BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Các quy định kỹ thuật đường ô tô đô thị



tải về 0.74 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4.3. Các quy định kỹ thuật đường ô tô đô thị

4.3.1. Bình đồ đường đô thị

Tầm nhìn tối thiểu trên bình đồ và mặt cắt dọc đường

- Không cho phép xây dựng các công trình và trồng cây cao quá 0,5m trong phạm vi

cần đảm bảo tầm nhìn.

Bán kính đường cong trên bình đồ

- Bảng 4.2 quy định trị số bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông

thường và tối thiểu không yêu cầu bố trí siêu cao. Bán kính đường cong được tính theo

tim đường.

- Với đường phố cải tạo và đối với đường mới địa hình đặc biệt khó khăn, nếu có

căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm trị số tầm nhìn cho trong bảng 4.2. Khi đó

phải có biển báo hạn chế tốc độ.

- Tại các nút giao thông đô thị, bán kính đường cong được tính theo bó vỉa và tối

thiểu là 12m, tại các quảng trường giao thông là 15m. Ở các đô thị cải tạo bán kính ở

các nút giao cho phép giảm xuống còn 5-8m.

- Bán kính quay xe ở các phố cụt không nhỏ hơn 10m đối với dạng quay vòng xuyến

và diện tích là 12 x 12m đối với dạng bãi quay xe không phải là vòng xuyến.

Nối tiếp đoạn thẳng và đoạn cong tròn

- Khi VTK ≥ 60km/h giữa đoạn thẳng và đoạn cong tròn được nối tiếp bằng đường

cong chuyển tiếp.

- Khi đường cong có bố trí siêu cao thì cần có một đoạn nối siêu cao, trên đó mặt cắt

ngang 2 mái ở đoạn thẳng được chuyển dần thành mặt cắt ngang một mái tại đoạn

cong tròn.



4.3.2. Mặt cắt dọc đường đô thị

1) Mặt cắt dọc đường được xác định theo tim đường phần xe chạy. Trong trường hợp

ở giữa đường có đường xe điện thì mặt cắt dọc được xác định theo tim đường xe điện.

43

Bảng 4.2. Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc đường



Tốc độ thiết kế (km/h)

TT Các yếu tố

100 80 60 50 40 30 20

Bán kính đường cong nằm,

(m) (1)

- Tối thiểu giới hạn 400 250 125 80 60 30 15



- Tối thiểu thông thường 600 400 200 100 75 50 50

1

- Tối thiểu không siêu cao 4000 2500 1500 1000 600 350 250



2 Tầm nhìn dừng xe, (m) (2) 150 100 75 55 40 30 20

3 Tầm nhìn vượt xe, (m) (3) - 550 350 300 200 150 100

4 Độ dốc dọc lớn nhất, 0/00

(4) 40 50 60 60 70 80 90

5 Độ dốc siêu cao lớn nhất % 8 8 7 6 6 6 6

6 Chiều dài tối thiểu đổi dốc, (m) 200 150 100 80 70 50 30

Bán kính đường cong đứng tối

thiểu, (m) (5)

7

a. Lồi: - Thông thường



- Giới hạn

b. Lõm: - Thông thường

- Giới hạn

10000


6500

4500


3000

4500


3000

3000


2000

2000


1400

1500


1000

1200


800

1000


700

700


450

700


450

400


250

400


250

200


100

200


100

8 Chiều dài đường cong đứng tối

thiểu, (m)

85 70 50 40 35 25 20



Chú thích:

(1) Bán kính đường cong nằm ghi trong bảng chỉ áp dụng đối với các đoạn đ ường vòng, không áp

dụng ở các nút giao nhau.

(2) Tầm nhìn 2 xe đi ngược chiều (2 xe gặp nhau) lấy bằng 2 lần tầm nh ìn dừng xe.

Đối với các nút giao đơn giản cho phép không bố trí siêu cao và đoạn nối siêu cao hoặc độ dốc siêu

cao bằng độ dốc ngang mặt đường.

(3) Tầm nhìn vượt xe không yêu cầu đối với đường cao tốc, đường có dải phân cách giữa, đường một

chiều.


(4) Độ dốc dọc lớn nhất ở các địa hình khó khăn (vùng núi) cho phép tăng lên 2% so với quy định ghi

trong bảng đối với đường gom, đường nội bộ và 1% đối với đường trục.

(5) Bán kính đường cong nằm và đường cong đứng quy định 2 giá trị: bán kính giới hạn l à bán kính

nhỏ nhất và được dùng ở những địa hình khó khăn đặc biệt; bán kính thông thường là bán kính tối

thiểu, khuyến cáo sử dụng trong trường hợp địa hình không quá phức tạp. Trong mọi trường hợp sử

dụng bán kính càng lớn càng tốt.

2) Mặt cắt dọc đường phải phù hợp với quy hoạch thiết kế san nền theo yêu cầu thoát

nước của đường và kiến trúc chung khu vực xây dựng hai bên đường đô thị.

3) Độ dốc dọc lớn nhất của đường được quy định tại bảng 4.2. Đối với đường vùng

núi, đường phố cải tạo, nếu có đủ căn cứ kỹ thuật th ì cho phép tăng độ dốc lớn nhất

ghi trong bảng 4.2 thêm 10‰ đối với đường trục chính đô thị và 20‰ đối với đường

trục khu đô thị và đường nội bộ khu đô thị. Độ dốc dọc đường trong hầm (trừ chiều dài

hầm ngắn hơn 50m) và đường lên cầu vượt không được lớn hơn 40‰. Đối với đường

có trắc dọc cho mỗi hướng xe chạy thì độ dốc lớn nhất của đoạn xuống dốc cho phép

tăng 20‰ so với độ dốc dọc lớn nhất cho trong bảng 4.2.

44

4) Ở các đoạn đường cong bán kính từ 15 đến 45m thì độ dốc lớn nhất cho trong bảng



4.2 phải giảm bớt độ dốc dọc theo trị số cho trong bảng 4.3.

Bảng 4.3. Giảm độ dốc trên đường cong

Bán kính đường cong (m) 30-45 30 25 20 15

Giảm độ dốc dọc () 10 15 20 25 30

5) Trên những tuyến đường có nhiều xe tải và xe đạp, độ dốc lớn nhất của đường cho

phép là 40‰, trừ trường hợp cá biệt.

6) Độ dốc dọc tối thiểu của đường được thiết kế là 5‰, cá biệt 3‰. Trong trường hợp

không đảm bảo được yêu cầu trên thì mặt cắt dọc xây dựng theo dạng răng cưa với độ

dốc rãnh là 3‰ và phải bố trí giếng thu nước mưa ở nơi nước rãnh tập trung.

7) Đường cong đứng ở những nơi đổi độ dốc trên mặt cắt dọc khi hiệu đại số hai độ

dốc kề nhau phải bằng hoặc lớn hơn quy định sau đây: đối với tốc độ thiết kế VTK ≥

60km/h là 1% và đối với VTK < 60km/h là 2% . Dạng đường cong theo parabol bậc 2

hoặc đường cong tròn.

8) Bán kính tối thiểu của đường cong đứng lấy theo bảng 4.2; trường hợp đặc biệt khi

có các căn cứ kinh tế - kỹ thuật, cho phép giảm bán kính tối thiểu xuống một cấp .



4.3.3. Mặt cắt ngang đường đô thị

1) Đường cao tốc

Tiêu chuẩn các yếu tố mặt cắt ngang đường cao tốc (số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều

rộng an toàn, chiều rộng đường) được quy định tại bảng 4.4.

2) Đường trục đô thị có . nghĩa to àn thành phố và liên khu vực

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được quy định trong bảng 4.4. Phải

tách phần đường dùng cho trục giao thông chạy suốt và phần đường dùng cho giao

thông nội bộ khu vực. Nếu phần đường dành cho giao thông đường trục có số làn

xe ≥ 4 thì bố trí dải phân cách giữa để tách hai dòng xe ngược chiều, chiều rộng dải

phân cách tối thiểu là 2m.

3) Đường khu vực

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được qui định ở bảng 4.4. Trên đường

gom khu vực phải tách riêng phần đường dành cho xe cơ giới và phần đường dành cho

xe đạp, xe thô sơ bằng vạch sơn liền hoặc dải phân cách hoặc r ào chắn.

4) Đường nội bộ

Số làn xe, chiều rộng làn xe, chiều rộng đường được qui định tại bảng 4.4.

5) Đối với các đường phố cải tạo, chiều rộng của các cấp đ ường cho phép giảm xuống

cho phù hợp với điều kiện hiện trạng cụ thể, nh ưng chiều rộng lộ giới đường không

được nhỏ hơn 4,0m.

6) Những quy định về các bộ phận của mặt cắt ngang đường đô thị

- Các quy định hình học cho trong bảng 4.4 được áp dụng chủ yếu cho các đô thị loại

lớn (loại đặc biệt và loại I, II). Đối với các đô thị loại vừa và nhỏ (III, IV, V) các trị số

cho trong bảng này được điều chỉnh cho phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm của

đô thị.


45

- Số làn xe thực tế của tuyến đường được xác định phụ thuộc vào lưu lượng xe tính

toán N (xeqđ/h) của giờ cao điểm tính toán tương lai, khả năng thông hành tính toán

cho 1 làn xe NTX và hệ số sử dụng khả năng thông xe Z (số làn xe n = N/ZNTX). Lưu

lượng xe tính toán giờ cao điểm được xác định theo tài liệu đếm xe thực tế, nếu không

có số liệu thực tế thì tính gần đúng bằng 0,10-0,15 lưu lượng xe ngày đêm.



Bảng 4.4. Quy định kích thước tối thiểu mặt cắt ngang đường đô thị

Cấp

đường Cấp đường

Tốc độ

thiết kế

(Km/h)

Số làn

xe

2 chiều

Chiều

rộng

1 làn xe

(m)

Chiều

rộng dải

an toàn

(m)

Chiều

rộng

đường

min-max

(m)

1. Đường cao tốc đô thị 100

80

4

4



3,75

3,75


0,75

0,50


27-110

27-90


2. Đường trục chính đô

thị


80-100 4 3,75 0,50 30-80

3. Đường trục đô thị 80-100 4 3,75 0,50 30-70

Cấp đô

thị


4. Đường liên khu vực 60-80 4 3,75 0,50 30-50

5. Đường Cấp chính khu vực 50-60 2 3,5 0,50 22-35

khu

vực 6. Đường khu vực 40-50 2 3,5 - 16-25



7. Đường phân khu vực 30-40 2 3,5 - 13-20

8. Đường nhóm nhà ở,

vào nhà

20-30 1 3,0 7-15



Cấp

nội bộ


9. Đường xe đạp

Đường đi bộ

- -

1,5


0,75

≥3

≥1,5



Bảng 4.5. Độ dốc ngang phần xe chạy

Độ dốc ngang phần xe chạy nhỏ nhất v à lớn nhất ()

Loại mặt đường Đường phố Quảng trường, bến xe

Bê tông nhựa, bêtông ximăng

Bê tông lắp ghép

Các loại mặt đường nhựa khác

Đá dăm, cấp phối

Cấp thấp


15-20

20-25


15-20

20-30


25-40

15 - 20


15-20

15-20


-

-

- Chiều rộng của đường cho trong bảng 4.4 được phép tăng lên theo tính toán cụ thể,



khi trên đường có bố trí đường sắt đô thị, đường xe điện, đường ôtô bu.t tốc hành,

đường ôtô quá cảnh.

- Độ dốc ngang phần xe chạy được qui định tại bảng 4.5.

- Chiều rộng hè phố lấy theo bảng 4.6 phụ thuộc vào loại đường, cấp đường thiết kế.

- Trên các đoạn đường cong bán kính nhỏ hơn 250m phần xe chạy phải được mở

rộng. Độ mở rộng và cách bố trí phần mở rộng trên đường cong tròn và đường cong

nối tiếp phải tuân theo các quy định thiết kế đ ường ôtô hiện hành.

46

4.4. Quảng trường

1) Quảng trường trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại phải tách

đường đi bộ và đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chính chạy qua khu

vực quảng trường. Phần dành cho giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe

công cộng.

2) Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu cần phải thiết kế theo sơ đồ tổ

chức giao thông.

3) Quảng trường đầu mối giao thông cần quy hoạch đảm bảo h ành khách có thể

chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác được thuận tiện, nhanh chóng và an

toàn.

4.5. Hè phố, đường đi bộ và đường xe đạp

4.5.1. Hè phố

1) Trên hè phố không được bố trí mương thoát nước mưa dạng hở.

2) Chiều rộng 1 làn người đi bộ trên hè phố được quy định tối thiểu là 0,75m. Chiều

rộng tối thiểu của hè phố được quy định tại bảng 4.6.



Bảng 4.6. Chiều rộng tối thiểu của h è phố đi bộ dọc theo đường phố (m)

Loại đường phố Chiều rộng vỉa hè mỗi bên đường

- Đường cấp đô thị, đường phố tiếp xúc

với lối vào trung tâm thương mại, chợ,

trung tâm văn hoá...

- Đường cấp khu vực

- Đường phân khu vực

- Đường nhóm nhà ở

6,0 (4,0)

4,5 (3,0)

3,0 (2,0)

Không quy định

Chú thích: Trị số ghi trong dấu ngoặc áp dụng đối với tr ường hợp đặc biệt khó khăn về điều kiện xây

dựng.


3) Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ cho ở bảng 4.7.

4) Dốc ngang của hè phố

Độ dốc ngang hè phố tối thiểu là 1% và tối đa là 4% và có hướng đổ ra mặt đường.

Bảng 4.7. Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ (ng/h)

Điều kiện đi bộ Khả năng thông hành (ng/h)

Dọc hè phố có cửa hàng, nhà cửa

Hè tách xa nhà và cửa hàng

Hè trong dải cây xanh

Đường dạo chơi

Dải đi bộ qua đường

700

800


1000

600


1200

47

5) Bó vỉa hè



Đỉnh bó vỉa ở hè phố và đảo giao thông phải cao hơn mép phần xe chạy ít nhất là

12,5cm, ở các dải phân cách là 30cm. Tại các lối rẽ vào khu nhà ở chiều cao bó vỉa là

5-8cm và dùng bó vỉa dạng vát. Trên những đoạn bằng, rãnh phải làm theo kiểu răng

cưa để thoát nước thì cao độ đỉnh bó vỉa cao hơn đáy rãnh 15-30cm.



4.5.2. Đường đi bộ

1) Đường đi bộ phải cách ly giao thông c ơ giới bằng dải phân cách cứng, r ào chắn

hoặc dải cây xanh.

2) Độ dốc ngang mặt đường tối thiểu là 1% và tối đa là 4%.

3) Độ dốc dọc của đường đi bộ và hè phố trong trường hợp vượt quá 40% thì phải làm

đường dạng bậc thang, mỗi bậc thang cao tối đa là 15cm, chiều rộng tối thiểu là 30cm.

Trên các đường bậc thang cần phải thiết kế đ ường xe lăn giành cho người khuyết tật

và trẻ em.

4) Đường bộ hành qua đường được quy định ở tất cả đường cấp đô thị và cấp khu

vực. Hình thức giao cắt cùng mức thông thường, giao cắt cùng mức có tín hiệu đèn,

giao cắt khác mức dạng cầu vượt hay hầm chui được chọn theo lưu lượng giao thông

cơ giới, lưu lượng bộ hành.

5) Đường bộ hành qua đường xe chạy loại cùng mức phải đảm bảo có chiều rộng lớn

hơn 6m đối với đường chính và lớn hơn 4m đối với đường khu vực. Khoảng cách giữa

2 đường bộ qua đường lớn hơn 300m đối với đường chính và lớn hơn 200m đối với

đường khu vực.

6) Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộ được bố trí tại các nút giao thông có l ưu lượng

xe lớn hơn 2.000 xeqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn hơn 100 người/h (tính ở giờ cao

điểm), bố trí tại các nút giao thông khác mức, nút giao thông giữa đ ường đô thị với

đường sắt, các ga tầu điện ngầm, g ần sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm v à cầu

bộ hành ≥ 500m. Bề rộng của hầm và cầu vượt qua đường được xác định theo lưu

lượng bộ hành giờ cao điểm tính toán, nhưng phải lớn hơn 3m.



4.5.3. Đường xe đạp

1) Dọc theo đường phố từ cấp đường chính khu vực trở lên, phải bố trí đường dành

riêng cho xe đạp.

2) Đường xe đạp được bố trí ở làn xe ngoài cùng hai bên đường phố. Đối với đường

trục chính đô thị phải có dải phân cách hoặc h àng rào phân cách giữa phần đường dành

cho xe cơ giới và phần đường dành cho xe thô sơ (xe đạp, xích lô, …); đối với đường

trục liên khu thì trong trường hợp khó khăn cho phép thay dải phân cách, rào phân

cách bằng vạch sơn liền. Đối với các loại đường khác cho phép bố trí l àn xe đạp đi

chung với đường ô tô.

3) Chiều rộng đường xe đạp tối thiểu là 3m đảm bảo 2 làn xe.



4.6. Bãi đỗ xe, bến dừng xe bu.t, bến xe li ên tỉnh

4.6.1. Bãi đỗ xe

1) Trong khu dân dụng, khu nhà ở cần dành đất bố trí nơi đỗ xe, gara; trong khu công

nghiệp, kho tàng cần bố trí gara ôtô có xưởng sửa chữa. Bãi đỗ xe vận chuyển hàng

48

hoá được bố trí gần chợ, ga hàng hoá, các trung tâm thương nghi ệp và các trung tâm



khác có yêu cầu vận chuyển hàng hoá lớn.

2) Diện tích tối thiểu một chỗ đỗ của ph ương tiện giao thông (chưa kể diện tích đất

dành cho đường ra, vào bến đỗ, cây xanh):

- Ô tô buýt 40m2

- Ô tô xe tải 30m2

- Ô tô con 25m2

- Mô tô thuyền 8m2

- Mô tô, xe máy 3m2

- Xe đạp 0,9m2

3) Đối với đô thị cải tạo, bãi đỗ xe ôtô con cho phép bố trí ở những đ ường phố có

chiều rộng phần xe chạy lớn hơn yêu cầu cần thiết.

4.6.2. Bến dừng xe bu.t

1) Chiều rộng bến dừng xe ít nhất l à 3m.

2) Vị trí bến dừng xe bu.t trên đường cần đảm bảo các quy định sau:

- Bến dừng xe bu.t (xe điện bánh h ơi, tàu điện) phải được bố trí ở những vị trí thuận

lợi cho hành khách, gần trường học, cơ quan xí nghiệp, chợ, nhà ga, bến, cảng.

- Không bố trí bến dừng xe buýt trên các đoạn đường cong bán kính nhỏ, trên các

đoạn không đảm bảo tầm nhìn.

- Chỗ dừng xe bu.t của hướng giao thông đối diện phải bố trí lệch với chỗ dừng xe

buýt của hướng giao thông ngược lại ít nhất là 10m.

- Trạm dừng xe bu.t cho phép bố trí trước và sau nút giao thông. Đối với nút giao

thông có vạch cho bộ hành qua đường, chỗ đỗ xe bu.t phải cách vạch tối thiểu là 10m.

Trên các đường phố chính có đèn tín hiệu điều khiển phải bố trí cách chỗ giao nhau tối

thiểu là 20m.

- Trên đường cao tốc, trạm dừng xe buýt cao tốc phải được bố trí ngoài phạm vi

phần xe chạy của đường cao tốc và gần các đường rẽ ra vào đường cao tốc.

- Trạm dừng xe bu.t phải có mái che, ghế ngồi cho h ành khách và sơ đồ các tuyến

xe bu.t đối với từng số xe.

- Bến xe bu.t cuối cùng của các tuyến xe bu.t phải có văn phòng làm việc của ban

quản l. xe, nhà phục vụ cho công nhân và chỗ đợi cho hành khách và các công trình

dịch vụ khác.



4.6.3. Bến ôtô hành khách và hàng hoá liên t ỉnh

1) Ở các đô thị lớn, bến ôtô hành khách phải bố trí thuận tiện nối với mạng lưới

đường quốc gia và chia thành các bến khu vực theo hướng vận tải: bến xe phía Nam,

Bắc, Đông và Tây để giảm lượng xe giao thông trong đô thị.

2) Ở các đô thị nhỏ và vừa, bến ôtô hành khách được bố trí ở những nơi liên hệ thuận

lợi với trung tâm, nhà ga, bến cảng, chợ và những nơi tập trung dân.

3) Ở những đô thị có cảng đường thuỷ nội đô, tổ chức bến xe liên vận thuỷ - bộ tạo

điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

49

4) Bến ôtô hàng hoá bố trí cạnh các khu công nghiệp, kho t àng.



5) Bến ôtô hành khách liên tỉnh phải được bố trí cách ly đường giao thông chính một

cự ly đảm bảo xe ra, vào bến không cản trở giao thông tr ên đường phố chính, đảm bảo

có thể tổ chức đường ra và vào bến riêng biệt (đường một chiều), phải có đủ diện tích

cho xe đỗ lấy khách và trả khách, nơi làm việc của ban quản l. bến, nơi chờ của hành

khách, nơi bảo dưỡng xe và các công trình dịch vụ khác.

6) Bến ô tô hành khách và bến ô tô hàng hoá phải tuân thủ các quy định pháp luật về

phòng cháy chữa cháy và có giải pháp thoát nạn, cứu nạn khi hoả hoạn xảy ra.

4.7. Trạm thu phí

4.7.1. Vị trí trạm thu phí

1) Trạm thu phí được đặt tại các vị trí thuận lợi cho việc thu phí, không cản trở quá

trình lưu thông của các phương tiện giao thông: trên đường trước khi vào hầm hoặc

cầu lớn; tại các nút giao thông khác mức liên thông trên các đường cao tốc và đường

cấp cao; tại biên giới của hai khu vực có thu phí.

2) Vị trí trạm thu phí phải phù hợp với các quy định quản lý hiện hành về trạm thu phí

giao thông.

4.7.2. Quy hoạch các làn xe ở trạm thu phí

1) Số làn xe ở trạm thu phí phụ thuộc vào lưu lượng xe giờ cao điểm của năm tương

lai thứ 10 và có dự trữ đáp ứng lưu lượng xe giờ cao điểm của năm tương lai thứ 20.

Số làn xe trạm thu phí cần đảm bảo lượng xe xếp hàng song song trên chiều dài không

quá 300m có xét đến thành phần, khổ xe và thời gian trung bình cho việc thu phí.

2) Tại các trạm thu phí có nhiều ph ương thức thu phí và thanh toán thì phân chia các

làn xe riêng theo loại trả tiền mặt, loại có thể trả ti ền trước hay trả theo tài khoản.

3) Tại các trạm thu phí có trên 3 làn thu phí thì bố trí các làn riêng cho xe con, xe tải

và xe máy.

4) Tại các trạm thu phí gần lối v ào trung tâm đô thị thì bố trí một làn xe giữa cho phép

đảo chiều, sáng cho chiều xe đi v ào và chiều cho xe đi ra.

4.7.3. Chiều rộng làn xe thu phí

1) Các làn xe cơ giới có chiều rộng tối thiểu là 3,50m và có thiết bị đếm xe, hệ thống

TV, camera.

2) Đảo phân cách các làn thu phí có chiều rộng đảo tối thiểu là rộng 2m và dài 30m.

Trên đảo có chỗ làm việc của người thu phí, chỗ đặt bộ phận điều khiển barie chắn xe,

lắp đặt các thiết bị thu phí, tự động đ ếm xe, phân loại xe, các chỉ dẫn.

3) Xe máy có làn riêng, chiều rộng nhỏ nhất là 2,5m.

4.7.4. Các quy định khác

1) Tĩnh không đứng của trạm ít t ối thiểu là 5m.

2) Không đặt trạm thu phí ở cuối dốc khi độ dốc trên 3%.

3) Các trạm thu phí được bố trí ở các khu vực thông thoáng để hạn chế tập trung khí

thải.

50

4) Trạm thu phí phải có mái che, có thiết bị chiếu sáng, có hệ thốn g liên lạc (radio,



điện thoại, hệ thống loa, camera ), hệ thống thông gió và chống ồn.

5) Dưới nền nhà trạm thu phí bố trí cống kỹ thuật để đặt hệ thống cáp điện, đ ường dây

thông tin, ống dẫn nước.

4.8. Trạm sửa chữa ôtô

1) Định mức quy hoạch diện tích tối thiểu các trạm sửa chữa ôtô cho ở bảng 4.8.



Bảng 4.8. Diện tích đất của một trạm sửa chữa ( ha)

Số chỗ sửa chữa trong trạm Diện tích (ha)

10

15



25

50

1,0



1,5

2,0


2,5

2) Khoảng cách từ gara, trạm sửa chữa ô tô, b ãi đỗ xe, bãi rửa xe đến nhà ở và công

trình công cộng không được nhỏ hơn khoảng cách quy định tại bảng 4.9.

Bảng 4.9. Khoảng cách tối thiểu bố trí b ãi đỗ xe và trạm sửa chữa ô tô tới các

chân công trình xây dựng khác (m)

Khoảng cách (m)

Gara, bãi đỗ xe với số xe Công trình Trạm sửa chữa với số xe

>100 51-100 21-50 20 > 30 11-30 ≤10

Nhà ở

Công trình công cộng



Trường học, nhà trẻ

Cơ quan điều trị

50

20

-



-

25

20



-

-

15



15

50

50



15

15

25



25

50

20



-

-

25



20

-

-



15

15

50



50

Chú thích: Đối với trường hợp đặc biệt, đô thị cải tạo cho phép giảm các trị số quy định trong bảng

4.10, nhưng phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.



4.9. Nền đường

1) Nền đường đô thị phải được thiết kế cho toàn bộ chiều rộng của đường phố, bao

gồm phần xe chạy, dải phân cách, h è phố, dải cây xanh.

2) Cao độ thiết kế đường phố phải đảm bảo cao độ khống chế của quy hoạch xây

dựng đô thị, đảm bảo thoát nước đường phố và giao thông thuận tiện từ đường phố vào

khu dân cư hai bên đường.

3) Nền đường phải đảm bảo ổn định, có đủ cường độ để chịu được các tác động của

xe cộ và các yếu tố tự nhiên, đảm bảo yêu cầu cảnh quan, sinh thái và môi trường của

khu vực vùng theo các quy định kỹ thuật đối với nền đường.

4.10. Áo đường

1) Phần xe chạy, các làn chuyển tốc, dải an toàn, dải dừng xe khẩn cấp, quảng trường,

các bãi dịch vụ giao thông trên đường đều phải có kết cấu áo đường.

51

2) Kết cấu áo đường phải phù hợp với lưu lượng giao thông, thành phần dòng xe, cấp



hạng đường, đặc tính sử dụng của công tr ình và yêu cầu vệ sinh đô thị.

- Đối với đường đô thị, áp dụng các loại mặt đường có sử dụng các chất liên kết hữu

cơ (bitum) và liên kết vô cơ (ximăng) dưới các dạng khác nhau (bêtông nhựa, thấm

nhập nhựa, láng mặt, bêtông xi măng).

- Kết cấu áo đường phải đủ cường độ, không bụi, đảm bảo độ bằng phẳng, độ nhám,

dễ thoát nước theo các quy định kỹ thuật đối với thiết kế áo đ ường.

- Đối với các đường phố chính (đường trục đô thị) các đoạn đường dốc trên 3%, các

đường cong bán kính nhỏ, điểm đỗ xe công cộng, các nhánh ra v à vào cầu vượt, các

nơi không đảm bảo tầm nhìn, kết cấu mặt đường phải có độ nhám cao (bê tông xi

măng hoặc bê tông nhựa bằng cốt liệu có độ nhám cao ) để đảm bảo an toàn xe chạy.



Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương