BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng



tải về 0.74 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4.11. Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng

Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng phải được quy hoạch và tuân thủ

các quy định của QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”.

4.12. Đường ôtô chuyên dụng

Độ dốc của đường ôtô chuyên dụng trong đô thị phục vụ việc vận chuyển cho khu

công nghiệp, nhà máy, kho tàng, bến cảng..., thành phần xe chạy trên đường chủ yếu là

các xe tải nặng, xe tải kéo móc, xe contain ơ, được quy định như sau:

- Độ dốc dọc lớn nhất của đường thiết kế là 4%.

- Độ dốc siêu cao lớn nhất là 6%.

Bán kính tối thiểu đường cong nằm tính toán cho trường hợp trên đường có nhiều xe

rơ-mooc phải phù hợp với loại xe có kích thước lớn nhất.



4.13. Đường sắt đô thị

4.13.1. Đường sắt nội đô

Đường sắt đô thị bao gồm đường tầu điện ngầm, đường tầu điện trên cao, đường xe

điện bánh sắt và đường sắt nội đô. Qui hoạch và thiết kế đường sắt nội đô thị phải tuân

theo Luật đường sắt, quy định của QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”

và các các qui định về thiết kế đường sắt hiện hành.

4.13.2. Đường xe điện

1) Chiều rộng nền đường xe điện trên đoạn thẳng được quy định tại bảng 4.10.

2) Chiều dài trạm đỗ xe điện bằng chiều dài đoàn xe cộng thêm 5m. Chiều rộng trạm

đỗ xe phụ thuộc vào lưu lượng hành khách nhưng không được nhỏ hơn 3m.



Bảng 4.10. Chiều rộng tối thiểu của nền đường xe điện (m)

Chiều rộng (m)

Đặc điểm tuyến

Đường đôi Đường đơn

Tuyến trên nền chung không có cột ở giữa 6,6 3,6

Tuyến trên nền riêng 8,8 3,8

4.13.3.Đường tầu điện ngầm và đường sắt trên cao

1) Đối với đô thị loại đặc biệt và đối với đô thị có dân số trên 1 triệu dân, trong quy

hoạch xây dựng đô thị phải xem xét ph ương án xây dựng đường tầu điện ngầm và

52

đường sắt trên cao khi phân tích kinh tế – kỹ thuật lựa chọn loại hình giao thông vận



tải công cộng.

2) Quy hoạch, thiết kế đường tầu điện ngầm và đường sắt trên cao tuân thủ Luật

Đường sắt và QCVN 08:2009/BXD ”Công trình ngầm đô thị, Phần 1- Tàu điện

ngầm”.


3) Khổ đường sắt đối với đường tầu điện ngầm và đường sắt trên cao là 1.435mm.

4) Các yêu cầu về tốc độ thiết kế và các tiêu chuẩn hình học giới hạn đối với đường

tầu điện ngầm quy định như sau đây:

- Tốc độ thiết kế (km/h) 200 350

- Bán kính tối thiểu (m) 2.000 5.000

- Chiều dài đường cong nằm tối thiểu 1 đoàn tàu

- Siêu cao tối đa trên đoạn cong tròn (mm) 150

- Biến đổi siêu cao trên đoạn cong chuyển tiếp ‰ ≤ 1

- Đoạn thẳng giữa 2 đường cong (min) 1 đoàn tàu

- Độ dốc dọc tối đa ‰ 25

- Độ dốc dọc tối thiểu đối với đoạn đường có rãnh dọc ‰ 3

- Chiều dài đoạn dốc tối thiểu (đoạn đổi dốc) 1 đoàn tàu

- Bề rộng từ tim đến vai đường (m) 4 - 4,5

- Khoảng cách giữa 2 tim đường (m) 4,3 - 5,0

- Giao cắt với mọi đường khác Khác mức

5) Các yêu cầu về tốc độ thiết kế và các tiêu chuẩn hình học giới hạn đối với đường

sắt trên cao quy định như sau đây:

- Tốc độ thiết kế (km/h) ≤100

- Bán kính tối thiểu (m) 300

- Chiều dài đường cong nằm tối thiểu (m) 25

- Siêu cao tối đa trên đoạn cong tròn (mm) 120mm

- Biến đổi siêu cao trên đoạn cong chuyển tiếp ‰ ≤1

- Đoạn thẳng tối thiểu giữa 2 đường cong (m) 25

- Độ dốc dọc tối đa ‰ 30

- Chiều dài đoạn dốc tối thiểu (m) 50

- Giao nhau với mọi đường khác Khác mức

6) Đường sắt đô thị nếu là dạng phối hợp cả đi ngầm, đi tr ên cao và đi mặt đất thì

đoạn đi trên mặt đất phải có hàng rào bảo vệ 2 bên đường và giao cắt lập thể với mọi

đường khác.

53

7) Các ga tầu điện ngầm và đường sắt trên cao được bố trí gần các khu tập trung dân



cư, gần các đầu mối giao thông.

8) Các ga của đường tầu điện ngầm có bố trí hệ thống thang máy, cầu than g tự động,

có khu vệ sinh phục vụ hành chính, có hệ thống bán vé và kiểm tra vé tự động.

9) Các ga của đường sắt trên cao có hệ thống lên xuống dạng bậc thang, mỗi bậc cao

không quá 15cm và có đường xe lăn giành cho người khuyết tật và trẻ em hoặc cầu

thang tự động.

10) Quy hoạch, thiết kế hầm phải đảm bảo các y êu cầu về kỹ thuật, khai thác sử dụng

vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn, tiện lợi giao thông, hệ thống thông

gió, cấp thoát nước, chiếu sáng, hầm thoát hiểm, cấp điện, thông tin, tín hiệu và hệ

thống kiểm soát khai thác vận hành đường tầu điện ngầm.



4.14. Đường thuỷ nội địa

Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông đường thủy nội địa trong đô thị phải

phù hợp với qui hoạch xây dựng đô thị, phải tuân theo các điều qui định trong Luật

giao thông đường thủy và QCXDVN 01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”.



4.15. Đường hàng không

Quy hoạch giao thông vận tải hàng không phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô

thị, quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không và QCXDVN 01:2008/BXD

”Quy hoạch xây dựng”.



4.16. Nút giao thông trong đô thị

4.16.1. Tổ chức nút giao nhau

1) Nguyên tắc tổ chức nút giao nhau đường đô thị cho ở bảng 4.11.



Bảng 4.11. Nguyên tắc tổ chức giao nhau cùng mức, khác mức tại các đô thị đặc

biệt và loại I

Các loại

đường đô thị

Đường cao

tốc đô thị Đường trục đô thị Đường trục khu đô

thị (đường gom)

Đường nội bộ

khu đô thị

Đường cao

tốc đô thị Khác mức Khác mức Khác mức Khác mức

Đường trục

đô thị Khác mức

Khác mức hoặc

cùng mức có đèn tín

hiệu


Cùng mức có đèn tín

hiệu hoặc khác mức Khác mức

Đường trục

khu đô thị

(đường gom)

Khác mức Cùng mức có đèn tín

hiệu hoặc khác mức

Cùng mức có đèn tín

hiệu Cùng mức

Đường nội

bộ khu đô thị Khác mức Khác mức Cùng mức Cùng mức

Chú thích:

- Giao nhau khác mức có thể có hoặc không có các nhánh nối li ên thông tuỳ theo cách tổ chức giao

thông;

- Với đô thị loại 2, 3 và khu đô thị cải tạo, tuỳ theo điều kiện giao thông v à điều kiện xây dựng để



chọn loại hình giao nhau phù hợp.

54

2) Loại hình nút giao thông căn cứ vào nguyên tắc tổ chức giao thông cho trong bảng



4.11, đồng thời có xét tới điều kiện sử dụng đất , khả năng đầu tư và khả năng cải tạo

nâng cấp sau này.



4.16.2. Các yêu cầu nút giao thông cùng mức

1) Tầm nhìn

- Phải đảm bảo cho người lái xe đi trên tất cả các nhánh đường dẫn vào nút nhận biết

rõ sự hiện diện của nút và các tín hiệu đèn, biển báo có liên quan tới nút từ cự ly quy

định của thiết kế nút giao thông hiện h ành.

- Tại các nút giao thông không có đèn điều khiển hoặc không có biển báo dừng xe

khi vào nút thì phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu dừng xe và trong phạm vi tam giác

nhìn phải đảm bảo thông thoáng, không có các ch ướng ngại vật cản trở tầm nhìn xe

các nhánh đi vào nút. Tầm nhìn dừng xe quy định phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của

các đường dẫn vào nút, lấy theo bảng 4.2.

- Trong trường hợp không thể đảm bảo tầm nhìn tính toán phải có biển báo hạn chế

tốc độ.


2) Góc giao

Góc giao giữa các đường dẫn vào nút phải gần vuông góc. Khi góc giao nhỏ h ơn 600

thì phải tìm giải pháp cải thiện góc giao.

3) Nút giao

- Nút giao phải đặt ở các đoạn đường thẳng, trường hợp cá biệt phải đặt trên đường

cong thì bán kính đường cong phải lớn hơn bán kính tối thiểu không siêu cao.

- Nút giao phải đặt ở các đoạn đường có dốc thoải. Trong mọi trường hợp không cho

phép đặt nút giao ở các đoạn đường có dốc lớn hơn 4%.

- Không đặt nút giao ngay sau đỉnh đường cong đứng lồi do bị hạn chế tầm nh ìn khi

vào nút.


- Nút giao phải có quy hoạch thoát nước và phải đảm bảo nước mưa không chảy vào

trung tâm nút giao.

4) Tốc độ thiết kế nút giao cùng mức

Với luồng xe đi thẳng, tốc độ thiết kế bằng tốc độ thiết kế của đoạn ngoài nút sẽ đi qua

nút. Với luồng xe rẽ phải, rẽ trái tốc độ thiết kế phụ thuộc v ào điều kiện không gian

xây dựng nút, điều kiện giao thông, nh ưng trong mọi trường hợp là:

- Với luồng xe rẽ phải, tốc độ thiết kế không v ượt quá 0,6 tốc độ thiết kế của đoạn

đường ngoài nút.

- Với luồng xe rẽ trái, tốc độ thiết kế không v ượt quá 0,4 tốc độ thiết kế của đoạn

đường ngoài nút.

- Trong mọi trường hợp tốc độ thiết kế tối thiểu không nhỏ h ơn 15km/h cho các

luồng rẽ (trái và phải).

- Đối với đường nội bộ, đường khu vực trong điều kiện đặc biệt cho phép sử dụng

bán kính tính theo bó vỉa tối thiểu là 5-8m

5) Đảo giao thông

55

- Các loại đảo giao thông: đảo phân cách là các đảo được bố trí trên đường để phân



cách các dòng xe chạy ngược chiều nhau và làm chỗ trú chân cho bộ hành ở các nút

giao thông rộng, để hướng dẫn rẽ trái trên đường chính; đảo dẫn hướng được bố trí

trên đường phụ để dẫn hướng luồng xe chạy; đảo tam giác (đảo góc) để hướng dẫn xe

rẽ phải; đảo giọt nước có tác dụng phân cách các d òng xe và để hướng dẫn xe rẽ trái từ

đường phụ ra đường chính và rẽ trái từ đường chính ra đường phụ.

- Hình dạng các đảo tam giác, đảo giọt n ước phải theo dạng quỹ đạo xe chạy khi rẽ.

- Đảo giao thông phải bố trí thuận lợi cho các h ướng xe ưu tiên, hướng dẫn rõ ràng

các luồng xe chạy, không gây tâm lý lưỡng lự đối với lái xe.

6) Làn chuyển tốc.

Làn chuyển tốc được bố trí ở các chỗ xe rẽ phải hoặc rẽ trái. L àn chuyển tốc được gọi

là làn tăng tốc nếu xe từ đường có tốc độ thấp vào đường có tốc độ cao và làn giảm tốc

được bố trí nếu xe từ đường có tốc độ cao vào đường có tốc độ thấp.



4.16.3. Nút giao thông khác mức

Nút giao nhau khác mức được lựa chọn qua phân tích kinh tế - kỹ thuật. Loại hình nút

giao được thực hiện theo các chỉ dẫn trong bảng 4.11.

Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế các nhánh rẽ trong nút gia o khác mức như tốc độ thiết kế

các nhánh nối (nhánh rẽ), bán kính tối thiểu, độ dốc si êu cao, chiều dài đoạn chuyển

tiếp, kích thước mặt cắt ngang, độ dốc tối đa của các đ ường nhánh rẽ phải tuân thủ

theo các giới hạn qui định ở bảng 4.2.

4.17. Cầu trong đô thị

4.17.1.Các loại cầu trong đô thị

- Cầu cho giao thông đô thị: cầu đường ô tô, đường sắt nội đô, cầu bộ hành.

- Cầu cho các loại đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

4.17.2. Các quy định đối với cầu trong đô thị

1) Vị trí cầu phải phù hợp quy hoạch đô thị.

2) Yêu cầu an toàn giao thông trên và dưới cầu

- Chiều rộng cầu không được nhỏ hơn chiều rộng của đoạn đường đầu cầu, bao gồm

cả lề đường hoặc bó vỉa, rãnh nước và đường người đi bộ.

- Mặt đường trên cầu phải có độ nhám, dốc thoát n ước, mui luyện, siêu cao...phù

hợp những quy định của quy chuẩn về các công trình giao thông.

- Mố trụ phải được bảo vệ chống va quệt do xe cộ, tầu thuyền đi lại xuôi ng ược dưới

gầm cầu.

- Khổ giới hạn theo chiều đứng từ mực n ước cao nhất (mức nước lịch sử với tần suất

thiết kế) tới điểm thấp nhất ở đáy kết cấu n hịp tối thiểu phải là 0,5m (nếu có cây trôi

thì tối thiểu là 1,0m); tới mặt tấm kê gối cầu là 0,25m; đồng thời phải đảm bảo thông

thuyền (nếu có) với khổ giới hạn tuỳ theo cấp sông quy định tính từ mức n ước thông

thuyền thiết kế theo Luật Giao thông đường thủy.

- Hai bên lề cầu phải có lan can, rào chắn đảm bảo an toàn xe chạy và xe cộ, người

đi bộ trên cầu.

56

- Độ cao phần đường bộ hành trên cầu phải ≥300mm tính từ cao độ của mặt đường



xe chạy. Chiều cao tay vịn lan can trên cầu tối thiểu là 1.000mm.

3) Đảm bảo tính năng khai thác sử dụng công trình

- Bảo đảm yêu cầu cho giao thông: đối với cầu đô thị cho xe c ơ giới, độ dốc dọc mặt

cầu phần xe chạy không được lớn hơn 4%; tĩnh không tối thiểu dành cho xe cơ giới đi

lại dưới cầu là 4,75m.

- Hệ thống thoát nước trên mặt cầu phải bảo đảm quy tụ nước vào ống thoát nhanh

chóng nhất. Độ dốc ngang trên mặt cầu là 2%. Diện tích mặt cắt ngang tối thiểu của

ống thoát nước phải là 1cm2/1m2 mặt cầu. Đường kính trong của ống thoát không đ ược

nhỏ hơn 150mm. Miệng hố ga thu nước phải thấp hơn mặt đường trên cầu tối thiểu

10mm và phải có nắp đậy có lưới chống rác. Đầu dưới của ống thoát nước phải nhô ra

khỏi cấu kiện thấp nhất của kết cấu nhịp l à 100mm. Tại những nơi có đường chui dưới

cầu cần bố trí máng thu và ống thoát nước ra bên ngoài phạm vi của đường chui.

4) Đảm bảo mỹ quan công trình

Hình dáng của cầu phải hài hoà với cảnh quan môi trường, phù hợp với thiết kế đô thị.

5) Đảm bảo tính bền vững

Công trình phải chịu được các loại tải trọng và các tác động trong mọi tổ hợp bất lợi

nhất theo quy định của quy chuẩn các công trình giao thông. Thời gian sử dụng tính

toán cầu là 100 năm.



4.18. Hầm giao thông trong đô thị

Hầm giao thông bao gồm hầm cho đ ường ôtô, mô tô, hầm cho đường sắt, hầm bộ

hành. Xây dựng các hầm giao thông trong đô thị phải tuân thủ các qui định của quy

chuẩn các công trình giao thông và các qui định dưới đây.

1) Hầm giao thông trong đô thị phải kết hợp với các công trình trên mặt đất tạo thành

một hệ thống không gian thống nhất, thuận lợi cho mọi hoạt động v à sinh hoạt của cư

dân đô thị và an toàn giao thông.

2) Các công trình hầm giao thông phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị,

những nơi khan hiếm đất đai dành cho giao thông tĩnh cũng như động, hoặc tại các nút

giao thông cần giải quyết nạn ùn tắc.

3) Quy hoạch các công trình hầm giao thông đô thị phải căn cứ v ào đặc điểm của địa

hình, địa mạo; vị trí của những công tr ình kiến trúc hiện hữu bên trên, cũng như mạng

lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật sẵn có b ên dưới; điều kiện địa chất công

trình và địa chất thuỷ văn; mạng lưới giao thông và các công trình đô thị cần cải tạo…

để bảo đảm an toàn và thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại của người dân.

- Quy hoạch mặt đứng, độ sâu đặt các hầm giao thông trong đô thị phải căn cứ v ào

mạng lưới các hệ thống công trình ngầm cố định hiện có cũng như quy hoạch trong

tương lai (đường ống cấp thoát nước, cáp tải điện, cáp thông tin liên lạc, nền móng và

phần ngầm của nhà và công trình hiện hữu).

- Hầm giao thông qua đường phải làm nông để giảm bớt chiều dài hoặc độ dốc của

đoạn đường lên xuống hầm, nhất là đối với những hầm cho người đi bộ.

57

4) Các loại hầm giao thông dưới quảng trường dành riêng cho người đi bộ cần quy



hoạch các nhánh rẽ để có thể ra v ào theo nhiều lối khác nhau, phù hợp với quy hoạch

giao thông tổng thể trong quảng trường.

5) Qui định các giới hạn hình học đối với hầm giao thông

- Độ dốc dọc i của tuyến đường trong đoạn hầm kín không đ ược vượt quá 4% xét tới

hiệu ứng pittông và giảm lượng khí thải khi xe lên dốc. Trường hợp đường hầm ngắn,

imax cho phép tăng lên tới 6%. Trên các đoạn lộ thiên, độ dốc i của đường dẫn lộ thiên

ra vào đoạn hầm kín cho phép lấy trị số lớn nhất l à 6% để giảm bớt chiều dài và khối

lượng thi công toàn tuyến. Nếu mật độ xe tải loại nặng nhiều , độ dốc dọc lớn nhất cho

phép là 4% để bớt lượng khí thải độc hại do động cơ ôtô tải nặng gây ra khi lên dốc.

- Độ dốc dọc tối thiểu trên đường hầm không được nhỏ hơn 0,5%, cá biệt trong

trường hợp khó khăn là 0,3%.

- Độ dốc ngang của mui luyện tr ên đường ôtô trong hầm lấy nhỏ nhất l à 1,5% và lớn

nhất là 2%.

- Độ dốc siêu cao tại các đoạn hầm cong: nhỏ nhất là 2% và lớn nhất là 4%.

- Bán kính của đường cong đứng phụ thuộc vận tốc thiết kế v à cần đảm bảo tầm nhìn

(đường cong lồi) hoặc mức độ êm thuận (đường cong lõm) cho xe cơ giới. Bán kính

tối thiểu của đường cong lồi và lõm lấy theo bảng 4.2.

- Mặt bằng hầm giao thông là đường thẳng. Trường hợp bất khả kháng thì bán kính

cong trên mặt bằng của đường hầm đô thị cũng không được nhỏ hơn trị số giới hạn

quy định trong bảng 4.2.

- Đối với hầm có độ cong bán kính nhỏ th ì phải mở rộng phần xe chạy cho mỗi làn

xe chạy tối thiểu như qui định dưới đây:

Đối với đường hầm có 2 làn xe:

Khi bán kính cong R = 550-750m, độ mở rộng bằng 0,20m.

Khi bán kính cong R = 400-550m, độ mở rộng bằng 0,25m.

Khi bán kính cong R = 300 - 400m, độ mở rộng bằng 0,30.

Đối với đường hầm có 3 làn xe trở lên thì không cần mở rộng.

- Chiều rộng một làn xe tối thiểu là 3,75m cho dòng xe hỗn hợp và 2,75m cho hầm

thiết kế riêng cho xe con.

- Chiều rộng phần xe chạy phải được tính toán theo lưu lượng xe giờ cao điểm của

năm tính toán tương lai qui định đối với cấp đường thiết kế.

- Nếu đường hầm có bố trí đường bộ hành đi chung thì bề rộng bổ sung cho phần

hành lang đi bộ mỗi bên, rộng ít nhất là 1m, cao hơn mặt đường tối thiểu là 0,4m và có

rào chắn loại cứng ngăn cách phầ n xe chạy. Trường hợp không cho phép đi bộ trong

đường hầm xe cơ giới cũng phải bố trí hành lang rộng tối thiểu 0,75m bên cạnh làn

đường xe chạy để nhân viên phục vụ đi lại và đề phòng sự cố xảy ra cho hành khách

và lái xe lánh nạn. Trường hợp đặc biệt, hành lang phục vụ này cũng phải rộng ít nhất

là 0,4m.


6) Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Phải có giải pháp thoát nạn an

toàn cho người, phải có hệ thống chiếu sáng sự cố v à thông gió, thoát khói.

58

4.19. Tuy-nen và hào kỹ thuật

1) Đối với các đô thị xây dựng mới hoặc cải tạo, các công trình ngầm như đường ống

cấp nước, cáp điện, cáp thông tin,…trên các đường cao tốc, đường cấp đô thị và đường

cấp khu vực phải được bố trí chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật. Khi tiến hành cải

tạo, các đường dây, đường ống kỹ thuật cũ phải được dỡ bỏ trước khi thay thế bằng

đường dây, đường ống kỹ thuật mới.

2) Các tuy-nen kỹ thuật và hào kỹ thuật được bố trí trong phạm vi nền đường, dưới hè

đường, dải phân cách, dải cây xanh để thuận tiện khi xây dựng, sửa chữa, bảo tr ì

thường xuyên.

3) Các giải pháp kỹ thuật về cấu tạo các tuy -nen hoặc hào kỹ thuật tuân thủ các quy

định thiết kế tuy-nen và hào kỹ thuật hiện hành.

4.20. An toàn giao thông và các thi ết bị điều khiển, hướng dẫn giao thông

4.20.1. Đường ra, vào nối với đường trục đô thị và đường trục khu đô thị

Số lượng và vị trí các nút giao thông nối các đường trục khu đô thị với đường trục đô

thị, đường nội bộ khu đô thị với đường trục đô thị phải được quy hoạch hợp l.. Không

cho phép nối trực tiếp đường nội bộ khu đô thị với đường trục đô thị.



4.20.2. An toàn hai bên đường

1) Đảm bảo tầm nhìn hai bên đường và các nơi đường giao nhau.

2) Sử dụng các hàng rào chắn, ba-rie phòng hộ ở những đoạn đường nguy hiểm đối

với giao thông.

3) Trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện điều khiển và hướng dẫn giao thông: đèn

tín hiệu điều khiển giao thông, biể n báo, vạch sơn phân luồng.

4) Hạn chế các tín hiệu phi giao thông ở hai b ên đường gây mất tập trung đối với lái

xe: các biển quảng cáo, các biển thông tin khác không đ ược đặt gần các biển báo, thiết

bị điều khiển giao thông nếu chúng gây cản trở hoặc nhầm lẫn với các biển giao thông .

Không đặt các biển quảng cáo có sử dụng đ èn có công suất lớn, đèn nhấp nháy ở

những nơi có thiết bị điều khiển giao thông.

4.20.3. Phân luồng giao thông

Quy hoạch đường một chiều, phân luồng giao thông bằng vạch sơn, đảo phân cách,

đảo dẫn hướng, làn xe tăng tốc, giảm tốc ở các đường rẽ tại các nút giao thông.

4.20.4. Các thiết bị điều khiển, hướng dẫn giao thông

1) Biển báo hiệu

- Thực hiện theo các quy định trong Điều lệ biển báo hiệu đường bộ.

- Vạch sơn trên mặt đường tuân theo các quy định trong Điều lệ biển báo hiệu đường

bộ. Vật liệu sơn kẻ được sử dụng là vật liệu sơn và vật liệu chất dẻo chịu nhiệt độ. Cho

phép sử dụng loại vật liệu bê tông màu (trắng, vàng), gạch chuyên dụng, kim loại để

vạch sơn kẻ mặt đường.

2) Cọc tiêu

- Khi ta-luy âm (ta-luy đường đắp) cao từ 2m trở lên tại các đường cong bán kính

nhỏ và đường dẫn lên cầu thì phải bố trí cọc tiêu hoặc lan can phòng hộ. Đối với

đường có hè đường cao ≥0,20m thì không phải đặt cọc tiêu hoặc lan can phòng hộ.

59

- Cọc tiêu có tiết diện ngang hình tròn, vuông, tam giác, có kích thước không nhỏ



hơn 15cm; chiều cao cọc tiêu là 0,60m tính từ mặt đất, chiều sâu chôn chặt trong đất

không dưới 35cm.

- Cọc tiêu được sơn màu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ và dùng loại

sơn phản quang.

- Khoảng cách tối đa giữa các cọc ti êu, trên đường thẳng là 10m; trên đường vòng

tuỳ theo bán kính R, với R = 10 -30m là 2- 3m; nếu 30≤R≤100m là 4-6m; nếu R >

100m là 8-10m. Tại các đoạn đường cong chuyển tiếp cho phép bố trí dài hơn 2m so

với quy định trong phạm vi đường cong tròn. Trên các đoạn đường dốc, nếu i≥3% thì

khoảng cách tối đa giữa 2 cọc ti êu là 5m và nếu nhỏ hơn 3% là 10m. Mỗi hàng cọc

tiêu ít nhất phải có 6 cọc.

3) Ba-rie giao thông (lan can phòng h ộ)

- Ba-rie phòng hộ được bố trí để giảm mức độ tai nạn giao thông bằng cách chắn

giữ, dẫn lái, làm giảm tốc độ xe chạy mà không nguy hiểm cho xe.

- Ba-rie dải phân cách được đặt song song bên lề dải phân cách để ngăn chặn không

cho các phương tiện giao thông và người bộ hành đi ẩu cắt qua dải phân cách đâm vào

phương tiện giao thông ngược chiều.

- Ba-rie phải kéo dài ra ngoài phạm vi cần bảo vệ một đoạn tối thiểu là 10m.

4) Rào chắn

- Rào chắn ngăn ngừa không cho động vật, ng ười, phương tiện giao thông tuỳ tiện từ

hai bên đường đi vào đường giao thông chính, đặc biệt đối với đường cao tốc hoặc dọc

theo dải phân cách để ngăn không cho ng ười đi bộ cắt ngang đường qua dải phân cách.

- Rào chắn được đặt dọc theo mép đường ngay bên cạnh đường ranh giới phần xe

chạy.

4.20.5. Quy định đối với các công trình xây dựng dọc hai bên đường

1) Các công trình tập trung đông người và xe cộ (như chợ, rạp hát, sân vận động, cửa

hàng, kho tàng) phải có khoảng cách ”lùi” làm bãi đỗ xe và sân bãi tập kết người để

không ảnh hưởng tới giao thông trên đường.

2) Đảm bảo không cản trở tiêu nước của hệ thống thoát nước của đường và khu đất

xây dựng.

3) Không được xây dựng các công trình như cổng chào, tường quảng cáo, khẩu hiệu,

tượng đài làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

60

Chương 5

HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN ĐÔ THỊ

5.1. Quy định chung

1) Hệ thống cung cấp điện đô thị phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng l ượng điện của đô

thị cho thời gian hiện tại và tương lai sau 10 năm, bao gồm:

- Điện dân dụng cho các hộ gia đình;

- Điện cho các công trình công cộng;

- Điện cho các cơ sở sản xuất;

- Điện cho các cơ sở dịch vụ, thương mại;

- Điện chiếu sáng giao thông công cộng, quảng tr ường, công viên, các nơi vui chơi

giải trí công cộng;

- Các nhu cầu khác.

2) Hệ thống cung cấp điện đô thị phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ph ù hợp với

ba loại hộ dùng điện: hộ loại 1, loại 2 và loại 3. Loại hộ dùng điện sẽ được qui định

trong điều 5.2.

3) Hệ thống cung cấp điện đô thị được nối với hệ thống điện quốc gia v à chịu sự điều

phối của Trung tâm điều độ quốc gia.


Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương