BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Bảng 3.2. Khoảng cách giữa các giếng thu



tải về 0.74 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 3.2. Khoảng cách giữa các giếng thu

Độ dốc dọc đường phố Khoảng cách giữa các giếng thu (m)

Nhỏ hơn hoặc bằng 0,004

Trên 0,004 đến 0,006

Trên 0,006 đến 0,01

Trên 0,01 đến 0,03

50

60



70

80

Chú thích: Qui định này không áp dụng đối với kiểu giếng thu của hố bó vỉa (giếng thu h àm ếch).

33

- Khi chiều rộng đường phố nhỏ hơn 30m hoặc khi độ dốc lớn hơn 0,03 thì khoảng



cách giữa các giếng thu không lớn hơn 60m.

- Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn chiều sâu từ 0,3 -0,5m và cửa thu

phải có song chắn rác. Mặt tr ên song chắn rác đặt thấp hơn rãnh đường khoảng 20-

30mm.


- Đối với hệ thống thoát nước chung trong các khu dân cư, giếng thu phải có khoá

thuỷ lực, chiều cao không nhỏ hơn 0,1m.

- Giếng thăm hố thu cặn nối với mương hở bằng ống kín, phía miệng hố phải đặt

song chắn rác có khe hở không quá 50mm; đ ường kính đoạn ống nối xác định bằng

tính toán nhưng không nhỏ hơn 300mm.

- Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt đáy ống nhỏ hơn hoặc bằng

0,5m đường kính ống dưới 1.500mm và tốc độ không quá 4m/s thì cho phép nối ống

bằng giếng thăm. Khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc.

7) Ống luồn qua sông (điu-ke)

- Đường kính ống của điu-ke không nhỏ hơn 150mm.

- Điu-ke qua sông, hồ phải có ít nhất hai đường ống làm việc bình thường, bằng thép

có lớp chống ăn mòn và chịu được các tác động cơ học. Mỗi đường ống phải được

kiểm tra khả năng dẫn nước theo lưu lượng tính toán có xét tới mức dâng cho phép.

Nếu lưu lượng nước thải không đảm bảo tốc độ tính toán nhỏ nhất th ì chỉ sử dụng một

đường ống làm việc và một đường ống để dự phòng.

Chú thích: Điu-ke qua các khe, thung lũng khô cho phép đặt một đường ống.

- Bố trí điu-ke phải bảo đảm:

+ Chiều sâu đặt ống của đoạn ống ngầm d ưới nước không được nhỏ hơn 0,5m

tính từ cốt thiết kế của đáy sông đến đỉnh ống.

+ Trong giới hạn lạch sông để tầu bè qua lại thì không được nhỏ hơn 1m.

+ Góc nghiêng của đoạn ống xiên ở hai bờ sông không lớn h ơn 200 so với

phương ngang.

+ Khoảng cách mép ngoài giữa hai ống điu-ke không nhỏ hơn 0,7-1,5m phụ

thuộc vào áp lực.

- Trong các giếng thăm đặt ở cửa vào, cửa ra và giếng xả sự cố phải có phai chắn.

- Nếu giếng thăm xây dựng ở các b ãi bồi của sông thì phải dự tính khả năng không

để cho giếng ngập vào mùa nước lớn.

- Đối với hệ thống thoát nước chung thì phải kiểm tra một đường ống của điu-ke

đảm bảo được điều kiện thoát nước trong mùa khô theo các tiêu chuẩn đã qui định.

8) Đường ống qua đường

- Khi xuyên qua đường sắt, đường ôtô có tải trọng lớn hoặc đ ường phố chính thì

đường ống phải đặt trong ống bọc hoặc đ ường hầm.

- Trước và sau đoạn ống qua đường phải có giếng thăm và trong trường hợp đặc biệt

phải có thiết bị khoá chắn.

9) Cửa xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa

34

- Kết cấu cửa xả nước thải đã xử l. hay nước mưa vào sông cần phải đảm bảo việc



xáo trộn nước thải đã làm sạch với nước sông hồ có hiệu quả nhất.

- Ống dẫn để xả nước kiểu xa bờ - giữa lòng sông và xả ngập sâu dưới nước phải

bằng thép có lớp chống ăn mòn và được đặt trong hộp. Đầu miệng xả kiểu l òng sông,

xa bờ và xả ngập nước đều phải được gia cố bằng bê tông. Sàn tạo miệng xả phải xét

tới yều cầu tầu bè đi lại, mực nước sông, ảnh hưởng cửa sông, điều kiện địa chất và sự

thay đổi lòng sông.

- Giếng tràn nước mưa kiểu giếng với ngưỡng tràn tính theo lưu lượng nước xả vào

sông hồ, cấu tạo ngưỡng tràn xác định phụ thuộc vào điều kiện chỗ đặt miệng xả trên

ống chính hay ống nhánh, mức nước tối đa trong sông hồ v.v...

10)Mạng lưới thoát nước của xí nghiệp công nghiệp

- Trong phạm vi các xí nghiệp, phụ thuộc vào thành phần của nước thải, cho phép

đặt đường ống thoát nước trong rãnh kín, rãnh hở, trong đường hầm hoặc trên cầu dẫn.

- Khoảng cách từ các đường ống dẫn nước thải chứa các chất ăn mòn, các chất độc

dễ bay hơi và các chất gây nổ (có tỉ trọng khí và hơi nước nhỏ hơn 0,8 so với không

khí) đến thành của đường hầm không dưới 3m, đến các tầng ngầm không d ưới 6m.

- Các thiết bị khoá chắn, kiểm tra v à nối trên đường ống dẫn nước thải có chứa các

chất độc dễ bay hơi, các chất gây nổ phải đảm bảo tuyệt đối kín.

- Dẫn nước thải sản xuất có tính ăn mòn, tuỳ theo thành phần, nồng độ và nhiệt độ

của nước bằng các loại ống chịu axít (ống sành, sứ, thuỷ tinh, ống làm bằng pôlyetilen,

ống thép lót cao su, ống gang tẩm nhựa đ ường).



Chú thích: Các loại ống làm bằng pôlyetilen, ống gang tẩm nhựa đ ường, ống lót cao su, được sử dụng

khi nhiệt độ nước thải không quá 600C. Các loại ống chất dẻo khác phải theo chỉ dẫn áp dụng của nhà

sản xuất.

- Xảm các miệng bát của ống dẫn nước thải có tính axít bằng sợi amiăng tẩm bi tum

và chắn ngoài bằng vữa chịu axít.

- Phải có biện pháp bảo vệ của công tr ình trên mạng lưới thoát nước có tính ăn mòn

khỏi tác hại do hơi và nước và phải đảm bảo không cho nước thẩm lậu vào đất.

- Máng của giếng thăm trên đường ống dẫn nước thải có tính ăn mòn phải làm bằng

vật liệu chống ăn mòn. Thang lên xuống trong các giếng này không được làm bằng

thép.


- Giếng xả nước thải chứa các chất dễ cháy, dễ nổ của các phân xưởng phải có tấm

chắn thuỷ lực.

11)Trạm bơm, bể chứa nước thải sinh hoạt

- Trạm bơm nước thải sinh hoạt bố trí th ành các công trình riêng bi ệt; khoảng cách

ly vệ sinh lấy theo bảng 3.1. Xung quanh khu vực trạm b ơm phải trồng cây, bề rộng

dải cây xanh bảo vệ không được dưới 10m. Cần xây dựng cống xả dự ph òng để xả

nước thải ra sông, hồ hoặc vào mạng lưới thoát nước mưa khi xảy ra sự cố trong trạm

bơm.


- Trạm bơm phải được cấp điện liên tục; chỉ cho phép cấp điện không li ên tục trong

các trường hợp sau:

35

+ Mạng lưới thoát nước và trạm bơm có sức chứa đủ để chứa nước thải trong



thời gian trạm bơm ngừng hoạt động.

+ Trước trạm bơm có cống xả dự phòng.

- Trên tuyến ống dẫn nước thải tới trạm bơm phải có phai chắn và phải đảm bảo khả

năng khi đứng trên mặt đất có thể đóng mở được.

- Số đường ống đẩy ở bên ngoài trạm bơm không được ít hơn 2. Trong trường hợp

cần thiết thì các ống đẩy phải nối với nhau bằng các ống nhánh, khoảng cách giữa các

ống nhánh được xác định bằng tính toán. Đường kính ống đẩy xác định theo điều kiện

bảo đảm việc dẫn nước khi có một đường ống đẩy bị hỏng, cụ thể như sau:

+ Không dưới 70% lưu lượng tính toán nếu nước trạm bơm có cống xả dự

phòng.


+ Bằng 1% lưu lượng tính toán nếu trước trạm bơm không có cống xả dự phòng.

Trong trường hợp này cần sử dụng các máy bơm dự phòng và các đoạn ống nhánh

nối giữa các ống đẩy để loại trừ đoạn ống bị h ư hỏng khỏi chế độ làm việc chung

của hệ thống ống đẩy.

- Trạm bơm xây dựng ở khu vực có thể bị úng lụt th ì cốt thềm của cửa ra vào phải

cao hơn đỉnh sóng của cơn lũ lớn nhất với độ đảm bảo 3% và ít nhất là 0,5m.

- Bể chứa của trạm bơm phải có song chắn rác.

- Dung tích nhỏ nhất của bể chứa của trạm bơm bùn dùng để bơm cặn lắng ra ngoài

phạm vi trạm làm sạch được xác định bằng công suất của một máy b ơm làm việc trong

15 phút.


- Trong bể chứa phải có thiết bị xúc bùn và rửa bể.

- Trong trạm bơm phải có song chắn rác dự phòng.



3.4. Hệ thống thoát nước chân không và hệ thống thoát nước giản lược

3.4.1. Hệ thống thoát nước chân không

- Hệ thống thoát nước chân không được áp dụng ở những khu vực bằng phẳng, mực

nước ngầm cao, đất nền là đá hoặc nền không ổn định. Trong một số trường hợp như

các đô thị ở vùng đồi núi, việc áp dụng hệ thống thoát nước chân không phải thực hiện

theo quy trình cụ thể quy định riêng.

- Hệ thống thoát nước chân không phải có các bộ ph ận chính như hố thu, đường ống

chân không thu gom chính, tr ạm chân không tập trung nước thải.

- Hố thu phải có các bộ phận van chân không, thông hơi, hố van, ngăn chứa - điều

hoà (cho lưu lượng nước thải lớn).

- Đường ống thu chính làm bằng chất dẻo có đường kính 75-200 mm.

- Trạm chân không phải có máy phát điện dự phòng ở chế độ chờ (standby).

- Hệ thống thoát nước chân không có chế độ làm việc hai pha khí và lỏng.



3.4.2. Hệ thống thoát nước giản lược

- Đối với các khu dân cư ven đô, các đô thị nhỏ hay đô thị cải tạo, cho phép áp dụng

hệ thống thoát nước giản lược, sử dụng các tuyến cống thoát n ước thải riêng theo sơ đồ

36

xuyên tiểu khu. Nước thải từ các hộ gia đình được dẫn trong các tuyến cống rãnh cấp



3, chôn nông < 0,4m.

- Đường cống của hệ thống thoát nước giản lược có độ dốc tối thiểu 1/200, đường

kính tối thiểu 100mm. Các hố ga - giếng kiểm tra được thay bằng các cửa kiểm tra đ ơn

giản, xây bằng gạch hay bằng ống chất dẻo .

- Các bộ phận của hệ thống thoát nước giản lược bao gồm:

+ Tuyến cống cấp 3 và các giếng thăm, các nhánh chữ Y đầu bịt kín, sử dụng để

thông tắc khi cần thiết;

+ Tuyến cống cấp 1, 2 và các giếng thăm;

+ Hố tách mỡ, lắng cát.

3.5. Công trình xử l. nước thải sinh hoạt đô thị (cục bộ và khu vực)

3.5.1. Khối lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đô thị trước

xử l.

- Khối lượng nước thải sinh hoạt và chế độ đưa nước thải tới trạm xử l. phải xét tới

sự phát triển tương lai của các khu dân cư tương ứng với tiêu chuẩn thải nước, hệ số

không điều hoà chung và biểu đồ thải nước trong ngày.

- Khối lượng nước thải sản xuất, chế độ đưa nước thải tới trạm xử l., thành phần và

nồng độ chất bẩn cần xác định theo t ài liệu công nghệ.

- Lưu lượng tính toán của nước thải cần xác định theo đồ thị tổng hợp l ưu lượng cho

cả trường hợp dùng trạm bơm hay tự chảy.

- Tính toán các công trình làm sạch nước thải đô thị được tiến hành theo (1) hàm

lượng chất lơ lửng (SS) để tính toán các công tr ình xử l. cơ học và (2) BODTP để tính

toán các công trình xử l. sinh học.

- Phải xác định tải lượng ô nhiễm của nước thải đô thị theo SS, BOD, N, P. Ngoài ra,

với nước thải sản xuất công nghiệp c òn phải xác định các chất đặc thù - kim loại nặng

nếu thấy cần thiết.

- Cho phép kết hợp hoặc làm sạch cơ học riêng rẽ trước khi kết hợp làm sạch sinh

học hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất, cũng như khi cần làm sạch nước thải sản

xuất bằng phương pháp hoá học hoặc l. học.

Chú thích: Bắt buộc phải làm sạch cơ học riêng rẽ trong trường hợp phương pháp xử l. cặn lắng của

hai loại nước thải khác nhau.



3.5.2. Cấu phần công trình xử l. nước thải

- Cấu phần công trình xử lý nước thải phụ thuộc vào đặc điểm và khối lượng nước

thải đưa tới công trình làm sạch, mức độ làm sạch cần thiết, phương pháp sử dụng cặn

lắng và các điều kiện cụ thể khác của địa phương.

- Bố cục và quan hệ giữa các cấu phần phải đảm bảo:

+ Khả năng xây dựng theo từng đợt;

+ Khả năng mở rộng công suất khi lưu lượng nước thải tăng;

+ Chiều dài các đường ống kỹ thuật phải ngắn nhất (mương dẫn, ống dẫn);

+ Thuận tiện cho quản l. và sửa chữa;

37

+ Khả năng hợp khối công trình.



- Các công trình xử l. nước thải cần bố trí ngoài trời hay chìm dưới mặt đất, chỉ

trong trường hợp đặc biệt và có lý do xác đáng mới được làm mái che.

- Trong trạm xử l. phải có các thiết bị sau đây:

+ Thiết bị để phân phối đều nước thải và cần cho các công trình làm sạch đơn vị.

+ Thiết bị để công trình tạm ngừng hoạt động, tháo cặn và thau rửa công trình,

đường ống dẫn khi cần thiết.

+ Thiết bị để xả nước khi xảy ra sự cố ở trước và sau các công trình xử l. cơ

học.


+ Thiết bị đo lưu lượng nước thải, cặn lắng, bùn hoạt tính tuần hoàn và bùn hoạt

tính thừa, không khí, hơi nước, năng lượng.

+ Thiết bị lấy mẫu và dụng cụ tự ghi các thông số về chất l ượng của nước thải,

bùn và cặn lắng.



3.5.3. Công nghệ xử l. nước thải

1) Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh trong n ước thải, cần thực hiện giai đoạn khử

trùng trước khi xả ra sông hồ. Cặn bùn hình thành trong công trình xử l. nước thải

phải được xử l. để đảm bảo vệ sinh và an toàn khi sử dụng

2) Sơ đồ công trình xử l. nước thải

- Sơ đồ và thành phần của công trình xử l. nước thải phụ thuộc vào các yếu tố: mức

độ cần thiết làm sạch nước thải, lưu lượng nước thải cần xử l., tình hình địa chất và

địa chất thuỷ văn, điều kiện cấp điện, đặc điểm của nguồn tiếp nhận.

- Các thành phần của công trình xử l. nước thải được bố trí sao cho nước thải tự

chảy liên tục từ phần này sang phần khác. Cho phép dùng máy bơm nếu chứng minh

được tính hợp l. về kinh tế, kỹ thuật, cảnh quan, môi tr ường.

- Các bộ phận hay thiết bị xử l. cặn cũng được bố trí theo một trình tự nhất định,

đảm bảo đạt hiệu suất cao và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh - môi trường.

3.5.4. Các bộ phận của công trình xử l. nước thải

1) Song chắn rác phải được lắp đặt ở mọi công trình xử l. nước thải với công suất bất

kỳ.

2) Bể lắng cát được bố trí ở các công trình xử l. nước thải có công suất ≥100m3/ngđ.



3) Thiết bị thu dầu mỡ phải được bố trí khi nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100mg/l.

4) Bể lắng

- Kiểu bể lắng (đứng, ngang, ly tâm, lắng với lớp mỏng, lắng hai vỏ...) được lựa

chọn theo công suất, tính chất nước thải, các điều kiện tự nhi ên và các điều kiện cụ thể

khác của từng địa phương.

- Nồng độ chất lơ lửng trong nước thải sau khi lắng ở bể lần 1 đưa vào bể aeroten

làm sạch sinh học hoàn toàn hoặc vào các bể lọc sinh học không được vượt quá 150

mg/l.


5) Làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học

38

- Phải bố trí bể làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học để tăng hiệu suất lắng v à đảm



bảo điều kiện nồng độ chất rắn l ơ lửng của dòng nước thải vào các công trình xử l.

sinh học dưới 150mg/l.

- Bể làm thoáng sơ bộ được áp dụng ở trạm xử l. với bể aeroten; bể đông tụ sinh học

được sử dụng cả ở trạm xử l. với bể aeroten và trạm xử l. với bể lọc sinh học.

6) Hồ sinh học và cánh đồng tưới

Khi điều kiện đất đai cho phép, hồ sinh học v à cánh đồng tưới là những công trình

phải được ưu tiên lựa chọn trong sơ đồ công nghệ xử l. nước thải. Hồ sinh học vừa l à

công trình xử l. bậc hai vừa là công trình để làm sạch triệt để hay xử l. bậc ba nước

thải khi có yêu cầu vệ sinh cao.

7) Bãi thấm

- Bãi thấm chỉ cho phép được áp dụng đối với vùng đất cát pha và sét nhẹ để làm

sạch bằng phương pháp sinh học hoàn toàn nước thải đã được lắng sơ bộ.

- Bãi thấm không được xây dựng trên những khu đất có sử dụng nước ngầm mạch

ngang cũng như những khu vực có hang động ngầm (các -xtơ).

- Bãi thấm phải đặt cuối dòng chảy đối với công trình thu nước ngầm, khoảng cách

của nó xác định theo bán kính ảnh h ưởng của giếng thu, nhưng không nhỏ hơn 200m

đối với đất sét, 300m đối với cát pha và 500m đối với đất cát. Khi đặt bãi thấm phía

thượng nguồn dòng chảy của nước ngầm thì khoảng cách của bãi thấm đến công trình

thu nước ngầm phải được tính toán tới điều kiện thuỷ địa chất v à yêu cầu bảo vệ vệ

sinh của nguồn nước.

8) Bể lọc sinh học

- Bể lọc sinh học (kiểu nhỏ giọt v à cao tải) để làm sạch bằng phương pháp sinh học

hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Cho phép sử dụng bể lọc sinh học nhỏ giọt để xử l. sinh học ho àn toàn ở trạm có

công suất không quá 1.000 m3/ngđ.

- Cho phép sử dụng bể lọc sinh học cao tải cho trạm có công suất tới 50.000 m 3/ngđ.

- Cho phép áp dụng bể lọc sinh học để làm sạch nước thải sản xuất làm công trình

ôxy hoá chính trong sơ đồ làm sạch một bậc hoặc làm công trình ôxy hoá bậc I hoặc

bậc II trong sơ đồ làm sạch hai bậc (hoàn toàn và không hoàn toàn).

9) Aeroten

- Xây dựng và vận hành bể aeroten cần căn cứ vào các yếu tố thành phần và tính

chất cũng như công suất nước thải (nhu cầu ôxy cần cho quá tr ình sinh hoá (BOD)20,

hiệu quả sử dụng không khí).

- Hàm lượng các chất độc hại phải nhỏ h ơn ngưỡng giới hạn cho phép để đảm bảo sự

hoạt động bình thường của vi sinh vật - tác nhân chủ đạo để phân huỷ các chất bẩn

trong nước thải.

10) Bể nén bùn phải được bố trí trong các công trình xử l. nước thải có bể aeroten.

11) Bể làm thoáng để ôxy hóa hoàn toàn (hay bể aeroten làm thoáng kéo dài), kênh

ôxy hoá tuần hoàn phải được xem xét như một trong những phương án để xử l. nước

thải bậc II, bậc III hay xử l. triệt để nước thải trước khi xả ra nguồn hay tuần ho àn tái

39

sử dụng nước thải. Phải loại bỏ các tạp chất cơ học thô khỏi nước thải đảm bảo yêu



cầu trước khi dẫn vào các công trình này.

12) Bể mê tan

- Bể mêtan phải được xem xét như một phương án để phân huỷ cặn lắng của nước

thải sinh hoạt và sản xuất đối với các trạm có cô ng suất từ 7.000 m3/ngđ trở lên. Cho

phép đưa vào bể các chất hữu cơ khác nhau sau khi đã nghiền nhỏ rác từ song chắn,

các loại phế liệu có nguồn gốc hữu c ơ của các xí nghiệp.

- Cần có giải pháp phòng nổ và an toàn cháy nổ cho bể mêtan.

13) Các công trình, thiết bị làm khô hay tách nước khỏi bùn

- Sân phơi bùn trên nền đất tự nhiên hay nhân tạo. Phải bố trí dàn ống thu nước bùn

và không cho phép nước bùn thấm vào trong đất.

- Làm khô bằng các thiết bị cơ giới áp dụng khi công suất lớn v à dễ khắc phục các

ảnh hưởng của tự nhiên (mưa nhiều, độ ẩm không khí cao) hay đất đai chật hẹp.



Chú thích: Để khắc phục ảnh hưởng của mưa, áp dụng kiểu sân phơi có mái che, trên cơ sở so sánh

các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.

14) Khử trùng nước thải phải được thực hiện ở tất cả các công trình xử l. nước thải

trước khi xả nước thải đã xử l. ra nguồn tiếp nhận.

15) Bể tự hoại

- Nước thải từ công trình xây dựng dân dụng (hộ gia đình, văn phòng làm việc, nhà

hàng, cơ sở dịch vụ, nhà vệ sinh công cộng...) xả vào cống thoát nước của khu vực

chưa hoặc không có công trình xử l. nước thải, bắt buộc phải xây dựng bể tự hoại hay

các công trình làm sạch tại chỗ khác để xử l. s ơ bộ nước thải (kể cả nước đen và nước

xám).


- Được phép xây dựng bể tự hoại chung cho một cụm các công tr ình xây dựng (các

khối nhà liền kề, cụm hộ gia đình trong khu phố cũ) có xả nước thải.

- Bể tự hoại được xây dựng trong trường hợp áp dụng hệ thống thoát n ước đã tách

cặn (tự chảy hay áp lực) và các trường hợp xử l. nước thải tại chỗ hay phân tán khác

(theo cụm) .

- Việc xây dựng, vận hành bãi lọc ngầm hay bãi lọc ngập trồng cây phải tuân thủ các

quy chuẩn xây dựng có liên quan. Trước bãi lọc ngầm phải xây bể tự hoại hay các

công trình xử l. sơ bộ khác phù hợp.

16) Bãi lọc cát sỏi, hào lọc và bãi lọc ngập nước trồng cây

- Bãi lọc cát sỏi và hào lọc được áp dụng đối với các công tr ình xử l. nước thải tại

chỗ hay phân tán cho cụm dân cư. Nước thải sau xử l. được xả vào trong đất, qua hệ

thống ống đục lỗ đặt trong bãi lọc. Chiều dày lớp đất không bão hoà (tính từ đáy bãi

lọc đến mực nước ngầm cao nhất) được xác định theo loại đất như sau: (a) >1,5 m đối

với đất cát, mùn, cát pha; (b) >0,6 m đối với đất cát mịn, sét.

- Việc xây dựng, vận hành bãi lọc cát sỏi và hào lọc phải tuân thủ các quy định có

liên quan.



3.6. Yêu cầu đối với vật liệu và cấu kiện hệ thống thoát nước đô thị

40

1) Đường ống, cống và cấu kiện hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo độ bền lâu,



không thấm nước, không bị ăn mòn bởi axit và kiềm, bề mặt trong nhẵn và dễ thi công

lắp đặt.


2) Các ống dùng để thoát nước được chế tạo từ các loại vật liệu như bê tông cốt thép,

bê tông, ximăng amiăng, gang, thép, thép mạ kẽm, nhựa ABS, PVC, PE, HDPE, ống

sành cường độ cao hoặc các loại ống vật liệu ph ù hợp khác phải phù hợp các tiêu

chuẩn sản phẩm tương ứng. Không dùng ống sắt, ống thép tráng kẽm để l àm ống thoát

nước ngầm dưới đất. Các loại ống này chỉ dùng ở những vị trí cao hơn nền từ 150 mm

trở lên. Ống và phụ kiện bằng sành chỉ dùng làm ống thoát nước ngầm dưới đất. Độ

sâu đặt ống sành tối thiểu là 300mm dưới mặt đất.

41

Chương 4



HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

4.1. Quy định chung

1) Xây dựng các công trình giao thông đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng

đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ các quy định của QCXDVN

01:2008/BXD “Quy hoạch xây dựng”.

2) Hệ thống các công trình giao thông đô thị phải đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận

tới các công trình xây dựng, tiếp cận tới các họng cấp nước chữa cháy.



4.2. Phân cấp đường ô tô đô thị

Phân cấp đường bộ đô thị theo chức năng, tốc độ thiết kế, l ưu lượng giao thông được

quy định trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân cấp đường ô tô đô thị

Cấp

đường

Cấp đường theo

chức năng

Lưu lượng

giao thông

(xeqđ/ng.đ)

Tốc độ

thiết kế

(VTK,

Km/h)

Chức năng

1. Đường cao

tốc đô thị

(Express way)

50.000 -

70.000


80 - 100 Dùng ở các thành phố lớn, đô thị loại

đặc biệt. Để phục vụ giao thông với tốc

độ cao, giao thông liên tục và thời gian

hành trình ngắn giữa các khu vực chính

của thành phố, giữa thành phố và khu

công nghiệp lớn nằm ngoài phạm vi

thành phố, giữa thành phố với các cảng

hàng không, cảng sông, cảng biển.

2. Đường trục

chính đô thị

(Urban

Arterials)



3. Đường trục đô

thị


20.000 -

50.000


20.000 -

50.000


80 - 100

80 - 100


Phục vụ giao thông có . nghĩa to àn đô

thị, nối các trung tâm dân c ư lớn, các

khu công nghiệp lớn, nhà ga, bến cảng,

sân vận động, nối với đường cao tốc và

các đường quốc lộ.

Cấp đô


thị

4. Đường liên

khu vực

20.000 -


30.000

60 - 80 Phục vụ giao thông có . nghĩa liên khu,

nối các khu dân cư, các khu công nghiệp,

trung tâm công cộng với nhau và nối với

đường trục chính đô thị.

Cấp khu


vực

5. Đường chính khu

vực

6. Đường khu



vực

10.000 -


20.000

50 - 60


40 - 50

Phục vụ giao thông có . nghĩa nội bộ

các khu vực, các quận của đô thị.

Nối các khu trên với đường trục đô thị

và đường trục khu vực (gọi là đường

“gom” (Collector)).

Cấp nội

bộ

7. Đường phân



khu vực

8. Đường nhóm

nhà ở, vào nhà

9. Đường xe đạp

Đường đi bộ

- 30 - 40

20 - 30

-

-



Phục vụ giao thông trong nội bộ các

đơn vị ở, ngõ phố, nhóm nhà. Nối các

đường trong nội bộ đơn vị ở với các

đường ngoài đơn vị ở.

42

Chú thích:

- Đối với mỗi cấp đường quy định nhiều tốc độ thiết kế, tuỳ theo điều kiện cụ thể về cấp loại đô thị, về

địa hình và giao thông để chọn cấp tốc độ thiết kế thích hợp theo kết quả phân tích kinh tế - kỹ thuật

- Cách phân loại, phân cấp đường theo bảng 4.1 chỉ áp dụng cho các đô thị loại đặc biệt, loại I v à loại

II. Các đô thị loại thấp hơn, tuỳ theo tính chất và quy mô dân số, loại đường đô thị và địa hình hạ

xuống một cấp tốc độ thiết kế.

- Tốc độ thiết kế ghi trong bảng l à tốc độ của xe quy đổi (xe con) ch ạy trong điều kiện vắng xe dùng

để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật giới hạn áp dụng trong trường hợp khó khăn. Tốc độ xe chạy thực tế

trên đường có thể lớn hơn, nhỏ hơn tốc độ thiết kế tùy thuộc vào điều kiện hình học của đường, lưu

lượng xe, thành phần xe và loại xe chạy trên đường, chất lượng mặt đường, các biện pháp an toàn và

tổ chức giao thông…

- Lưu lượng xe ghi trong bảng là lưu lượng xe đã được quy đổi các loại xe khác nhau trong d òng xe ra

xe con (ký hiệu là xeqđ/ng.đ) và tính toán cho năm tương la i thứ 20 đối với đường mới và 15 năm đối

với đường nâng cấp cải tạo. Trị số lưu lượng xe ghi trong bảng có tính chất tham khảo.



Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương