tâm tình yêu mến và thể hiện đức tin qua những việc làm cụ thể thiết thực.

Lời giáo huấn, nhắc nhở quý bà góp phần xây dựng Đại Chủng Viện và định hướng hoạt động công tác Hội của Cha Tổng Linh Hướng đã làm rõ nét hơn phần việc của mỗi bà mẹ trong năm Đức Tin và giúp Hội dễ dàng đi vào hoạt động trọng tâm của năm mới này.

Thời điểm … phấn khởi nhất (có lẽ thế), là tiệc vui cuối giờ Đại Hội, ồn ào huyên náo bởi cổ nhân đã nói “hai người đàn bà và một con vịt là thành một cái chợ”, tuy không có con vịt nào nhưng ở đây có đến mấy trăm người đàn bà !!??

Với quy định của Ban Chấp Hành Hội, mỗi hội viên sẽ góp 5.000đ/1 tháng (60.000đ/1 năm), để tiếp tay xây dựng Đại Chủng Viện.

Và tạ ơn Chúa thương, chỉ qua lời chia sẻ của một bà mẹ … “Tôi đã già, chẳng biết ngày nào Chúa gọi … nên xin đóng góp 10 năm cho Đại Chủng Viện (theo quy định), đã bùng lên sôi nổi, người thì xin góp 20 năm, người thì muốn lấy tuổi thọ của người chồng đã quá cố làm mốc điểm đóng góp, người thì mong ước chồng sẽ thọ 100 năm để làm mốc điểm.

Chúa ơi, ơn Chúa dạt dào, con số cứ nhảy múa lên cao, hy vọng sẽ thành phong trào và tiếp tục cho đến khi Đại Chủng Viện hoàn thành.

Tạ ơn tình thương của Người đối với chúng con, hạnh phúc nhất hôm ấy chắc chắn là chị Trưởng Giáo Phận và các chị trong Ban Chấp Hành, niềm vui bất ngờ Chúa mang đến, không nằm trong kế hoạch dự tính của các chị.

Tạ ơn Chúa, xin tạ ơn Chúa chẳng ngơi. Tạ ơn Chúa xin tạ ơn Chúa muôn đời …”.

 

LM  Fx Hoàng Đình Mai

Tôi nghĩ rằng : Đức tin là một vấn đề quan trọng và cần thiết nhất trong cuộc sống. Bởi đó, cần phải tìm hiểu, cần phải đào sâu để củng cố cho niềm xác tín riêng tư, cũng như để không bị chao đảo và mang mặc cảm thua kém khi đứng trước những trào lưu tư tưởng mới.

Thực vậy, có những kẻ đã nói với nhau : Đạo là một cái gì cổ hủ, lỗi thời. Giờ này mà còn có những người mê tín siêng năng đi nhà thờ, nhà thánh….

Khi nghe lời phát biểu ấy, tôi cảm thấy buồn như chính mình bị xúc phạm. Và tôi lại càng buồn hơn nữa khi biết rằng, những kẻ ấy đã được sinh ra và lớn lên trong một gia đình “đạo gốc”, “đạo dòng” và cũng đã có một quãng đời êm đẹp và tốt lành.

Nếu đưa mắt nhìn vào cuộc sống cá nhân, chúng ta sẽ ghi nhận được hai khuynh hướng chống đối nhau, chiếm ngự trong tâm hồn chúng ta, như lời thánh Phaolô đã xác quyết : Điều thiện tôi muốn thì tôi lại không làm, còn điều ác tôi ghét thì tôi lại làm.

Trên bình diện xã hội cũng vậy, chúng ta thấy xuất hiện hai thế giới tương phản lẫn nhau, đã xâm nhập vào ngưỡng cửa các gia đình, cũng như đã tạo nên một bức tường ngăn cách giữa những người bạn thân quen : Thế giới của niềm tin và thế giới của tội lỗi.

Như thế, phải chăng niềm tin đã phân chia thành hai giới tuyến, để rồi từ đó, vợ chống đối chồng, con cái chống đối cha mẹ, thế hệ trẻ chống đối thế hệ già và ngược lại ?

Khi tiếng chuông nhà thờ vang lên, có những người đã mau mắn lên đường tìm gặp Chúa, nhưng cũng có những kẻ nhún vai mỉa mai và khích bác : Giờ này mà vẫn còn những con người lạc hậu….

Vậy, chúng ta có phải là những kẻ lạc lậu hay không ? Liệu chúng ta đã thực sự sống niềm tin của cha ông để lại hay không ? Khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta có vui mừng vì mình là người tín hữu, người có đức tin hay không ? Chúng ta có hiểu biết cặn kẽ và yêu mến đức tin của chúng ta hay không ? Đức tin đã đem lại những gì cho xã hội và cho chính bản thân chúng ta, hay chỉ là một cái gì thừa thãi, không ăn nhập với đời sống của chúng ta ?

Nếu lội ngược dòng thời gian và trở về với dĩ vãng của hai ngàn năm đã trôi qua, chúng ta sẽ hãnh diện và không bao giờ hổ thẹn vì đức tin của chúng ta.

Đúng thế. Chính Kitô giáo đã bảo vệ được những kho tàng quí giá của nền văn minh cổ xưa đang trên đường sụp đổ. Chính Kitô giáo đã hoán cải những sắc dân man di trở nên văn minh và tiến bộ. Chính Kitô giáo đã khai sinh ra triết học, khoa học và nghệ thuật. Chính Kitô giáo đã gửi những vị thừa sai tới những vùng đất xa xôi và hẻo lánh để rao giảng Tin mừng, chăm sóc những con người bất hạnh tại các nhà thương, các viện cô nhi và dưỡng lão, nâng cao dân trí tại các trường học.

Đừng bao giờ mặc cảm và xấu hổ về niềm tin của chúng ta ! Bởi vì, suốt hai ngàn năm qua, niềm tin ấy đã thắp sáng mặt đất này, đã đem lại biết bao tiến bộ trên phương diện đạo đức và luân lý, cũng như trên phương diện kỹ thuật và vật chất.

Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang xa dần những lý tưởng Kitô giáo, đã chỉ trích những tín điều phải tin. Thế nhưng, dầu sóng gió có nổi lên trong giòng lịch sử, Kitô giáo vẫn đứng vững và đức tin vẫn còn đó.

Một thi sĩ người Đức, tên là Henri Heine, đã viết như sau :

- Người thời xưa đã xây được những ngôi thánh đường nguy nga và lộng lẫy vì họ có những tín điều chắc chắn. Trong khi đó, ngày hôm nay, chúng ta lại không thể làm được, vì chúng ta chỉ có những tư tưởng mơ hồ và chống đối.

Hơn thế nữa, đức tin còn mang một vẻ đẹp tuyệt vời.

- Thật là một hình ảnh đẹp sau một ngày làm lụng mệt mỏi và vất vả, chồng chất những đắng cay và chua xót, chúng ta biết đến quỳ bên Chúa trong bầu khí thinh lặng và linh thiêng của ngôi thánh đường, đôi bàn tay bóp chặt lấy vầng trán và chìm đắm trong những tâm tình cầu nguyện.

- Thật là một hình ảnh đẹp khi tiếng chuông nhà thờ vang lên, từng đoàn người vui vẻ tiến về để cùng nhau tham dự thánh lễ.

- Thật là một hình ảnh đẹp vào những buổi tối đầy sao, có những người đã quỳ gối và giang tay cầu khấn trước tượng Đức Mẹ.

- Thật là một hình ảnh đẹp khi mùa Giáng sinh trở lại, chúng ta đứng trước máng cỏ, lâng lâng theo cung điệu của một bản thánh ca quen thuộc.

Tuy nhiên, không phải chỉ có thế. Đó mới chỉ là những vẻ đẹp hời hợt bên ngoài, chứ chưa phải là những vẻ đẹp đích thực của Kitô giáo. Đức tin sẽ đem lại cho chúng ta lời giải đáp trước những vấn đề khúc mắc của cuộc sống, cũng như đem lại cho chúng ta sức mạnh để thắng vượt mọi khổ đau.

Chúng ta nói rằng : Thiên Chúa là Đấng toàn năng, nhưng đồng thời cũng là một người Cha giàu lòng thương xót. Tội lỗi thì xấu xa đáng ghét, nhưng Thiên Chúa luôn khoan dung và sẵn sàng tha thứ. Đó mới chính là vẻ đẹp sâu thẳm nhất của đức tin.

Nếu biết sống theo những đòi hỏi của đức tin, chắc chắn, chúng ta sẽ được hưởng niềm an bình và hạnh phúc. Lúc bấy giờ, đức tin sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta hoạt động, tiến triển và vươn lên.

Thực vậy, sở dĩ những người lính dám chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ và thiếu thốn, hăng say chiến đấu, vì họ có một lý tưởng, có một niềm tin.

Nếu chúng ta, những người công giáo Việt Nam, có được một đức tin kiên vững và có được những hoàn cảnh thuận tiện để thực sự sống đức tin của mình, chắc chắn, chúng ta sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng đất nước này mỗi ngày một tốt đẹp và giàu mạnh hơn.

TRÁI TIM MẸ TOÀN THẮNG.

 





Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201303
Documents -> GIÁo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận : 38557616.  Giờ Thánh Lễ
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
201303 -> CHÚa nhậT 4 MÙa chay c lời Chúa: Gs 5,9a. 10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1 11-32 MỤc lụC

tải về 304.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương