Ban biên tập báo mẹ hiềN



tải về 275.69 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích275.69 Kb.
#22354
1   2   3



Tâm Thương

Cơn mưa tầm tã và kéo dài vào chiều thứ Năm (15.03.2012) dường như làm cho nhịp sống Sài Gòn đô thị trở nên mát mẻ, êm ắng hơn mọi ngày.

Chiều hôm ấy, khi cơn mưa vừa dứt, tôi ghé vào nghỉ chân ở công viên 30-4, bên hông Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Tại đây, tôi chứng kiến những hình ảnh đời thường thật cảm động. Hình ảnh của những con người vất vả bươn chải với cơm áo gạo tiền. Những hình ảnh này đã đọng lại trong tôi nhiều suy nghĩ về cuộc đời, về con người và về Thiên Chúa trong mùa Chay Thánh 2012.

Đời thường luôn có những câu chuyện đáng thương ? Vậy đó là những câu chuyện gì ?

Trước hết, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi hôm ấy đó chính là một đôi vợ chồng trẻ đang ngồi ăn chung một miếng bánh tráng không có thịt, không có tôm, không có một gia vị gì kèm theo. Họ chỉ ăn một miếng bánh “ba không” như thế để hy vọng có sức bán hết một đôi gánh bánh tráng cuốn khi cơn mưa vừa tạnh. Tôi cảm nhận nơi Anh Chị xa lạ này một sự chắt chiu, tiết kiệm, để có tiền nuôi sống gia đình. Khi cơn mưa vừa tạnh thì nhịp sống Sài Gòn trở nên sôi động, nhộn nhịp, dập dìu xe cộ, và dòng người tấp nập lưu thông. Thế nhưng, hình ảnh của đôi vợ chồng trẻ nghèo khổ này thử hỏi có mấy ai để ý tới ?

Chưa hết, hình ảnh thứ hai mà tôi bắt gặp hôm ấy đó chính là một anh thanh niên đẩy xe đi bán bắp xào khu vực công viên 30-4. Cơn mưa vừa dứt hạt, anh đẩy xe ra khu vực công viên. Anh tranh thủ lót dạ với một tí bắp xào, để có sức bán tới khuya. Tôi thấy người thanh niên này to con, mập mạp và chân chất thật thà. Công việc kiếm kế sinh nhai của anh bình thường như thế đó. Anh đi bán bắp xào giữa biết bao dòng người qua lại. Chẳng mấy ai quan tâm đến nhau và chẳng mấy ai quan tâm đến anh thanh niên này. Chuyện gì xảy ra sau đó ? Khi anh vừa bán được hai hộp bắp xào cho hai cô sinh viên thì mấy người công an trật tự đường phố bất ngờ xuất hiện. Anh đang vi phạm trật tự đường phố. Thế là, họ bắt anh phải dẫn xe nạp cho đội trật tự. Vậy đó, hôm nay anh chỉ bán được có hai hộp bắp xào. Tôi chạy xe ngang qua anh và lòng thầm nghĩ : Thật tội nghiệp cho anh… Rồi tôi cũng nghĩ tới cảnh đôi vợ chồng kia phải chạy vô tận sâu trong công viên để núp, vì sợ số phận cũng giống như người thanh niên đáng thương này.

Chúng ta rút ra được những bài học gì từ những hình ảnh và biến cố của đời thường ?

Bạn thân mến, khi trở về nhà lòng tôi cứ luôn khắc khoải về những hình ảnh của những con người đáng thương ấy. Tôi cầu nguyện cho họ. Lúc này, động lực làm linh mục để giúp người nghèo khổ bỗng trở nên rất mạnh mẽ trong tôi. Không biết hôm ấy có mấy người để ý và cảm thông cho những số phận nghèo khổ vất vả như thế ? Bởi vậy, một tác giả đã viết như sau : “Người ta thường để ý tới những ngày lễ hội, những ngày kỉ niệm, những biến cố quan trọng. Ít ai quan tâm đến đời thường. Thế nhưng đời thường mới làm nên cuộc sống. Đời thường mới quan trọng cho cuộc sống con người. Chẳng hạn như chúng ta ít quan tâm tới không khí. Nhưng không khí thật là quan trọng cho đời sống chúng ta… Chúng ta coi thường cơm tẻ. Nhưng thiếu cơm tẻ vài ngày, chúng ta không chịu nổi. Chúng ta ít chú ý tới các cha giáo dạy dỗ chúng ta. Nhưng thiếu các cha giáo, chủng viện này không tồn tại được. Chúng ta ít chú ý đến các chị bếp. Nhưng không có các chị, sinh hoạt chủng viện không trôi chảy được. Chúng ta ít ý thức sự quan phòng của Chúa. Nhưng một giây thôi nếu bàn tay Chúa không nâng đỡ, chúng ta sẽ trở thành tro bụi ngay”. Thật vậy, cuộc sống Sài Gòn đô thị hôm nay làm cho phần đông người ta ít để ý và quan tâm đến nhau. Họ sống sát vách nhau nhưng hoàn toàn như người xa lạ. Vậy thì, đó có phải là cung cách sống phù hợp với Tin Mừng Chúa dạy chúng ta ?

Tiếp đến, khởi đi từ những dòng suy tư trên đây, chúng ta liên hệ tới biết bao mảnh đời nghèo khổ và túng thiếu trong cuộc sống đời thường hôm nay. Được biết mới đây, một cô gái đang học lớp 12, con nhà nghèo ở quê nhưng học giỏi, bị phát hiện đang mang chứng bệnh nan y trong người. Tương lai của bạn ấy sẽ như thế nào ? Gia đình của bạn ấy chắc là phải lo lắng và đau khổ biết chừng nào? Rồi mới đây, được biết có một người quen của tôi đang lo lắng mất ngủ vì nhà của gia đình thầy sắp sửa bị người ta hoá giá. Sáng nay, một người bạn than thở với tôi rằng : “Khổ quá ông ơi, chị hai của tôi đã mấy lần sinh con không được, ngày mai phải tiếp tục phẫu thuật. Chị Năm của tôi trên đường đi thăm chị Hai thì bị người ta móc túi, mất tiền, mất điện thoại. Cha tôi ở nhà thì chân đi không vững…”

Gặp Chúa giữa đời thường. Điều này nghĩa là gì ?

Bạn thân mến, khi chứng kiến và lắng nghe những hoản cảnh đau thương của những mảnh đời bất hạnh như thế, có lẽ chúng ta không khỏi xé lòng xót xa. Quả thật, ai trong chúng ta cũng đều có nỗi khổ riêng. Người nào cũng khổ, nhà nào cũng khổ. Mỗi người, mỗi nhà khổ một cách khác nhau. Vì thế, Chúa Giêsu đã nói với chúng ta : “Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai : ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Vậy thì, từ trong đau khổ chúng ta học được điều gì? Phải chăng mỗi người chúng ta thấy mình còn giới hạn, bất lực trước những nghịch cảnh của cuộc đời xảy đến với chúng ta, với gia đình, người thân của chúng ta ? Phải chăng, từ trong đau khổ chúng ta thấy mình cần đến tình yêu Thiên Chúa chữa lành, nâng đỡ và giúp sức cho chúng ta như lời Chúa Giêsu đã nói năm xưa : “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28) ?

Vì thế, vấn đề là đức tin của chúng ta có đủ mạnh hay không mà thôi: chúng ta có dám tin tưởng vào sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa ? Một tác giả đã cảm nghiệm như sau : “Chúa chính là điều bình thường nhất vì Chúa ở mọi nơi mọi chỗ trong cuộc đời chúng ta. Chúa chính là cuộc sống của chúng ta. Hôm nay, Chúa hiện diện trong đời sống bình thường của các môn đệ. Chúa ở ngay bên những thất bại để an ủi các ông. Chúa ở ngay bên những nhu cầu tối thiểu để chăm sóc các ông: một bếp lửa, một mâm cơm. Chúa làm cho cuộc sống bình thường trở nên ý nghĩa. Chúa làm cho cuộc sống bình thường trở nên phong phú như mẻ lưới được đầy cá ngon”. Ước gì, chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa trong nghịch cảnh và khổ đau. Ước gì, chúng ta gặp được Chúa giữa biết bao con người, biết bao biến cố giữa đời thường !





BBT (St)

Thầy Ben là một tu sĩ phi công. Mỗi tuần thầy đáp trực thăng xuống miền truyền giáo hẻo lánh xa xăm. Ai ai cũng mong đợi lần viếng thăm thường xuyên của thầy. Nơi thầy người ta có thể dốc cạn bầu tâm sự và mọi lo lắng sầu muộn để tìm lại sự an bình và thanh thỏa của tâm hồn, bởi vì thầy có cả một nghệ thuật biết lắng nghe.

Thế nhưng, thầy Ben không phải là người bẩm sinh với tài lắng nghe ấy. Đó là cả một nghệ thuật mà thầy đã dày công luyện tập trong suốt nhiều năm. Trong gia đình thầy có một người em trai và một em gái bị bệnh câm điếc từ thuở mới sinh, vì thế thầy phải dùng ngôn ngữ bằng các dấu hiệu của tay để nói chuyện với các em. Để thực hành thứ ngôn ngữ này thầy đã phải hết sức chú tâm để ý đến mọi cử chỉ thật nhỏ bé, từ cái nhìn, ánh mắt, nụ cười, tất cả đều phải hết sức chú ý đến người mình đang nói chuyện với, bởi vì không thể dùng một lời nói nào cả. Đó là cả một trường huấn luyện và thực tập dài hạn đối với thầy trong những năm sống dưới mái gia đình. Nhờ đó thầy đã phát triển khả năng biết lắng nghe đối với cả những người có thể đối thoại bằng tiếng nói nữa.

Các bạn thân mến, còn ai có thể diễn tả cho chúng ta biết những điều liên quan đến đứa trẻ cho bằng chính nó. Và để có thể thu lượm được những điều đó, điều kiện trước hết là biết lắng nghe các em nói. Nhiều khi chúng ta quá bận tâm đến công việc đang làm hoặc vì lơ đãng, tuy đang nghe các em nói, nhưng thực sự chúng ta không biết các em đang nói gì. Kết quả của một số cuộc tra cứu cho biết phần lớn các cha mẹ chỉ hiểu được 1/4 những gì các trẻ em muốn nói.

Sau đây là 5 khoản luật vàng của nghệ thuật biết lắng nghe.


  1. Không nên làm một lúc hai ba việc

Nếu như khi chúng ta đang bận công việc và đứa trẻ chạy đến muốn nói gì, thường thì chúng ta chỉ lắng nghe với một tai mà thôi, nên cũng không thể hiểu hết được những gì các em muốn nói. Vấn đề là phải dừng lại trong chốc lát và nhận định xem đâu là việc cần được ưu tiên. Nếu điều các em muốn nói thực sự là quan trọng hơn việc chúng ta đang làm thì hãy dừng lại để lắng nghe các em nói. Nhưng nếu việc chúng ta đang làm thực sự quan trọng và khẩn thiết hơn, chúng ta nên hẹn với các em một lúc khác để có thể lắng nghe dễ dàng và kỹ càng hơn. Làm như thế chúng ta không những không làm phật lòng đứa trẻ, mà càng làm cho nó cảm thấy mình là người quan trọng và điều nó muốn nói cũng là điều đáng được lắng nghe, bởi vì chúng ta biết dùng thời giờ để lắng nghe nó nói.

  1. Đừng lắng nghe khi tâm hồn đang bị xáo động, bất an

Thật vậy, những lo lắng, áy náy, bần thần trong tâm hồn là như cái kiếng màu không thể nào không ảnh hưởng đến những gì chúng ta đang nhìn thấy. Cũng vậy một khi tâm hồn chúng ta bị xao xuyến, áy náy, sự xáo trộn tâm hồn ấy dễ trở nên như cái bình lọc những điều người khác muốn nói với ta. Chúng ta rất dễ trở nên chủ quan trước những điều thực sự cần được lắng nghe với cái nhìn khách quan hơn.

  1. Đừng quá coi thường những điều làm các em lo lắng

Một em bé xin má để đèn sáng trong phòng cho tới khi em đã ngủ say. Bà mẹ la rầy em và nói :

- Con đi chơi về tối con đâu có sợ gì !

Em bé trả lời :

- Vâng, con biết vậy, nhưng trời tối ở ngoài khác với bóng tối trong nhà !

Câu nói ngây thơ của đứa bé có thể biểu lộ một thực trạng về bầu khí gia đình mà nó đang cảm nghiệm. Nếu bà mẹ thực sự là người biết lắng nghe, câu nói đó sẽ làm bà phải suy nghĩ nhiều hơn. Tại sao nó lại sợ bóng tối trong nhà hơn là bóng tối bên ngoài ? Bóng tối trong nhà là gì mà lại làm nó lo sợ, bất an đến thế ? Có thể đó là dịp tốt để bà giúp nó cởi mở tâm hồn, bày tỏ những băn khoăn lo lắng của nó, thay vì chỉ gạt ngang một cách dễ dàng và coi đó là chuyện con nít.


  1. Lắng nghe cách chủ động

Tức là biết lắng nghe bên kia lời nói, biết đi xa hơn những gì được diễn tả bằng lời nói, qua ánh mắt, gương mặt, giọng nói và những cử chỉ bên ngoài. Dĩ nhiên cần thời giờ để có thể đọc được ý nghĩa của những ngôn ngữ ấy.

Cả những khi điều đứa trẻ nói thực sự làm chúng ta phải xúc động hoặc xao xuyến, điều quan trọng là chúng ta biết làm chủ những xúc cảm ấy, đừng tỏ lộ cho đứa trẻ những lo lắng của mình. Trái lại nên tỏ lộ những cử chỉ và lời nói trấn an để các em được thêm lòng tín nhiệm và tự tin hơn.



  1. Đặc biệt chú ý đến giọng nói

Chúng ta thường nghe nói : “Của cho không quý bằng cách cho”. Cũng một cách tương tự, có thể nói được rằng : cách nói quan trọng hơn điều muốn nói. Thật vậy, sự xung khắc giữa điều muốn nói và giọng nói tỏ lộ một cách rất tự nhiên những cảm xúc đau đớn thầm kín bên trong. Chỉ cần có trực giác bén nhạy là có thể hiểu được những điều không được diễn tả bằng lời nói.

Trong những lúc như thế, nên cẩn thận tránh những lời nói bày tỏ mặc cảm thương hại, cho dù chỉ với tư cách đùa giỡn, hoặc với nụ cười trêu ghẹo. Làm như thế chỉ tăng thêm sự lo lắng bất an của đứa trẻ mà thôi.

Cũng đừng bỏ qua những ngập ngừng, do dự, những giây phút yên lặng, hoặc những lời nói lặp đi lặp lại của đứa bé trong lúc nó nói. Cả những khi nó lỡ lời, buột miệng, điều đó cũng có thể là dấu hiệu tỏ lộ những điều bị đè nén hoặc đang giữ kín bên trong. Đừng vội dùng lời nói để lấp đầy những khoảng trống ấy. Đừng vội phán đoán những điều sai lỗi của các em, hoặc cắt ngang điều các em đang nói. Hãy khích lệ các em nói cách tự nhiên thoải mái, trong khi chúng ta chăm chú lắng nghe và tự đặt mình trong hoàn cảnh của các em.

Một khi nhận ra cuộc đối thoại bị gián đoạn vì ngượng ngùng, chúng ta có thể khơi lại bằng cách lặp lại lời nói cuối cùng của người đang nói. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang lắng nghe , đã hiểu và đang theo dõi những gì người ấy đối phương muốn nói.

Tóm lại, biết thực sự chú tâm lắng nghe một cách chủ động không hẳn là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi tình thương kiên nhẫn và bền tâm luyện tập. Biết lắng nghe là cả một nghệ thuật khôn ngoan. Vì thế, trước khi lắng nghe bất cứ ai, đòi hỏi người lớn cũng như trẻ nhỏ một thái độ nội tâm tích cực hơn cả là tự xét, là nhìn lại những tình cảm của chính mình, những lo sợ cá nhân, mà có khi một cách vô tình chúng ta lại muốn trút đổ lên người khác. Nhiều khi thay vì xét đoán phê phán lời nói của con cái, các phụ huynh nên kiểm xem lại hai tai của mình, để chuẩn bị nghe rõ hơn, hiểu sâu xa hơn những gì con cái muốn nói, bên kia lời nói.


Maria Nguyễn Thị Kim Phượng

Hội Phó Hội CBMCG Giáo Hạt TSN
Ầu ơ… chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm

Chim quyên ăn trái nhãn lồng

LIA THIA quen chậu vợ chồng quen hơi

Những câu hát ru của miền đồng bằng sông Cửu, đơn sơ, bình dị nhưng rất đầy đủ khi giới thiệu với mọi người những địa danh, đặc điểm của vùng đất châu thổ trù phú, những sinh hoạt đặc thù của từng đối tượng, mà mỗi khi nhắc đến không ai quên được, nhất là những ai đã hơn một lần ghé qua những địa danh ấy, chắc chắn ấn tượng sẽ khó phai mờ.

Nhận được hai lá thư xin giúp đỡ của hai họ đạo vùng sông nước : Cù lao ông Chưởng và Cái Thia. Các Bà Mẹ Hạt Tân Sơn Nhì rất phân vân, trăn trở vì phần lớn các họ đạo này đều trong tình trạng rất khó khăn. Kinh nghiệm của những người đã từng tham gia công tác xã hội là phải thực hiện phương pháp Xem - Xét - Làm. Một số chị biết rất rõ về họ đạo Cái Thia và đã gặp Cha sở họ đạo này. Sau khi nghe Vị chủ chăn (còn quá trẻ tuổi đời, nhưng kinh nghiệm “ăn mày” đáng được cái bang bái phục là bang chủ !) trao đổi sơ một vài nét đặc thù về những gì họ đạo đang cần cấp bách. Một cuộc trưng cầu ý kiến và sau cùng quyết định ngày 21/4/2012 CBM Hạt Tân Sơn Nhì đến thăm và chia sẻ với họ đạo “CÁ LIA THIA”. Giờ thì các quý vị đang thắc mắc. Xem ra từ đầu câu hát ru kia có 1 cái gì đó gần gủi với địa danh mà chúng ta sắp đến. Đây là một nghệ thuật tượng hình giúp mọi người sẽ nhớ hoài họ đạo. Thật sự khi nhận được thư xin giúp đỡ, người viết đã lanh chanh đọc vội vàng, nhớ gấp gáp hai chữ Cá Thia và để nhớ không lẫn lộn người viết đã liên tưởng đến những câu hát ru trên để không thể quên được. Nãy giờ chỉ là khúc dạo đầu của chương trình công tác xã hội. Bước vào giai đoạn dấn thân chúng tôi đối diện với biết bao gian nan thách đố, quyết định được xem ra rất hăng hái nhưng khi thực hiện thì… Chúa ơi biết bao nhiêu những khó khăn dàn ra trước mắt. Hình như Chúa muốn tôi luyện CBM chúng con có 1 tinh thần thép. Chọn ngày thứ 7 cuối tuần hi vọng sẽ có nhiều chị em cùng đi nhưng cuối cùng phải đổi xe vì không đủ số người tham dự. Ngày hẹn đã đến, hiện kim hiện vật còn rất xa vời, Ban Tổ Chức điện thoại cho nhau gần đến nửa đêm, để quyết định có nên đi hay chỉ gởi quà. Nhưng câu chuyện kể về những “công cuộc hành khất” của cha và vì câu nói của giáo dân : “không có nổi một nghìn đồng để qua đò đi lễ!” hình ảnh ngôi nhà thờ đã hơn trăm tuổi, gia cố nhiều lần giờ đã xuống cấp trầm trọng, đã khiến chúng tôi quyết định: ít hay nhiều cũng phải đến với Cái Thia.

Ngày 20/4/2012 tiền mặt chỉ hơn 8 triệu ! Ngày mai lên đường lòng nặng trĩu âu lo, làm dấu tạ ơn Chúa để xin 1 giấc ngủ yên bình, quên đi mọi sự. Gánh nặng kia xin giao lại cho Chúa…

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Chúa là ngọn gió của con suốt đời !

21/4/2012 tạ ơn Chúa. Cảm ơn lời chuyển cầu của Đức Mẹ và Thánh Giuse đã đánh động đến thánh Fanxico Asisi, chưa có lần nào đi công tác mà Các Bà Mẹ chúng con được ngon giấc như lần này. Ngủ 1 mạch đến 5h30 sáng (vì mọi chuyện đã giao lại cho các Đấng bề trên lo liệu). Một tin vui đầu tiên khi ban tổ chức gặp nhau, Cha Hạt trưởng cộng tác với chuyến đi 5 triệu. Niềm vui được nhân lên một số Các Bà Mẹ Công Giáo Giáo xứ Tân Hương dù không tham gia được cũng tranh thủ chạy cho kịp đến gửi người vài trăm, vài người lên triệu… cuối cùng tổng số tiền của các chị em trong Hạt đóng góp lên được 42,800,000 đồng + 100 USD, 20 thùng mì gói, 1 thùng tập học sinh và một số quần áo mới. Thật ngoài sức tưởng tượng ! Cứ tưởng sáng hôm nay sẽ hát bài “thương khó của chuyến ăn xin cho Cha” nào ngờ “vía” của Cha Hạt trưởng thật nhẹ nhàng và may mắn. CBM hạt Tân Sơn Nhì chúng con xin thành thật biết ơn Cha rất nhiều, nhiều lắm Cha ơi. Không chỉ biết ơn về vật chất mà còn biết ơn về sự quan tâm đến các hoạt động của chúng con. Cha luôn luôn hiện diện với chúng con trên từng cây số. Chúng con chao đảo khi gặp sóng gió, Cha như chiếc phao cứu hộ giúp chúng con đến bờ bình an và xin trân trọng giới thiệu với quý vị Cha Hạt trưởng của chúng tôi : “mở hàng” rất may mắn, không tin cứ đến mời thử xem !

10h sáng cầu Tà Lọt đây rồi ! Họ đạo Cái Thia kìa các chị ơi, Cha xứ đang điều động ghe và giáo dân sang bờ đón các vị khách từ thành phố xuống. Nghe đồn rằng nơi đây Cha có một món ăn rất thú vị : hến xúc cuốn bánh tráng, mới nghe đã đói bụng. Mọi người sau khi ổn định, đã yêu cầu Cha kể lại thành quả và cũng không ít tủi buồn của cuộc đời cái bang. Nhìn Cha và nghe những câu chuyện có thật về những sự cố gặp phải ở đất Sài Gòn hoa lệ lúc Cha làm “kiếp ăn xin”. Quả thật không tưởng được, Linh mục tuổi đời còn trẻ thường nóng tính, sốc nổi nhưng Chúa đã ban cho Cha tính kiên nhẫn và kiên cường “anh dũng ăn xin” không ngại khó, chịu tủi nhục để mong đem lại cho giáo dân họ đạo có nơi thờ phụng tương đối và nơi đào tạo lớp người trẻ, Cha nói : nhìn thấy lớp trẻ bỏ xứ đi tìm hướng sống ở thành phố rồi không thấy trở lại quê hương, đó là điều đáng lo ngại, trăn trở. Họ đạo nghèo không có nơi tập trung các em để giáo dục đức tin, rồi hết lớp này đến lớp khác bỏ nhà, bỏ xứ rồi bỏ đạo luôn. Nhà ở con không cần chỉ mong sao có nơi để giáo dục đào tạo đức tin cho lớp trẻ, mà chỉ có nơi quý ông bà mới có thể giúp cho. Sáng nay làm lễ nhìn xuống hàng ghế nhà thờ bên nam chỉ có 3 người, trong đó có một em nhỏ mà nghe lòng xốn xang, nhưng lực bất tòng tâm ! Đó là tâm tình của Vị chủ chăn Lm. Thosmas Nguyễn Văn Phong Nhà thờ Cái Thia, ấp Lương Nhơn, xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Điện thoại 0733.747.882, di dộng 0909.307.970.

Một ước mơ đơn giản, gia cố lại nhà thờ hơn trăm tuổi, không có tháp chuông, không có nhà sinh hoạt (đang dang dở) xin mãi mãi, xin hoài hoài vẫn còn xin! các chị ạ ! Tượng đức mẹ trơ gan cùng tuế nguyệt, trầy, tróc, bong sơn rồi lại đắp tạm. Mời tất cả những ai có lòng xin thử đến mà xem !

Buổi trưa trời nắng oi bức, bên chái bếp chật hẹp, nóng nực một số hiền mẫu nhiệt tình tất tả làm cơm đãi khách. Hôm nay không có món hến xúc bánh tráng. Dù hoàn cảnh chật vật khó khăn, tinh thần hiếu khách của người dân vùng sông nước vẫn tươm tất bàn tiệc với các món khai vị đặc sản : cá cơm tẩm bột chiên giòn, ốc bươu luộc, cơm cá bống kho tộ, canh chua có nhiều thứ rau, toàn những món cây nhà lá vườn người ta, Cha xứ ra chợ mua về đãi khách đó các chị. Món tráng miệng xoài cát hòa lộc vàng óng, thơm, dẻo, ngọt vô cùng. Có một điều rất thú vị và xin trân trọng cảm ơn quý vị giáo dân, không biết có được Cha xứ báo trước hay không, lúc mới vừa ổn định chổ ngồi đã có người xách đến một giỏ mận đỏ tươi ngon, vừa hái xong mang đến tặng đoàn về ăn đường cho đở khát. Xin nhớ hoài những món ăn và tình người mà họ đạo Cái Thia đã dành cho CBM hạt Tân Sơn Nhì chúng tôi. Sau khi xin lễ, chụp hình lưu niệm, đoàn từ giã để trở về, chia tay nhiều lưu luyến. qua bờ bên kia vẫn còn thấy Cha xứ và thầy giúp xứ đang vẫy tay chào. Giữa trưa nắng gắt các trái mận mọng nước được chuyền tay nhau, người Cái Thia đang đồng hành chia sẻ sự mệt nhọc với CBMCG qua những giọt nước mận ngọt ngào. Chia tay với Cái Thia đã gần tháng, hôm nay ngồi ghi lại những dòng chữ này mà vẫn nghe lòng dạt dào một cảm xúc khó tả. Chiều hôm ấy về đến thành phố một cơn mưa thất to ngập cả đường phố Sài Gòn. Ước gì mưa hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên họ đạo “CÁ LIA THIA” để những công trình, dự án bé nhỏ được sớm hoàn tất, để những mảnh đời bé nhỏ có điều kiện ươm những ước mơ vươn tới một tương lai rực rỡ. Những công trình lớn người ta dễ dàng đóng góp vào vài tỷ bạc, xin một vài trăm triệu cho vùng sâu sao chua chát, khó khăn. Xin kết thúc những suy tư ở đây với câu hát rất quen thuộc của 1 điệu lý: “cho đâu cũng vậy, cho dùm cha, cha cám ơn !”



Mai Xuân

Hai giờ sáng ngày thứ sáu, mùng 2, tháng 12.

Tôi chợt thức giấc. Tưởng như mọi đêm, sau khi cầu nguyện như thường lệ. Tôi ngủ lại. Nhưng không thể. Tôi tỉnh như chưa hề ngủ. Tôi biết có dỗ giấc ngủ cũng vô ích. Nhưng vì lười dậy, nên tôi cứ nằm dài suy nghĩ...

Không gian tĩnh mịch của đêm đen làm tôi hơi sợ. Đây là cảm giác không bình thường. Vì đã từ lâu, tôi vẫn thức giấc nhiều lần trong đêm, để cầu nguyện... Nhưng không hiểu sao đêm nay, trong tâm trạng bồn chồn, hơi hốt hoảng, không yên ổn, tiềm thức lại dẫn tôi trở lại năm, sáu năm về trước...

Năm hay sáu năm về trước – tôi không nhớ rõ – khi một mình ở trong căn hộ cao tầng của con tôi ở Thủ Đức – hình như tầng thứ sáu thì phải – Lúc đó vào khoảng ba, bốn giờ chiều. Trời đang trong sáng. Bỗng mây đen vần vũ xuất hiện. Sấm chớp nổi lên ầm ầm. Bầu trời trở nên đen kịt. Gió ào ào. Không, không còn phải là những cơn gió ào ào nữa, mà phải nói rằng : không biết bao nhiêu luồng gió từ đâu kéo đến cùng lúc... Bỗng chốc gặp nhau, nên xảy ra tình trạng chen lấn nhau, xô đẩy nhau, chúng xoắn lấy nhau... Hình như đã xẩy ra một trận đụng độ dữ dằn giữa những cơn gió, khi không ngọn gió nào chịu nhường ngọn gió nào. Vì vậy, đã xẩy ra những chen lấn, xô đẩy nhau, va đập nhau cùng lúc... Tôi nghĩ vậy...

Vì những va đập của nhiều luồng gió xẩy đến cùng lúc, khiến tôi nghe như những tiếng hú. Tiếng gầm thét. Những tiếng rít thê lương bên ngoài bầu trời. Dù đã đóng hết các cửa, cảm giác không yên tâm vẫn cứ bao phủ tâm hồn tôi... Ôi, những tiếng hú, tiếng gầm rít khủng khiếp quá, trong thâm tâm, tôi lo sợ chung cư này không chịu nổi sức mạnh do những cơn va đập của gió bão...

Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe tiếng gió hú. Tiếng gió rít thê lương, ai oán đến thế... Tôi có cảm giác đó là những cơn giận dữ cuồng loạn của gió, của những tia chớp, sấm sét, bỗng chốc gặp nhau... Mà tôi gọi đó là cơn giận dữ của thiên nhiên...

Hồi còn nhỏ, đã nhiều lần, qua những quyển tiểu thuyết, tôi đã đọc về tiếng gió hú. Nhưng tôi chưa hình dung ra được những khủng khiếp như tôi đang chứng kiến hôm ấy. Nó đã trở thành ấn tượng rất sợ hãi khó phai mờ trong tâm trí tôi...

Trong đời thường, tôi cũng đã chứng kiến nhiều trận mưa bão rất lớn, cũng sấm chớp ầm ầm. Nhưng vì ở dưới đất, nên chưa có cảm giác như hôm ấy. Hôm ấy, vì ở trên cao, không gian rất rộng rãi, bao la, xung quanh không có gì che chắn, nên tất cả những âm thanh ấy hợp lại, đã gây trong tôi một ấn tượng khó phai nhòa... Đó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu được sức mạnh, và cơn giận của thiên nhiên... Chính trong những biến cố nơi thiên nhiên, đã cho tôi một nhận thức rất sâu xa về sự nhỏ nhoi, và mỏng manh của con người, trước vũ trụ trời đất...

Không hiểu sao hôm nay, trong đêm khuya thanh vắng, cuộc vật lộn của những cơn gió, với những tiếng gầm thét ấy lại hiện về trong tiềm thức tôi. Khiến tôi nhủ lòng: chẳng lẽ thiên nhiên lại nổi giận nữa sao. Có phải loài người tội lỗi quá, nên lại khiến thiên nhiên phải nổi giận ?

Không biết tôi nghĩ có đúng không, nhưng khi đọc những nguồn tin trên mạng, và những gì báo chí đã đưa tin về những thiệt hại, chết chóc, tang thương do thiên nhiên gây nên ở các nước trên thế giới – ngay cả đất nước mình đang sống, tôi lại nhủ lòng – những ý nghĩ của mình là đúng.

Không biết tôi có quá bi quan khi nghĩ như vậy không. Nhưng mỗi khi báo chí loan tin về những cái chết chùm xảy ra trên thế giới, trái tim tôi lại quặn thắt... Tôi lại nghĩ đến những cơn giận của thiên nhiên với con người, với muôn vàn giống tội quái đản, mà loài người hôm nay đã, đang xúc phạm đến Đấng Tạo Thành.

Nếu bệnh hoạn trong cuộc sống loài người là do hậu quả của tội lỗi gây nên ; thì mọi tai ương, dịch tễ, chết chóc, tang thương mà loài người hôm nay đang gánh chịu, có phải do tội lỗi loài người gây nên không ? Đó là câu hỏi cứ vướng vít trong hồn tôi ? Để trong đêm nay, câu hỏi ấy lại hiện lên rất rõ trong tâm tư – khi trong tiềm thức, tôi lại nghe tiếng gầm rú của thiên nhiên – làm tôi mất ngủ...

Đã được chứng kiến tận mắt những cơn giận của thiên nhiên, mới biết sức mạnh tàn phá của nó khủng khiếp thế nào. Mà trước đây – vì không quan tâm – nên tôi không hình dung ra được điều này.

Những khi có dịp ra biển, tôi thích ngồi ngắm những con sóng nhấp nhô. Nhất là cuộc chạy đua ráo riết, uy dũng của những con sóng bạc đầu, rồi tôi đếm xem có bao nhiêu con sóng cao hơn, mạnh hơn, và xô nước vào sâu trong bờ nhiều hơn... Chính khi ngắm nhìn những con sóng vỗ đập vào bờ, đã cho tôi một nhận thức rất cụ thể về sức mạnh, và những hiểm nguy của nước : Những con sóng ấy đã gây nên biết bao cái chết cho con người... Qua những trải nghiệm này, càng giúp cho tôi một nhận thức rất rõ về sức mạnh của thiên nhiên...

Nhưng đó chỉ là những gì mà trí hiểu nông cạn, con mắt giới hạn của tôi có thể hiểu được. Còn biết bao kì bí trong thiên nhiên, trong vũ trụ, làm sao tôi có thể hiểu...

Nếu càng ngày, tôi càng nhận thức ra những kì công của Thiên Chúa trong thiên nhiên, trong vũ trụ – thì đồng thời – tôi cũng nhận thức sâu xa hơn những liên đới lạ lùng giữa con người với thiên nhiên, với trời đất... Trong tôi, ngày càng hình thành những cảm nhận : có một sự liên đới và gắn kết kì bí – mà khi tạo dựng – Thiên Chúa đã kết nối – để giữa con người và vũ trụ, có một sức sống hòa điệu rất tương đồng, rất nhịp nhàng trong cuộc sống.

– Khi con người sống thủy chung, biết ơn và yêu mến Đấng Tạo Thành ; thì vũ trụ xinh tươi, thiên nhiên trong sáng, mưa thuận gió hòa, cây cối trổ sinh những trái ngon vật lạ, mang lại cho con người nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống...

Thời tiết cũng xoay vần theo một quy trình tự nhiên nhất định, không bị xáo trộn, không bị lung lay, như bàn tay Toàn Năng của Đấng Tạo Dựng đã định vị cho nó. Nên ít xảy ra những biến cố trong thiên nhiên... Mà dù có xảy ra, cũng ít gây nên những thiệt hại về phía con người...

– Khi loài người sống bất trung, phản bội, xúc phạm, chà đạp tình yêu của Đấng Tạo Thành, thì thiên nhiên – tự nó – sẽ lên tiếng phản đối – bằng những cơn giận khủng khiếp. Tạo nên biết bao tai ương, đổ vỡ, mất mát, chết chóc thương đau cho loài người...Đó là hệ lụy mà tội lỗi loài người đã gây nên, và phải gánh chịu...

Qua những biến cố khủng khiếp ấy, tôi đã hỏi lòng : Có phải đó là những cơn oán phạt của Đấng Tạo Thành khi bị tạo vật phản bội ? Có lẽ chưa phải là những cơn oán phạt ; mà đó chỉ là những đánh động, những gọi mời, những nhắc nhở của Thiên Chúa với loài người, khi loài người đã đi lạc quá xa con đường tình yêu mà Thiên Chúa cho phép. Loài người đã lạm dụng và lợi dụng sự tự do Thiên Chúa tôn trọng, một cách kiêu căng, ngông cuồng, ngạo mạn, ngu dốt...

Vì vậy, cần thiết phải có những cản ngăn, những cảnh cáo, những đánh động, để gọi mời loài người quay về con đường thiện hảo của Thiên Chúa.

Vì vậy, đứng trước những cơn giận khủng khiếp của thiên nhiên. Buộc tôi phải có những suy nghĩ : Nếu đã có một liên đới vô cùng khăng khít giữa những sáng tạo của Đấng Duy Nhất tạo thành mọi vật, mọi loài trong vũ trụ trời đất ; thì Thiên Chúa cũng xử dụng và cho phép thiên nhiên nhắc nhở, mời gọi loài người quay về con đường ngay chính qua những cơn giận khủng khiếp của nó...

Trong tận cùng của khát vọng mênh mông, tôi đã nhủ lòng : không biết đã có bao nhiêu người trên thế giới này – ngay cả những tín hữu Công Giáo – biết chuẩn bị – để rồi ưu tư, khắc khoải và quan tâm đến những nhắc nhở ấy của Đấng đầy lòng yêu thương, đầy lòng trắc ẩn... trước những cái chết không được báo trước ấy – nơi thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ trời đất này – không phải chỉ những gì đã xảy ra, mà còn bao nhiêu khốn khó ở phía trước – đang chực chờ đổ xuống loài người chúng ta, nếu loài người cố tình bưng tai, bịt mắt...

Tôi chẳng mấy quan tâm hay lo lắng đến ngày cánh chung của loài người. Mà điều quan trọng hơn hết – là ngày tận thế của cuộc đời tôi – trong bối cảnh – có quá nhiều biến cố chết chóc, thương đau xẩy ra trong cuộc sống hiện tại trên thế giới, đang và sắp xẩy đến...

Không biết lòng sám hối ăn năn chân thật của loài người hôm nay, có trở nên sức mạnh, có trở thành lá chắn, để mọi biến cố trong thiên nhiên, trong vũ trụ trời đất ; phần nào bớt đi những thiệt hại, đổ vỡ, chết chóc cho con người không ? Tất cả chỉ còn trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa, qua nhận thức và thiện chí đổi mới cách sống của tôi, và mỗi chúng ta... Đó là niềm hi vọng duy nhất có thể trông chờ vào lòng thương xót Thiên Chúa...

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

Top of Form

Bottom of Form



TIN TỨC VÀ SINH HOẠT

---  ---



TRI ÂN

Hội CBMCG GP xin Tri Ân các ông bà đã đóng góp Bằng Ân Nhân:



GIÁO XỨ VĨNH HÒA – HẠT PHÚ THỌ

  1. Anna Nguyễn Thị Kim Vân. Số tiền 1.000.000đ

  2. Ông Antôn Nguyễn Công Luận. Số tiền 1.000.000đ

  3. Maria Phạm Thị Điều. Số tiền 1.000.000đ

  4. Linh hồn Giuse Nguyễn Văn Ấm. Số tiền 500.000đ

  5. Linh hồn Giuse Nguyễn Văn Luận. Số tiền 500.000đ

  6. Linh hồn Giuse Nguyễn Văn Nó. Số tiền 500.000đ

  7. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Hứa. Số tiền 500.000đ

  8. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Hoa. Số tiền 500.000đ

  9. Linh hồn FX. Đặng Văn Thành. Số tiền 500.000đ

  10. Linh hồn FX. Đặng Văn Thập. Số tiền 500.000đ

  11. Linh hồn FX. Phan Ngọc Huy. Số tiền 500.000đ

  12. Linh hồn FX. Đặng Văn Hoa. Số tiền 500.000đ

  13. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Sắc. Số tiền 500.000đ

  14. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Nho. Số tiền 500.000đ

HẠT XÓM MỚI

  1. Maria Nguyễn Thị Bích Thủy. Số tiền 1.000.000đ

  2. Maria Nguyễn Thị Sinh. Số tiền 1.000.000đ

  3. Maria Trần Thị Xin. Số tiền 1.000.000đ

GIÁO XỨ PHÁT DIỆM – HẠT PHÚ NHUẬN

    1. Linh hồn Phaolô Nguyễn Văn Quý. Số tiền 500.000đ

    2. Linh hồn Maria Ngô Thị Liên. Số tiền 500.000đ

    3. Linh hồn Maria Nguyễn Thị Ngọc. Số tiền 500.000đ

GIÁO XỨ ĐAMINH – HẠT PHÚ NHUẬN

      1. Maria Đỗ Thị Lan. Số tiền 1.000.000đ

Trang Nội Trợ

Ban Biên Tập (St)



Nguyên Liệu :

  • 300gr đậu đũa, nên chọn loại tươi

  • non để đậu ngọt hơn.

  • 1 củ tỏi lớn.

  • 1 thìa cà phê tỏi băm nhỏ.

  • 1 thìa súp tương ớt.

  • 1 thìa súp nước tương.

  • Hạt nêm, tiêu, dầu ăn.

Cách làm :

    1. Tước bỏ xơ hai đầu đậu đũa, rửa sạch, thái khúc vừa ăn.

    2. Lột vỏ tỏi, đập giập.

    3. Đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi, cho đậu đũa vào xào. Nêm hạt nêm, nước tương.

    4. Cho tỏi đập giập vào, đảo nhanh tay dưới lửa lớn để đậu được xanh.

Thưởng thức:

Dọn đậu đũa ra đĩa, dùng nóng với cơm. Món này có thể chấm kèm nước tương hoặc tương ớt.






Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201205
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
201205 -> Tháng 04 năm 2012 Thư Mục vụ tháng 3 ●
201205 -> Đcv thánh giuse saigon mẫu cầu nguyện taizé 26 cn phục sinh VI. B (13/05/2012) Chủ đề : YÊu thưƠng anh em

tải về 275.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương