BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh Phúc



tải về 4.41 Mb.
trang1/29
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.41 Mb.
#4042
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

BỘ Y TẾ
-----


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
-------


Số: 3742/2001/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH DANH MỤC CÁC CHẤT PHỤ GIA ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM”



BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30/6/1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Quyết định số 23-HĐBT 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ nghị định 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Vụ trưởng Vụ khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế.


QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Mục 1 phần phụ gia thực phẩm của “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 3. Cục trưởng cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các vụ: Pháp chế, Khoa học và Đào tạo; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Như điều 4.
- Thủ tướng CP (để báo cáo)
- VPCp (KG,VN, Tổ Công báo).
- Bộ KHCN&MT, Bộ CN, Bộ TM.
- Các Bộ, Ngành liên quan.
- Sở Y tế, TTYTDP các tỉnh/thành phố.
- Viện Dinh dưỡng, PasteurNT, Vệ sinh YTCC Tp.HCM, VSDTTN.
- Lưu QLTP, K2ĐT, PC.
- Lưu trữ.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Truyền


QUY ĐỊNH

DANH MỤC CÁC CHẤT PHỤ GIA ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM


(Ban hành kèm theo Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu và phụ gia nhập khẩu.

2. Đối tượng áp dụng:



Quy định này bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm, kinh doanh thực phẩm và phụ gia thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Trong Quy định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

a) Phụ gia thực phẩm (food additive) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

b) Hệ thống đánh số quốc tế (International Numbering System - INS) là ký hiệu được Ủy ban Codex về thực phẩm xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm.

c) Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được (Acceptable Daily Intake - ADI) là lượng xác định của mỗi chất phụ gia thực phẩm được cơ thể ăn vào hàng ngày thông qua thực phẩm hoặc nước uống mà không gây ảnh hưởng có hại tới sức khoẻ. ADI được tính theo mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.

ADI có thể được biểu diễn dưới dạng:

- Giá trị xác định

- Chưa qui định (CQĐ)

- Chưa xác định (CXĐ)


d) Lượng tối đa ăn vào hàng ngày (Maximum Tolerable Daily Intake - MTDI) là lượng tối đa các chất mà cơ thể nhận được thông qua thực phẩm hoặc nước uống hàng ngày. MTDI được tính theo mg/người/ngày.

đ) Giới hạn tối đa trong thực phẩm (Maximum level - ML ) là mức giớí hạn tối đa của mỗi chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm.

e) Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices - GMP) là việc đáp ứng các yêu cầu sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất, xử lý, chế biến, bảo quản, bao gói, vận chuyển thực phẩm, bao gồm:

- Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng;

- Lượng chất phụ gia được sử dụng trong trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển có thể trở thành một thành phần của thực phẩm nhưng không ảnh hưởng tới tính chất lý hoá hay giá trị khác của thực phẩm;

- Lượng phụ gia thực phẩm sử dụng phải phù hợp với công bố của nhà sản xuất đã được chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

f) Các chất trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định này được gọi tắt là “phụ gia thực phẩm trong danh mục”

4. Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm bao gồm:

a) Giới hạn tối đa các chất phụ gia trong thực phẩm;

b) Giới hạn tối đa các chất tạo hương trong thực phẩm.

5. Sử dụng các chất phụ gia thực phẩm trong Danh mục trong sản xuất, chế biến, xử lý, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải thực hiện theo “Quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” ban hành kèm theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

6. Chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt nam các phụ gia thực phẩm trong trong Danh mục và phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn của cơ quan có thẩm quyền.

7. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong Danh muc phải đảm bảo:

a) Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá mức giơí hạn an toàn cho phép,

b) Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia theo quy định hiện hành,

c) Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.

8. Các chất phụ gia thực phẩm trong Danh mục lưu thông trên thị trường phải có nhãn hiệu hàng hóa theo các Quy định hiện hành. Phải có hướng dẫn sử dụng cho các chất phụ gia riêng biệt.

9. Hàng năm, Bộ Y tế tổ chức xem xét việc sử dụng phụ gia thực phẩm trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.



10. Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Phần 2:

CÁC CHẤT PHỤ GIA ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM

Mục I. DANH MỤC CÁC CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM XẾP THEO NHÓM CHỨC NĂNG

INS

TÊN PHỤ GIA

CHỨC NĂNG KHÁC

Trang

Tiếng Việt

Tiếng Anh

1

2

3

4

5

Các chất điều chỉnh độ axit




261

Kali axetat (các muối)

Potassium Acetates




117

262i

Natri axetat

Sodium Acetate

Bảo quản, tạo phức kim loại

141

262ii

Natri diaxetat

Sodium Diacetate

Bảo quản, tạo phức kim loại

143

263

Canxi axetat

Calcium Acetate

Bảo quản, ổn định, làm dày

68

270

Axit lactic (L-, D- và DL-)

Lactic Acid (L-, D- and DL-)




59

296

Axit malic

Malic Acid (DL-)

Tạo phức kim loại

59

297

Axit fumaric

Fumaric Acid

Ổn định

58

325

Natri lactat

Sodium Lactate

Chống oxy hoá, chất độn, nhũ hoá, làm ẩm, ổn định, làm dày

146

326

Kali lactat

Potassium Lactate

Chống oxy hoá

121

330

Axit xitric

Citric Acid

Chống oxy hóa, tạo phức kim loại

63

331i

Natri dihydro xitrat

Sodium Dihydrogen Citrate

Chất ổn định, chống oxy hoá, nhũ hoá, tạo phức kim loại

143

331iii

Trinatri xitrat

Trisodium Citrate

Tạo phức kim loại, ổn định, chống oxy hoá

186

332ii

Trikali xitrat

Tripotassium Citrate

Ổn định, chống oxy hoá, nhũ hoá, tạo phức kim loại

183

334

Axit tartric

Tartaric Acid (L (+)-)

Bảo quản, chống đông vón, chống oxy hoá, chất độn, ổn định, làm dày, nhũ hoá, xử lý bột, làm ẩm, tạo xốp, tạo phức kim loại

62

335ii

Dinatri tactrat

Disodium Tartrate

Bảo quản, chống đông vón, chống oxy hoá, chất độn, nhũ hoá, xử lý bột, làm ẩm, làm dày, tạo xốp, tạo phức kim loại

98

336ii

Dikali tactrat

Dipotassium Tartrate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

94

337

Kali natri tartrat

Potassium Sodium Tartrate

Bảo quản, chống đông vón, chống oxy hoá, chất độn, nhũ hoá, xử lý bột, làm ẩm, tạo xốp, tạo phức kim loại, ổn định, làm dày

122

338

Axit orthophosphoric

Orthophosphoric Acid

Bảo quản, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, chống đông vón, ổn định màu, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

59

339i

Mononatri orthophosphat

Monosodium Orthophosphate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

137

339iii

Trinatri orthophosphat

Trisodium Orthophosphate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

185

341ii

Dicanxi orthophosphat

Dicalcium Orthophosphate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

91

343i

Monomagie orthophosphat

Monomagnesium orthophosphate




136

352ii

Canxi malat

Calcium Malate




73

356

Natri adipat (các muối)

Sodium Adipates

Tạo xốp, làm rắn chắc

140

357

Kali adipat (các muối)

Potassium Adipates




116

365

Natri fumarat

Sodium Fumarates




144

450ii

Trinatri diphosphat

Trisodium Diphosphate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

184

450vi

Dicanxi diphosphat

Dicalcium Diphosphate

Bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

90

504i

Magie cacbonat

Magnesium Carbonate

Chống đông vón, ổn định màu

128

522

Nhôm kali sulphat

Aluminium Potassium Sulphate

Ổn định

154

524

Natri hydroxit

Sodium Hydroxide




146

525

Kali hydroxit

Potassium Hydroxide

Ổn định, làm dày

121

526

Canxi hydroxit

Calcium Hydroxide

Làm rắn chắc

73

529

Canxi oxit

Calcium Oxide

Xử lý bột

74

541i

Natri nhôm phosphat-axit

Sodium Aluminium Phosphate-acidic

Tạo xốp, ổn định, làm dày, nhũ hoá

147

541ii

Natri nhôm phosphat-bazơ

Sodium Aluminium Phosphate-Basic

Tạo xốp, ổn định, làm dày, nhũ hoá

148

575

Glucono Delta-Lacton

Glucono Delta-Lactone

Tạo xốp

109

260

Axit axetic băng

Acetic Acid, Glacial

Bảo quản

56

335i

Mononatri tartrat

Monosodium Tartrate

Bảo quản, chống đông vón, chống oxy hoá, chất độn, nhũ hoá, xử lý bột, làm ẩm, tạo xốp, tạo phức kim loại, ổn định, làm dày

138

336i

Monokali tartrat

Monopotassium Tartrate

Bảo quản, chống đông vón, chống oxy hoá, chất độn, nhũ hoá, xử lý bột, làm ẩm, tạo xốp, tạo phức kim loại, ổn định, làm dày

135

355

Axit adipic

Adipic Acid

Tạo xốp, làm rắn chắc

55

Các chất điều vị










620

Axit glutamic (L(+)-)

Glutamic Acid (L(+)-)




58

621

Mononatri glutamat

Monosodium Glutamate




136

622

Monokali glutamat

Monopotassium Glutamate




134

623

Canxi glutamat

Calcium Glutamate




71

626

Axit guanylic

Guanylic Acid




58

630

Axit inosinic

Inosinic Acid




58

636

Maltol

Maltol

Ổn định

130

637

Etyl maltol

Ethyl Maltol

Ổn định

108

Các chất ổn định










1201

Polyvinylpyrolidon

Polyvinylpyrrolidone

Làm bóng, nhũ hoá, làm dày

161

170i

Canxi cacbonat

Calcium Carbonate

Điều chỉnh độ axit, nhũ hoá, chống đông vón

69

327

Canxi lactat

Calcium Lactate

Điều chỉnh độ axit, làm rắn chắc, chống oxy hoá, nhũ hoá, làm dày

73

332i

Kali dihydro xitrat

Potassium Dihydrogen Citrate

Nhũ hoá, điều chỉnh độ axit, tạo phức kim loại, chống oxi hóa

120

339ii

Dinatri orthophosphat

Disodium Orthophosphate

Điều chỉnh độ axit, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày

97

340ii

Dikali orthophosphat

Dipotassium Orthophosphate

Điều chỉnh độ axit, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, làm dày

93

341iii

Tricanxi orthophosphat

Tricalcium Orthophosphate

Điều chỉnh độ axit, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, làm dày

180

452v

Amoni polyphosphat

Ammonium Polyphosphates

Điều chỉnh độ axit, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, làm dày

53

500ii

Natri hydro cacbonat

Sodium Hydrogen Carbonate

Điều chỉnh độ axit, chống đông vón, tạo xốp

144

501i

Kali cacbonat

Potassium Carbonate

Điều chỉnh độ axit, ổn định

119

503ii

Amoni hydro cacbonat

Ammonium Hydrogen Carbonate

Điều chỉnh độ axit, tạo xốp

52

508

Kali clorua

Potassium Chloride

Làm dày

119

340i

Monokali orthophosphat

Monopotassium Orthophosphate

Điều chỉnh độ axit, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống oxy hoá, tạo phức kim loại, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, làm dày

134

Каталог: data -> vanban
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
vanban -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 25/2014/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> BÁo cáo công tác pháp chế TỪ 01/9/2010 ĐẾN 31/5/2011
vanban -> TRƯỜng thpt thanh chưƠng 3
vanban -> TỈnh đOÀn quảng nam đOÀn tncs hồ chí minh bch đOÀn huyện quế SƠN
vanban -> Ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

tải về 4.41 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương