BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 6 : KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI



tải về 2.97 Mb.
trang13/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   29

CHƯƠNG 6 : KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI


WB có hai hình thức kiểm tra: Kiểm tra trước (Prior review) và Kiểm tra sau (Post review) để đảm bảo Bên vay thực hiện đúng các thoả thuận trong Hiệp định tín dụng mà hai bên đã cùng ký kết. Hình thức kiểm tra trước đòi hỏi Bên vay phải nộp hồ sơ mua sắm cho WB kiểm tra ở từng bước trước khi tiến hành tiếp các bước sau. Nếu WB đồng ý với những quyết định mua sắm của Bên vay, WB sẽ phát hành một thư “Không phản đối” (NOL) để Bên vay tiếp tục thực hiên. Nếu WB xác định rằng quyết định mua sắm của Bên vay không tuân thủ đúng Hiệp định tín dụng phát triển, WB sẽ đưa ra nhận xét và yêu cầu chỉnh sửa lại. Trong trường hợp Kiểm tra sau, Bên vay tiến hành mua sắm mà không cần thư ”Không phản đối” của WB ở từng bước thực hiện. Tuy nhiên, bên vay phải lưu giữ tất cả các hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến đấu thầu tại văn phòng dự án để sau này các đoàn giám sát của WB đến làm việc sẽ kiểm tra.

6.1 THỦ TỤC KIỂM TRA TRƯỚC


Trong trường hợp kiểm tra trước, trước khi tiến hành từng bước mua sắm, Bên vay phải nộp những tài liệu cần thiết về mua sắm cho WB để kiểm tra trước. Nếu đồng ý, WB sẽ phát hành thư “ Không phản đối” (NOL) để Bên vay thực hiện các bước tiếp theo. Nếu WB cho rằng các quyết định mua sắm không theo đúng Hiệp định tín dụng, WB sẽ lập tức thông báo cho Bên vay biết lý do và hướng dẫn cho Bên vay cách thức chỉnh sửa phù hợp. Dựa trên hướng dẫn, Bên vay sẽ chỉnh sửa lại các tài liệu và nộp lại cho WB xem xét. Cần phải lưu ý rằng hồ sơ phải được gửi lên WB thông qua một đại diện được uỷ quyền của Bên vay. Việc liên hệ với WB sẽ chỉ được thực hiện thông qua đại diện của Bên vay. Trong dự án HTXLCTBV, đại diện của Bên vay là CPMU.

Trước khi CPMU nộp các tài liệu, hồ sơ cho WB, cần tuân thủ các bước sau đây:



  1. Đối với các hợp đồng thuộc diện phải kiểm tra trước mà do các Sở Y tế/Chủ đầu tư làm thủ tục đấu thầu, mua sắm thì hồ sơ phải gửi lên CPMU để kiểm tra lần cuối trước khi nộp lên cho WB.

  2. Đối với các hợp đồng mà CPMU chịu trách nhiệm thực hiện mà trong diện phải kiểm tra trước thì CPMU gửi hồ sơ trực tiếp cho WB.

Những hợp đồng dưới đây sẽ phải tuân thủ thủ tục Kiểm tra trước của WB: (a) hợp đồng hàng hoá ước tính chi phí tương đương từ 200.000 USD trở lên; (b) hợp đồng công trình xây dựng cơ bản ước tính chi phí từ 500.000 USD trở lên; (c) hợp đồng dịch vụ tư vấn do một công ty/tổ chức cung cấp ước tính chi phí từ 100.000 USD trở lên, hợp đồng thuê tư vấn cá nhân có chi phí ước tính tương đương từ 50.000 USD trở lên, và (d) tất cả các hợp đồng mua sắm vả tuyển tư vấn theo phương thức chỉ định thầu (DC & SSS).

6.2 THỦ TỤC KIỂM TRA SAU


Những hợp đồng nào không nằm trong diện phải kiểm tra trước của WB như đã nêu ở trên sẽ thuộc diện kiểm tra sau. Đối với các hợp động thuộc diện kiểm tra sau, Chủ đầu tư có thể tiến hành các hoạt động mua sắm mà không cần thư ‘’Không phản đối’’ của WB trước mỗi bước thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chủ đầu tư vẫn phải tuân thủ các quy định mua sắm đấu thầu theo Sách Đỏ và Sách Xanh của Ngân hàng Thế giới. Tất cả các tài liệu có liên quan sẽ phải được lưu giữ ở văn phòng dự án để các đoàn giám sát của WB và/hoặc các công ty kiểm toán độc lập xem xét.











Phần IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÀNH PHẦN 1


Đối với thành phần 1, cơ chế thực hiện chung như sau:


Kế hoạch hoạt động hàng năm của Hợp phần 1 sẽ do Tổ chính sách (VIHEMA) xây dựng cùng với sự tư vấn của các Tổ chuyên môn khác trong CPMU và được phê duyệt bởi Giám đốc CPMU như một phần của kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án.

I. Về cơ chế giải ngân (đã nêu trong phần Tài chính)

II. Về một số đặc thù thực hiện tuyển chọn tư vấn, mua sắm trang thiết bị và các dịch vụ, công việc thuộc Hợp phần 1

- Phó Giám đốc CPMU (Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế) sẽ chỉ định cán bộ của Hợp phần 1 thực hiện việc tuyển chọn các tư vấn, mua sắm các trang thiết bị, công việc, dịch vụ, cụ thể như sau:

(1) Xây dựng điều khoản tham chiếu tuyển tư vấn,

(2) Chuẩn bị các yêu cầu kỹ thuật về mua sắm các trang thiết bị, dịch vụ, công việc gửi CPMU; CPMU sẽ thẩm tra, trình Bộ Y tế (qua Vụ KH-TC làm đầu mối để trình cơ quan chức năng thẩm định và trình Bộ phê duyệt danh mục, cấu hình);

(3) Tham gia cùng CPMU tuyển chọn tư vấn, đánh giá thầu và quyết định những đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của những đề xuất trong điều khoản tham chiếu.

- Giám đốc CPMU ủy quyền cho Phó Giám đốc Dự án từ Cục QLMTYT làm Tổ trưởng Tổ xét chọn tư vấn, Tổ trưởng Tổ xét thầu, ký các hợp đồng thuộc Hợp phần 1 và phê duyệt các khoản chi trả khác thuộc Hợp phần 1.

- Giám đốc CPMU và các bộ phận Đấu thầu mua sắm của CPMU sẽ thực hiện công tác quản lý đấu thầu, thẩm tra, phê duyệt kết quả, giám sát và thực hiện các chức năng, quy trình đấu thầu mua sắm và lựa chọn tư vấn theo quy định chung của Ngân hàng thế giới và của Dự án.














Phần V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÀNH PHẦN 2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT

Hợp phần này sẽ xây dựng một công cụ cung cấp khoản tài trợ cho các cơ sở y tế nhằm cải thiện quản lý chất thải y tế dựa trên các tiêu chí hợp lệ và kế hoạch quản lý tài chính được thống nhất. Đây có thể là một “thực đơn” các hợp phần tài trợ dựa trên loại hình và quy mô của cơ sở y tế và công nghệ đề xuất. Dựa theo Luật Môi trường, Dự án sẽ phát triển tiêu chí phân loại các cơ sở y tế và bệnh viện theo mức độ nguy hiểm rác thải y tế mà cơ sở đó thải ra môi trường; đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Y tế để định hướng quy hoạch về hệ thống xử lý chất thải y tế làm căn cứ xác định thứ tự ưu tiên đầu tư.


Các khoản tài trợ cũng có thể được cấp để trả cho toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên sau khi hệ thống xử lý được nâng cấp và đầu tư. Đầu ra/kết quả mong đợi của những khoản tài trợ là cơ sở y tế đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý chất thải y tế. Một số tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế có đã được thảo luận trong quá trình làm việc của đoàn công tác, bao gồm việc chú trọng đến các cơ sở y tế tuyến tỉnh và liên huyện, sự sẵn sàng trong việc thực hiện dự án. Các tiêu chí khác trong quản lư việc xin tài trợ, đánh giá, phê duyệt, thực hiện, quản lý tài chính, giám sát và xác nhận kết quả sẽ cần được thống nhất trong quá trình thẩm định dự án. Những nội dung này sẽ tuân theo các quy trình của Chính phủ ở mức độ tối đa (ví dụ như các dự án lấy kinh phí từ trái phiếu) với một số điều chỉnh cần thiết để quản lý rủi ro tài chính từ góc độ của Ngân hàng. Các tài trợ có thể được cung cấp ở cấp quốc gia, ví dụ cấp làm hai đợt/năm trong ba năm đầu của dự án và có thể cấp cho khoảng 30 bệnh viện/đợt.


    1. GIỚI THIỆU THỰC ĐƠN CÔNG NGHỆ

Hợp phần 2 của dự án sẽ hỗ trợ tài chính để các bệnh viện có đủ công nghệ, phương tiện, chính sách và năng lực thể chế để thực hiện tốt tất cả các giải pháp trên. Hợp phần này sẽ tạo ra một cơ sở để cung cấp nguồn vốn dựa trên kết quả và đầu ra nhằm cải thiện công tác quản lý chất thải y tế trên cơ sở những tiêu chí lựa chọn cũng như tổ chức quản lý tài chính định trước. Dự án đề xuất xây dựng một “thực đơn” các khoản tài trợ dựa trên kết quả cho từng loại hình, quy mô bệnh viện, phân loại bệnh viện theo nguy cơ (mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ, môi trường của chất thải mà cơ sở đó thải ra môi trường) cũng như cho các công nghệ hiện có. Sẽ có một “thực đơn” gồm 4 thành phần để bệnh viện lựa chọn: (i) Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại; (ii) Thu gom và xử lý nước thải bệnh viện; (iii) (i) Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý; và (iv) quản lý khoản tài trợ. Nội dung của từng thành phần trong thực đơn được mô tả trong bảng 1. Mô tả công nghệ và định mức hỗ trợ được trình bày trong Phụ lục 1 ; Hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn y tế và nước thải được trình bày trong phụ lục 2. Để đảm bảo áp dụng các giải pháp xây dựng và công nghệ quản lý CTYT phù hợp với thực tế của Việt Nam, dự án sẽ định kỳ xem xét và cập nhật thực đơn công nghệ.

Bảng 1: Mô tả nội dung của các thành phần trong thực đơn

STT

Thành phần

Nội dung

1

Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nguy hại

Thiết bị xử lý chất thải nguy hại tại chỗ bằng công nghệ không đốt

Xe tải vận chuyển chất thải nguy hại tới cơ sở xử lý tiêu hủy bên ngoài

2

Thu gom và xử lý nước thải

Mạng lưới thu gom nước thải trong bệnh viện và các công trình trên mạng lưới

Hệ thống xử lý tập trung bằng phương pháp hóa lý kết hợp phương pháp sinh học

3.1

Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ trong bệnh viện

Túi đựng chất thải

Hộp đựng vật sắc nhọn

Thùng đựng chất thải trong khoa/phòng

Phương tiện vận chuyển nội bộ chất thải

Khu vực và thiết bị lưu giữ chất thải

Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

3.2

Nâng cao năng lực quản lý

Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Đào tạo nâng cao về quản lý chất thải y tế

Đào tạo về vận hành và bảo dưỡng công nghệ

Đào tạo cơ bản cho nhân viên bệnh viện

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Theo dõi và giám sát

4

Quản lý khoản tài trợ

Quản lý các thành phần 1 + 2 + 3.1 + 3.2

Ước tính ban đầu về quy mô của khoản viện trợ/tài trợ dựa trên kết quả này sẽ vào khoảng 300.000 USD cho một bệnh viện liên huyện 200 giường điển hình, bao gồm nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn nguy hại và hỗ trợ đào tạo và cải thiện công tác quản lý.


Khoản tài trợ tương tự cho bệnh viện tuyến tỉnh 500 giường điển hình sẽ vào khoảng 800.000 USD. Việc ước tính này còn thay đổi tùy theo công nghệ được lựa chọn cũng như quy mô của cơ sở y tế. Nhóm công tác sẽ tìm kiếm cơ hội để chuẩn hóa đơn vị chi phí cho các hạng mục trong “thực đơn” tới mức có thể đạt được đầu ra mong muốn là cơ sở y tế đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường. Nhóm công tác cũng sẽ cân nhắc một tùy chọn để cung cấp các khoản viện trợ nhỏ để giúp các cơ sở y tế tham gia chương trình có thể chi trả được chi phí thường xuyên về quản lý chất thải y tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Dự án sẽ ưu tiên đầu tư cho các cơ sở thuộc danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nêu tại phụ lục số 2, Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

    1. ĐẦU TƯ TRANG BỊ, CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN TUYẾN ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH VÀ ĐA KHOA KHU VỰC LIÊN HUYỆN)

1.2.1. Quy trình tổng hợp kế hoạch, quyết định kinh phí tài trợ và thông báo kế hoạch kinh phí.

a. Tại địa phương:

- Các địa phương (Sở Y tế làm đầu mối) xây dựng Kế hoạch quản lý chất thải của tỉnh (theo mẫu); kế hoạch quản lý chất thải bệnh viện đề nghị (theo mẫu) gửi Ban quản lý dự án Trung ương kèm theo đánh giá năng lực đấu thầu mua sắm.

- Dựa trên hướng dẫn lựa chọn công nghệ (menu) do dự án xây dựng (phụ lục ) sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực tế và các thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng (báo cáo khả thi) theo đúng quy định hiện hành (Luật xây dựng, Luật 38/QH12; Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2009/NĐ-CP).

- Định kỳ 6 tháng, Sở Y tế tổng hợp các dự án, công trình xử lý chất thải thuộc danh mục đã được Dự án và Bộ Y tế phê duyệt và đã đủ thủ tục đầu tư và nhu cầu vốn cho từng dự án, công trình, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh).

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đăng ký danh mục và kế hoạch vốn các công trình, dự án xử lý nước thải tới Ban quản lý dự án Trung ương thuộc Bộ Y tế để xin ý kiến Nhóm tư vấn kỹ thuật (TAG).

b. Tại Trung ương:

- Tại Bộ Y tế, Bộ trưởng y tế sẽ thành lập một Nhóm tư vấn kỹ thuật bao gồm các chuyên gia trong và ngoài ngành về quản lý chât thải. Các chuyên gia này sẽ do các Trường đại học, các bệnh viện, Viện chuyên ngành đề cử, theo đề nghị của Vụ KH-TC kết hợp với Cục QLMTYT, Cục QLKCM, Vụ TTB-CTYT. Nhóm chuyên gia kỹ thuật này bao gồm cả chuyên gia về đấu thầu, công nghệ xử lý chất thải và xây dựng.

- Bộ Y tế (Ban Quản lý dự án Trung ương): Tổ XDCB-Công nghệ làm đầu mối, tổ chức họp Đánh giá nội dung Kế hoạch quản lý chất thải của tỉnh, của các bệnh viện, trong đó có 1 thành viên từ các Tổ thuộc CPMU và 2-3 chuyên gia do Giám đốc CPMU mời từ danh sách các chuyên gia thuộc Hội đồng trên. Tổ Kế hoạch sẽ tổng hợp nhu cầu về mức vốn các dự án xử lý chất thải y tế cho từng dự án, công trình thuộc danh mục để tổng hợp nhu cầu vốn của các công trình, dự án. Mỗi một vòng xét duyệt sẽ bao gồm một số lượng 20-30 bệnh viện cho một đợt cấp vốn.

- CPMU sẽ trình Bộ Y tế (sau khi ngân hàng thế giới chấp thuận) để giao vốn tài trợ cho từng dự án được chấp thuận, có thông báo cho Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, hệ thống kho bạc nhà nước.



1.2.2 Công tác thanh toán:

Căn cứ mức vốn và danh mục đã được cấp có thẩm quyền thông báo, Sở Tài chính thẩm tra dự toán chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện các thủ tục thanh toán theo quy định (nêu tại phần quản lý tài chính).



1.2.3. Báo cáo tiến độ:

Định kỳ 3 tháng, hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tiến độ thực hiện, các vướng mắc, kiến nghị gửi Bộ Y tế, Ngân hàng thế giới, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.


1.2.4. Bổ sung và điều chỉnh danh mục:

CPMU tổng hợp nhu cầu bổ sung, điều chỉnh danh mục công trình, dự án, thống nhất với Ngân hàng thế giới trình Bộ trưởng quyết định.




    1. ĐẦU TƯ TRANG BỊ, CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƯƠNG

Việc lập kế hoạch vốn và triển khai thực hiện như quy định hiện hành về quản lý đầu tư của Bộ Y tế (hiện nay là thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, bao gồm Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 ; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 ; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP; quy định hiện hành của Bộ Trưởng Bộ Y tế về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước (hiện nay là Quyết định số 37/2007/QĐ-BYT ngày 25/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước; Quyết định số 36/2007/QĐ-BYT ngày 23/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy trình thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng vốn ngân sách nhà nước). Đồng thời, việc xác định mục tiêu và các nội dung đầu tư cần phù hợp với tính chất nguồn vốn, công nghệ phù hợp của Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện.

  • Các bệnh viện xây dựng Kế hoạch quản lý chất thải y tế của bệnh viện;

  • Trình CPMU (tư vấn độc lập đánh giá chất lượng, yêu cầu chỉnh sửa).

  • Tổ XD, công nghệ chủ trì, với sự tham gia của các tổ khác; 2-3 chuyên gia từ Danh sách chuyên gia (và/hoặc chuyên gia quốc tế mời do Giám đốc dự án quyết định) để xem xét, thẩm định chấp thuận danh mục cấp vốn.

  • Xây dựng dự án (báo cáo khả thi), trình Bộ Y tế phê duyệt (qua Vụ KH-TC làm đầu mối tổ chức thẩm định, với sự tham gia của các Vụ, Cục liên quan gồm Vụ TTB-CTYT, Cục QLMTYT, Cục QLKCB và Nhóm tư vấn kỹ thuật của Dự án).

  • Đăng ký xin cấp vốn với CPMU sau khi báo cáo khả thi được duyệt.

  • Tổ XD, công nghệ chủ trì, với sự tham gia của các tổ khác; chuyên gia từ Tổ tý vấn kỹ thuật (và/hoặc chuyên gia quốc tế) do Giám đốc dự án quyết định để xem xét, thẩm định chấp thuận mức cấp vốn cấp.

  • CPMU trình Lãnh đạo Bộ phụ trách quyết định mức vốn cấp cho mỗi đơn vị.

  • Vốn được cấp theo 3 đợt: 50% (sau khi được ghi vốn), 40% và 10% còn lại cấp sau khi có kết quả kiểm định độc lập (IVA).

    1. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN TÀI TRỢ TẠI CHỦ ĐẦU TƯ

Việc quản lý thanh tóan vốn đầu tư tại các Chủ đầu tư (theo kế hoạch vốn được duyệt tuân thủ theo đúng các quy định về quản lý vốn đầu tư và vốn ODA. UBND tỉnh và Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn cho BQLDA trung ương nếu không đạt tiêu chuẩn quy định theo kiểm định của Cơ quan kiểm định độc lập. Việc quản lý và thanh toán vốn cần thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN); Các quy định về quản lý viện trợ ODA của Bộ Tài chính cũng như tuân thủ về quản lý dự án theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan.


    1. CƠ QUAN KIỂM ĐỊNH ĐỘC LẬP

1.5.1 Vai trò của đánh giá độc lập trong khởi động giải ngân trợ cấp

Giải ngân các khoản vốn hỗ trợ sẽ dựa trên kiểm định các kết quả này do Cơ quan kiểm định độc lập thực hiện. Ba kết quả sẽ được Cơ quan kiểm định độc lập đo lường trước và sau khi triển khai vốn hỗ trợ, sử dụng ba tiêu chí: (i) nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam; (ii) quản lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm cả khí thải lò đốt nếu có; và (iii) các quy trình và thực hành quản lý chất thải y tế bên trong cơ sở y tế tuân thủ theo một bảng kiểm thiết kế sẵn có khảo sát kiến thức của nhân viên. Phụ lục 5 mô tả Điều khoản tham chiếu đối với Cơ quan Kiểm định độc lập. Trong trường hợp kết quả sau Kiểm định lần ba vẫn không đạt, các biện pháp xử lý trường hợp không hoàn thành sẽ được áp dụng cho thành phần vốn hỗ trợ tương ứng. Chi tiết của biện pháp xử lý, bao gồm trả lại một phần hoặc toàn bộ khoản vốn hỗ trợ, được mô tả theo quy định riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.



1.5.2 Mục tiêu công việc kiểm định độc lập

- Kiểm định rằng các đầu ra nêu trong Thỏa thuận vốn hỗ trợ được dùng để xác thực chi tiêu và thanh toán sau cùng có thể coi như là đã đạt được một cách có hiệu quả;



  • Phân tích kết quả đầu tư và đưa ra khuyến nghị về giải ngân vốn trợ cấp dựa trên kết quả cho các bệnh viện

1.5.2 Phạm vi công việc

Nhiệm vụ 1: Kiểm định ban đầu

Kiểm định ban đầu bao gồm khẳng định rằng các đơn vị thụ hưởng phù hợp với tiêu chí lựa chọn như mô tả trong Sổ tay hướng dẫn và đánh giá hiện trạng ban đầu về quản lý chất thải bệnh viện đối với (i) xử lý nước thải; (ii) quản lý và xử lý chất thải rắn và cơ cấu quản lý trong cơ sở y tế , (iii) các quy trình và thực hành giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế nguy hại và thực hành an toàn lao động.

Công việc còn bao gồm một đánh giá nhanh cộng đồng xung quanh về quan điểm và nhận thức về các nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe công cộng liên quan đến quản lý chất thải y tế ở từng bệnh viện. Đánh giá nhanh cộng đồng sẽ đòi hỏi phỏng vấn theo mẫu các hộ gia đình sống gần bệnh viện. Các công cụ để kiểm định ban đầu sẽ có sẵn trong Sổ tay hướng dẫn trước khi dự án có hiệu lực.
Nhiệm vụ 2: Kiểm định đầu ra

Mục tiêu: Kiểm định các chỉ số đã thỏa thuận từ trước minh chứng cho kết quả đạt được

Nhằm xác nhận giá trị các công nhận chi tiêu vốn hỗ trợ và yêu cầu thanh toán cuối cùng được trình cho chủ đầu tư, Cơ quan kiểm định độc lập sẽ kiểm định các chỉ số thỏa thuận từ trước minh chứng cho kết quả đạt được bằng một chuyến đi thực địa. Đặc biệt, việc rà soát sẽ tập trung vào chứng thực rằng (i) nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam; (ii) quản lý chất thải rắn đạt các tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm khí thải lò đốt nếu có; và (iii) các quy trình và thực hành quản lý chất thải y tế bên trong cơ sở y tế tuân thủ theo một bảng kiểm thiết kế sẵn có khảo sát kiến thức của nhân viên. Cơ quan kiểm định độc lập will sử dụng bảng kiểm thiết kế sẵn để kiểm định quản lý chất thải y tế trong bệnh viện sau đầu tư.


Nhiệm vụ 3: Kiểm định vật chất

Mục tiêu: Kiểm định tính xác thực và chất lượng của các khoản đầu tư

Trong chuyến đi thực địa, Cơ quan kiểm định độc lập sẽ thực hiện kiểm định vật chất đối với những đầu ra chủ chốt của vốn hỗ trợ, bao gồm bằng chứng đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, thiết bị xử lý chất thải rắn, xe cộ theo từng thảo thuận vốn hỗ trợ. Đối với từng bệnh viện được đầu tư, Cơ quan kiểm định độc lập sẽ chứng thực rằng hệ thống hoạt động theo các tiêu chuẩn/quy định hiện hành. (v.d về phân công cán bộ, kỹ năng, cơ sở vật chất, thiết bị, và các quy trình vận hành chuẩn) và sẽ kiểm định những hồ sơ báo cáo lưu giữ trong bệnh viện. Ở bệnh viện, trình tự công việc có thể như sau: (i) kiểm định hoạt động của thiết bị lắp đặt; (b) sự phù hợp với Luật hoặc quy định hiện hành; (iii) chụp ảnh về quản lý chất thải y tế ở mỗi bệnh viện (v.d thùng rác các loại, nhà lưu giữ, công trình xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải).


Nhiệm vụ 4: Phân tích kết quả và khuyến nghị

Ngoài ra, Cơ quan kiểm định độc lập sẽ lặp lại đánh giá nhanh về nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe công cộng từ quản lý chất thải y tế thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên theo mẫu các hộ gia đình sống gần bệnh viện để đánh giá sự thay đổi trước sau đầu tư.


Nhiệm vụ 5: Phân tích kết quả và khuyến nghị

Đầu ra chính là kiểm định xem các đầu ra - nêu trong Thỏa thuận vốn hỗ trợ và được dùng để xác nhận chi tiêu vốn và giải ngân khoản cuối – đã đạt được một cách hiệu quả và đưa ra khuyến nghị xác nhận các chi tiêu vốn hỗ trợ và giải ngân cuối cùng.

Cơ quan kiểm định độc lập sẽ so sánh giữa các kết quả đạt được với số liệu ban đầu và dự kiến. Phân tích và khuyến nghị còn có những bài học rút ra từ quá trình triển khai vốn hỗ trợ, sự phù hợp của mức tính toán chi phí, và hỗ trợ quản lý từ CPMU. Nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành với sự hợp tá chặt chẽ của CPMU, các chủ đầu tư, các bệnh viện thụ hưởng, và các kiểm toán tài chính và kỹ thuật của dự án.

1.5.3 Phương pháp và nguồn lực

Cơ quan kiểm định độc lập sẽ được cung cấp những tài liệu sau:



  1. Các tài liệu chính sách liên quan

  2. Các Thỏa thuận vốn hỗ trợ

  3. Sổ tay hướng dẫn

  4. Các kế hoạch quản lý chất thải y tế của tỉnh và của bệnh viện

  5. Các nghiên cứu khả thi của dự án và tiểu dự án hoặc các báo cáo kinh tế kỹ thuật

  6. Các báo cáo kỹ thuật – sổ tay quản lý chất thải bệnh viện, báo cáo hoàn công, kết quả chất lượng dịch vụ, báo cáo giám sát

  7. Các nghiên cứu và tài liệu dự án khác


Kiểm định tại thực địa. Cơ quan kiểm định độc lập sẽ sử dụng các bộ công cụ kiểm định tại thực địa. Những công cụ này đưa ra các hướng dẫn cách thực hiện đánh giá quản lý chất thải y tế và Đánh giá nhanh cộng đồng. Phụ lục 6 giới thiệu một bộ công cụ kiểm định có thể được sử dụng. Cơ quan kiểm định độc lập có thể đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí và phương pháp kiểm định sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi bệnh viện thụ hưởng dự án và nhiệm vụ bổ sung theo thỏa thuận CPMU. Việc lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường sẽ tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Phương pháp kiểm định tại thực địa cần được mô tả trong kế hoạch kiểm đinh được trình lên và chấp thuận bởi CPMU và Ngân hàng Thế giới. Mỗi chuyến kiểm định thực địa dự kiến diễn ra trong 2 ngày do một nhóm từ 2-3 người thực hiện.

1.5.4 Sản phẩm của công việc kiểm định độc lập

Báo cáo Kiểm định ban đầu

Kiểm định ban đầu dự kiến thực hiện trong vòng 30 ngày từ khi ký Thỏa thuận vốn hỗ trợ. Báo cáo Kiểm định ban đầu sẽ mô tả tình trạng trước đầu tư về quản lý chất thải y tế trong từng bệnh viện nhận hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn, sẽ cho thấy các tiêu chí lựa chọn đều đạt được, và đánh giá nhận thức của cộng đồng về quản lý chất thải bệnh viện. Báo cáo sẽ được trình lên CPMU không chậm hơn 30 ngày sau chuyến đi kiểm định thực địa.



Báo cáo kiểm định cuối cùng:

Kiểm định cuối cùng dự kiến được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu kiểm định của chủ đầu tư. Báo cáo sẽ được trình lên CPMU và Ngân hàng Thế giới trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành chuyến đi kiểm định thực địa. Sau khi Báo cáo kiểm định độc lập được hoàn thành trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý, chủ đầu tư sẽ đính kèm báo cáo kiểm định độc lập cùng với các yêu cầu giải ngân khác để tiến hành thanh toán khoản trợ cấp.



1.5.5 Sản phẩm của công việc kiểm định độc lập

Thời gian thực hiện nhiệm vụ dự kiến là 5 năm. Cơ quan kiểm định độc lập sẽ bắt đầu công việc khi dự án có hiệu lực. Cơ quan kiểm định độc lập có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số nhiệm vụ theo thỏa thuận giữa hai bên, tùy theo kết quả thực hiện công việc và nguồn kinh phí.



1.5.6 Chi trả cho cơ quan kiểm định độc lập

Chi phí thực hiện dịch vụ mà Cơ quan kiểm định độc lập thực hiện sẽ được thanh toán dựa trên các đơn vị chi phí chuẩn và định mức của chính phủ. Trước mỗi chuyến đi kiểm định, Cơ quan kiểm định độc lập sẽ chuẩn bị một kế hoạch làm việc kèm theo dự tính chi phí và 50% kinh phí sẽ được tạm ứng cho Cơ quan kiểm định độc lập, số còn lại được thanh toán dựa trên báo cáo kết quả và chứng từ kế toán cho các khoản chi hợp lệ.



1.5.7 Báo cáo và quản lý nhiệm vụ

Cơ quan kiểm định độc lập được chọn sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo chung của CPMU. Cơ quan kiểm định độc lập cũng sẽ làm việc chặt chẽ với VIHEMA/BYT, SYT và các bệnh viện được đầu tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.



1.5.8 Lựa chọn cơ quan kiểm định độc lập

Như đã đồng ý trong thẩm định dự án, bốn viện trung ương là Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường, Viện vệ sinh và y tế công cộng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên sẽ là Cơ quan kiểm định độc lập tại những vùng mà họ chịu trách nhiệm. Một Thanh tra môi trường của Bộ TN-MT sẽ tham gia vào đoàn kiểm định và cùng ký vào báo cáo kiểm định. IDA có thể cử một chuyên gia tham gia vào đoàn kiểm định khi cần thiết.





tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương