Ban biên tập báo mẹ hiềN


 Lm. Giuse Hoàng Kim Toan



tải về 275.69 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích275.69 Kb.
#22354
1   2   3

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan


Nhiệt thành để chu toàn sứ vụ cuộc đời mình, đó là một chủ đề được nhìn với cuộc đời của Đức Maria. Từ đó, tìm ra bài học cần thiết cho bản thân. Triết gia Ralph Waldo Emerson nói: “Chẳng có thành tựu vĩ đại nào lại không chứa đựng ngọn lửa nhiệt tình.” Lửa nhiệt tình ấy kín múc từ đâu? Hoàn thành cuộc đời với lòng nhiệt thành. Chúng ta cùng lược qua những vấn đề trên.

Kín múc lửa nhiệt thành.

“Khi lửa cháy trong linh hồn con người, không điều gì là không thể” (La Fontaine). Đức Maria vội vã lên miền sơn cước gặp gỡ bà chị Elizabeth (Lc 1, 39). Vội vã lên đường, chỉ đến một lộ rình nhiệt huyết của ngày đầu lãnh nhận Đấng Cứu Thế. Lửa nhiệt thành kín múc từ nơi Chúa Giêsu: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12, 49). Kín múc bằng đời sống chiêm ngắm, Đức Maria kinh nghiệm về việc Chúa đã làm: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1, 50 – 51). Không có hiểu biết, lòng nhiệt thành có thể trở nên phá hoại, công việc trở nên vô ích. Lửa nhiệt thành ở chính việc biết chúa và yêu mến Chúa mới có thể dâng hiến cuộc đời mình trở nên khí cụ: “Vâng, tôi đây nữ tỳ Chúa” (Lc 1. 38).

Lửa nhiệt thành có thể tắt hay nguội đi khi gặp những sự kiện không vừa ý hoặc trở ngại chống đối. Đức Maria chỉ cho chúng ta việc duy trì lòng nhiệt thành nhà Chúa bằng phương pháp: “Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 1, 19). Không có trở ngại nào có thể thắng được một con người luôn kiên nhẫn bồi bổ lòng khát khao và sự hiểu biết. Cuộc đời vì thế luôn tràn đầy nghị lực để gánh chịu mọi buồn vui, đầy tràn tình yêu để chu toàn sứ mệnh.

Thực hiện lửa nhiệt thành.

Lửa nhiệt thành làm cho cuộc đời trở nên đáng sống và dâng trào một niềm vui luôn hướng tới người khác. Lòng nhiệt thành đi với sự hiểu biết làm nên một năng lực lớn lao, và với năng lực ấy để phụng sự tha nhân, con người trở nên cao cả: “Con người chỉ trở nên cao cả khi họ dám xả thân cho một cái gì lớn hơn là bản thân mình” (Saint Exupery). Đức Maria nhận lãnh sứ vụ với lòng nhiệt thành: “Xin Chúa cứ làm cho tôi” (Lc 1, 38) , không sợ hãi, không ngần ngại: “Một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Bà” (Lc 2, 35). Một tinh thần quả cảm vì những con người cần được Chúa đoái thương.

Tình yêu đích thực của con người hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa được biểu lộ qua hành động: “xin vâng”. Xin vâng trong mọi lúc, với tinh thần vững mạnh, như khi đứng dưới chân thập giá, như sau đó trong ngôi nhà cầu nguyện. Đức Maria tràn đầy mọi hy vọng và tin chắc chắn về sự kiện “sống lại”. Sách Tông Đồ công vụ không kể lại việc Đức Maria chạy ra mồ từ sáng sớm, nhưng kể lại Đức Maria hiện diện trong nhà cầu nguyện cùng với các môn đệ Chúa Giêsu (Cv 1, 14). Con người mạnh mẽ về đức tin là con người đã chứng nghiệm chắc chắn về những việc “Chúa đã làm”, không nghi ngờ, không cần vội vã chạy ra để xem mộ trống, không lo âu; trái lại, bình tĩnh, tin tưởng, vững chãi thi hành bổn phận đời sống, làm giá đỡ tinh thần cho người khác trong lúc nguy nan. Sự hiện diện của Đức Maria trong nhà cầu nguyện nói lên nhiều điều và nhiều điều cần được “suy đi nghĩ lại” những gì Đức Maria đã sống và trải nghiệm.

Nhiệt thành trong âm thầm

Khác với nhiều suy nghĩ, nhiệt thành là biểu lộ qua việc hăng hái, xông pha, hô to, chúi đầu với công việc. Nhiệt thành không phải là những biểu lộ kiểu nóng sốt của các phong trào, bùng lên rồi tắt ngấm.

Lửa nhiệt thành với nhà Chúa thường biểu lộ qua tính cách: “vì lòng yêu mến Thiên Chúa”. Tất cả đều có thể xuất phát từ đây để thực hiện cuộc đời của mình cách lặng lẽ mà không thiếu lửa cháy. Vì lòng yêu mến Chúa, tôi thực thi những điều Chúa dạy; vì lòng yêu mến Chúa, tôi đi trên con đường toàn thiện; vì lòng yêu mến Chúa, tôi sống hết mình cho tha nhân... Trọng tâm của giới răn là sự liên kết giữa yêu mến Thiên Chúa (Đnl 6, 5) và yêu mến tha nhân (Lv 19, 18). Hành động của tình yêu thường không ồn ào, như người mẹ ôm con trong giấc ngủ, như người cha làm việc không mang gánh nặng về nhà. Hành động của tình yêu cũng không thường kể lể đến công lao, cũng chẳng tính toán hơn thua. Lửa nhiệt tình trong âm thầm mà mạnh mẽ, trong im lặng mà quả cảm, trong trầm tĩnh mà cương quyết, trong lặng yên mà cao thượng.

Nhiệt thành có sức chuyển nhiệt cho người khác. Sự kiện tại ngôi nhà cầu nguyện, Đức Maria với các môn đệ của Chúa Giêsu, được diễn tả giống như những câu chuyện ở cuộc đời. Mỗi khi thất vọng, lo âu, sợ hãi, gian nguy, khó khăn trong hiện tại, người ta hay tìm về nơi khích lệ, nâng đỡ, an ủi bên cha mẹ, tìm lại nguồn mạch sức sống. Kinh nghiệm của nhiều người khi chạy đến kêu cầu Mẹ Maria cũng cho thấy như vậy. Có thể thấy kinh nghiệm của nhà thơ Hàn Mạc Tử diễn tả trong bài thơ “Ave Maria”:

“Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn

Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ-bi,

Cho tôi dâng lời cảm-tạ phò nguy

Cơn lâm-lụy vừa trải qua dưới thế.

Tôi cảm động rưng-rưng hai dòng lệ:

Dòng thao-thao như bất-tuyệt của nguồn thơ.

Bút tôi reo như châu ngọc đền vua,

Trí tôi hớp bao nhiêu là khí-vị…

Và trong miệng ngậm câu ca huyền-bí,

Và trong tay nắm một vạn hào-quang”

Xin thắp lên trong chúng con lòng nhiệt thành học biết Chúa và yêu mến Chúa như Mẹ. Trong mọi nơi và trong mọi lúc, chúng con tìm thấy nguồn năng lượng của sáng tạo và kiên nhẫn; đón nhận mọi buồn vui và lặng lẽ đầy sức mạnh gánh vác việc đời. Chu toàn đời sống con người và nên thánh.



Ngày 03/6/2012

SỐNG LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN – NĂM B

CHÚA BA NGÔI

Bài Tin Mừng : Mt 28,16-20
Mai Xuân
  1. LỜI CHÚA


Hôm ấy, mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

  1. SỐNG LỜI CHÚA


Ba Ngôi Thiên Chúa là Mầu Nhiệm siêu việt, được hiện hữu trong ý định đời đời của Thiên Chúa, chỉ vì loài người, cho loài người và trong loài người... Hầu mỗi chi thể trong Nhiệm Thể Giáo hội và toàn nhân loại đều được Chúa Ba Ngôi sống với, sống cùng, sống trong linh hồn họ từng giây, từng phút... và cho đến tận thế.

Thiên Chúa phán : “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta. (St 1, 26).



ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. (St 2, 7).

Như vậy, vì yêu thương loài người với một tình yêu khôn tả, Thiên Chúa đã tạo dựng loài người theo hình ảnh Thiên Chúa và giống hình ảnh Thiên Chúa. Rồi Người trào thông Sinh Khí Sự Sống của Người, để loài người trở nên một sinh vật - khác hẳn tất cả mọi loài vật - mà Thiên Chúa đã sáng tạo.

Một câu hỏi được đặt ra là : SINH KHÍ là gì ?

Sinh Khí là sự sống của Thiên Chúa - là Tình Yêu Thiên Chúa - Là chính Chúa Ba Ngôi - là Linh Hồn mỗi người được Thiên Chúa tạo dựng vào thế giới nhân sinh. Hay nói khác đi, mỗi người được sinh vào đời là một Nhân Tính Bội Tăng của Thiên Chúa...

Như chúng ta đã chia sẻ : Ba Ngôi Thiên Chúa là một Thiên Chúa Duy Nhất :

Ngôi Cha thực hiện công cuộc sáng tạo.

Ngôi Con thực hiện công cuộc cứu chuộc.

Ngôi Ba thành toàn mọi phận vụ của Ngôi Cha và Ngôi Con.



Nếu Ba Ngôi là một Thiên Chúa Duy Nhất, thì danh xưng Chúa Ba Ngôi chỉ để nói về Tình Yêu của một vị Thiên Chúa - mà vì quá yêu thương loài người - nên đã thực hiện một trật ba trách vụ, theo như mọi kế hoạch đời đời đã được Thiên Chúa hoạch định...

Như vậy, Chúa Ba Ngôi đã sống cùng, sống với, sống trong mỗi chúng ta khi sinh dựng nên chúng ta. Đó cũng là cách - vừa là nền tảng và căn bản cho việc “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” mà Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ trước khi Người về Trời.

Qua chia sẻ trên, chúng ta mới thấy linh hồn chúng ta quý trọng dường nào đối với Thiên Chúa Ba Ngôi. Cũng chính vì Sự Sống linh hồn chúng ta quý trọng dường ấy, nên Đức Giêsu đã thí mạng sống của Người làm giá chuộc linh hồn chúng ta. Cũng là để bảo toàn Tình Yêu và Sự Sống Chúa Ba Ngôi, đã bị tội lỗi loài người làm vấy bẩn.

Ba Ngôi yêu nhau bằng một mối tình duy nhất : Ngôi Cha yêu mến Ngôi Con, vì đã thực hiện Công Cuộc Cứu Chuộc.

Ngôi Con yêu mến Ngôi Cha vì Tình Yêu sáng tạo. Tình yêu ấy đã khiến Người hoàn tất công cuộc cứu chuộc để dâng lại cho Cha tất cả những gì Cha đã yêu thương tạo dựng...

Ngôi Ba - vì là TÌNH YÊU - nên đã thành toàn mọi sự mà Cha và Con đã thực hiện.

Để chúng ta có một khái niệm về phận vụ của Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc sống loài người - mà Chúa Ba Ngôi đã tạo dựng và sống động. Ở đây, xin được trưng dẫn hình ảnh người phụ nữ - hầu chúng ta dễ hình dung :

– Với những khát khao mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho bản tính người phụ nữ : trách vụ truyền sinh nòi giống. Nên bà luôn khát khao được cưu mang những mầm sống trong cung lòng mình, dù phải mang nặng đẻ đau... (tượng trưng Ngôi Cha tạo dựng).

– Bà chấp nhận mọi vất vả : nắng mưa, nhọc nhằn, nhẫn nại chịu đựng, vắt cạn kiệt thân xác, tạo nên những dòng sữa ngọt dưỡng nuôi con. Khi con đã lớn, bà còn phải tìm mọi cách thế khôn ngoan để dậy dỗ, bảo vệ, ngăn chặn mọi hiểm nguy rình rập nơi cuộc sống con mình khỏi chết... (Ngôi Con cứu chuộc).

– Hai công đoạn mà cuộc đời người phụ nữ đã trải qua, đã thực hiện – chỉ với một điều duy nhất thôi thúc trái tim bà : Đó là TÌNH YÊU những đứa con mà bà đã khao khát sinh ra. (Ngôi Ba Tình Yêu).



Chính TÌNH YÊU đã thúc đẩy người phụ nữ SINH CON (làm vợ). Cũng chính TÌNH YÊU đã khiến bà hao mòn thể xác(làm mẹ) - dù phải chết - để tạo nên giòng sữa ngọt dưỡng nuôi con mình... Tất cả chỉ vì YÊU THƯƠNG...

Như vậy, hai trách vụ làm vợ, làm mẹ - được thực hiện - tuy độc lập. Nhưng chính TÌNH YÊU đã gắn kết những phận vụ ấy trở nên duy nhất trong cuộc đời người phụ nữ : Vì YÊU THƯƠNG, nên bà đã thành toàn trách nhiệm LÀM VỢ, LÀM MẸ...

Qua chia sẻ trên, giúp chúng ta một khái niệm về phận vụ của Ba Ngôi Thiên Chúa - sống động và thực hiện phận vụ mỗi ngôi - ngay trong cuộc sống mỗi người chúng ta.

Như vậy, tất cả loài người (nhờ Thần Khí, trong Thần Khí, với Thần Khí) đều được Chúa Ba Ngôi sống động và thực hiện mọi phận vụ, nhất là nơi mọi chi thể trong Nhiệm Thể Giáo hội - tùy theo cảnh sống, sức lực, tài năng, trí tuệ... theo cách thế trên. Dù có những người như các Mục Tử - được Thiên Chúa trao gửi những trách vụ đặc thù theo như Thánh ý đã định, để xây dựng, bảo vệ và tái sinh sự sống cho Giáo hội trần thế này. Nhưng mục đích duy nhất cũng chỉ để làm triển nở và vinh hiển cho Sự Sống và Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo hội và nhân loại mà thôi... (Vì không có đất, nên không thể chia sẻ thêm, xin hẹn lại những lần kế tiếp.)




Ngày 10/6/2012

CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN – NĂM B

MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ

Bài Tin Mừng : Mc 14,12-16.22-26

  1. LỜI CHÚA


Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : “Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào ? Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta.” Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.” Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”

Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Ô-liu.

  1. SỐNG LỜI CHÚA


Trước khi thực hiện cuộc Vượt Qua, Đức Giêsu đã muốn để lại cho các môn đệ, cho mọi tín hữu và toàn nhân loại của Gia Bảo, mà trong ý định đời đời, Chúa Cha muốn tặng ban cho loài người : Đó chính là MÌNH và MÁU THÁNH CHÂU BÁU CHÚA GIÊSU trên thế gian - để nuôi dưỡng Sự Sống loài người chúng ta...

Một câu hỏi cần được đặt ra là : Khi rước Thánh Thể Chúa Giêsu, chúng ta chỉ rước Nhân Tính, hay cả Thiên Tính Chúa Giêsu, hay cả Ba Ngôi Thiên Chúa ?

Muốn trả lời cho câu hỏi trên - chúng ta - sẽ một lần nữa trở về với Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp :

Đức Giêsu có hai Bản Tính : Bản Tính Thiên Chúa và Bản Tính loài người. Hai bản tính ấy kết hợp nên một Ngôi Vị : LỜI THIÊN CHÚA làm người, sống giữa thế gian. Như vậy, Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật và cũng là người thật.

Là Thiên Chúa thật : Người luôn gắn kết mật thiết với Ngôi Cha và Ngôi Ba. Vì Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất.

Là người thật : Người đã được Thánh Thần dựng thai, và được sinh ra bởi cung lòng Đồng Trinh Đức Maria. Thai nhi Giêsu, không bởi bất cứ nam nhân nào trong loài người. Mà hoàn toàn do Thánh Thần, bởi Thánh Thần và trong Thánh Thần, trong cuộc Nhiệm Hôn với Đức Trinh Nữ :

Từ thưở đời đời, trong chương trình tình yêu tạo dựng, Thiên Chúa đã kết Nhiệm Hôn với loài người. (Được đặt nền tảng nơi Mầu Nhiệm tạo dựng). Đến thời cứu chuộc, người mà Thiên Chúa chọn lựa để thực hiện cuộc Nhập Thể, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Thiên Chúa Ngôi Ba đã kết NHIỆM HÔN với Đức Trinh Nữ, mà tạo nên Thai Nhi Giêsu. Nhân Tính của Đức Giêsu bởi duy nhất Máu Thịt Đức Trinh Nữ mà có ; Thiên Tính của Người bởi Thánh Thần Thiên Chúa...

(Cuộc Nhiệm hôn giữa Ngôi Ba Thánh Thần với Đức Trinh Nữ đã được Thiên Chúa thực hiên từ thưở đời đời trong kế họach yêu thương của Người. Nhưng theo trình tự... Đức Trinh Nữ mới xuất hiện trong giai đoạn cứu chuộc... Cũng chính nơi cuộc Nhiệm Hôn này, chứa đựng mọi Bí Nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi).

– Nhờ bản tính Thiên Chúa, Đức Giêsu đã Ngôi Hiệp với Ngôi Cha và Thánh Thần. Nên dù là người thật, Người cũng là Thiên Chúa thật... Như vậy, Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp đã gắn kết thâm sâu Chúa Ba Ngôi nên một Thiên Chúa duy nhất trong Nhân Tính Đức Giêsu...



Nếu Nhân Tính Đức Giêsu (nhờ Thánh Thần) đã Ngôi Hiệp với Chúa Cha và Thánh Thần nên một Thiên Chúa Duy Nhất, thì việc chúng ta được phúc rước Mình Thánh, Máu Thánh Chúa Giêsu trong linh hồn - thì một trật - chúng ta cũng được phúc rước cả Chúa Ba Ngôi trong Mình Thánh, Máu Thánh Đức Giêsu vậy... Bởi, Ba Ngôi Thiên Chúa không bao giờ hoạt động riêng biệt hay đơn lẻ - nơi bất cứ linh hồn nào mà Người đã sinh dựng nên trên thế gian này. Vì vậy :

Một câu hỏi được đặt ra với chúng ta là : Ba Ngôi sẽ hoạt động thế nào nơi linh hồn người tín hữu ?

Trả lời cho câu hỏi này, cũng là để triển khai những gì còn thiếu sót trong bài chia sẻ tuần trước về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thật ra, dù có chia sẻ nơi đây, cũng chưa thể đủ với một Mầu Nhiệm quá cao siêu như Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này trong nhiều lần nữa...

Như chúng ta đã biết, phận vụ của Ngôi Cha và Ngôi Con được thực hiện cách độc lập, nhưng chính Ngôi Ba Tình Yêu đã gắn kết mật thiết Ba Ngôi trở nên duy nhất, trong tất cả mọi phận vụ, được mỗi ngôi thực hiện trong cuộc sống nhân sinh...

Ngôi Cha thực hiện công cuộc tạo dựng,

Ngôi Con thực hiện công cuộc cứu chuộc,

Ngôi Ba thành toàn mọi phận vụ mà Ngôi Cha và Ngôi Con đã thực hiện...

Để có một nhận thức về công việc của mỗi ngôi, xin chúng ta đọc lại bài chia sẻ tuần trước, về vai trò người phụ nữ trong cuộc sống... Chúng ta sẽ thấy :

– Vì TÌNH YÊU, Ngôi Cha thực hiên mọi sáng tạo.

– Vì TÌNH YÊU, Ngôi Con thực hiện công cuộc cứu chuộc.

– Như vậy, chính TÌNH YÊU là nguyên lý, là nền tảng nối kết mọi hoạt động của Chúa Ba Ngôi nên duy nhất. Do vậy,TÌNH YÊU giữ vai trò cốt yếu, là nguyên nhân cho tất cả mọi phận vụ được Chúa Ba Ngôi thực hiện trong thế giới nhân sinh này. Như Đức Giêsu đã mạc khải cho thánh tông đồ Gio-an : “THIÊN CHÚA là TÌNH YÊU.”

Hiểu như vậy rồi, chúng ta mới biết - trong đời sống đức tin của người tín hữu - Chúa Ba Ngôi không muốn nhận bất cứ hi lễ nào của thế gian dâng hiến - nếu hy lễ ấy thiếu vắng TÌNH YÊU của chính Người - được Thần Khí kiến tạo trong trái tim loài người, nhất là nơi trái tim người tín hữu...

Tình yêu ấy khi thực hiện chân thành với anh em, là chúng ta đang trào thông và làm triển nở Tình Yêu Chúa Ba Ngôi trong dòng chảy sự sống loài người. Đồng thời - Chúa Ba Ngôi trong chính linh hồn mình - sẽ dùng những hi lễ yêu thương ấy, mà tiếp tục thực hiện phận vụ của mỗi ngôi trong cuộc sống : cách riêng - nơi cuộc sống các Mục Tử và người tín hữu... Như vậy, mỗi chúng ta sẽ trở nên phương tiện để Thiên Chúa Ba Ngôi trào thông Tình Yêu của Người, mà nuôi dưỡng Sự Sống Chúa Ba Ngôi trong thân mình Mầu Nhiệm Giáo hội và cả thế giới này... Một trật, Chúa Ba Ngôi càng làm sung mãn ân sủng của Người nơi dòng chảy cuộc sống đức tin trong Giáo hội trần thế, và tràn ra trong cuộc sống loài người...

Như vậy, khi lập Bí Tích Tình Yêu Thánh Thể, là Chúa Ba Ngôi muốn sống với, sống cùng, sống trong mỗi linh hồn - chỉ với mục đích tiếp thêm sự sống sung mãn của Người cho mọi linh hồn mà Người đã yêu thương tạo dựng...

Trong tình yêu, Thiên Chúa luôn đi bước trước, khi Người hoạch định kế hoạch yêu thương của Người trong Bí Tích Tình Yêu Thánh Thể - chỉ vì Người muốn nuôi dưỡng chính Sự Sống của Người trong thế giới, mà Người đã yêu thương vô biên, vô tận, khi tạo dựng nên họ...

Rước Thánh Thể Đức Giêsu, người tín hữu sẽ được tiếp nhận sự sống Chúa Ba Ngôi luôn mãi trong linh hồn mình, khi trong cuộc sống đời thường, tội lỗi và những vong ân đã làm suy yếu niềm tin và sức sống của Chúa Ba Ngôi...

Bí Tích Tình Yêu Thánh Thể, cũng như mọi Bí Tích được thực hiện trong đời sống đức tin của người tín hữu, như một khơi dậy nguồn mạch Tình Yêu Chúa Ba Ngôi cho đời sống Giáo hội và chảy đến toàn nhân loại vậy...



Ngày 17/6/2012

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN – NĂM B

Bài Tin Mừng : Mc 4,26-34
    1. LỜI CHÚA


Một, Đức Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn này : "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa."

Rồi Người lại nói : "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."

Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà giảng lời cho họ, tùy theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ nói với họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.

    1. SỐNG LỜI CHÚA


Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ?

Chúa Nhật XI thường niên, theo Tin Mừng thánh Mác-cô, là những lời cuối Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà giải thích cho các tông đồ về Mầu Niệm Nước Thiên Chúa.

Quả thật, Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa - thoạt nghe qua - người ta tưởng như dễ hiểu. Nhưng để nếm biết cách cụ thể về thực tại Nước Thiên Chúa, ngay trong cuộc sống đạo đời thường, thì lại là một quá trình phong nhiêu của ơn thánh và một cuộc sống đức tin đầy những thử thách, gian truân không dễ vượt qua, mới có thể nếm biết cụ thể...

Đến nỗi, Đức Giêsu đã phải thốt lên : “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây ? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được ?.

Ngay cả Đức Giêsu - trong thân phận con người - mà còn than như vậy, thì người tín hữu chúng ta làm sao có thể hình dung một thực tại Nước Thiên Chúa trong đời thường... Với loài người thì không thể. Nhưng với Thần Khí thì tất cả mọi sự đều có thể. Như vậy, cần thiết phải nêu lên một câu hỏi :

– Để nhận được Nước Thiên Chúa trong cuộc sống đạo đời thường, chúng ta cần có những điều kiện nào ? và sống một cuộc sống ra sao, để có thể hưởng Nước Thiên Chúa ngay trong cuộc sống trần gian này ?

THIÊN CHÚA là TÌNH YÊU.” Thánh Gio-an tông đồ đã được Thần Khí mạc khải như vậy. Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu, thì Nước Thiên Chúa là nước chỉ chứa toàn những yêu thương... Do vậy, để nếm trải Nước Thiên Chúa trong cuộc sống đạo đời thường, người tín hữu không thể không cầu khẩn Thần Khí kiến tạo trong tim lòng mình Tình Yêu Thiên Chúa. Chỉ khi được Thần Khí kiến tạo Tình Yêu Thiên Chúa trong cuộc sống đạo nội tâm, chúng ta mới nếm trải thực tại Nước Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Tình Yêu Thiên Chúa không phải bỗng dưng mà có. Mặc dù, khi tạo dựng loài người, Thiên Chúa đã thổi Thần Khí Sự Sống yêu thương của Ngài vào đất bụi chúng ta. Nhưng tội bất tuân trong vườn địa đàng đã khiến loài người kình chống Thiên Chúa. Như vậy, loài người cũng đã làm mất tất cả mọi ân tình được trao ban nhưng không từ thưở ban đầu...

Muốn chuộc lại những ân tình đó, người tín hữu phải thật lòng nhận biết mình là kẻ tội lỗi, phản bội, vong ân... Mà để nhận thức được mình là kẻ có tội lại không phải dễ dàng. Chỉ duy nhất Thần Khí mới rọi sáng vào tim lòng chúng ta, và tác động trong chúng ta lòng khiêm tốn, để nhận thật mình là một tội nhân khốn nạn trước Đấng vô cùng yêu thương.

– Muốn vậy, có hai giải pháp giúp chúng ta nhận được ánh sáng Thần Khí : Đó là sống chân thật. Rất chân thật trong đời sống, cũng như lời khẩn nguyện mà nài xin Thần Khí soi rọi vào tận thâm sâu cõi lòng, hầu nhận biết chúng ta là một tội nhân, đang rất cần đến lòng thương xót của Tình Yêu Thiên Chúa cứu vớt.

– Giải pháp thứ hai : luôn khẩn cầu với Thần Khí bằng chuỗi Mân Côi thánh. Chuỗi Mân Côi chứa đựng tất cả mọi Bí Nhiệm Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi. Là nguồn mạch mọi ân tình Thiên Chúa Ba Ngôi trào đổ cho tất cả những linh hồn yêu mến siêng năng lần chuỗi : đức khôn ngoan, lòng khiêm tốn, đức nhẫn nại, để cấy rễ sâu ba nhân đức đối thần... Nhờ đó, Thần Khí sẽ dẫn dắt linh hồn nhận thức tất cả mọi lầm lỗi, thiếu sót, bất toàn, bất lực. Nhất là mọi mưu kế ba thù đang bủa vây linh hồn chúng ta, mà thật lòng sám hối ăn năn...

Với lòng thống hối ăn năn chân thật, Thần Khí sẽ rất tiệm tiến, thúc đẩy trong tâm thức chúng ta lòng khát vọng được sống thân tình với Thiên Chúa. Lòng khát vọng chân thành sẽ là cánh cửa mở cho chúng ta được nhận lãnh ơn tha thứ. Từ sự tha thứ ấy, Tình Yêu sẽ dần ngự trị và làm chủ cuộc sống đạo đời thường của chúng ta.

Để nhận lãnh Nước Thiên Chúa, không phải chỉ trong một sớm một chiều, mà cần thiết phải có thời gian luyện tập, thử thách trong gian truân, thống khổ, mất mát, bệnh tật, trong nước mắt và đau thương... để cấy rễ đức tin, đức cậy, đức mến trong cuộc sống đạo nội tâm. Nếu trung tín trong mọi thử thách, chúng ta sẽ chẳng còn xa Nước Thiên Chúa trong cuộc sống đạo đời thường...

Sau khi đã cấy rễ ba nhân đức đối thần, Thần Khí sẽ nhóm lên trong tim lòng người tín hữu ngọn lửa Tình Yêu Thiên Chúa. Yêu mến Thiên Chúa là giai đoạn cuối cùng để chúng ta nếm biết thực tại Nước Thiên Chúa trong cuộc sống đức tin.

Bản chất của Tình Yêu Thiên Chúa là cống hiến, là cho đi, là phục vụ với tính vô vị lợi. Khi thực hiện tình yêu vô vị lợi với tha nhân là chúng ta đang sống trong Nước Thiên Chúa, và giới thiệu Nước Thiên Chúa cho mọi người... như Đức Giêsu đã dậy các môn đệ Người...

Ngày 24/6/2012

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN – NĂM B

SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ

Bài Tin Mừng : Lc 1,57-66.80


  1. LỜI CHÚA

Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.

Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói : "Không, phải đặt tên cháu là Gio-an." Họ bảo bà : "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả." Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết : "Tên cháu là Gio-an." Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi : "Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây ?" Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em.

Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.


  1. SỐNG LỜI CHÚA

Chiêm ngắm mọi kì công sáng tạo của Thiên Chúa trong vũ trụ trời đất và con người, chúng ta mới thấy mọi sự được an bài trong đức khôn ngoan Toàn Năng của Thiên Chúa...

Theo dõi cách vào đời của thánh Gio-an Tẩy Giả, hẳn chúng ta sẽ có nhận thức sâu xa về những ước mong sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa, trong mỗi thân phận con người được Thiên Chúa sáng tạo, khi đặt họ trong cuộc sống trần gian này...

Như vậy, mỗi con người được sinh vào đời là mỗi sáng tạo, đã được Thiên Chúa đặt định, và an bài theo kế hoạch yêu thương của Người. Nhưng vì sao vẫn có những linh hồn phải sa hỏa ngục. Chẳng lẽ những linh hồn bị trầm luân đời đời, cũng là ý muốn của Thiên Chúa sao ?

Đây là câu hỏi không dễ trả lời - nếu chúng ta không có những nhận thức sâu xa vào chương trình yêu thương của Thiên Chúa, khi sinh hạ một con người. Như vậy, không ai dám trả lời rằng đó là ý muốn của Thiên Chúa...



THIÊN CHÚA là TÌNH YÊU. Nếu THIÊN CHÚA là TÌNH YÊU thì khi sinh hạ loài người. Người cũng tạo dựng họ bằng Tình Yêu. Tình Yêu hiến mạng sống vì người mình yêu. Tình yêu của Người thì thánh thiện, tốt lành, hảo tâm, bao dung và vô cùng quảng đại. Vậy vì sao vẫn có nhiều linh hồn phải hư mất ?

Được cứu rỗi hay phải hư mất, đều do chính chúng ta quyết định - ngay trong ý thức định hướng thực hiện cuộc sống TỰ DO, mà Thiên Chúa luôn tôn trọng. Chính khi định hướng cuộc đời với lòng muốn TỰ DO, đã đẩy hầu hết chúng ta vào mọi cơn lốc tội lỗi, đam mê, lầm lạc của ba thù, nhất là kẻ thù hỏa ngục không bao giờ mệt mỏi trong việc cám dỗ chúng ta lìa bỏ, và xúc phạm đến Thiên Chúa của mình...

Bị đẩy vào cơn lốc của mọi đam mê, chỉ vì chúng ta đã đánh mất ý niệm về hỏa ngục, về tội lỗi, về sự vong ân, phản bội Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta bằng TÌNH YÊU...

Bị đẩy vào cơn lốc của mọi đam mê tội lỗi, vì đã để hỏa ngục dẫn dụ chúng ta vào những lầm lạc của tình yêu xác thịt. Bởi khi yêu thương, loài người luôn quên Đấng là TÌNH YÊU : Tình yêu chân chính, trong sạch, thuần khiết... Tình yêu nâng con người lên, để sống xứng đáng với phẩm giá của con người, đã được Thiên Chúa tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa, là hình ảnh Thiên Chúa, là nơi Chúa Ba Ngôi Cực Thánh ngự trị…

Khi loài người bắt tay với hỏa ngục phạm tội, là hỏa ngục đã thành công trong việc xúi bẩy chúng ta xúc phạm, bôi đen, xóa nhòa hình ảnh của Đấng là TÌNH YÊU đang hiện diện trong cuộc sống này. Nhất là hỏa ngục đã thành công khi đè bẹp tất cả mọi SỰ THẬT, che dấu ÁNH SÁNG, làm biến dạng CHÂN LÝ, và sau cùng là giết chết TÌNH YÊU của Thiên Chúa trong cuộc sống loài người. Và như vậy, chỉ còn lại những gì là dối tá, tráo trở, lầm lạc, tối tăm, sự dữ, chết chóc thống trị trong lòng người và cả xã hội loài người ở mọi thời đại, nhất là thời buổi hôm nay...

Nhìn vào cuộc sống nhân loại hôm nay - trên khắp thế giới - chúng ta không khỏi giật mình, vì những kiêu ngạo, dối trá, sự dữ, lầm lạc, giết chóc đang xảy ra khắp nơi. Nhất là nơi những cõi lòng thiếu vắng TÌNH YÊU Thiên Chúa. Vì vậy, hình ảnh xinh đẹp của Thiên Chúa không còn giống Thiên Chúa nữa. Hình ảnh ấy đang bị méo mó, sứt mẻ, đầy thương tích, đen đúa, nhơ nhớp... nơi mỗi chúng ta...

Vậy, khi để tội lỗi triệt tiêu Sự Sống Vĩnh Cửu, là do chính chúng ta đã chọn lựa : chọn lựa con đường thênh thang rộng rãi ; con đường của mọi hưởng thụ dục tình thế gian ; con đường không có Thiên Chúa Tình Yêu làm chủ ; con đường tạo nên nơi con người chúng ta, một hình ảnh không giống hình ảnh Thiên Chúa và cũng không phải hình ảnh của Thiên Chúa, như Người đã yêu thương chúng ta khi tạo dựng...

Vậy, nhìn vào cuộc đời của thánh Gio-an Tẩy Giả trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể kết luận : Sự thánh thiện không bởi bất cứ hình thức nào bên ngoài cuộc sống. Mà điều làm cho cuộc sống trở nên thánh thiện, chính là cuộc sống được bắt nguồn từ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA, đong dầy trong trái tim mỗi chúng ta và tràn ra cho tha nhân... TÌNH YÊU ấy đang rất thiếu, đang cạn kiệt trong tất cả chúng ta, ngay cả trong cung lòng Giáo hội hôm nay…
Hiền Tâm


Đường lên núi Sọ Chúa đã khát

Đành rằng cơn khát thể lý hành

Nhưng hơn thế nữa Người còn khát

Vương quốc Cha mau mau ngự trị


Giêsu cạn chén đắng tròn sứ mạng

Đời trần thế từ đây khép lại

Là lúc hạt mục nẩy sinh mầm

Lòng đất này mang con người mới




Trái tim bị đâm từ mũi giáo

Cạnh sườn, máu cùng nước chảy ra

Trên cây thập giá, Chúa tỏ lộ

Đây Chiên Thiên Chúa! Đấng xóa tội
Chiên Vượt Qua – Mô-sê sát tế

Nghi lễ xưa, nay Người hoàn tất

Từ vết thương cạnh sườn rộng mở

GIÊSU, cho con khám phá Tình Ngài


Tình nhiệm mầu , ôi quá cao siêu

Nung nấu ngàn đời tim Thánh Người

Con đắm say chiêm ngắm thánh nhan

Tình Thánh Người, xin biến đổi con


Lưỡi đòng đâm sâu thấu tim Chúa

Vì yêu, Người vượt vạn nỗi đau

Khơi dậy trong con Lòng sùng kính

Thánh Tâm Giêsu, nguồn dịu êm thay !

Trang Giải Đáp Thắc Mắc


TÌM HIỂU VÀ ĐỐI THOẠI

Giuse Nguyễn Ngọc Bích, DCCT

Hỏi :

Thưa Cha, xin cho con hỏi điều này. Cách đây 6 năm con đã lập gia đình có đám cưới với một người theo đạo Phật vì lúc đó con cũng chưa vào đạo Công Giáo. Gần đây, vào dịp lễ Phục Sinh con có được diễm phúc làm con Chúa và con cũng được rước Chúa Giêsu. Nhưng có một người bạn Công Giáo nói với con rằng vì con đang sống với người không Công Giáo nên con không được rước lễ mà phải xin phép chuẩn khác đạo thì mới được giữ đạo bình thường. Con không hiểu tại sao và con phải làm gì ? Xin Cha giúp con hiểu và cho con biết phải làm sao để xin phép chuẩn. Con xin cám ơn Cha nhiều !

Trần thị Thanh Thuý ( Lê Minh Xuân)
Trả lời

Cha trả lời ngay cho con để con yên tâm rằng người bạn Công Giáo của con đã lầm. Có lẽ bạn ấy thường thấy những người Công Giáo khi lập gia đình với người chưa rửa tội thì phải xin phép chuẩn khác đạo nếu không thì hôn nhân không thành theo Giáo Luật điều 1086 :



§1. Hôn nhân giữa một người đã được Rửa Tội trong Giáo Hội Công giáo hoặc đã được nhận vào Giáo Hội ấy và không rời bỏ Giáo Hội ấy bằng một hành vi dứt khoát với một người không được Rửa Tội, thì bất thành.

Nhiều người Công Giáo không xin phép chuẩn khác đạo mà chỉ làm hôn phối dân sự rồi chung sống với người chưa rửa tội thì không được xưng tội, rước lễ và thường bị coi là rối hôn phối.

Trường hợp của con thì khác vì con đã có gia đình trước khi theo đạo và hôn nhân của con được gọi là hôn nhân tự nhiên. Hôn nhân này vẫn được coi là có giá trị trước mặt Chúa vì vậy cho nên khi con gia nhập đạo Công Giáo con không bị ngăn trở gì về mặt hôn phối cả. Con vẫn có thể lên rước lễ và không cần xin phép chuẩn vì hôn nhân của con đã thành sự từ trước rồi.

Chỉ có những người đã có đạo nay kết hôn với người lương (chưa rửa tội) mới phải tuân giữ những qui định theo điều nói ở trên. Điều Giáo Luật 1059 đã nói rõ :



Hôn nhân của người Công giáo, cho dù chỉ có một bên là Công giáo, bị chi phối không những bởi luật Thiên Chúa mà còn bởi luật Giáo Hội nữa, miễn là vẫn tôn trọng thẩm quyền của quyền bính dân sự đối với những hiệu quả thuần túy dân sự của chính hôn nhân này.

Dựa vào điều luật này mà mọi người Công Giáo khi kết hôn với người lương bị chi phối bởi luật Giáo Hội nên cần phải có phép chuẩn và phải cam kết làm hết sức cho con cái được rửa tội cũng như được giáo dục theo đức tin Công Giáo. Phần con, thì trước khi vào đạo con không bị chi phối bởi những điều luật này nên còn cứ yên tâm sống đạo không phải lo lắng bối rối gì cả.



Trang Giáo Dục Gia Đình


Vũ Thiên Vương

Nhờ bí tích Hôn nhân, sứ mạng giáo dục được nâng lên hàng phẩm giá và ơn gọi của một thừa tác vụ đích thực trong Hội thánh để phục vụ việc xây dựng các chi thể của Hội thánh.”
 

“Nhờ bí tích Hôn nhân, sứ mạng giáo dục được nâng lên hàng phẩm giá và ơn gọi của một thừa tác vụ đích thực trong Hội thánh để phục vụ việc xây dựng các chi thể của Hội thánh.”



  1. Tại sao cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái ?

 Nếu bạn nghĩ như vậy thì xin chúc mừng, vì bạn là những người cha, người mẹ đáng kính. Nhưng thật đau lòng khi ta nghe đâu đó thốt lên câu: Trời sinh voi, sinh cỏ.

Cần gì phải lo lắng, giáo dục, chúng sẽ tự khôn, tự lớn. Ngày trước mình còn nhỏ ổng bả vẫn sáng đi làm, tối thui mới về, có dạy bảo mình gì đâu. Chắc có lẽ tư tưởng đó ít nhiều vẫn còn tồn tại. Nên ngày nay chúng ta thấy trẻ em phạm pháp ngày càng nhiều, trẻ em làm nô lệ tình dục xuyên biên giới rất đông, trẻ lang thang bụi đời đếm không xuể, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội (xì ke, ma túy …) rất nhiều.

Xã hội và Giáo hội đã có cái nhìn thế nào đối với trách nhiệm giáo dục con cái. Về phía Giáo hội, ngay từ buổi bình minh của đời sống hôn nhân, các bạn đã được Giáo hội tin tưởng, trao phó một trách nhiệm “trồng người” và vun xới để con cái chúng ta trở nên những tín hữu cách sung mãn.

Tông huấn về gia đình coi sứ mạng giáo dục con cái như một “thừa tác vụ” trong Hội thánh: “Nhờ bí tích Hôn nhân, sứ mạng giáo dục được nâng lên hàng phẩm giá và ơn gọi của một thừa tác vụ đích thực trong Hội thánh để phục vụ việc xây dựng các chi thể của Hội thánh.”

Công đồng Vatican II trong “Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo” đã xác định vai trò quan trọng của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ phải có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng.” (GD.3).

Từ những nhận định trên, chúng ta thấy trách nhiệm giáo dục con cái thật là nghĩa vụ thiêng liêng, cao trọng. Bởi vì chúng ta đang được tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa, thông phần chia sẻ sứ mạng làm Cha của Ngài. Và bí tích Hôn phối là bí tích thánh hiến vợ chồng để lo việc giáo dục Kitô giáo đích thực cho con cái.

Về khía cạnh xã hội, người ta thường nói: “Con dại, cái mang” để nói lên tầm quan trọng, trách nhiệm nặng nề của các bậc làm cha mẹ. Người làm cha, làm mẹ nào không sung sướng, hạnh phúc, vinh dự khi thấy con cái thành đạt nên người. Ngược lại, là một sự ê chề đau khổ, thất vọng, buồn tủi và cả xỉ nhục nữa. Đúng là có một đứa con tốt là kho tàng vô giá quý hơn tất cả các kho tàng trên trái đất này.

Hơn nữa, gia đình còn là chiếc nôi, là trường học đầu đời … để giáo dục con cái. Bạn có bao giờ nghe nói: trẻ em về cơ bản, các thuộc tính tâm lý (tính tình, cá tính) đã được hình thành khi trẻ bước vào 5 tuổi? Như vậy, trong những năm tháng đầu đời đó, trẻ được sống và gần gủi với ai nhất, nếu trẻ hư hỏng, chúng ta đổ lỗi cho ai đây !

Xin mượn câu Kinh Thánh Ephêsô 6,4 để kết luận : “Những bậc làm cha mẹ đừng làm con cái tức giận. Hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.”


  1. Vậy giáo dục ở những lãnh vực nào ?

    1. Tôn giáo

Tôn giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy giáo lý Công giáo, từ khai tâm cho đến hôn nhân, được chia thành nhiều giai đoạn trải dọc suốt quá trình phát triển từ tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Nhưng việc học giáo lý sẽ không hiệu quả, nếu nền tảng giáo lý ấy không được cụ thể hóa trong nếp sinh hoạt của gia đình. Học mà không hành thì nó chỉ là lý thuyết suông. Giáo lý sẽ không còn là nền tảng đạo đức cho trẻ mà trở thành một học thuyết cao siêu, xa rời thực tế. Ở đây chúng ta không còn gọi là trách nhiệm giáo dục nữa mà là quyền được giáo dục con cái trong đức tin. Chúng ta nên giáo dục con cái chúng ta theo gương của gia đình Nazaret, như trong Luca 2,39-40 nêu rõ: “Khi ông bà đã làm xong mọi việc như luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nazaret, miền Galilê. Còn Hài nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.” Như vậy, đời sống gia đình là nơi thể hiện cho con cái thấy rõ hồng ân đức tin mà mình đã được lãnh nhận. Cha mẹ có bổn phận giới thiệu cho con cái tất cả những gì cần thiết cho nhân cách từng bước trưởng thành theo quan điểm Kitô giáo. Nơi gia đình Tin Mừng phải trở thành con đường dẫn tới niềm tin. Và một cách nào đó là trường huấn luyện những hạt giống làm môn đệ Chúa Kitô.

    1. Giáo dục tinh thần

Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng, là điều mà bậc làm cha mẹ nào cũng mong ước cho con mình. Như vậy trong giáo dục tinh thần bao gồm giáo dục tâm lý và thể lý cho con cái. Trong giáo dục tinh thần thì đòi hỏi là các bậc làm cha mẹ phải hiểu được quá trình phát triển của trẻ. Nhưng trong quá trình đó, sự phát triển giới tính có vị trí quan trọng. Nên ở giai đoạn dậy thì, các bậc làm cha, mẹ mới thảng thốt giật mình: sao kỳ vậy, mới ngày nào nó ngoan lắm, lúc nào cũng quấn quýt bên cha, bên mẹ mà sao bây giờ nó coi bạn bè nó quan trọng hơn chúng ta, nó ngày một bướng, không chịu nghe lời ai cả. Đây là điều thường tình thôi. Chúng ta cũng đã có một thời như thế mà chúng ta đâu có nhớ. Giáo dục tinh thần cũng có nghĩa là giúp con cái có một thân thể khỏe mạnh, tráng kiện bằng việc: dạy chúng giữ vệ sinh cá nhân, hít thở không khí trong lành, ăn uống, ngủ nghỉ chừng mực, vận động thể dục thể thao, siêng năng lao động, biết ngừa bệnh tật, biết tránh những thứ độc hại cho sức khỏe: thuốc lá, rượu chè, cờ bạc.

Cha mẹ cần khôn khéo dạy cho con cái những biến chuyển về sinh lý nơi con trai, con gái; về ứng xử trong tình bạn, tình yêu, đời sống gia đình, về sinh sản … có thể nói giáo dục tinh thần thì giáo dục giới tính rất quan trọng, là giáo dục ở cả ba mặt: tâm lý, sinh lý và xã hội. Tức là giáo dục cho con cái một lối sống, cách cư xử đúng với vai trò giới của mình, chứ không hạn hẹp như có người từng nghĩ là chỉ vấn đề về sinh lý. Như vậy, tùy thuộc vào hình thái xã hội chúng ta đang sống để giáo dục những phẩm giá, đức hạnh cho đúng.

Nói tóm lại, giáo dục tinh thần trong đó bao gồm giáo dục thể chất và giáo dục giới tính.


    1. Giáo dục trí tuệ

Để có thể phát triển trí tuệ tối ưu, các bậc cha mẹ phải giúp con cái trong việc chọn lựa hứng thú tinh thần. Hay nói khác hơn đó là sở thích và năng khiếu bẩm sinh mà các em chiếm ưu thế nhất. Nếu đó là hứng thú tinh thần lành mạnh, hợp văn hóa, hợp thời đại thì các bậc làm cha mẹ nên nâng đỡ, bồi đắp cho chúng phát triển tối đa.

Giáo dục trí tuệ là mở mang trí óc, trau dồi kiến thức cho con cái. Chúng chỉ tiếp thu say mê khi chúng có hứng thú, có động cơ chiếm lĩnh.

Giáo dục trí tuệ phải quan tâm đến sự phát triển cả về tâm, sinh lý và xã hội. Đừng bắt ép trẻ thái quá theo thiển ý của cha mẹ, bạn sẽ tạo ra những “cỗ máy” hơn là một người toàn diện.

+ Ở thời kỳ trẻ chưa đi học: (trước 7 tuổi) cha mẹ phải khôn khéo trả lời những thắc mắc của chúng cách hợp lý, thành thật. Dạy cho chúng biết đại cương về những điều thông thường như muôn vật, thiên nhiên, sinh hoạt gia đình … Ở tuổi này trẻ thường tự hào khoe với bạn bè rằng: ba bạn (mẹ bạn) nói như thế này, nói như thế kia. Ta thấy sự tin tưởng mà trẻ dành cho chúng ta lớn biết chừng nào.

+ Thời kỳ đi học: Khuyến khích và tạo điều kiện cho con cái học tập. Liên hệ chặt chẽ với nhà trường, theo dỏi bài vở, chỉ cho chúng đón nhận những điều hay, điều tốt và loại bỏ những điều tệ hại. Kiểm tra bài vở và hướng cho trẻ nên đọc những sách báo nào và có điều kiện hãy “tranh luận” nhẹ với trẻ về vấn đề sách báo đưa ra, để hiểu nhận thức của trẻ cũng như giúp trẻ tìm tòi, khám phá, nhận xét vấn đề.

+ Thời kỳ không đi học nữa: Giúp con cái tự học bằng việc đọc sách vở, nghiên cứu, tự học bằng cách thu thập kinh nghiệm trong đời sống, trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp … Nhưng ở bất kỳ giai đoạn nào thì cha mẹ phải làm sao cho con cái thấy mình là người bạn, người đồng hành với chúng.

(Còn tiếp)

Trang Thanh Niên

Thư của Bé Phaolô Phạm Đoàn Minh Trí

(lớp 4)

TKH

Kính gửi Cha dấu yêu!

Chỉ còn mấy tuần nữa là đến ngày rước lễ lần đầu của con rồi, con thấy rất là vui. Mẹ nói lần đầu tiên Chúa ngự vào tâm hồn con, đó là một dấu ấn rất tuyệt vời và con phải cầu nguyện xin Chúa soi sáng và giữ gìn cho tâm hồn thật trong sáng.

Cha ơi, con thấy cha mẹ cũng vui lắm. Mẹ thì cứ luôn miệng chuẩn bị cho con thứ này thứ khác, còn cha thì lúc nào cũng nhắc nhở con học bài và không quên khảo kinh con. Con thấy thật hạnh phúc !

Hôm nọ, con với chị mở cuốn băng video ngày đầu năm của con, con thấy thật buồn cười. Những bước chân tập đi như muốn ngã, trước mặt con cha giơ hai tay đỡ lấy con, bất chợt con kêu lên: “Cha, cha, cha”, thế là cả nhà đều phá lên cười, mà người cười to nhất chính là cha.

Mỗi năm hè về là cả nhà đều đi chơi, con vui sướng nhất là đi tắm biển và cũng chính con lại rất sợ sóng, cha thì lại khuyến khích con tập bơi, luôn bơi theo bên cạnh con. Bỗng có một con sóng lớn ập đến, con hoảng sợ tìm cha, xoay người lại thì con đã thấy trong vòng tay của cha rồi. Cha nói với con là: “Con đừng sợ, cha luôn bên cạnh con”. Để chắc chắn con ôm cổ cha, cho cha bơi thật xa, thế là con mới cảm thấy an tâm.

Cha ơi, dù ở dưới biển hay trên bờ, cha vẫn luôn bảo vệ, che chở cho con. Những lúc cùng cha đi tập xe băng qua đường, cha cũng là người dìu dắt cho con qua đường một cách an toàn. Như thế con phải ví cha như một cây cổ thụ vĩ đại nhất trên đời, vì cha luôn bảo vệ cho gia đình.

Hạnh phúc nhất cho anh em chúng con là cha không bao giờ uống rượu và la mắng gia đình. Trong khi xung quanh, bạn bè con chúng nó rất sợ ba, vì ba của chúng nó hay uống rượu và la mắng tụi nó lắm.

Dù cha rất bận rộn, nhưng tối Thứ Tư nào cha cũng dành thời gian để đọc kinh Thánh Giuse, cha bảo Thánh Giuse luôn gìn giữ gia đình mình.

Cha ơi! Con cầu xin Chúa thương ban cho cha hết bệnh, có nhiều sức khỏe để dìu dắt anh em chúng con, vì chúng con rất cần có cha bên cạnh. Hôn cha thật nhiều.

Trang Nhân Bản

Bồ Câu Trắng

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa ? Ngài Tinh Vân bảo : Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

1 // Thứ nhất , “học nhận lỗi”.

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2 // Thứ hai, “học nhu hòa”.

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

3 // Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4 // Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được ?

5 // Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được !

6 // Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề ; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7 // Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.



(St)




Lậy Chúa, tiếng Gioan vọng từ sa mạc

Trái tim con thao thức tiếng gọi mời

Tim say ngủ hãy trỗi dậy người ơi

Nhân loại hỡi mau sửa đường uốn lối

Hậu sinh khả úy, Ngài sắp đến rồi

Chúa Giêsu ban hồng ân cứu rỗi

Con Thiên Chúa sẽ cứu chuộc loài người

Tín Ấn muôn đời trọn vẹn tình thương

Thác tuôn muôn phương suối nguồn thanh tẩy

Vào thánh cung dâng hương nguyện ngất ngây

Lòng thanh tịnh tràn đây ân sủng Chúa

Từ tiếng gọi tiếp bước Người muôn thủa

Ái ngại chi luôn có Chúa đỡ nâng

Chúa che chở người, con dâng, tín thác

Marie Gentille Ng. Lê Đan Thục Hiền


Kính mừng bổn mạng Cha JB. VÕ VĂN ÁNH

Tổng Linh hướng Bà Mẹ Công Giáo Việt Nam



Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201205
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
201205 -> Tháng 04 năm 2012 Thư Mục vụ tháng 3 ●
201205 -> Đcv thánh giuse saigon mẫu cầu nguyện taizé 26 cn phục sinh VI. B (13/05/2012) Chủ đề : YÊu thưƠng anh em

tải về 275.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương