BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Chiếu sáng hầm, cầu cho người đi bộ và xe đạp



tải về 0.74 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

7.3. Chiếu sáng hầm, cầu cho người đi bộ và xe đạp

7.3.1. Chiếu sáng đường đi bộ và xe đạp

1) Hệ thống chiếu sáng phải bảo đảm cho ng ười đi bộ và đi xe đạp thấy rõ hình dạng

và cấu tạo của bề mặt đường.

2) Độ rọi trên mặt ngang được quy định theo độ rọi mặt ngang trung bình (En,tb, lx)

và độ rọi mặt ngang tối thiểu (En,min, lx) trên bề mặt của đường. Các giá trị tiêu chuẩn

của độ rọi mặt ngang quy định theo ba loại đ ường đi bộ, phải đạt các trị số tối thiểu

cho trong bảng 7.2.

7.3.2. Chiếu sáng hầm, cầu cho người đi bộ, cầu thang bộ, đường dốc

1) Chiếu sáng đường hầm

- Đường hầm cho người đi bộ phải được chiếu sáng cao hơn khu vực quanh. Độ rọi

mặt ngang tối thiểu bên trong đường hầm không được nhỏ hơn 30lx; độ rọi mặt ngang

tối thiểu ban ngày trong phạm vi 20 m ở hai đầu hầm không được nhỏ hơn 100lx.

- Độ rọi tối thiểu của đường hầm đi bộ và đi xe đạp được quy định tại bảng 7.2.

81

Bảng 7.2. Trị số độ rọi mặt ngang tối thiểu của đ ường hầm đi bộ và đi xe đạp

Độ rọi mặt ngang (lx)

TT Loại đường

Trung bình, En,tb Tối thiểu, En,min

1 Đường đi bộ, xe đạp tại các trung tâm

đô thị 10,0 5,0

2

Đường đi bộ, xe đạp ở các khu vực



khác với lưu lượng người qua lại:

- Cao


- Trung bình

- Thấp


7,5

5,0


3,0

3,0


1,5

1,0


- Các mặt đứng trong đường hầm phải được chiếu sáng và phân biệt được màu sắc.

Độ rọi mặt đứng trung bình trong đường hầm phải đạt tối thiểu 15lx .

2) Chiếu sáng cầu cho người đi bộ, cầu thang bộ, đường dốc

- Đối với cầu dành cho người đi bộ và cầu thang bộ, các lề đứng phải đ ược chiếu

sáng khác với các mặt bậc thang, nhằm làm nổi bật mặt bậc.

- Cầu đi bộ bắc qua phần đường đã có chiếu sáng thì không phải chiếu sáng. Nếu bậc

thang lên cầu có độ rọi nhỏ hơn 2lx thì phải có chiếu sáng bổ sung. Nếu cầu đi bộ bắc

qua phần đường không có chiếu sáng th ì phải thiết kế chiếu sáng.

- Độ rọi mặt ngang của cầu tối thiểu l à 5lx, độ rọi bậc thang phải được nâng cao cho

thích hợp. Phải tránh lóa cho người đi trên mặt đường phía dưới cầu. Dây điện và các

chi tiết không được để hở ra ngoài.

7.4. Chiếu sáng các trung tâm đô thị, quảng tr ường và khu vui chơi công cộng

7.4.1. Chiếu sáng các trung tâm đô thị v à quảng trường

Hệ thống chiếu sáng phải xây dựng trên cơ sở giải pháp tổng thể, đáp ứng các yêu cầu

ưu tiên về mức độ quan trọng của chúng. Các yêu cầu xếp theo thứ tự ưu tiên là:

- Chiếu sáng để bảo đảm an toàn cho người đi bộ, tránh tai nạn giao thông v à ngăn

chặn tệ nạn xã hội;

- Chiếu sáng tương ứng với cường độ giao thông, kể cả người đi xe đạp;

- Thiết kế chiếu sáng và lựa chọn thiết bị chiếu sáng ph ù hợp với cảnh quan kiến trúc

và đô thị;

- Phối hợp hai nguồn chiếu sáng công cộng và riêng rẽ, như điểm đợi xe bu.t, buồng

điện thoại;

- Bảo vệ các khu nhà ở xung quanh khỏi bị ô nhiễm ánh sáng.

7.4.2. Chiếu sáng khu buôn bán và thương mại

Hệ thống chiếu sáng công cộng trong các trung tâm đô thị phải l àm nổi bật các khu

buôn bán và thương mại, tạo được sự hấp dẫn cho các hoạt động n ày.

7.4.3. Các khu vực dịch vụ

Chiếu sáng phải đáp ứng nhu cầu luôn luôn th ay đổi của các khu vực dịch vụ.

82

Phải có chiếu sáng bổ trợ tại các lối ra , vào phía cổng sau của các toà nhà để bảo đảm



an toàn và an ninh.

Tận dụng lắp đặt hệ thống chiếu sáng b ên trên những toà nhà cao tầng để tránh dùng

cột đèn.

7.4.4. Chiếu sáng các khu bảo tồn lịch sử-văn hóa

Phải đáp ứng nhu cầu giao thông xe cộ và người đi bộ, phù hợp với giá trị thẩm mỹ,

cảnh quan của khu vực bảo tồn lịch sử-văn hóa và nhu cầu giải trí của người dân.

Chất lượng ánh sáng, hiệu quả quan sát, m àu của ánh sáng và khả năng truyền màu của

nguồn sáng phải được xem xét trong thiết kế chiếu sáng.

7.4.5. Chiếu sáng công viên, vườn hoa và cảnh quan

Chiếu sáng các khu công viên, vườn hoa và cảnh quan phải làm tăng giá trị cảnh quan

đô thị và đảm bảo an ninh, an toàn. Độ rọi mặt ngang khi chiếu sáng công vi ên, vườn

hoa cho ở bảng 7.3.

Đường đi bộ và đi xe đạp trong công viên, vườn hoa phải được chiếu sáng để chỉ

hướng đường đi, theo tiêu chuẩn độ rọi mặt ngang (lx) quy định trong bảng 7.3. Đồng

thời phải quan tâm những nơi cần chiếu sáng hai bên đường, nhằm mở rộng tầm nhìn

và tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng.



Bảng 7.3. Độ rọi mặt ngang của chiếu sáng côn g viên, vườn hoa

Độ rọi mặt ngang En (lx)

TT Đối tượng chiếu sáng

Công viên Vườn hoa

1 Cổng


- Cổng vào chính 7 -

- Cổng vào phụ 5 -

2 Đường đi bộ và xe đạp trong công viên:

- Đường trục chính 5 3

- Đường nhánh, đường dạo có nhiều cây xanh 2 1

3 Sân tổ chức các hoạt động ngoài trời 5 5



7.4.6. Chiếu sáng trang trí và nơi lễ hội

Hệ thống chiếu sáng phải bảo đảm an toàn về điện và an toàn công trình, đặc biệt khi

đường dây vượt qua đường và các khu vực mở.

Sử dụng điện áp thấp ở những nơi có thể.



7.4.7. Chiếu sáng an ninh và an toàn

1) Chiếu sáng phải bảo đảm để không một góc n ào bị tối. Phải lắp dư bóng đèn để

khi một bóng đèn bị tắt cũng không làm cho khu vực bị tối hoàn toàn.

2) Phải lắp đặt thiết bị để cung cấp đủ độ rọi ngang v à độ rọi đứng (ở độ cao 1,5m)

nhằm bảo đảm độ rọi trên mặt người ở mức thích hợp.

83

7.5. Chiếu sáng công trình đặc biệt (công trình kiến trúc đặc biệt, tượng đài)



7.5.1. Chiếu sáng các công trình kiến trúc đặc biệt

1) Hệ thống chiếu sáng các công tr ình kiến trúc đặc biệt phải bảo đảm các yêu cầu:

- Phù hợp với đặc điểm kiến trúc, màu sắc của công trình.

- Không gây loá cho người tham gia giao thông và người sử dụng công trình.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2) Khi lựa chọn hệ thống chiếu sáng phải xem xét đặc điểm phân bố ánh sáng của các

loại đèn, màu của ánh sáng (theo nhiệt độ màu và chỉ số truyền màu của bóng đèn) và

vị trí đặt đèn.



7.5.2. Chiếu sáng các tượng đài

1) Các tượng đài, đài kỷ niệm có giá trị kiến trúc, thẩm mỹ v à lịch sử trong đô thị và

độc lập với các quần thể kiến trúc xung quanh cần đ ược chiếu sáng từ nhiều hướng,

nhưng phải có một hướng chính rõ rệt.

2) Yêu cầu chiếu sáng các tượng đài, đài kỷ niệm phải tuân theo các quy định trong

mục 7.5.1 của quy chuẩn này.

3) Chiếu sáng các tượng đài, đài kỷ niệm phải được thiết kế và được sự thẩm định

chuyên môn về thẩm mỹ, kiến trúc và chiếu sáng.



7.5.3. Chiếu sáng đài phun nước

1) Hệ thống chiếu sáng phải có hiệu quả hấp dẫn thị giác cao.

2) Các thiết bị và vật liệu đặt dưới nước phải có chất lượng cao và đảm bảo vận hành

an toàn. Sử dụng điện áp thấp 12V-24V cho các thiết bị này.



7.6. Chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe, b ãi đỗ xe

7.6.1. Chiếu sáng sân ga, bến cảng, bến xe

1) Chiếu sáng các sân ga, bến cảng, bến xe phải đạt đ ược trị số độ rọi trên mặt ngang

và trên mặt đứng để bảo đảm an toàn và an ninh cho hành khách.

2) Khi sử dụng đèn pha chiếu sáng cần tránh gây loá.



7.6.2. Chiếu sáng bãi đỗ xe

1) Bãi đỗ xe phải được chiếu sáng để bảo đảm an ninh v à an toàn.

2) Đối với các bãi đỗ xe có mái che, phải tránh độ tương phản ánh sáng tại các lối

vào, ra.


84

Chương 8

HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH THÔNG TIN ĐÔ THỊ

8.1. Quy định chung

1) Khi xây dựng hệ thống thông tin đô thị phải xét đến sự gây nhiễu lẫn nhau giữa các

thiết bị thông tin, các đài trạm vô tuyến điện trong quá tr ình hoạt động và có biện pháp

phòng chống nhiễu thích hợp.

2) Các tuyến thông tin, các đài, trạm vô tuyến điện xây dựng sau phải không gây ảnh

hưởng đến những tuyến có trước.

3) Xây dựng, vận hành các tuyến thông tin, các đài, trạm làm việc trong dải sóng vô

tuyến điện đều phải chấp hành theo các quy định hiện hành. Các thiết bị thông tin của

mỗi đơn vị phải được sự chấp thuận của cơ quan quản l. tần số vô tuyến điện quốc gia.

4) Cáp thông tin đô thị phải được ngầm hóa và đặt trong các tuy-nen hoặc hào kỹ

thuật.

8.2. Nhiễu công nghiệp và nhiễu vô tuyến đối với hệ thống thông tin đô thị

1) Chống nhiễu do đường dây điện lực

Khi đường dây thông tin và đường dây điện lực đều là cáp ngầm đi gần nhau thì

khoảng cách tối thiểu giữa các cáp phải lớn h ơn 0,25m đối với cáp điện lực có điện áp

nhỏ hơn 10kV. Khi cáp điện lực lớn hơn 10kV cũng bảo đảm khoảng cách 0,25m

nhưng một trong hai cáp phải đi trong ống kim loại. Vỏ bọc kim loại cáp thông tin

phải được nối đất.

2) Chống nhiễu vô tuyến

Trong khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nhiễu vô tuyến mạnh (khu vực gần các đ ài

phát vô tuyến công suất lớn) phải dùng loại cáp chôn ngầm hoặc sử dụng các tuyến

cáp khác đi ngoài khu vực này.

3) Chống nhiễu cho các tuyến viba

- Phải đảm bảo khoảng cách giữa các trạm lặp thích hợp để duy tr ì tỷ số tín hiệu trên

nhiễu ở mức chấp nhận được.

- Để giảm nhiễu giữa các kênh lân cận, cần chọn tần số làm việc cho các tuyến viba

theo quy định phân bổ tần số của cơ quan quản l. tần số vô tuyến điện.

- Phải chọn lựa thiết bị có tần số trung gian (IF) thích hợp để giảm nhiễu giữa các

kênh lân cận và kênh ảnh.



8.3. Công trình cáp quang

1) Cáp quang trong nội thành phải là tuyến cáp ngầm.

2) Các công trình cáp quang phải bảo đảm an toàn, thuận lợi cho quản l. tuyến cáp.

3) Khoảng cách tối thiểu giữa cáp quang chôn ngầm v à các công trình ngầm khác

cũng như cáp quang treo đối với các kiến trúc khác và hệ thống đường dây điện lực

phải được thực hiện theo quy định hiện h ành về khoảng cách an toàn trong Quy phạm

Trang bị điện của Bộ Công Thương.

85

8.4. Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông

1) Cấp chống sét

- Cấp thông thường: bao gồm các công trình viễn thông xây dựng ở các vùng có số

ngày dông nhỏ hơn 100 ngày/năm và điện trở đất ρ ≤ 100Ωm.

- Cấp đặc biệt: bao gồm các công tr ình viễn thông xây dựng ở các v ùng còn lại và

các công trình viễn thông xây dựng ở nơi hay bị sét đánh hoặc đã bị sét đánh.

- Cấp chống sét cho các công tr ình viễn thông được phép giảm một cấp khi công

trình nằm trong phạm vi góc bảo vệ của thiết bị chống sét của công tr ình khác, hoặc đi

trong thành phố, thị xã có nhiều vật kiến trúc nhô cao hơn.

- Trường hợp một công trình viễn thông bao gồm nhiều công tr ình, bộ phận xây

dựng tại cùng địa điểm phải lấy cấp chống sét của công tr ình bộ phận cao nhất làm cấp

chống sét thống nhất cho toàn công trình.

2) Hệ thống chống sét

- Đối tượng chống sét: đường dây trần; đường dây cáp (cáp sợi kim loại, cáp sợi

quang có thành phần kim loại, đường cáp treo, đường cáp chôn); thiết bị viễn thông

đặt trong trạm đầu cuối, trạm lặp; thiết bị đầu cuối; cột tháp viễn thông; đài, trạm và

thiết bị đặt trong đài/trạm vô tuyến, vi ba, trạm mặt đất.

- Đối với công trình viễn thông có cấp chống sét đặc biệt hoặ c nơi đã bị sét đánh,

cần chống sét với nhiều giải pháp tổng hợp v à toàn diện, các biện pháp chống sét nhiều

tầng, nhiều lớp, nhằm giảm dần quá điện áp sét gây ra theo chiều từ ngo ài trời vào

trong đài, trạm hoặc trước đầu vào của thiết bị đầu cuối.

- Khi điện áp khí quyển ngoài đường dây quá lớn, cho phép áp dụng các biện pháp

giảm nhỏ quá điện áp ngay ở đường dây trước khi đưa vào bộ bảo vệ cuối đường:

Đối với dây trần, cáp treo:

+ Làm liên tiếp 5 cột thu sét trước khi đến cột đầu cuối vào trạm máy;

+ Làm mỏ phóng điện phân cấp;

+ Làm dây đất trên không.

Đối với cáp chôn ngầm: làm dây chống sét chôn ngầm bảo vệ cáp chôn.

- Cáp đi ngầm trong hào cáp đô thị khi không đấu nối với đoạn dây trần n ào thì

không cần đặt bộ chống sét, nhưng vỏ kim loại của cáp phải nối đất.

- Đối với công trình vô tuyến viễn thông bao gồm nhiều công tr ình phụ thuộc như:

trạm biến áp, đường dây cấp nguồn điện, đường dây tín hiệu (dây trần hoặc dây cáp),

mạng điện hạ áp chiếu sáng, nhà ở, nhà kho xăng dầu, ống dẫn dầu, khí nước hơi bằng

kim loại... thì khi thiết kế chống sét phải theo quy phạm của các ng ành có liên quan,

sau đó điều chỉnh một cách tổng thể và toàn diện về mặt chống sét.

- Điện trở tiếp đất chống sét tại các đ ài, trạm thu, phát không được lớn hơn 10Ω. Các

hệ thống tiếp đất đấu chung vào tấm kim loại có trở kháng đột biến thấp.



8.5. Nối đất cho các công trình viễn thông

1) Nối đất trong mỗi công trình viễn thông phải đảm bảo 3 chức năng: nối đất công

tác; nối đất bảo vệ; nối đất chống sét.

86

2) Yêu cầu kỹ thuật nối đất trong các công tr ình viễn thông



- Các trạm biến áp hạ áp cung cấp cho các công tr ình viễn thông phải là các trạm

riêng, độc lập và phải được nối đất trung tính theo đúng quy phạm của an to àn điện

lực.

- Để đảm bảo an toàn trong công trình viễn thông, nguồn cấp điện phải l à hệ thống



cung cấp xoay chiều ba pha năm dây (TN-S).

8.6. An toàn các công trình thông tin đô thị

1) Vị trí lắp đặt các anten, chiều cao anten phải ph ù hợp quy định của pháp luật về

quy hoạch và kiến trúc đô thị; phù hợp các quy định của pháp luật về bảo đảm an to àn

hàng không.

2) Hệ thống các thiết bị phát sóng phải đảm bảo sử dụng tối ưu phổ tần vô tuyến điện,

tương thích điện từ với môi trường xung quanh;

3) Giảm mức phát xạ không mong muốn ở trị số thấp nhất theo quy phạm an to àn

thông tin đô thị đối với con người;

4) Hạn chế phát sóng ở những hướng không cần thiết;

5) Sử dụng mức công suất nhỏ nhất đủ để đảm bảo chất l ượng thông tin.



8.7. Đảm bảo an toàn thông tin phòng cháy, chữa cháy

- Hệ thống thông tin đô thị cần đảm bảo y êu cầu phục vụ thông tin báo cháy kịp thời

và chính xác thông qua mạng lưới thông tin công cộng và riêng biệt.

- Hệ thống phải có giải pháp kỹ thuật giúp cho việc phát hiện v à ngăn chặn các

thông tin báo cháy giả.

87

Chương 9



HỆ THỐNG THU GOM, PHÂN LOẠI, VẬN CHUYỂN, XỬ L. CHẤT THẢI

RẮN VÀ NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG

9.1. Quy định chung

1) Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải tuân theo các quy định

hiện hành về quản lý chất thải rắn, phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn của địa

phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2) Nhà vệ sinh công cộng trong đô thị phải tuân theo quy hoạch xây dựng đô thị đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.



9.2. Thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt đô thị

1) Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phụ thuộc vào qui mô dân số của đô

thị và được xác định được quy định tại bảng 9.1.

Bảng 9.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh và tỷ lệ thu gom

Loại đô thị Lượng chất thải rắn phát sinh

(kg/người-ngày)

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn

(%)

Đặc biệt, I 1,3 100

II 1,0 ≥95

III, IV 0,9 ≥90

V 0,8 ≥85

2) Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong đô thị phải đ ược thu gom theo tỷ lệ

được quy định trong bảng 9.1 và được phân loại tại nguồn. Chất thải rắn sinh hoạt đô

thị từ tất cả các nguồn thải khác nhau phải đ ược phân loại: các chất thải có thể thu hồi

để tái sử dụng, tái chế; các chất thải phải xử l., chôn lấp hoặc tiêu huỷ theo quy định

của pháp luật, tối thiểu là phân loại thành 2 loại: chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ và

các loại chất thải rắn khác.

3) Chất thải rắn thông thường phải được thu gom theo các phương thức phù hợp với

qui hoạch chung của đô thị:

- Thu gom chung áp dụng cho các đô thị loại III, IV v à V: chất thải rắn được chuyên

chở tập kết đến một địa điểm chung sau đó đ ược bốc lên xe và vận chuyển đến trạm xử

lý hoặc đến cơ sở xử l. chất thải rắn của đô thị.

- Thu gom theo khu vực áp dụng cho các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II: xe thu

gom chạy theo lịch đã định; dừng tại ngã ba, ngã tư, các hộ gia đình ở các khu vực

xung quanh mang những túi rác đến đổ vào xe, hoặc các hộ mang rác ra một địa điểm

tập kết (điểm tập kết rác cố định) sau đó xe c ơ giới đến thu gom và vận chuyển đi.

- Thu gom bên lề đường: các hộ đặt sẵn các túi rác trước cửa nhà và xe thu gom sẽ

vận chuyển đến nơi quy định. Hình thức thu gom này thích hợp đối với các khu vực có

đường sá rộng cho xe cơ giới vào được. Các ngõ nhỏ, đường hẹp, có thể sử dụng xe

đẩy tay loại nhỏ để đi thu gom, sau đó tập kết tại một địa điểm chung (cố định hoặc di

động) để xe cơ giới đến chuyên chở đến cơ sở xử l..

88

4) Các phương tiện lưu chứa tại chỗ phải được lựa chọn theo kích cỡ phù hợp với



thời gian lưu chứa.

- Dung tích các thùng đựng rác bên trong nhà phải được chuẩn theo kích cỡ tối thiểu

là 5lít và phù hợp với thời gian lưu chứa.

- Dung tích các thùng đựng rác đặt ở đường phố phải được chuẩn theo các cỡ tổi

thiểu là 100 lít và không lớn hơn 700 lít để đảm bảo tính mỹ quan của đô thị.

- Các thùng lưu chứa tại khu vực công cộng có kích cỡ tối thiểu 100 lít v à không lớn

hơn 1m3 để đảm bảo tính mỹ quan của đô thị.

5) Vị trí đặt các phương tiện lưu chứa

Trên các trục phố chính, các khu thương mại, công viên lớn, các bến xe và các nơi

công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu chứa chất thải rắn. Khoảng cách giữa

các thùng lưu chứa chất thải rắn không được lớn hơn 100m.

6) Thời gian lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt không quá hai ngày (48 giờ).

7) Kích thước và vật liệu của các phương tiện lưu chứa được quy định tại bảng 9.2.

Bảng 9.2. Kích thước, vật liệu của các phương tiện lưu chứa chất thải rắn sinh

hoạt đô thị

Thể tích ( lít)

TT Phương tiện

Tối thiểu Tối đa

Vật liệu,

kết cấu Phạm vi áp dụng

1 Túi nilon 5 10

Nilon, nhựa

HDPE


Chủ yếu tại nguồn phát

sinh là các hộ gia đình.

2

Thùng rác tại



hộ gia đình

5 50


Nhựa, kim

loại, gốm,

compozit

Chủ yếu tại nguồn phát

sinh là các hộ gia đình.

3

Thùng rác



công cộng 50 660

Nhựa, kim

loại, gốm,

compozit


Chủ yếu tại các khu vực

công cộng: đường phố,

quảng trường, công viên,

trường học, cơ quan

4 Xe gom 250 660

Kim loại hoặc

compozit

Trung chuyển chất thải từ

nguồn ra xe vận chuyển

trong trường hợp ngõ, phố

nhỏ hẹp

5 Container 1.000 15.000 Kim loại



Điểm thu chứa tập trung

đối với nhà máy, công

trường xây dựng

6 Kho chứa

Tuỳ theo khối

lượng chất thải

rắn của các cơ

sở, nhà máy

Xây gạch, nhà

khung thép

Tại các nhà máy, cơ sở

công nghiệp, khu/cụm

công nghiệp

89

9.3. Thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải rắn nguy hại

1) Thu gom và phân loại chất thải rắn nguy hại

- Việc thu gom và phân loại chất thải rắn nguy hại từ hoạt động y tế phải tuân thủ

theo quy định của Quy chế quản l. chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành.

- Việc thu gom và phân loại chất thải rắn nguy hại từ hoạt động công nghiệp phải

được tuân thủ theo quy định hiện hành về quản l. chất thải rắn.

2) Lưu chứa chất thải rắn nguy hại

- Nơi lưu chứa chất thải y tế nguy hại ở các c ơ sở y tế phải đảm bảo các điều kiện

theo quy định của Quy chế quản l. chất thải y tế do Bộ Y tế ban h ành.

- Nơi lưu chứa chất thải công nghiệp nguy hại tại các c ơ sở phát sinh phải được bố

trí ở các khu vực riêng biệt, có kết cấu bao che và các phương tiện an toàn phòng

chống cháy, nổ.

3) Thời gian lưu chứa chất thải rắn nguy hại

- Thời gian lưu chứa chất thải rắn y tế nguy hại bên trong các cơ sở y tế không được

quá 48 giờ.

- Thời gian lưu chứa chất thải công nghiệp nguy hại không được quá ba tháng đối

với các cơ sở phát sinh nguồn thải nhỏ (lượng chất thải phát sinh đến 1 tấn/tháng) và

không được quá một tháng đối với các cơ sở phát sinh nguồn thải lớn (lượng chất thải

phát sinh lớn hơn 1 tấn/tháng).

4) Màu sắc và dấu hiệu cảnh báo của các phương tiện lưu chứa

- Màu sắc của các phương tiện lưu chứa chất thải y tế nguy hại phải tuân thủ theo hệ

thống mã hóa màu sắc chuẩn mực đã được qui định: màu vàng chứa đựng chất thải

lâm sàng, màu đen chứa đựng chất thải hóa học, phóng xạ, thuốc gây độc tế b ào và

màu xanh chứa đựng các chất thải khác. Bên ngoài phương tiện lưu giữ này phải có

biểu tượng về nguy hại sinh học theo đúng qui định.

- Màu sắc của các phương tiện lưu chứa chất thải công nghiệp nguy hại phải tuân thủ

theo hệ thống cảnh báo đúng qui định.

- Trên các phương tiện lưu chứa chất thải công nghiệp nguy hại phải có nh ãn mác

với các thông tin cần thiết về nguồn gốc, chủng loại v à đặc tính chất thải nguy hại.



9.4. Vận chuyển chất thải rắn

1) Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị phải l à những phương

tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn môi trường.

2) Các loại chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên

dụng dành riêng đối với chất thải nguy hại và phải có các biển báo về tính độc hại của

loại chất thải và được cấp phép hoạt động.

3) Phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện chuyên chở chất thải

nguy hại phải đăng k. với cơ quan quản l. nhà nước về bảo vệ môi trường và phải

được cấp phép chuyên chở chất thải nguy hại.

4) Mọi phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được trang bị:

- Các phương tiện phòng cháy chữa cháy.

90

- Các thiết bị an toàn cần thiết như trang bị bảo hộ cá nhân, vật liệu hấp thụ đề phòng



trường hợp bị rò rỉ và tràn chất thải lỏng, và các trang bị/dụng cụ sơ cứu.

5) Các phương tiện chuyên chở chất thải lây nhiễm không được sử dụng vào mục

đích khác và phải được làm vệ sinh, tẩy uế sau mỗi lần chuy ên chở.

6) Áp dụng các phương thức vận chuyển chất thải rắn dưới đây cho các khu dân cư

đô thị và khu công nghiệp:

- Vận chuyển từ các khu dân cư đô thị:

+ Từ các hộ gia đình tới trạm trung chuyển cỡ nhỏ hoặc vừa: bằng xe đẩy thủ công

hoặc xe máy có gắn thùng (xe lam), có lớp đáy riêng biệt để thu nước rỉ rác.

+ Từ các thùng rác công cộng: bằng xe đẩy thủ công, xe máy có gắn th ùng, xe tải

hoặc xe tải chuyên dụng.

+ Từ trạm trung chuyển tới cơ sở xử l. chất thải rắn đô thị bằng xe tải cỡ vừa hoặc

xe tải chuyên dụng.

- Vận chuyển từ các khu công nghiệp đến c ơ sở xử l. chất thải rắn của đô thị bằng

xe tải cỡ vừa hoặc xe chuyên dụng.

- Vận chuyển từ các trạm trung chuyển cỡ lớn đến c ơ sở xử l. chất thải rắn sinh hoạt

của đô thị bằng xe tải cỡ lớn hoặc xe chuyên dụng.

Các phương tiện vận chuyển chuyên chở chất thải rắn được quy định tại bảng 9.3.


Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương