BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 5: ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ XÂY LẮP



tải về 2.97 Mb.
trang12/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   29

CHƯƠNG 5: ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ XÂY LẮP


Các hình thức lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp áp dụng trong Dự án theo thứ tự ưu tiên giảm dần là:

(i) Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB): áp dụng đối với các hợp đồng mua sắm hàng hóa từ 300.000 USD trở lên và các hợp đồng xây lắp (hệ thống xử lý chất thải từ 3.000.000 trở lên.

(ii) Đấu thầu cạnh tranh trong nước: áp dụng đối với các hợp đồng mua sắm hàng hóa từ 50.000 USD đến dưới 300.000 USD, với các hợp đồng xây lắp từ 100.000 USD đến 3.000.000 USD.

(iii) Chào hàng cạnh tranh trong nước: áp dụng đối với các hợp đồng mua sắm hàng hóa thiết bị văn phòng dưới 50.000 USD và hợp đồng xây lắp dưới 100.000 USD.

(iv) Chỉ định thầu (DC): áp dụng cho các trường hợp đặc biệt trong các điều kiện được mô tả ở mục 5.4 và theo điều 3.6-3.7 của Sách Đỏ.

Ngưỡng WB phê duyệt trước: đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa từ 200.000 USD trở lên, đối với các hợp đồng xây lắp từ 500.000 USD trở lên, và tất cả các gói chỉ định thầu nếu có với bất cứ giá trị nào.


5.1 ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC TẾ (ICB)


Mục đích của ICB là nhằm thông báo đầy đủ và kịp thời cho tất cả những người dự thầu có khả năng và đủ tư cách hợp lệ về yêu cầu đấu thầu của Dự án và tạo điều kiện cũng như cơ hội đấu thầu bình đẳng cho họ để cung cấp các hàng hoá và xây lắp công trình mà Bên vay cần mua sắm (xem Sách Đỏ, Phần 2.1). Do đó các cơ hội đấu thầu phải được quảng cáo trên toàn thế giới để tất cả những người dự thầu có đủ tư cách hợp lệ đều có thể tham gia. Các yêu cầu về thông báo này làm cho phương thức ICB khác biệt so với các phương thức đấu thầu mua sắm khác.

Qui trình thủ tục ICB sau khi sau khi Kế hoạch đã được WB chấp thuận và cấp có thẩm quyền phê duyệt


Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB)


(1) Xây dựng HSMT -> gửi CPMU tư vấn/thẩm định và chuyển WB phê duyệt, sau đó trình chủ đầu tư phê duyệt.


(2) Quảng cáo (bắt buộc)

- Đăng tải trên mạng trực tuyến của UNDP online và dgMarket; Theo mẫu của WB.

- Báo phát hành toàn quốc (Báo Lao động,...) (1 số); Theo mẫu của WB.

- Quảng cáo miễn phí trên trang thông tin điện tử của Bộ KH&ĐT;

- Quảng cáo trên báo Đấu thầu (theo qui định tại công văn số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ KH&ĐT); Theo mẫu của Bộ KHĐT.


(3) Phát hành HSMT

(Tối thiểu trong vòng 6 tuần)




(4) Mở thầu công khai:

Gửi biên bản bằng FAX trong vòng 24 giờ cho CPMU và WB lưu và theo dõi.




(5) Đánh giá thầu: Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu (theo Điều 63 Luật ĐT), thành viên Tổ chuyên gia phải có chứng chỉ ĐT; đánh giá dự thầu trong thời gian ngắn nhất, chú ý khi cần có thể gửi công văn yêu cầu nhà thầu giải thích bằng văn bản

Báo cáo xét thầu: Gửi về CPMU tham vấn, góp ý và trình WB phát hành thư không phản đối.


(6) Thông báo Trao thầu:

+ Thông báo cho nhà thầu trúng thầu bằng thư hoặc Fax, đồng thời thông báo cho nhà thầu không trúng thầu biết nhà thầu được trao hợp đồng và giá hợp đồng (phải có bằng chứng là các thông tin này tất cả các nhà tham gia thầu đều nhận được.

+ Thông báo trên Trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT


(7) Đàm phán/ Ký Hợp đồng

Gửi bản thảo HĐ cho CPMU tham vấn (nếu cần thiết) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt




(8) Nộp 01 bản Hợp đồng đã ký cho CPMU để lưu và theo dõi phục vụ hậu kiểm

(9) Nghiệm thu và bảo hành

(10) Thanh lý Hợp đồng

(11) Lưu giữ toàn bộ hồ sơ thầu của 10 bước trên để phục vụ công tác hậu kiểm đấu thầu tại Ban QLDA của chủ đầu tư

Thủ tục chung của phương thức này như sau: Trong khuôn khổ dự án này, tất cả các gói thầu đấu thầu quốc tế cho hàng hóa và xây lắp đều thuộc diện WB xét duyệt trước.

a. Căn cứ kế hoạch đấu thầu tổng thể hàng năm đã đuợc WB phê duyệt, Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Y tế/UBND các tỉnh).

b. Chủ đầu tư ra quyết định thành lập Tổ chuyên gia xét thầu.

c. Chủ đầu tư lập hoặc thuê chuyên gia tư vấn lập HSMT, bao gồm cả dự toán chi tiết cho từng hạng mục. Hồ sơ mời thầu phải được Chủ đầu tư phê duyệt rồi trình sang WB (thông qua CPMU) để xin thư không phản đối của WB (NOL)

Chi tiết HSMT tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của từng gói thầu, thông thường HSMT bao gồm các mục sau:


  • Thư mời tham gia đấu thầu;

  • Hướng dẫn các bên tham gia;

  • Danh mục hàng hoá và các tiêu chuẩn kỹ thuật;

  • Mẫu biểu phục vụ đấu thầu;

  • Mẫu hợp đồng (thông tin chung và chi tiết);

  • Thời gian giao nhận, tiến độ thực hiện;

  • Các phụ lục quy định các mục cần thiết khác.

Trong hầu hết các trường hợp, Bên mời thầu/Chủ đầu tư nên sử dụng các mẫu HSMT chuẩn do WB ban hành, nếu WB chưa có mẫu hồ sơ thích hợp, Bên mời thầu/Chủ đầu tư có thể sử dụng các mẫu biểu khác được với sự chấp thuận của WB.

d. Quảng cáo và bán Hồ sơ mời thầu (HSMT).

Quảng cáo theo mẫu của WB phải được đăng tải tối thiểu 1 lần trên 1 tờ báo được phát hành rộng rãi trên toàn quốc đồng thời với việc đăng tải trên mạng trực tuyến của UNDP online và dgMarket (yêu cầu bắt buộc của WB). Ngoài ra việc đăng tải trên trang tin về đấu thầu của Bộ KHĐT cũng được WB khuyến khích. Phí mua hồ sơ thầu (nếu có) chỉ được áp ở mức đủ chi trả cho phí in ấn, vận chuyển hồ sơ thầu đến các bên tham gia và không được phép quá cao và được nêu trong thông báo mời thầu.

Thời gian cho phép để các nhà thầu lập Hồ sơ dự thầu là không ít hơn 6 tuần kể từ ngày mời thầu hoặc từ ngày phát hành HSMT, tính theo ngày muộn hơn.

Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàng hoá, Bên mời thầu/Chủ đầu tư có thể tổ chức họp tiền đấu thầu (pre-bid meeting) và/hoặc tổ chức các chuyến khảo sát thực địa để giúp các nhà thầu có thể hiểu rõ hơn về gói thầu. Nếu Bên mời thầu/Chủ đầu tư cần sửa đổi HSMT thì những sửa đổi này phải được gửi cho tất cả các nhà thầu đã mua HSMT trước khi hết hạn nộp thầu. Trong trường hợp thấy cần thiết, cần gia hạn cho thời gian nộp thầu để nhà thầu có đủ thời gian đáp ứng các thay đổi này.

e. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.

Các nhà thầu phải nộp hồ sơ đúng trong thời hạn quy định nêu trong thư mời thầu. Nhà thầu được phép nộp Hồ sơ dự thầu bằng cách mang đến nộp hoặc chuyển qua bưu điện.

f. Đóng thầu và Mở thầu.

Ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ theo như quy định trong hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu/Chủ đầu tư sẽ tiến hành đóng thầu. Biên bản đóng thầu bao gồm:


  • Số lượng và Tên các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước hạn nộp thầu ;

  • Chữ ký của các thành viên tổ chuyên gia và đại diện các nhà thầu nộp HSĐT (nếu có mặt).

Ngay sau khi đóng thầu, Bên mời thầu/Chủ đầu tư sẽ tiến hành mở thầu với sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời, và không phụ thuộc vào số lượng Nhà thầu nôp hồ sơ dự thầu

  • Thông báo thành phần tham dự.

  • Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

  • Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu.

  • Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc to và ghi lại các thông tin: Tên nhà thầu; Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu; Tổng giá dự thầu, giảm giá nếu có; Bảo lãnh dự thầu nếu có; Những vấn đề khác.

  • Đại diện Bên mời thầu/Chủ đầu tư ký xác nhận vào bản gốc của mỗi hồ dự thầu.

  • Đại diện Bên mời thầu/Chủ đầu tư, đại diện nhà thầu ký xác nhận vào biên bản mở thầu.

Biên bản mở thầu phải được gửi ngay tới CPMU và WB để báo cáo đồng thời với việc được gửi tới tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ.

Cần lưu ý rằng không hồ dự thầu nào bị loại bỏ/ từ chối trong buổi mở thầu trừ các hồ sơ dự thầu nộp muộn và các hồ sơ nộp muộn đó sẽ được trả lại nguyên trạng cho các nhà thầu. Trước khi Hợp đồng được ký kết, Bên mời thầu/Chủ đầu tư và Tổ chuyên gia xét thầu không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào liên quan đến việc đánh giá hồ sơ dự thầu.

g. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu.

Tổ chuyên gia xét thầu sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu với một số cáctiêu chuẩn sau:



  • Tư cách pháp lý của nhà thầu;

  • Được ký bởi người có thẩm quyền;

  • Bảo lãnh dự thầu quy định trong hồ sơ mời thầu;

  • Đáp ứng các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu về năng lực sản xuất và kinh doanh, năng lực tài chính, kinh nghiệm;

  • Đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không đáp ứng được các yêu cầu trên sẽ bị loại khỏi quá trình đấu thầu.

Trên cơ sở đánh giá theo các tiêu chuẩn trên, tổ chuyên gia lập báo cáo kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, lên danh sách các nhà thầu đáp ứng đủ các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu để tiến hành đánh giá chi tiết.

h. Đánh giá kỹ thuật.

Việc đánh giá kỹ thuật nhằm lựa chọn ra danh sách ngắn các nhà thầu đáp ứng được cơ bản các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu. Việc đánh giá sẽ được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của các vật tư thiết bị định mua sắm hoặc yêu cầu kỹ thuật của các hạng mục công trình xây lắp được nêu trong HSMT và chỉ được đánh giá “đạt” hoặc “không đạt” cho từng tiêu chí. Đối với những tiêu chí bị đánh giá “không đáp ứng yêu cầu của HSMT”, tổ chuyên gia xét thầu phải xác định mức độ không đáp ứng là cơ bản hay không theo quy định trong Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu với lỗi hay thiếu sót cơ bản so với yêu cầu kỹ thuật cua Hổ sơ mời thầu sẽ bị đánh giá là không đáp ứng cơ bản và sẽ bị loại ở bước này. Những lỗi nhỏ hay không cơ bản có thể được chấp nhận và có thể được quy ra giá để phạt sai lệch.



  1. Đánh giá tài chính

i1. Nội dung của đánh giá tài chính:

Mục đích của việc đánh giá tài chính hồ sơ mời thầu nhằm chọn ra nhà thầu với chi phí thấp nhất trong số các nhà thầu đáp ứng cơ bản các yêu cầu kỹ thuật. Chỉ tiến hành đánh giá tài chính đối với các hồ sơ dự thầu có đánh giá kỹ thuật là đáp ứng cơ bản. Các hồ sơ dự thầu không đạt cơ bản về kỹ thuật sẽ bị loại bỏ.

Tổ chuyên gia sẽ xem xét sửa lỗi số học, hiệu chỉnh các sai lệch nếu có nhằm xác định giá đánh giá của từng hồ sơ dự thầu. Giá đánh giá của một hồ sơ dự thầu có thể khác giá thầu công bố tại thời điểm mở thầu vì đã được chỉnh sửa các lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch bao gồm cả phạt sai lệch nếu có. Những dự phòng điều chỉnh về giá cả trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không được xem xét khi đánh giá thầu.

Việc đánh giá và lựa chọn thầu sẽ chỉ áp dụng các nguyên tắc xét thầu đã được nêu rõ ràng và đầy đủ trong Hồ sơ mời thầu, bất kỳ nguyên tắc nào khác sẽ không được áp dụng. Những thông tin liên quan khác có thể được xem xét bao gồm: thời hạn thanh toán, thời gian giao hàng, chi phí sử dụng, tính tương thích, đào tạo, an toàn sử dụng. Những yếu tố trên chỉ được xem xét khi chúng được tính toán thành tiền hoặc theo một tỷ trọng được xác định trong hồ sơ mời thầu.

i2. Ưu tiên nội địa: Chỉ áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với xây lắp tại Việt Nam (từ 1/7/2010)

Chủ đầu tư có thể xác định các mặt hàng sản xuất nội địa được ưu tiên trong quá trình xét thầu khi có sự thoả thuận trước với WB và được đưa vào trong hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư phải chỉ rõ những tiêu chí được ưu tiên trong hồ sơ mời thầu và điều kiện được ưu tiên trong đấu thầu.



Trường hợp ưu tiên hàng hoá nội địa:

Các hồ sơ dự thầu sẽ được phân làm các nhóm sau phục vụ mục đích đánh giá đề xuất tài chính

Nhóm A: Những nhà thầu cung cấp hàng hoá nội địa thoả mãn điều kiện:


  • Lao động, nguyên liệu nội địa phải chiếm ít nhất 30% giá xuất xưởng của hàng hoá cung cấp.

  • Các trang thiết bị để sản xuất, lắp ráp mặt hàng cần cung cấp được đưa vào sử dụng ít nhất kể từ ngày nộp thầu.

Nhóm B: Những nhà thầu khác cung cấp hàng hoá nội địa;

Nhóm C: Những nhà thầu cung cấp hàng hoá sản xuất tại nước ngoài nhập khẩu.

Giá hàng hoá trong nhóm A, B sẽ bao gồm mọi khoản thuế và lệ phí đã trả hay phải trả về nguyên vật liệu thô hay các bộ phận cơ bản nội địa nhưng sẽ không bao gồm chi phí bán hàng, hay các thuế khác áp vào sản phẩm cuối cùng.

Giá hàng hoá trong nhóm C sẽ không bao gồm thuế hải quan hay các thuế khác đã trả hay phải trả (giá CIF).

Trước tiên, Chủ đầu tư sẽ xác định giá phí thấp nhất đưa ra trong các nhóm. Đối với nhóm C, mức giá phí chào thầu thấp sẽ được cộng thêm vào 15% giá CIF, sau đó so sánh với hai mức giá phí thấp nhất thuộc nhóm A và B. Nhà thầu nào có mức giá phí thấp nhất trong 3 mức giá so sánh nêu trên sẽ được chọn trúng thầu.


  1. Hậu kiểm năng lực của nhà thầu:

Sau khi đã xác định được giá đánh giá cho từng hồ sơ dự thầu, năng lực của nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được kiểm tra theo những yêu cầu về năng lực đã nêu ra trong Hồ sơ mời thầu. Nếu nhà thầu không đạt được các yêu cầu năng lực sẽ bị loại. Nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo sẽ được đưa vào đánh giá năng lực theo quy trình tương tự như trên.

Tổ chuyên gia sẽ lập báo cáo đánh giá tài chính, năng lực và khuyến nghị thương thảo hợp đồng với nhà thầu vượt qua vòng đánh giá kỹ thuật, có giá đánh giá thấp nhất và đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu năng lực.

  1. Trao hợp đồng:

Hợp đồng sẽ được trao và ký kết trong thời hạn hiêu lực của hồ sơ dự thầu với nhà thầu thỏa mãn hoàn toàn các yêu cầu về năng lực nêu trong HSMT và được đánh giá là (i) đáp ứng về cơ bản tất cả các yêu cầu của HSMT và (ii) chào mức giá đánh giá thấp nhất. Nhà thầu sẽ không bị đặt điều kiện là phải thực hiện những công việc không được yêu cầu trong HSMT hay phải sửa lại hồ sơ dự thầu của mình như những điều kiện tiên quyết để được trao hợp đồng.

Báo cáo xét thầu phải được trình sang WB (thông qua CPMU) để xin thư không phản đối của WB (NOL). Sau khi có thư không phản đối của WB, Chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu và tiến hành kư kết hợp đồng với nhà thầu theo như dự thảo hợp đồng đính kèm trong hồ sơ dự thầu.

g. Công bố kết quả đấu thầu: Trong vòng 2 tuần kể từ khi nhận được chấp thuận WB, CPMU sẽ thông báo kết quả đấu thầu trên mạng trực tuyến của UNDB online và dgMarket và Bản tin Đấu thầu của Bộ KHĐT, bao gồm thông tin sau:


  • Tên dự án và tên gói thầu;

  • Danh sách các nhà thầu nộp hô sơ dự thầu và giá công bố của từng nhà thầu đọc lúc mở thầu;

  • Tên và giá đánh giá của từng nhà thầu;

  • Tên của các nhà thầu bị loại và lý do bị loại của từng nhà thầu;

  • Tên nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu cũng như thời gian thực hiện gói thầu & hình thức hợp đồng;


5.2 ĐẤU THẦU CẠNH TRANH TRONG NƯỚC (NCB)


Thủ tục phải tuân thủ đối với Đấu thầu Cạnh tranh trong nước sẽ là những thủ tục được quy định trong Điều 18 về Đấu thầu Công khai của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định 85/2009/ND-CP, Hướng dẫn Thực hiện Luật Đấu thầu và Lựa chọn Nhà thầu theo Luật Xây dựng với những bổ sung quy định dưới đây để đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả và minh bạch và phù hợp với các quy định của Phần I trong Hướng dẫn Đấu thầu Mua sắm đối với các Khoản vay thuộc Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế và các Khoản Tín dụng thuộc Hiệp hội Phát triển quốc tế” do Ngân hàng/ Hiệp hội ấn hành vào tháng 5/2004, hiệu chỉnh tháng 10/2006 và tháng 5/2010 ( Sách Đỏ) như yêu cầu của đoạn 3.3 và 3.4 của Sách Đỏ,. Bất cứ quy trình nào trong Luật mua sắm trong nước không nhất quán với quy định được nêu trong đoạn 3.3 và 3.4 của Sách Đỏ thì sẽ áp dụng quy trình trong Sách Đỏ của Ngân hàng Thế giới, bao gồm như sau:

Tính hợp lệ

(i) Tính hợp lệ của các nhà thầu sẽ như được quy định trong Phần I của Sách Đỏ; theo đó, không nhà thầu nào hoặc nhà thầu tiềm năng nào sẽ bị tuyên bố là không đủ tư cách đối với các hợp đồng do Hiệp hội tài trợ vì những lý do ngoài những lý do đã quy định trong Phần I của Sách Đỏ. Các nhà thầu nước ngoài sẽ đủ tư cách tham gia đấu thầu theo các điều kiện tương tự như các nhà thầu trong nước. Đặc biệt, không có sự ưu tiên trong nước nào được dành cho các nhà thầu nước ngoài so với các nhà thầu trong nước trong việc đánh giá thầu, cũng như không nhà thầu nước ngoài sẽ được đề nghị hoặc được yêu cầu phải thành lập các liên danh với các nhà thầu trong nước để nộp một hồ sơ dự thầu. Các nhà thầu nằm ở cùng một tỉnh hoặc thành phố giống như cơ quan tổ chức mua sắm sẽ không được dành cho sự ưu đãi so với các nhà thầu nằm ở bên ngoài thành phố hoặc tỉnh đó.

(ii) Ngoài những yêu cầu nói trên, các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đã được cổ phần hoá trong đó Nhà nước nắm giữ ít hơn năm mươi phần trăm cổ phần có thể đủ tư cách để tham gia với điều kiện là (i) Bên vay hoặc cơ quan mua sắm không nắm giữ hay đại diên cho Nhà nước nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, và (ii) Hội đồng quản trị và đội ngũ quản lý là độc lập với Bên vay hoặc cơ quan mua sắm. Các đơn vị hoặc doanh nghiệp quân đội hoặc an ninh (được thành lập bởi, phải báo cáo trực tiếp hoặc gián tiếp, sở hữu một phần hoặc toàn bộ bởi) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sẽ không đủ tư cách để tham gia đấu thầu.

Đăng ký


  1. Đăng ký sẽ không được sử dụng để đánh giá trình độ năng lực của các nhà thầu. Một nhà thầu nước ngoài sẽ không bị yêu cầu phải đăng ký như một điều kiện để nộp hồ sơ dự thầu của mình và, nếu được xác định là nhà thầu đáp ứng có giá đánh giá thấp nhất, sẽ được dành cho cơ hội hợp lý để đăng ký, mà không có sự ngăn cản hoặc cản trở nào. Việc đấu thầu sẽ không bị hạn chế đối với bất cứ loại các nhà thầu cụ thể nào, và các nhà thầu không bị phân loại cũng sẽ đủ tư cách để tham gia thầu.

Quảng cáo; Thời gian để Chuẩn bị Thầu

(iv) Các Thư mời thầu sẽ được quảng cáo trên ít nhất là một tờ báo nội địa được phát hành rộng rãi toàn quốc, cho phép tối thiểu là ba mươi (30) ngày để chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu, và các nhà thầu tiềm năng sẽ được phép mua hồ sơ mời thầu cho đến bất cứ thời gian nào trước hạn chót của việc nộp các hồ sơ dự thầu. Ngoài ra, Bên vay được khuyến khích đăng quảng cáo trên Tạp chí Đấu thầu của Chính phủ và thông qua trang web truy cập công khai và miễn phí.



Hồ sơ mời thầu tiêu chuẩn

(v) Hồ sơ mời thầu tiêu chuẩn, được Hiệp hội chấp thuận, sẽ được sử dụng.



Tiêu chí về Trình độ năng lực

(vi) Tiêu chí về Trình độ năng lực sẽ được quy định rõ ràng trong hồ sơ mời thầu, và chỉ những tiêu chí đã quy định đó sẽ được sử dụng để xác định xem một nhà thầu có đủ trình độ năng lực hay không. Trình độ năng lực sẽ được đánh giá trên cơ sở đánh trượt hoặc cho qua và số điểm công trạng sẽ không được sử dụng. Việc đánh giá này chỉ được tính đến năng lực và các nguồn lực của nhà thầu để thực hiện hợp đồng, đặc biệt là kinh nghiệm và việc thực hiện trước đó đối với các hợp đồng tương tự, những năng lực liên quan đến nhân sự, thiết bị và thi công và các cơ sở sản xuất, và năng lực về tài chính.



Nộp thầu, Mở thầu và Đánh giá thầu

(vii) Các nhà thầu có thể nộp các hồ sơ dự thầu, theo phương án của họ, hoặc bằng người nộp trực tiếp hoặc bằng dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc bằng thư. Các hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai ngay sau khi hết hạn chót để nộp hồ sơ dự thầu. Các hồ sơ dự thầu nhận được sau khi hết hạn chót để nộp hồ sơ dự thầu sẽ bị từ chối và gửi trả lại nguyên không mở ra cho các nhà thầu.

(a) Các hồ sơ mời thầu sẽ được bán cho bất cứ ai có mong muốn trả khoản phí yêu cầu của hồ sơ mời thầu và không vượt quá các chi phí in, sao và chuyển giao, và sẽ không có bất cứ điều kiện nào khác được áp dụng đối với việc bán các hồ sơ mời thầu.

(b) Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu sẽ được thực hiện tôn trọng một cách triệt để với các tiêu chí sẽ được quy định rõ ràng trong các hồ sơ mời thầu và được xác định số lượng bằng các điều khoản tiền tệ đối với các tiêu chí đánh giá ngoài giá, điểm công trạng sẽ không được sử dụng trong việc đánh giá thầu.

(c) Một hợp đồng sẽ được trao cho hồ sơ dự thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật và đưa ra giá đánh giá thấp nhất và không được phép có bất cứ sự đàm phán nào. Một nhà thầu sẽ không bị yêu cầu, như một điều kiện để trao hợp đồng, phải thực hiện những nghĩa vụ không được quy định trong các hồ sơ mời thầu hoặc thay đổi khác đi hồ sơ dự thầu như đã trình nộp ban đầu.

(d) Một nhà thầu sẽ không bị loại bỏ ra khỏi việc đánh giá chi tiết dựa trên những sai lệch nhỏ và không quan trọng.

(e) Không nhà thầu nào sẽ bị từ chối dựa trên cơ sở so sánh với dự toán và trần ngân sách của Chủ đầu tư mà không có sự nhất trí tán thành trước của Hiệp hội.

(f) Biên bản cuộc mở thầu công khai sẽ được cung cấp ngay tới tất cả các nhà thầu, và cho Hiệp hội đối với những hợp đồng phụ thuộc vào diện xem xét trước.



Từ chối tất cả các hồ sơ dự thầu và Tổ chức đấu thầu lại

(viii) Tất cả các hồ sơ dự thầu sẽ không bị từ chối hoặc các hồ sơ dự thầu mới sẽ được phát hành mà không có sự nhất trí tán thành trước bằng văn bản của Hiệp hội.



Khiếu nại của Nhà thầu và Xử lý các khiếu nại

(ix) Bên vay sẽ thực hiện một cơ chế kháng nghị độc lập và hiệu quả tạo điều kiện cho các nhà thầu kháng nghị và phải xử lý những kháng nghị của họ một cách kịp thời.



Gian lận và Tham nhũng

(x) Hiệp hội sẽ tuyên bố một công ty hoặc một cá nhân là không đủ tư cách, hoặc là vô hạn định hoặc trong một thời gian xác định, để được trao hợp đồng được tài trợ bằng tiền của Hiệp hội, nếu như vào bất cứ thời điểm nào Hiệp hội xác định được là công ty hoặc các nhân đó đã, trực tiếp hoặc thông qua một tác nhân, thực hiện việc tham nhũng, gian lận, cấu kết thông đồng, hoặc cưỡng ép trong việc cạnh tranh, hoặc trong việc thực hiện, một hợp đồng được tài trợ bằng tiền của Hiệp hội.



Quyền Thanh tra/ Kiểm toán

(xi) Mỗi hồ sơ mời thầu và hợp đồng được tài trợ bằng tiền của khoản Tín dụng sẽ bao gồm một điều khoản yêu cầu các nhà thầu, các nhà cung cấp, các nhà thầu xây dựng cho phép Hiệp hội, khi Hiệp hội có đề nghị, thanh tra các tài khoản và hồ sơ lưu của họ liên quan đến việc nộp hồ sơ dự thầu và việc thực hiện hợp đồng và thực hiện việc kiểm toán các tài khoản và hồ sơ lưu đó thông qua các nhà kiểm toán do Hiệp hội chỉ định.



Giấy phép

(xii) Các nhà thầu nước ngoài sẽ được dành cho một cơ hội hợp lý để nộp đơn và có được giấy phép, để không bị ngăn cản, thu giữ một cách tuỳ tiện.



Công bố rộng rãi việc Trao Hợp đồng

(xiii) Bên vay sẽ đưa những thông tin sau về việc trao hợp đồng trên Tạp chí Đấu thầu của Chính phủ hoặc trên một trang web truy cập công khai và miễn phí hoặc trên những phương tiện ấn hành khác được Hiệp hội chấp thuận: (a) tên của từng nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu; (b) các giá bỏ thầu đã được đọc lên tại buổi mở thầu; (c) tên và giá đánh giá của từng hồ sơ dự thầu đã được đánh giá; (d) tên của những nhà thầu có hồ sơ dự thầu đã bị từ chối và lý do từ chối những hồ sơ dự thầu này; and (e) tên của nhà thầu thắng thầu, giá nhà thầu này đã chào cũng như thời gian và phạm vi công việc tóm tắt của hợp đồng được trao. Việc công bố sẽ được cập nhật thường xuyên.



Qui trình thủ tục NCB sau khi sau khi Kế hoạch đã được WB chấp thuận và cấp có thẩm quyền phê duyệt


Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB)


(1) Xây dựng HSMT -> gửi CPMU tư vấn/thẩm định và chuyển WB phê duyệt (cho các gói thầu thuộc diện kiểm tra trước), sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt


(2) Quảng cáo (bắt buộc)

- Báo phát hành toàn quốc (Báo Lao động,...) (3 số liền); Theo mẫu của WB.

- Quảng cáo miễn phí trên trang thông tin điện tử của Bộ KH&ĐT;

- Quảng cáo trên báo Đấu thầu (theo qui định tại công văn số 20/2010/TTLT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ KH&ĐT); Theo mẫu của Bộ KHĐT.




(3) Phát hành HSMT

(Tối thiểu trong vòng 30 ngày)




(4) Mở thầu công khai:

Gửi biên bản bằng FAX trong vòng 24 giờ cho CPMU lưu và theo dõi.




(5) Đánh giá thầu: Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu (theo Điều 63 Luật ĐT), thành viên Tổ chuyên gia phải có chứng chỉ ĐT; đánh giá dự thầu trong thời gian ngắn nhất, chú ý khi cần có thể gửi công văn yêu cầu nhà thầu giải thích bằng văn bản

Báo cáo xét thầu: Gửi về CPMU tham vấn, góp ý (nếu cần) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt


(6) Thông báo Trao thầu:

+ Thông báo cho nhà thầu trúng thầu bằng thư hoặc Fax, đồng thời thông báo cho nhà thầu không trúng thầu biết nhà thầu được trao hợp đồng và giá hợp đồng (phải có bằng chứng là các thông tin này tất cả các nhà tham gia thầu đều nhận được

+ Thông báo trên Trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT (Xem Phụ đính phụ lục 2 Hiệp định-Công bố kết quả thầu )


(7) Đàm phán/ Ký Hợp đồng

Gửi bản thảo HĐ cho CPMU tham vấn (nếu cần thiết) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt




(8) Nộp 01 bản Hợp đồng đã ký cho CPMU để lưu và theo dõi phục vụ hậu kiểm

(9) Nghiệm thu và bảo hành

(10) Thanh lý Hợp đồng

(11) Lưu giữ toàn bộ hồ sơ thầu của 10 bước trên để phục vụ công tác hậu kiểm đấu thầu tại Ban QLDA của chủ đầu tư

Thủ tục chung của phương thức này như sau:

  1. Căn cứ kế hoạch đấu thầu tổng thể hàng năm đã được WB phê duyệt, Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Y tế/UBND các tỉnh).

  2. Chủ đầu tư ra quyết định thành lập Tổ chuyên gia xét thầu;

  3. Bên mời thầu/Chủ đầu tư lập hoặc thuê chuyên gia tư vấn lập HSMT, bao gồm cả dự toán chi tiết cho từng hạng mục. Hồ sơ mời thầu phải được Chủ đầu tư phê duyệt.

Đối với các gói thầu thuộc diện Kiểm tra trước, Hồ sơ mời thầu phải được trình sang WB (thông qua CPMU) để xin thư không phản đối của WB (NOL) sau khi đã được Chủ đầu tư phê duyệt.

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu về các yêu cầu cho một gói thầu do Bên mời thầu/Chủ đầu tư lập, được làm căn cứ pháp lý cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu/Chủ đầu tư đánh giá hồ sơ dự thầu.

Chi tiết hồ sơ thầu tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của từng gói thầu, thông thường hồ sơ thầu bao gồm các mục sau:


  • Thư mời tham gia đấu thầu;

  • Hướng dẫn nhà thầu tham gia;

  • Danh mục hàng hoá và các tiêu chuẩn kỹ thuật;

  • Mẫu biểu phục vụ đấu thầu;

  • Mẫu hợp đồng (thông tin chung và chi tiết)

  • Thời gian giao nhận, tiến độ thực hiện;

  • Các phụ lục quy định các mục cần thiết khác.

Đối với các hợp đồng NCB, hồ sơ mời thầu có thể được lập bằng tiếng Việt. Đồng tiền sử dụng trong đấu thầu là Đồng Việt Nam.

  1. Quảng cáo và bán hồ sơ mời thầu

Thư mời thầu phải đăng trên Bản tin đấu thầu của Bộ KHĐT và ít nhất là một tờ báo lưu hành rộng rãi trong nước, được khuyến khích đăng tải trên mạng quảng cáo miễn phí.

Hồ sơ mời thầu được phát hành khi có đủ các điều kiện sau: (i) kế hoạch đấu thầu được duyệt; (ii) hồ sơ mời thầu được duyệt.

Phí mua hồ sơ thầu (nếu có) chỉ được áp ở mức đủ chi trả cho phí in ấn, vận chuyển hồ sơ thầu đến các bên tham gia và không được phép cao hơn mức quy định.

Thời gian cho phép để các nhà thầu lập Hồ sơ dự thầu là không ít hơn 30 ngày kể từ ngày phát hành Hồ sơ mời thầu đến khi đóng thầu.



  1. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Các nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu đúng trong thời hạn quy định nêu trong thư mời thầu. Nhà thầu được phép nộp Hồ sơ dự thầu bằng cách đưa tận tay hoặc chuyển qua bưu điện.

  1. Đóng thầu và Mở thầu

Ngay sau khi hết hạn nộp hồ sơ theo như quy định trong hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu/Chủ đầu tư sẽ tiến hành đóng thầu. Biên bản đóng thầu bao gồm:

  • Số lượng và Tên các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước hạn nộp thầu ;

  • Chữ ký của các thành viên Tổ chuyên gia và đại diện các nhà thầu tham gia.

Ngay sau khi đóng thầu, Bên mời thầu/Chủ đầu tư sẽ tiến hành mở thầu với sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu. Việc mở thầu được tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời, và không phụ thuộc vào số lượng Nhà thầu nôp hồ sơ dự thầu

  • Thông báo thành phần tham dự.

  • Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.

  • Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu.

  • Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin: Tên nhà thầu; Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu; Tổng giá trị dự thầu, trong đó giảm giá; Bảo lãnh dự thầu; Những vấn đề khác.

  • Đại diện Bên mời thầu/Chủ đầu tư ký xác nhận vào bản gốc của mỗi hồ sơ dự thầu.

Đại diện Bên mời thầu/Chủ đầu tư, đại diện nhà thầu ký xác nhận vào biên bản mở thầu. Đối với các gói thầu thuộc diện WB xét duyệt trước, Biên bản mở thầu phải được gửi ngay tới WB để báo cáo đồng thời với việc được gửi tới tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ.

Gửi biên bản mở thầu bằng FAX trong vòng 24 giờ cho CPMU lưu và theo dõi

Cần lưu ý rằng không hồ dự thầu nào bị loại bỏ/ từ chối trong buổi mở thầu trừ các hồ sơ dự thầu nộp muộn và các hồ sơ nộp muộn đó sẽ được trả lại nguyên trạng cho các nhà thầu. Trước khi Hợp đồng được ký kết, Bên mời thầu/Chủ đầu tư và Tổ chuyên gia xét thầu không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào liên quan đến việc đánh giá hồ sơ dự thầu.


  1. Đánh giá hồ sơ dự thầu:

Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.

Trên cơ sở đánh giá theo các tiêu chuẩn trên, Tổ chuyên gia lập báo cáo kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, lên danh sách các nhà thầu đáp ứng đủ các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu để tiến hành đánh giá chi tiết.



  1. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá kỹ thuật nhằm lựa chọn ra các nhà thầu đáp ứng được cơ bản các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu. Việc đánh giá sẽ được dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của các vật tư thiết bị định mua sắm hoặc yêu cầu kỹ thuật của các hạng mục công trình xây lắp được nêu trong HSMT và chỉ được đánh giá “đạt” hoặc “không đạt” cho từng tiêu chí. Đối với những tiêu chí bị đánh giá “không đáp ứng yêu cầu của HSMT”, tổ chuyên gia xét thầu phải xác định mức độ không đáp ứng là cơ bản hay không theo quy định trong Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ dự thầu với lỗi hay thiếu sót cơ bản so với yêu cầu kỹ thuật của Hổ sơ mời thầu sẽ bị đánh giá là không đáp ứng cơ bản và sẽ bị loại ở bước này. Những lỗi nhỏ hay không cơ bản có thể được chấp nhận và có thể được quy ra giá để phạt sai lệch.

Nội dung của đánh giá tài chính:

Mục đích của việc đánh giá tài chính hồ sơ mời thầu nhằm chọn ra nhà thầu với chi phí thấp nhất trong số các nhà thầu đáp ứng cơ bản các yêu cầu kỹ thuật . Chỉ tiến hành đánh giá tài chính đối với các hồ sơ dự thầu có đánh giá kỹ thuật là đáp ứng cơ bản. Các hồ sơ dự thầu không đạt cơ bản về kỹ thuật sẽ bị loại bỏ.

Tổ chuyên gia sẽ xem xét sửa lỗi số học, hiệu chỉnh các sai lệch nếu có nhằm xác định giá đánh giá của từng hồ sơ dự thầu. Giá đánh giá của một hồ sơ dự thầu có thể khác giá thầu công bố tại thời điểm mở thầu vì đã được chỉnh sửa các lỗi số học và hiệu chỉnh các sai lệch bao gồm cả phạt sai lệch nếu có. Những dự pḥng điều chỉnh về giá cả trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ không được xem xét khi đánh giá thầu.

Việc đánh giá và lựa chọn thầu sẽ chỉ áp dụng các nguyên tắc xét thầu đã được nêu rõ ràng và đầy đủ trong Hồ sơ mời thầu, bất kỳ nguyên tắc nào khác sẽ không được áp dụng. .

Những thông tin liên quan khác có thể được xem xét bao gồm: thời hạn thanh toán, thời gian giao hàng, chi phí sử dụng, tính tương thích, đào tạo, an toàn sử dụng. Những yếu tố trên chỉ được xem xét khi chúng được tính toán thành tiền hoặc theo một tỷ trọng được xác định trong hồ sơ mời thầu.

Những thông tin liên quan khác có thể được xem xét bao gồm: thời hạn thanh toán, thời gian giao hàng, chi phí sử dụng, tính tương thích, đào tạo, an toàn sử dụng. Những yếu tố trên chỉ được xem xét khi chúng được tính toán thành tiền hoặc theo một tỷ trọng được xác định trong hồ sơ mời thầu.


  1. Hậu kiểm năng lực của nhà thầu:

Sau khi đã xác định được giá đánh giá cho từng hồ sơ dự thầu, năng lực của nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được kiểm tra theo những yêu cầu về năng lực đã nêu ra trong Hồ sơ mời thầu. Nếu nhà thầu không đạt được các yêu cầu năng lực sẽ bị loại. Nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo sẽ được đưa vào đánh giá năng lực theo quy trình tương tự như trên.

  1. Trao hợp đồng:

Hợp đồng sẽ được trao và ký kết trong thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu với nhà thầu thỏa mãn các yêu cầu về năng lực nêu trong HSMT và được đánh giá là (i) đáp ứng về cơ bản tất cả các yêu cầu của HSMT và (ii) chào mức giá đánh giá thấp nhất. Nhà thầu sẽ không bị đặt điều kiện là phải thực hiện những công việc không được yêu cầu trong HSMT hay phải sửa lại hồ sơ dự thầu của mình như những điều kiện tiên quyết để được trao hợp đồng.

Tổ chuyên gia sẽ lập báo cáo đánh giá và khuyến nghị trao hợp đồng với nhà thầu vượt qua vòng đánh giá kỹ thuật, có mức giá đánh giá thấp nhất và đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu năng lực. Trên cơ sở báo cáo này, Chủ đầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu và kết quả đấu thầu theo quy định (trình WB phê duyệt đối với trường hợp gói thầu xét trước).

Chủ đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu theo đúng kết quả đấu thầu đã được phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu giống như đối với đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

Theo quy định trong Hiệp định, các gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị nhỏ hơn 200.000 USD, các gói thầu xây lắp nhỏ hơn 500,000 USD sẽ thuộc diện WB kiểm tra sau. Vì vậy toàn bộ tài liệu liên quan đến các gói thầu này như biên bản mở thầu, đánh giá thầu, thương thảo hợp đồng, hợp đồng đã được ký kết sẽ được lưu trữ và cung cấp cho WB khi có yêu cầu để kiểm tra sau.


5.3 CHÀO HÀNG CẠNH TRANH (Shopping)


Phương pháp chào hàng cạnh tranh trong nước là một phương thức mua sắm đơn giản được sử dụng cho các hàng hoá thuộc loại có sẵn hoặc các loại hàng hoá thông dụng, có đặc tính kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá, hoặc công trình xây dựng dân dụng có giá trị nhỏ, có nhiều hơn một nguồn cung cấp tại Vệt Nam với giá cạnh tranh có đơn vị ước tính của mỗi hợp đồng dưới 50.000 USD (với hợp đồng mua sắm) hoặc dưới 100.000 USD (với hợp đồng xây lắp).

Mỗi gói thầu phải có ít nhất 03 báo giá của 03 nhà thầu khác nhau (nhà cung cấp trong trường hợp mua sắm hàng hóa hoặc nhà thầu xây lắp trong trường hợp xây lắp công trình) trên cơ sở bản yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu. Bản yêu cầu chào hàng cần cung cấp thông tin về hình thức hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá, thiết bị, dịch vụ, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng, chế độ bảo hành, thời gian nộp báo giá và phương đánh giá các báo giá.

Báo giá có thể được chuyển bằng thư tín, thư điện tử hay fax. Các điều khoản mua sắm nên thảo thành các hợp đồng mua sắm nhỏ, ngắn gọn.

Qui trình thủ tục Chào hàng cạnh tranh sau khi Kế hoạch đã được WB chấp thuận và cấp có thẩm quyền phê duyệt


Chào giá có các báo giá độc lập của ít nhất 3 nhà thầu xây dựng (NS)

(1) Xây dựng HSMT -> gửi CPMU tư vấn/thẩm định và chuyển WB phê duyệt (cho các gói thầu thuộc diện kiểm tra trước), sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt


(2) Quảng cáo trên báo (Theo Điều 43 NĐ số 85/2009/NĐ-CP)

- Gửi thư mời chào giá trực tiếp cho các nhà thầu XD đủ năng lực để đảm bảo có tối thiểu 3 chào giá.

- Khuyến khích đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT;


(3) Phát hành HSMT (7-14 ngày, kể từ ngày gửi thư mời chào giá và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT)


(4) Mở thầu: Không mở thầu công khai như NCB. Thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu (theo Điều 63 Luật ĐT), thành viên Tổ chuyên gia phải có chứng chỉ ĐT; Tổ chuyên gia đấu thầu phải có mặt khi mở các Hồ sơ dự thầu còn nguyên niêm phong; Có biên bản ghi rõ tình trạng các hồ sơ dự thầu kèm giá chào và chữ ký của các thành viên Tổ đấu thầu; Trong vòng 24 tiếng sau khi mở các dự thầu, Chủ đầu tư cần gửi biên bản bằng FAX về cho CPMU lưu và theo dõi.

(5) Đánh giá thầu: Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá trong thời gian ngắn nhất, chú ý khi cần có thể gửi công văn yêu cầu nhà thầu giải thích bằng văn bản;

Báo cáo xét thầu: Gửi về CPMU tham vấn góp ý (nếu cần) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

(6) Thông báo Trao thầu:

+ Thông báo cho nhà thầu trúng thầu bằng thư hoặc Fax, đồng thời thông báo cho nhà thầu không trúng thầu biết nhà thầu được trao thầu và giá trao thầu (phải có bằng chứng là tất cả các nhà thầu tham gia thầu đều nhận được các thông tin này ).

+ Thông báo trên Trang thông tin điện tử của Bộ KHĐT


(7) Đàm phán/Trao Hợp đồng

Gửi bản thảo cho CPMU tham vấn (nếu cần thiết) trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt




(8) Nộp 01 bản sao Hợp đồng cho CPMU để lưu và theo dõi phục vụ hậu kiểm


(9) Nghiệm thu và bảo hành


(10) Thanh lý Hợp đồng

(11) Lưu giữ toàn bộ hồ sơ thầu của 10 bước trên để phục vụ công tác hậu kiểm đấu thầu tại Ban QLDA của chủ đầu tư.


Thủ tục chung của phương thức này như sau

a) Chuẩn bị Hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh (RFQ - Request for Quotation) và lập Tổ chuyên gia xét thầu.

RFQ phải được lập bằng văn bản, và phải mô tả rõ loại và số lượng hàng hoá cũng như thời gian và địa điểm giao hàng hoá hoặc thực hiện dịch vụ, bao gồm cả các yêu cầu về lắp đặt nếu cần thiết. Các nhà thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ phải chào giá bằng Đồng Việt Nam. Nhìn chung không được đưa tên nhãn hiệu. Trong trường hợp không thể tránh đưa nhãn hiệu thì tên nhãn hiệu có thể được đưa vào để làm rõ thêm các chi tiết kỹ thuật chưa hoàn chỉnh và phải có thêm từ “hoặc tương đương”. Hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh sẽ được gửi miễn phí cho các nhà thầu.



b) Các nhà cung cấp được mời chào nộp hàng.

Chủ đầu tư sẽ cân nhắc cẩn thận để mời các nhà cung cấp có tư cách hợp lệ, có uy tín, đủ kinh nghiệm và năng lực trình độ tham gia. Trong một vài trường hợp, các nhà thầu được mời có thể không nộp các báo giá, điều này có thể làm cho Chủ đầu tư sẽ không nhận được đủ ít nhất 03 báo giá như yêu cầu. Để tránh trường hợp này, cần phải mời nhiều hơn 03 nhà cung cấp tham gia. Đối với chào hàng cạnh tranh trong nước thì quảng cáo là không bắt buộc. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khi Chủ đầu tư không biết về các nhà thầu có tiềm năng thì phải quảng cáo để thu hút sự quan tâm của họ. Ngoài ra, sau khi đã gửi hồ sơ mời chào hàng cạnh tranh cho các nhà thầu, Chủ đầu tư phải liên lạc với các nhà thầu được mời tham gia xem họ có sẵn sàng gửi báo giá hay không để đảm bảo sẽ nhận đuợc ít nhất 3 báo giá để so sánh.



c) Chuẩn bị và nộp báo giá

Các nhà cung cấp cần có đủ thời gian khoảng 7 đến 14 ngày để chuẩn bị Báo giá. Giá của hàng hoá được cung cấp trong nước (bao gồm cả các hàng hoá nhập khẩu trước đây) thì phải được báo theo giá EXW (tại xưởng, tại nhà máy, tại kho, phòng trưng bày v.v...) bao gồm tất cả các khoản thuế và lệ phí. Báo giá phải được lập thành văn bản và có thể gửi tận tay, qua đường bưu điện, fax hoặc email (có kiểm chứng là đã nhận và lưu giữ). Không đòi hỏi phải mở công khai các báo giá.



d) Đánh giá các Báo giá

Trước hết, Chủ đầu tư phải kiểm tra xem hàng hoá được chào giá có từ các nguồn gốc hợp lệ không, có thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu về thương mại quan trọng khác không. Nếu Báo giá nào không thoả mãn các yêu cầu trên thì sẽ bị loại. Sau đó, Chủ đầu tư sẽ xác định mức giá đánh giá cho mỗi báo giá nhận được sau khi đã sửa các lỗi về tính toán, thêm vào những khoản chi phí cho vận chuyển đến nơi tập kết cuối cùng và phí bảo hiểm (nếu có). Báo giá nào có giá đánh giá thấp nhất thì sẽ được lựa chọn để trao hợp đồng.



e) Hợp đồng/ Đơn đặt hàng mua.

Chủ đầu tư sẽ sử dụng bất kỳ một mẫu hợp đồng hoá đơn đặt hàng nào thấy là phù hợp. Lưu ý rằng đơn giá trong hợp đồng phải cố định.


5.4 CHỈ ĐỊNH THẦU (DC):


Phương thức này sẽ chỉ có thể được áp dung trong những trường hơp ngoại lệ đặc biết, khi CPMU/Sở Y tế/Chủ đầu tư chỉ định một nhà thầu cụ thể kư hợp đồng trực tiếp cho việc cung cấp hàng hóa hay xây lắp công trình, nhưng phải được WB chấp thuận trước. Vì không có cạnh tranh giữa các nhà thầu, nên phương thức này chỉ được WB chấp nhận trong những trường hợp ngoại lệ, dựa trên cơ sở những lập luận chặt chẽ và thuyết phục, chứng minh được phương thức này có lợi thế hơn hẳn so với phương thức mang tính cạnh tranh và tuân thủ các điều khoản 3.6-3.7 của Sách Đỏ. CPMU phải trình và xin thư không phản đối của WB trước khi ký hợp đồng chỉ định thầu bất kể giá trị hợp đồng là bao nhiêu.


tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương