BỘ XÂy dựng số: 488/QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu thép



tải về 389.86 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích389.86 Kb.
#21834
1   2   3   4

2.2.5.2. Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu thép

Khi khảo sát các kết cấu thép, tuỳ thuộc đề cương, nhiệm vụ và mục đích khảo sát, đánh giá, cần xác định các đặc trưng cơ lý của vật liệu và của các liên kết phục vụ tính toán, đánh giá như:

- Mác thép;

- Các đặc trưng về độ bền: giới hạn chảy, cường độ chịu kéo đứt tức thời.

Các mẫu được lấy từ các cấu kiện ở các vị trí có ứng suất thấp nhất: ở các cánh của thép góc không được liên kết, cánh của các đoạn đầu của dầm và tương tự. Khi lấy mẫu phải đảm bảo độ bền của cấu kiện đó, trong các trường hợp cần thiết, vị trí lấy mẫu phải được gia cường hoặc có các biện pháp chống đỡ thay thế.

Việc lấy mẫu thép từ các kết cấu thép, việc chế tạo và thí nghiệm các mẫu thử thép để xác định các đặc trưng vật liệu được tiến hành phù hợp với đề cương khảo sát, đánh giá và các tiêu chuẩn liên quan theo quy định hiện hành, ví dụ:

- Trình tự lấy mẫu để thử nghiệm cơ học theo TCVN 4398:2001;

- Chế tạo mẫu thử và thử kéo theo TCVN 197:2002.

Các giá trị tiêu chuẩn của giới hạn chảy hoặc của cường độ kéo đứt tức thời của thép được xác định trên các mẫu lấy từ kết cấu và được thử nghiệm phù hợp với TCVN 197:2002.

Khi xác định các tính chất cơ học của thép làm bu lông, tiến hành thử kéo đứt bu lông theo TCVN 1916:1995.

Cường độ chịu cắt tính toán vb và chịu kéo tính toán của bu lông tb, cũng như cường độ chịu nén của các bộ phận liên kết với bu lông lấy theo các quy định của các tiêu chuẩn liên quan. Nếu cấp bền của bu lông không thể xác định được thì cường độ tính toán lấy như đối với bu lông cấp bền 4.6 khi tính toán chịu cắt và như đối với bu lông cấp bền 4.8 khi tính toán chịu kéo.

2.2.5.3. Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu gạch đá

Các đặc trưng vật liệu cần được xác định phục vụ công tác đánh giá kết cấu gạch đá được quyết định tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, đề cương, mục đích khảo sát, đánh giá và các điều kiện thực tế tại hiện trường. Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành.

Có thể sử dụng các phương pháp không phá huỷ, hoặc phương pháp phá huỷ (khi cần thiết và có điều kiện thực hiện) để xác định các tính chất cơ lý của vật liệu gạch đá (cường độ, khối lượng thể tích, độ ẩm và các tính chất khác) của kết cấu tường và móng bằng thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp từ kết cấu được khảo sát hoặc các vùng nằm ngay gần vùng khảo sát nếu có sự đồng nhất của các vật liệu trên các vùng này.

Việc lấy mẫu gạch, đá, vữa từ tường và móng được tiến hành từ các cấu kiện không chịu lực (dưới các cửa sổ, trong các mảng tường) hoặc chịu lực ít hoặc từ kết cấu sẽ bỏ đi hoặc sẽ được tháo dỡ.

Để đánh giá cường độ gạch, đá có hình dạng tiêu chuẩn và cường độ vữa từ khối xây tường và móng, cần lấy những viên gạch hoặc đá nguyên không bị hư hỏng và các mảnh vữa từ các mạch vữa ngang.

Trong trường hợp không có tiêu chuẩn quy định quy cách lấy mẫu của đá tự nhiên có hình dạng phi tiêu chuẩn thì có thể gia công mẫu bằng cách cưa thành các viên hình lập phương, kích thước từ 40 mm đến 200 mm hoặc khoan mẫu có đường kính từ 40 mm đến 150 mm và chiều dài lớn hơn đường kính từ 10 mm đến 20 mm.

Cường độ (mác) của gạch đặc và gạch rỗng đất sét nung thông thường, gạch silicát và gạch xốp được xác định theo TCVN 6355-1:1998 hoặc các tiêu chuẩn phù hợp khác.

Cường độ nén (mác) của vữa xây lấy từ các mạch vữa của các đoạn tường đặc trưng được xác định theo các tiêu chuẩn phù hợp với loại vữa sử dụng. Có thể sử dụng phương pháp phù hợp với các yêu cầu của TCVN 3121-11:2003 hoặc các tiêu chuẩn phù hợp khác.

Thử nghiệm các mẫu lập phương lấy từ vữa đã đóng rắn được tiến hành trong một ngày đêm sau khi chế tạo.

Cường độ tính toán của khối xây gạch đá được lấy theo TCVN 5573:2011 phụ thuộc vào loại và cường độ của gạch đá, cũng như cường độ của vữa được xác định theo kết quả thử nghiệm mẫu thử lấy từ kết cấu và được thử nghiệm bằng các phương pháp phá huỷ phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.



2.2.5.4. Xác định các đặc trưng vật liệu của kết cấu gỗ

Các đặc trưng vật liệu cần được xác định phục vụ công tác đánh giá kết cấu gỗ được quyết định tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, đề cương, mục đích khảo sát, đánh giá và các điều kiện thực tế tại hiện trường. Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành

Số lượng các vị trí lấy mẫu sàn gỗ tựa trên dầm gỗ trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 03 khi diện tích khảo sát dưới 100 m2 và không nhỏ hơn 05 khi diện tích khảo sát lớn hơn. Đối với các sàn gỗ tựa trên các dầm thép, các con số này tương ứng bằng 02 và 04. Quy cách lấy mẫu: khoan hoặc cắt các mẫu gỗ dài từ 150 mm đến 350 mm. Sau khi lấy mẫu, các cấu kiện đó phải được khôi phục và gia cường.

Các mẫu gỗ được đánh dấu, cho vào trong các túi ni lông và đưa về phòng thí nghiệm. Vị trí lấy mẫu được đánh dấu trên sơ đồ kết cấu và được đính kèm trong báo cáo kết quả thí nghiệm mẫu gỗ.

Vị trí lấy mẫu thường ở quanh vùng gối tựa của kết cấu gỗ dọc theo chiều dài, ở gần vị trí liên kết bu lông, đinh, liên kết hoá học và ở cạnh vị trí tiếp xúc giữa gỗ với thép, bê tông và khối xây.

Khi khảo sát các kết cấu (dầm, khung, vòm), trước tiên phải chú ý đến tình trạng của các mạch keo, sự phân tầng của chúng. Khi phát hiện phân tầng, phải xác định độ sâu phá hoại của mạch keo tính từ bề mặt kết cấu.

Các thí nghiệm xác định đặc trưng cơ lý của mẫu gỗ được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan theo quy định hiện hành.

2.2.6. Xác định tải trọng và tác động thực tế

Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trường và hồ sơ thiết kế (nếu có), xác định các giá trị của các tải trọng và tác động thực tế tác dụng lên kết cấu:

- Trọng lượng bản thân của kết cấu chịu lực và không chịu lực;

- Trọng lượng sàn, tường ngăn, tường trong tựa lên kết cấu chịu lực.

- Các phần cơi nới, bể nước và các phần xây dựng thêm trong quá trình sử dụng.

- Trọng lượng của các thiết bị cố định;

- Trọng lượng của các vật liệu chất kho;

- Hoạt tải sử dụng;

- Do gió.

Tải trọng do trọng lượng bản thân của các kết cấu chịu lực lắp ghép được xác định theo các bản vẽ và catalog, có hiệu lực trong thời kỳ xây dựng công trình được khảo sát, còn khi không có các bản vẽ thì lấy theo kết quả đo đạc thu được khi khảo sát.

Trọng lượng của các kết cấu chịu lực bê tông cốt thép đổ toàn khối được xác định theo kết quả đo đạc thu được khi khảo sát.

Trọng lượng bản thân của các kết cấu thép có thể được xác định theo kết quả đo đạc các cấu kiện.

Tải trọng thường xuyên lên kết cấu sàn mái và bản sàn tầng (do các vật liệu cách âm, cách nhiệt, lớp lót, chống thấm, lớp phủ sàn) được xác định bằng cách cân đo các mẫu lớp cấu tạo sàn.

2.2.7. Tính toán kiểm tra

Việc tính toán nhà và công trình và xác định nội lực trong các cấu kiện do tải trọng sử dụng có thể được tiến hành trên máy tính và các phần mềm chuyên dụng.

Các tính toán được tiến hành trên cơ sở và có kể đến các thông số khảo sát được:

- Các thông số hình học của nhà và các bộ phận của nó: nhịp, chiều cao, kích thước các tiết diện tính toán của kết cấu chịu lực;

- Các gối tựa và liên kết thực tế của các kết cấu chịu lực, sơ đồ tính toán thực tế của chúng;

- Cường độ tính toán của vật liệu làm kết cấu;

- Khuyết tật, hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu;

- Tải trọng và tác động thực tế và các điều kiện sử dụng của nhà hoặc công trình.

Sơ đồ tính toán thực tế được xác định theo kết quả khảo sát. Sơ đồ này phải phản ánh được:

- Điều kiện gối tựa hoặc liên kết với các kết cấu liền kề khác, tính biến dạng của các liên kết gối tựa;

- Các kích thước hình học của tiết diện, chiều dài nhịp, độ lệch tâm;

- Loại và đặc điểm của các tải trọng thực tế (hoặc yêu cầu), các điểm đặt của chúng hoặc sự phân bố trên các cấu kiện;

- Khuyết tật, hư hỏng của kết cấu.

Khi xác định sơ đồ tính toán, đối với kết cấu bê tông cốt thép, ngoài các thông số nêu trên, còn phải kể đến cách đặt cốt thép thực tế và các cách liên kết cốt thép với nhau.

Việc kiểm tính khả năng chịu lực của kết cấu được tiến hành theo các tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ thiết kế (nếu có) hoặc theo các tiêu chuẩn phù hợp khác theo quy định hiện hành. Có thể tính toán khả năng chịu lực của:

- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo TCVN 5574:2012.

- Kết cấu thép theo TCVN 5575:2012;

- Kết cấu gạch đá theo TCVN 5573:2011.

- Kết cấu gỗ theo tiêu chuẩn Nga - Kết cấu gỗ (Đang được biên soạn thành TCVN).

Trên cơ sở tính toán kiểm tra, tiến hành xác định:

- Nội lực trong các cấu kiện;

- Khả năng chịu lực của các cấu kiện.



2.2.8. Đánh giá tình trạng kỹ thuật nhà và công trình

2.2.8.1. Nguyên tắc đánh giá

Phương pháp đánh giá tình trạng kỹ thuật nhà và công trình ở Mục 2.2.8.2 của Quy trình này được trình bày dựa trên quy định của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (TCVN 9381: 2012,...). Trong quá trình đánh giá, người thực hiện có thể tham khảo thêm quy định của các tiêu chuẩn, chỉ dẫn tương đương của nước ngoài nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên kết quả đánh giá phải phù hợp với quy định trong Bảng 2 của Quy trình này.



2.2.8.2. Đánh giá bằng phương pháp tổng hợp theo TCVN 9381:2012

Trên cơ sở các kết quả khảo sát hiện trường (cho kết quả các cấu kiện nguy hiểm theo dấu hiệu bên ngoài của các kết cấu) và tính toán kiểm tra an toàn chịu lực (cho kết quả các cấu kiện nguy hiểm theo khả năng chịu lực, được tính theo Mục 5.2 TCVN 9381: 2012), dùng phương pháp đánh giá tổng hợp trình bày trong TCVN 9381: 2012 để đánh giá về tình trạng an toàn của kết cấu. Ngoài các tiêu chí đánh giá cấu kiện nguy hiểm nêu trong Mục 5.2 TCVN 9381: 2012, cần bổ sung các nội dung sau:

- Khi đánh giá nhà và công trình có kết cấu sàn sang gạch, sàn hourdis, mỗi ô sàn giới hạn bởi hai dầm thép hoặc dầm BTCT được tính là một cấu kiện, cấu kiện được đánh giá là nguy hiểm khi xuất hiện trong ô sàn đó các khiếm khuyết như sau:

+ Trong ô sàn xuất hiện vết nứt xuyên qua 1 hàng gạch;

+ Liên kết đầu dầm thép với tường hoặc trụ bị mủn, suy giảm khả năng chịu lực.

- Khi đánh giá nhà và công trình có kết cấu lắp ghép, ở vị trí mối nối có khiếm khuyết (gỉ sét, mất liên kết,...) thì mỗi cấu kiện tấm panel tường (dầm) liên kết bằng mối nối đó được tính là một cấu kiện nguy hiểm.

- Khi đánh giá nền móng nhà và công trình, cần phải quan trắc nghiêng lún công trình theo TCVN 9360: 2012, đối với công trình có nền móng nguy hiểm, cần phải tiến hành quan trắc, theo dõi tình trạng nghiêng lún công trình sau khi khảo sát, đánh giá, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

Phân cấp đánh giá mức độ an toàn (nguy hiểm) của nhà và các hướng xử lý tiếp theo cho trong Bảng 7.


Bảng 7 - Cấp nguy hiểm của nhà và hướng xử lý tiếp theo

TT

Cấp nguy hiểm

Mô tả

Hướng xử lý tiếp theo

1

A

Khả năng chịu lực của kết cấu có thể thoả mãn điều kiện sử dụng, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn

Tiếp tục sử dụng bình thường, sửa chữa các hư hỏng nhỏ.

2

B

Khả năng chịu lực của kết cấu đáp ứng điều kiện sử dụng, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường

Tiếp tục sử dụng bình thường, sửa chữa các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng nhỏ.

3

C

Khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu không đáp ứng được điều kiện sử dụng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ

Sửa chữa, gia cường các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng trước khi sử dụng tiếp. Việc sửa chữa, gia cường phải được thiết kế, thi công bởi các đơn vị có đủ năng lực theo quy định

4

D

Khả năng chịu lực của kết cấu không đáp ứng điều kiện sử dụng, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể

Khoanh vùng nguy hiểm, có biện pháp chống đỡ kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, có thể sơ tán tạm thời dân khỏi khu vực nguy hiểm. Tiến hành sửa chữa, gia cường hư hỏng hoặc phá dỡ nếu cần thiết. Việc sửa chữa, gia cường phải được thiết kế, thi công bởi các đơn vị có đủ năng lực theo quy định. Đối với các đối tượng được bảo tồn cần tuân thủ Luật Di sản văn hoá cũng như các quy định có liên quan tới việc bảo tồn di tích, văn hoá do Bộ du lịch, văn hoá, thể thao quy định.


2.2.9. Trình bày báo cáo kết quả khảo sát

Dựa trên các kết quả khảo sát, đánh giá, tiến hành lập báo cáo về tình trạng kỹ thuật của kết cấu nhà hoặc công trình. Trong báo cáo khảo sát phải đưa ra thông tin về:

- Các mặt bằng, mặt cắt, danh mục khuyết tật, hư hỏng hoặc sơ đồ khuyết tật, hư hỏng kèm các hình ảnh đặc trưng chụp được;

- Các sơ đồ vết nứt trong các kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá và số liệu về sự phát triển các vết nứt;

- Các giá trị của tất cả các dấu hiệu cần kiểm tra được nêu trong đề cương khảo sát;

- Các kết quả tính toán kiểm tra đã được dự tính trong đề cương khảo sát;

- Đánh giá tình trạng kết cấu, đưa ra các nguyên nhân có thể và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.

Danh mục nêu trên có thể được bổ sung tuỳ vào tình trạng kết cấu, các nguyên nhân và nhiệm vụ khảo sát, đánh giá.

Báo cáo khảo sát phải được chủ trì và những người tham gia khảo sát, đánh giá ký, và được lãnh đạo các tổ chức tiến hành khảo sát, hoặc đại diện uỷ quyền xác nhận.

Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chi tiết an toàn kết cấu nhà có thể tham khảo trong Phụ lục 6.



Phụ lục 1 - Các loại khuyết tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra

Bảng PL 1.1 - Các loại khuyết tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu móng nông

TT

Loại khuyết tật, hư hỏng

Các nguyên nhân có khả năng gây ra

1

Sự phân lớp trong khối xây móng

Mạch thể xây gạch/đá không đầy vữa. Mất cường độ vữa xây (do sử dụng lâu dài, tác động ẩm theo chu kỳ của môi trường ăn mòn,v..v..). Móng bị vượt tải (do xây chồng thêm tầng, thay đổi kết cấu chịu lực v..v..)

2

Phá hoại các mặt bên của móng

Tác động của môi trường ăn mòn lên móng (rò rỉ vào nền các dung dịch hoá học từ sản xuất, mực nước ngầm nâng cao v..v..)

3

Đứt gãy móng theo chiều cao

Bị chuyển dịch ngang quá lớn của cổ móng

4

Nứt ở bản đáy của móng

Móng bị vượt tải (do xây chồng thêm tầng, thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thiết bị công nghệ..).

Tiết diện cốt thép chịu lực không đủ



5

Biến dạng không cho phép của nền móng

Diện tích truyền áp lực của đáy móng không đủ. Đất nền bị hư hỏng do lún khi thấm ướt

Trong nền có lớp đất nén co lớn



6

Biến dạng của tường móng nhà

Móng tường gạch mất cường độ. Mặt nền chịu tải thêm ngay chỗ gần nhà


Bảng PL 1.2 - Các loại khuyết tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu bê tông cốt thép

TT

Loại khuyết tật, hư hỏng

Những nguyên nhân có thể

Những hậu quả có thể

1

Những khe nứt nhỏ cỡ sợi tóc to dần tới mép cấu kiện, không có hướng rõ ràng, xuất hiện khi chế tạo, chủ yếu ở bề mặt

Co ngót do chế độ xử lý nhiệt ẩm, thành phần hỗn hợp bê tông, tính chất của xi măng

Không ảnh hưởng đến sức chịu tải. Có thể giảm độ bền lâu

2

Khe nứt cỡ sợi tóc dọc theo cốt thép, có khi có vết rỉ trên mặt bê tông

a) Ăn mòn cốt thép (lớp ăn mòn không lớn hơn 0,5 mm) khi lớp bảo vệ bằng bê tông bị mất tác dụng (ví dụ khi bị cacbonat hoá).

b) Bê tông bị tách ra khi lực dính với cốt thép bị phá hoại



a) Giảm sức chịu tải đến 5 %. Giảm độ bền lâu.

b) Có thể giảm sức chịu tải. Mức độ giảm tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể đánh giá khi kể đến các khiếm khuyết khác hiện hữu và theo kết quả tính toán kiểm tra



3

Vỡ bê tông

Những tác động cơ học

Khi vỡ ở:

- vùng chịu nén - giảm sức chịu tải do giảm diện tích của tiết diện cấu kiện;

- vùng chịu kéo - không ảnh hưởng đến sức chịu tải


4

Bê tông bị thấm dầu

Rò từ công nghệ

Giảm sức chịu tải do giảm cường độ bê tông đến 30 %

5

Vết nứt dọc theo cốt thép chủ lớn hơn 3 mm

Phát triển do ăn mòn cốt thép từ vết nứt cỡ sợi tóc (xem điểm 2 của bảng). Chiều dày của sản phẩm ăn mòn không lớn hơn 3mm

Giảm sức chịu tải tuỳ thuộc vào bề dày và thể tích của lớp ăn mòn gồm cả bê tông vùng chịu nén. Giảm sức chịu tải của tiết diện chuẩn do phá hoại lực dính cốt thép. Mức độ giảm được đánh giá qua tính toán. Khi vết nứt tại vùng gối tựa thì kết cấu ở tình trạng hư hỏng

6

Lớp bê tông bảo vệ bị bong tách

Ăn mòn cốt thép (sự phát triển tiếp của khiếm khuyết nêu ở điểm 2 và 5 của bảng này)

Giảm sức chịu tải tuỳ thuộc vào giảm diện tích tiết diện cốt thép và giảm kích thước tiết diện ngang vùng chịu nén. Giảm cường độ của tiết diện chuẩn do lực dính giữa cốt thép và bê tông bị phá hoại. Khi vị trí các khiếm khuyết ở vùng gối tựa thì là tình trạng hư hỏng

7

Theo bề rộng vết nứt trong các kết cấu chịu uốn và cấu kiện chịu kéo, theo tiêu chuẩn, phân ra như sau:

- Cấp A-I: lớn hơn 0,5mm;

- Cấp A-II, A-IIIB, A- IV: lớn hơn 0,4mm;

- Các trường hợp còn lại lớn hơn 0,3mm



Sự vượt tải của kết cấu, chuyển dịch của cốt thép chịu kéo. Đối với kết cấu ứng suất trước - lực kéo căng nhỏ khi chế tạo

Giảm độ bền lâu, sức chịu tải không đủ

8

Như điểm 7 nhưng vết nứt lan hết cấu kiện

Vượt tải do bê tông giảm cường độ hoặc lực dính giữa cốt thép và bê tông bị phá hoại

Có thể ở tình trạng hư hỏng

9

Các vết nứt nghiêng kèm theo chuyển dịch của bê tông phần này so với phần kia và các vết nứt nghiêng cắt qua cốt thép

Vượt tải của kết cấu. Cốt thép neo bị phá hoại

Tình trạng hư hỏng

10

Độ võng tương đối vượt quá các trị số sau:

- Đối với dàn vì kèo ứng suất trước: 1/700;

- Đối với dầm vì kèo ứng suất trước: 1/300;

- Đối với bản sàn và bản mái: 1/150



Vượt tải của kết cấu

Mức độ nguy hiểm được xác định bởi có các khiếm khuyết khác hay không (ví dụ, có khiếm khuyết nêu ở điểm 7 của bảng - tình trạng hư hỏng)

11

Hư hỏng cốt thép và các chi tiết đặt sẵn (bị lõm, đứt,...

Các tác động cơ học, ăn mòn cốt thép

Giảm sức chịu tải tỷ lệ thuận với giảm diện tích tiết diện

12

Phình cốt thép chịu nén, vết nứt dọc ở vùng nén, bong bê tông của vùng nén

Vượt tải của kết cấu

Tình trạng hư hỏng

13

Giảm diện tích gối tựa của kết cấu so với thiết kế

Sai sót khi chế tạo và lắp dựng

Mức độ giảm sức chịu tải được xác định bằng tính toán

14

Đứt hoặc chuyển dịch của cốt thép ngang trong vùng các vết nứt nghiêng

Vượt tải của kết cấu

Tình trạng hư hỏng

15

Tuột các neo ra khỏi các chi tiết đặt sẵn, biến dạng các cấu kiện nút, nhầm lẫn các nút

Có những tác động không tiên liệu được khi thiết kế

Tình trạng hư hỏng

16

Vết nứt có tính chất do lực gây ra trong tường và trong kết cấu sàn đổ tại chỗ phát hiện sau khi dỡ cốp pha hoặc sau một thời gian nào đó

Nội lực do co ngót nhiệt độ xuất hiện trong điều kiện biến dạng bị chèn ép

Khi vết nứt lớn hơn trị cho phép sẽ làm giảm độ bền lâu. Ảnh hưởng đến độ cứng và độ bền được xác định bằng tính toán


Каталог: exporters -> van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chíNH
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ y tế BỘ TÀi chíNH
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 21/2012/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chính số: 1239/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 1317/ubnd-cnn
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 42/2010/tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 2173/QĐ-nhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chính số: 192/2014/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> V/v vướng mắc của Tổng cục Hải quan về chứng từ thanh toán qua ngân hàng

tải về 389.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương