BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM



tải về 2.97 Mb.
trang10/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29

CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM


Trước khi thực hiện quá trình đấu thầu mua sắm theo thủ tục của WB, việc cần thiết đầu tiên là nghiên cứu thật kỹ các Sách hướng dẫn của WB, bao gồm hai tài liệu cơ bản là “Sách Đỏ” và “Sách Xanh”.

Tiếp theo là nghiên cứu kỹ Hướng dẫn quy trình, thủ tục đấu thầu mua sắm này. Một điều cần lưu ý là trong quá trình tiến hành đấu thầu mua sắm, các Ban QLDA phải chú ý tuân thủ chặt chẽ các thủ tục của WB nhưng đồng thời cũng phải hoàn chỉnh các thủ tục có liên quan của Việt Nam.

Khi xuất hiện một (một số) hợp đồng cần mua sắm, cán bộ phụ trách việc đấu thầu của Ban QLDA phải xem xét sơ bộ xem hợp đồng này sẽ phải áp dụng hình thức đấu thầu gì. Bước tiếp theo là tìm đến phần hướng đẫn chi tiết về thủ tục này tại các phần khác, đọc và nghiên cứu thật kỹ hướng dẫn. Các mục, các bước mà được dẫn chiếu đến Sách Đỏ hoặc Sách Xanh, lại tiếp tục sử dụng cách này để tra cứu.

Tiến trình tiếp cận và tra cứu tài liệu đấu thầu được trình bày trong sơ đồ dưới đây.



tỔ chỨc QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẦU THẦU CỦA DỰ ÁN:



Ban QLDA Trung ương có cán bộ phụ trách công tác đầu thầu.

Hội đồng tư vấn kỹ thuật của Dự án (TAG) được Bộ Y tế thành lập với cơ cấu tối thiểu như sau: (1) 2 chuyên gia đấu thầu trong nước cho Ban QLDA Trung ương; (2) Một chuyên gia môi trường có kinh nghiệm cao về công nghệ xử lý chất thải làm việc với tư cách tư vấn chuyên gia để hỗ trợ Ban QLDA Trung ương trong việc chuẩn bị cấu hình kỹ thuật, đánh giá kỹ thuật các gói thầu; (3) Một kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm về xây dựng và giám sát các cơ sở xử lý chất thải.

Tại các bệnh viện TW và địa phương, cần có ít nhất một nhân viên đấu thầu và 2 nhân viên giám sát xây lắp, lắp đặt khi triển khai tại bệnh viện mình.





CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU

3.1. CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU


Theo Hiệp định tài trợ, CPMU lập kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án 18 tháng đầu tiên thực hiện dự án và kế hoạch đấu thầu hàng năm cho các năm tiếp theo. Kế hoạch đấu thầu này sẽ được cập nhật và điều chỉnh hàng năm để phản ánh những thay đổi và ưu tiên của dự án.

Theo qui định của WB tại điều khoản 1.16 Tài liệu hướng dẫn mua sắm (sách đỏ) và điều khoản 1.24 Tài liệu hướng dẫn tuyển tư vấn (sách xanh), kế hoạch mua sắm là một phần của công tác chuẩn bị cho Dự án, Bên vay phải chuẩn bị và cung cấp cho WB để phê duyệt kế hoạch mua sắm bao gồm: (a) các hợp đồng (gói thầu) cụ thể cho hàng hóa, công trình và các dịch vụ tư vấn cần thiết trong giai đoạn đầu (ít nhât là 18 tháng); (b) các phương pháp mua sắm cho gói thầu này đã được Hiệp định vay cho phép, và (c) các thủ tục xét duyệt liên quan của WB. Bên vay phải cập nhật kế hoạch mua sắm đấu thầu hàng năm hoặc khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện dự án và phải thực hiện kế hoạch mua sắm theo đúng phê duyệt của WB.


3.2 . CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI LẬP, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU


3.2.1 Kế hoạch đấu thầu chung của dự án:

Các Chủ đầu tư sẽ chuẩn bị kế hoạch đấu thầu để CPMU tổng hợp cho toàn dự án và trình lên WB xem xét, chấp thuận theo qui định tại khoản mục 1.16 và 1.24 của các Tài liệu hướng dẫn nói trên. Kế hoạch đấu thầu này sẽ được cập nhật và điều chỉnh hàng năm.

Trong kế hoạch đấu thầu, cần nêu rõ các công việc, hạng mục không cần phải đấu thầu, các công việc đã thực hiện, các hạng mục cần đấu thầu kèm theo phân chia cụ thể thành các gói thầu.

Kế hoạch đấu thầu cần cung cấp ít nhất những thông tin sau cho từng gói thầu: tên gói thầu; giá dự toán ước tính cho gói thầu; nguồn vốn; phương thức đấu thầu hay phương pháp lựa chọn tư vấn; gói thầu thuộc diện WB xét duyệt trước hay sau (theo điều khoản của Hiệp định tài chính), thời gian dự kiến lựa chọn nhà thầu; thời gian thực hiện hợp đồng dự kiến.

Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của gói thầu để lựa chọn phương pháp đấu thầu hợp lý nhất. Những yếu tố để lựa chọn phương thức đấu thầu gồm:



  • Tính chất đặc thù của hàng hóa, dịch vụ hoặc công việc xây lắp sẽ được mua sắm.

  • Giá trị dự toán của hàng hóa, dịch vụ hoặc công việc xây lắp đó.

  • Thời hạn giao hàng hoặc hoàn thành công việc xây lắp.

Phương thức đấu thầu tốt nhất cần phải được quyết định căn cứ trên các tiêu chí trên trong quá trình lập kế hoạch đấu thầu.

* Phương pháp đấu thầu hàng hóa & xây lắp:

  1. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB): là phương pháp ưu tiên, về cơ bản được thực hiện với tất cả các gói thầu trừ trường hợp được nêu ở phần về ngưỡng áp dụng các phương pháp đấu thầu;

  2. Các phương pháp đấu thầu, mua sắm khác: chỉ áp dụng khi cần thiết và theo mức độ ưu tiên giảm dần

  • Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB);

  • Chào hàng cạnh tranh (Shopping);

  • Chỉ định thầu (DC);

* Phương pháp đấu thầu tư vấn:

  1. Lựa chọn dựa trên chất lượng và chi phí (QCBS): là phương pháp ưu tiên để tuyển chọn tư vấn, về cơ bản được thực hiện với tất cả các gói thầu tư vấn trừ trường hợp được nêu ở phần về ngưỡng áp dụng các phương pháp tuyển chọn tư vấn khác;

  2. Các phương pháp đầu thầu lựa chọn tư vấn khác: chỉ áp dụng khi cần thiết và theo mức độ ưu tiên giảm dần.

  • Lựa chọn dựa trên chi phí thấp nhất (LCS).

  • Lựa chọn dựa trên chất lượng chuyên gia (CQS).

  • Lựa chọn tư vấn cá nhân (IC).

  • Lựa chọn từ một nguồn duy nhất hay chỉ định thầu (SSS)

* Ngưỡng áp dụng các phương pháp đấu thầu:

Phương pháp đấu thầu

Ngưỡng áp dụng phương pháp đầu thầu

      1. Đấu thầu hàng hóa:

    1. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế

    2. Đấu thầu cạnh tranh trong nước

    3. Chào hành cạnh tranh

Giá dự toán ≥ 300.000 USD

Giá dự toán từ 50.000 đến 300.000

Giá dự toán dưới 50.000



      1. Xây lắp

  1. Đấu thầu cạnh tranh quốc tế

  2. Đấu thầu cạnh tranh trong nước

  3. Chào hàng cạnh tranh

Giá dự toán ≥ 3.000.000

Giá gói thầu từ 100.000 đến dưới 3.000.000

Giá gói thầu dưới 100.000



      1. Tuyển chọn Tư vấn

        1. QCBS

        2. LCS




        1. CQS

Giá dự toán ≥ 100.000 USD

Tùy tính chất, thường chỉ áp dụng lựa chọn tư vấn kiểm toán tài chính

Giá dự toán dưới 100.000 USD



3.2.2 Kế hoạch đấu thầu chi tiết và thẩm quyền phê duyệt:

Trên cơ sở Kế hoạch đấu thầu chung của Dự án đã được WB chấp thuận (có thư không phản đối), các Chủ đầu tư trình Kế hoạch đấu thầu chi tiết lên cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt theo quy định hiện hành của Việt Nam (Nghị định của Chính phủ số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu). Đối với các chủ đầu tư là Sở Y tế/Ban QLDA tỉnh, Kế hoạch đấu thầu trình UBND tỉnh phê duyệt, đối với CPMU và các chủ đầu tư là bệnh viện TW, Kế hoạch đấu thầu trình Bộ Y tế phê duyệt (qua thẩm định của Vụ Kế hoạch- Tài chính làm đầu mối).

Trước khi tiến hành thực hiện bất cứ gói thầu nào, các Chủ đầu tư (hoặc đơn vị thực hiện) và CPMU rà soát và đảm bảo rằng gói thầu đó có nằm trong Kế hoạch đấu thầu mua sắm hàng năm đã được WB xem xét và chấp thuận.




tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương