BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Bảng 9.3. Quy định về phương tiện vận chuyển chất thải rắn



tải về 0.74 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.74 Mb.
#434
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bảng 9.3. Quy định về phương tiện vận chuyển chất thải rắn

TT Phương tiện vận chuyển Tải trọng Phạm vi áp dụng

1 Ô tô, bắt buộc có thùng kín

(có hoặc không có hệ thống

nén ép), xe container

Tải trọng nhỏ

nhất: 2,0 tấn

Tải trọng lớn

nhất: 30 tấn

Có thể áp dụng cho tất cả các đô thị

2 Tàu hỏa Theo tiêu chuẩn

đường sắt

- Các đô thị có cơ sở hạ tầng đường

sắt phù hợp

- Cự ly vận chyển > 50 Km;

- Khối lượng chất thải > 2.000

tấn/ngày


3 Xà lan, thuyền, tầu biển Theo tiêu chuẩn

đường thủy

Đô thị ven biển, khu vực đô thị ngập

nước vào mùa lũ lụt.



9.5. Trung chuyển chất thải rắn

1) Hoạt động trung chuyển chất thải rắn phải đ ược tiến hành theo qui hoạch quản lý

chất thải rắn đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2) Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải đ ược qui hoạch tại các vị trí thuận tiện

giao thông và phải bảo đảm hoạt động chuyên chở không gây ảnh hưởng tới chất

lượng môi trường và mỹ quan đô thị. Trạm trung chuyển chất thải rắn phải có khả

năng tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu

gom đến khu xử l. tập trung với thời gian không quá 2 ngày đêm.

91

3) Tất cả các khu đô thị được quy hoạch mới đều phải bố trí các khu đất để xây dựng



các trạm trung chuyển chất thải rắn. Bán kính phục vụ của các trạm trung chuyển chất

thải rắn được quy định tại bảng 9.4.

4) Khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào của trạm trung chuyển cố

định đến chân xây dựng công trình khác phải ≥ 20m.

5) Tất cả các bệnh viện và những nơi có nguồn phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại

đều phải bố trí các trạm thu gom tại chỗ. Chất thải rắn y tế phải đ ược trung chuyển

bằng các phương tiện chuyên dụng, bảo đảm an toàn môi trường hoặc phải được xử l.

và thiêu đốt tại chỗ ngay trong trạm thu gom, sau đó tro của chất thải đ ược phép vận

chuyển ra bãi chôn lấp chất thải chung của đô thị.

Bảng 9.4. Qui định về trạm trung chuyển chất thải rắn đô thị

Loại và qui mô

trạm trung chuyển

Công suất

(tấn/ngđ)

Bán kính phục vụ tối

đa (km)

Diện tích tối thiểu

(m2)

Trạm trung chuyển không chính thức (không có hạ tầng kỹ thuật)

Cỡ nhỏ < 5 0,5 20

Cỡ vừa 5 - 10 1,0 50

Cỡ lớn > 10 7,0 50

Trạm trung chuyển cố định chính thức (có hạ tầng kỹ thuật)

Cỡ nhỏ < 100 10 500

Cỡ vừa 100 - 500 15 3.000

Cỡ lớn > 500 30 5.000

6) Yêu cầu tối thiểu đối với xây dựng một trạm trung chuyển cố định (chính thức) cỡ

nhỏ phải bao gồm: mái, kết cấu bao che chắn, t ường chắn, sân nền, đường cho xe thủ

công và cơ giới ra vào và có nguồn cấp nước sạch.

7) Đối với trạm thu gom trung chuyển cố định (chính thức) cỡ vừa, ngoài các yêu cầu

nêu ở trên, phải có thêm hố đặt các container, thiết bị nâng hạ container và hệ thống

thu gom và xử l. nước rỉ rác.

8) Đối với trạm thu gom trung chuyển cố định (chính thức) cỡ lớn, ngoài các yêu cầu

nêu ở các điểm ở trên yêu cầu phải có thêm máy ép rác, công trình xử l. nước rỉ rác,

hệ thống rửa xe, bãi tập kết các xe chuyên dụng, khu vực phân loại, tái chế chất thải

rắn, nhà điều hành, phòng hành chính và các công trình phụ trợ khác.

9) Tại các trạm trung chuyển chất thải nguy hại phải bố trí các ph ương tiện chữa cháy

phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của từng loại chất thải v à phải có nội qui phòng

cháy, chữa cháy, hiệu lệnh và biển báo “CẤM LỬA”.



9.6. Xử l. chất thải rắn

9.6.1. Công nghệ xử l. chất thải rắn

1) Các công nghệ chủ yếu được áp dụng trong xử l. chất thải rắn bao gồm: c hôn lấp

an toàn, hợp vệ sinh; chế biến chất thải rắn hữu c ơ thành phân vi sinh; chế biến chất

thải rắn thành nhiên liệu và thiêu đốt thu hồi năng lượng.

2) Các công nghệ tái chế chất thải phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi tr ường trong

quá trình hoạt động.

92

9.6.2. Đốt chất thải rắn

1) Khi áp dụng công nghệ đốt trong xử lý chất thải nguy hại, bắt buộc lò đốt phải có

kèm theo các thiết bị xử l. khói thải và xử l. nước thải phát sinh từ các quá tr ình công

nghệ. Khuyến khích áp dụng công nghệ đốt chất thải có thu hồi năng l ượng.

2) Chỉ được sử dụng các loại lò đốt chất thải nguy hại đã được các cấp có thẩm quyền

thẩm duyệt, cấp phép và phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

3) Khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa trạm đốt chất thải đến chân các

công trình xây dựng khác là ≥500m. Vị trí lò đốt phải thuận tiện cho việc chuyên chở

chất thải và gần với khu vực chôn lấp tro xỉ.

4) Tro đốt chất thải nguy hại phải được chôn lấp ở các ô chôn lấp đặc biệt hoặc chôn

lấp chung với bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

9.6.3. Xử l., chế biến chất thải rắn sinh hoạt th ành phân vi sinh hoặc chế biến

thành nhiên liệu đốt

1) Vị trí các trạm xử l. chế biến chất thải rắn hữu c ơ thành phân vi sinh hoặc chế

biến thành nhiên liệu đốt phải có khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa trạm

xử l. chất thải rắn đến chân công tr ình dân dụng khác ≥500m.

2) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử l. bằng các công nghệ n ày (tái chế, tái sử

dụng, chế biến phân hữu cơ, chế biến thành nhiên liệu đốt, v.v…) phải đạt ≥85%. Tỷ lệ

chất thải rắn còn lại phải chôn lấp không được vượt quá 15%.

3) Các sản phẩm phân vi sinh khi dùng trong nông nghiệp phải được cơ quan có thẩm

quyền thẩm định và cấp phép lưu hành trên thị trường.

4) Các sản phẩm nhiên liệu đốt được chế biến từ chất thải rắn phải bảo đảm tiêu

chuẩn môi trường khi đốt.

9.6.4. Chôn lấp chất thải rắn thông thường

1) Vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn được lựa chọn căn cứ vào số liệu về địa hình, khí

hậu, thủy văn, địa chất, hệ sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự

kiến xây dựng bãi chôn lấp.

2) Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn đến

chân công trình dân dụng khác ≥1.000m. Khoảng cách an toàn vệ sinh nhỏ nhất từ bãi

chôn lấp chất thải rắn vô cơ đến chân các công trình dân dụng khác ≥100m

3) Xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường hỗn hợp vô cơ và hữu cơ phải

đạt yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

4) Quy mô bãi chôn lấp được phân loại theo bảng 9.5.



Bảng 9.5. Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị

Loại đô thị, khu công nghiệp Diện tích (Ha)

Thời gian

sử dụng

(năm)

Quy mô

bãi

Đô thị loại IV, V; cụm công nghiệp nhỏ dưới 10 Dưới 5 Nhỏ

Đô thị loại III, IV; khu, cụm công nghiệp từ 10 đến dưới 30 Từ 5 - 10 Vừa

Đô thị loại I, II, III; khu, khu chế xuất từ 30 đến dưới 50 Từ 10 -15 Lớn

Đô thị đặc biệt, loại I, II; khu kinh tế bằng và trên 50 Từ 15 - 30 Rất lớn

93

5) Qui trình kỹ thuật chôn lấp và công tác quan trắc môi trường phải tuân theo yêu



cầu của tiêu chuẩn và các quy định hiện hành về quản l. chất thải rắn.

9.6.5. Chôn lấp và tiêu huỷ chất thải nguy hại

1) Chất thải nguy hại phải được chôn lấp tại các khu vực được quy hoạch hoặc được

thiêu hủy trong các lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường. Không được chôn lấp chất thải

nguy hại lẫn với chất thải thông thường.

2) Bãi chôn lấp an toàn chất thải rắn nguy hại phải được xây dựng theo quy chuẩn kỹ

thuật môi trường quốc gia. Tiêu hủy chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt phải

tuân theo quy định tại mục 9.6.2 của quy chuẩn này.

3) Việc lưu giữ và chôn cất các chất thải phóng xạ phải tuân thủ theo Pháp lệnh An

toàn và kiểm soát bức xạ và các quy định hiện hành.

9.7. Khu liên hợp xử l. chất thải rắn

1) Vị trí khu liên hợp xử l. chất thải rắn phải ph ù hợp với quy hoạch xây dựng.

Khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào khu liên hợp xử l. chất thải

rắn đến chân công trình xây dựng khác là ≥1.000m.

2) Qui mô khu liên hợp và các công trình xử l. đi kèm phải được xác định trên cơ sở

khối lượng của chất thải rắn cần được xử lý, công nghệ áp dụng và tính liên vùng, liên

đô thị.

3) Trong các khu liên hợp xử l. chất thải phải bố trí các ph ương tiện chữa cháy, có



nội qui phòng cháy, chữa cháy, có hiệu lệnh và biển báo “CẤM LỬA” tại các khu vực

sau:


- Khu vực tiếp nhận và lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại;

- Khu vực kho nhiên liệu, gara để các phương tiện vận chuyển cơ giới;

- Khu vực trạm cấp khí nén và gian điều khiển của công trình xử l. chất thải;

- Khu vực phòng thí nghiệm, phân tích chất thải



9.8. Nhà vệ sinh công cộng và quản l. bùn cặn

1) Trên các trục phố chính, các khu thương mại, công viên lớn, các bến xe và các nơi

công cộng khác phải bố trí các nhà vệ sinh công cộng.

2) Các địa điểm đô thị phải xây dựng các nh à vệ sinh công cộng được quy định theo

bảng 9.6. Tại các khu vực có giá trị đặc biệt về cảnh quan đô thị hoặc quỹ đất hạn chế

phải xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm.

3) Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh công cộng trên đường phố chính của đô thị phải

≤ 500m và trên các tuyến đường vành đai đô thị phải ≤ 800m.



Bảng 9.6. Các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng

TT Danh mục các địa điểm trong đô thị

1 Quảng trường

2 Công viên, vườn hoa, vườn thú

3 Ga tầu hỏa, tầu điện

4 Bến xe khách - Bến xe bu.t đầu và cuối, các trạm xăng dầu nằm ngoài đô thị

5 Ga hàng không

94

6 Bãi đỗ xe



7 Trung tâm thương mại - chợ

8 Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát

9 Các tuyến đường vành đai của đô thị

10 Các trục đường phố chính của đô thị

4) Các loại bùn thải từ hệ thống xử l. nước thải, phân bùn từ các công trình vệ sinh

tại chỗ được quản l. theo các qui định về quản l. chất thải rắn.

5) Khối lượng phân, bùn phát sinh từ các công trình vệ sinh phụ thuộc vào mức độ

hoàn thiện của các công trình vệ sinh tại chỗ và được ước tính theo bảng 9.7.



Bảng 9.7. Khối lượng phân bùn tính toán theo đầu người

Thành phần và đơn vị tính Phân bùn Nước tiểu Tổng

- g/người.ngày (theo trọng lượng ướt) 250 1.200 1.450

- g/người.ngày (theo trọng lượng khô) 50 60 110

- Nếu gồm cả 0,35lít nước rửa sau khi đi vệ sinh,

g/người.ngày (ướt)

- - 1.800

- m3/người.năm (dựa vào thời gian lưu giữ và phân

huỷ trong hố hoặc hầm ≥1 năm ở nơi khí hậu nóng)

- - 0,04 – 0,07

- Tỷ lệ nước [%] - - 50 - 95



Chú thích:

- Trọng lượng ướt là khối lượng được xác định trực tiếp từ mẫu phân tích;

- Trọng lượng khô là khối lượng phân tích xác định sau khi sấy khô ở nhiệt độ 102 oC - 105oC.

6) Tính toán, thiết kế các công trình xử l. phân bùn phải dựa vào thành phần chất bài

tiết của một người và được ước tính theo bảng 9.8.

7) Bùn phân cặn sử dụng trong nông nghiệp không đ ược chứa các chất độc hại gây

bệnh, trứng giun sán và vi sinh vật quá mức giới hạn cho phép.

Bảng 9.8. Thành phần các chất trong sản phẩm bài tiết của người (g/người-ngày)

Các chất hữu cơ Nước tiểu Phân bùn Phân + Nước tiểu

BOD5 - - 45

Nitơ 11,0 1,5 12,5

Phốt pho 1,0 0,5 1,5

Kali 2,5 1,0 3,5

Cacbon hữu cơ 6,6 21,4 30

95

Chương 10

NHÀ TANG LỄ VÀ NGHĨA TRANG ĐÔ THỊ

10.1. Quy định chung

Quy hoạch và xây dựng nhà tang lễ, nghĩa trang đô thị phải phù hợp với quy hoạch

xây dựng đô thị và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; phù hợp với phong tục, tập quán,

tôn giáo và văn minh hiện đại; sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu về cảnh

quan và vệ sinh môi trường.

10.2. Phân cấp nghĩa trang đô thị

Nghĩa trang đô thị được phân cấp theo bảng 10.1.



Bảng 10.1. Phân cấp nghĩa trang theo quy mô đất đai và loại đô thị

Cấp nghĩa trang Quy mô diện tích đất (ha) Phục vụ cho loại đô thị

Cấp I > 60 Loại đặc biệt, loại I

Cấp II từ 30 đến 60 Loại II

Cấp III từ 10 đến 30 Loại III

Cấp IV < 10 Loại IV, loại V

10.3. Nhà tang lễ

Các đô thị có dân số từ 250.000 dân trở xuống phải có tối thiểu 1 nh à tang lễ. Các đô

thị có dân số lớn hơn 250.000 dân thì mỗi nhà tang lễ phục vụ tối đa 250.000 dân.

10.4. Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường đối với nhà tang lễ và nghĩa trang

1) Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường (ATVSMT) nhỏ nhất từ nhà tang lễ xây

dựng mới đến chợ, trường học là 200m; đến nhà ở và các công trình dân dụng khác là

100m.


2) Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đ ường bao

khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở được quy định như sau:

- Vùng đồng bằng: đối với nghĩa trang hung táng l à 1.500m khi chưa có hệ thống thu

gom và xử l. nước thải từ mộ hung táng và 500m khi có hệ thống thu gom và xử l.

nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng l à 100m.

- Vùng trung du, miền núi: đối với nghĩa trang hung táng l à 2.000m khi chưa có hệ

thống thu gom và xử l. nước thải từ mộ hung táng và 500m khi có hệ thống thu gom

và xử l. nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng l à 100m.

- Đối với nghĩa trang chôn cất một lần, tối thiểu là 500m.

3) Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung

từ nghĩa trang hung táng là 5.000m, từ nghĩa trang cát táng là 3.000 m.

4) Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mép

nước của các thuỷ vực lớn là:

96

- Đối với nghĩa trang hung táng: 500m;



- Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.

5) Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ nghĩa trang hung táng tới đ ường giao thông

vành đai đô thị, đường sắt là 300m và phải có cây xanh bao quanh nghĩa trang.

6) Trong vùng ATVSMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh tác nông

nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thuỷ lợi, tuyến

và trạm điện, truyền tải xăng dầu, hệ thống thoát nước.



10.5. Các khu chức năng chủ yếu trong nhà tang lễ, nghĩa trang

1) Nhà tang lễ

- Khu văn phòng: phòng làm việc, kho để hàng hóa phục vụ, phòng khách, khu WC.

- Khu lễ tang: hành lang, phòng chờ, nơi tổ chức tang lễ, phòng lạnh, chỗ đặt quan

tài, phòng khâm liệm.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đường đi, sân, bãi đỗ xe, cấp nước, thoát nước, chiếu

sáng, cây xanh, thu gom rác.

2) Nghĩa trang

- Khu mai táng/hỏa táng: nơi để chôn cất/hỏa thiêu thi hài hoặc hài cốt.

- Khu tổ chức lễ tang: nơi tổ chức lễ tang trước khi chôn cất hoặc hỏa táng.

- Khu điều hành: nơi làm việc của lãnh đạo và nhân viên quản l. nghĩa trang, bao

gồm văn phòng, nhà kho, nhà khách, nhà chờ, nhà thường trực, kiốt bán hàng, khu

WC.

- Khu kỹ thuật: rửa hài cốt, phòng lạnh bảo quản thi hài, xử l. các xác vô thừa nhận,



nơi làm việc của công an - tư pháp, nhân viên y tế khi có vấn đề chết bất thường hoặc

cấp cứu thân nhân đưa viếng người đã khuất.

- Nhà để tiểu cốt, tro: nơi để các tiểu cốt sau cải táng và lọ tro sau khi hỏa táng thi

hài (chỉ có ở các nghĩa trang sử dụng h ình thức hỏa táng).

- Nhà chờ dành cho thân nhân người chết khi đến nghĩa trang thăm viếng.

- Khu dành cho các hoạt động tưởng niệm, thờ cúng chung.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: sân đ ường, bãi đỗ xe, thoát nước, cấp nước sạch cho

nghĩa trang, thu gom và xử l. chất thải rắn, thu gom và xử l. nước thấm từ các mộ

hung táng, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.

10.6. Diện tích và sử dụng đất trong nhà tang lễ, nghĩa trang

1) Nhà tang lễ

- Diện tích tối thiểu mặt bằng khuôn viên của nhà tang lễ là 10.000m2.

- Tỷ lệ sử dụng đất cho nhà tang lễ: khu văn phòng 10%; khu lễ tang 30%; bãi đỗ xe

30%; còn lại là lối đi, sân, cây xanh.

2) Nghĩa trang

- Diện tích nghĩa trang bao gồm diện tích các loại h ình táng (mai táng có cải táng,

chôn cất 1 lần, cát táng, hỏa táng) và diện tích đất giao thông, cây xanh v à công trình

phụ trợ.

97

- Tỷ lệ sử dụng đất trong nghĩa trang đô thị:



+ Nghĩa trang hung táng, chôn cất một lần: diện tích chôn cất tối đa 70%, giao

thông tối thiểu 10%, cây xanh tối thiểu 15%, công trình phụ trợ tối thiểu 5%.

+ Nghĩa trang cát táng: diện tích chôn cất tối đa 60%, giao thông tối thiểu 10%,

cây xanh tối thiểu 25%, công trình phụ trợ tối thiểu 5%.

- Diện tích đất sử dụng cho mỗi mộ (không tính diện tích đ ường đi xung quanh mộ):

+ Mộ hung táng hoặc chôn cất một lần: người lớn: 5 - 8 m2/mộ, trẻ em: 3 – 3,5

m2/mộ.

+ Mộ cát táng: người lớn: 4 – 5 m2/mộ, trẻ em: 3 – 4 m2/mộ.



- Thể tích ô để lọ tro hỏa táng tối đa là 0,125m3/ô.

10.7. Kiến trúc, cảnh quan môi trường nhà tang lễ, nghĩa trang

1) Nhà tang lễ

- Kiến trúc nhà tang lễ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán

của địa phương; mặt bằng hợp l., thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang; đảm bảo

thông thoáng tự nhiên.

- Ngoài khoảng cây xanh cách ly giữa nh à tang lễ với khu dân cư, hàng rào cần xây

dựng phù hợp với cảnh quan xung quanh.

- Giao thông trong nhà tang lễ:

+ Có ít nhất đường ra và đường vào nhà tang lễ riêng biệt, mặt cắt ngang đường tối

thiểu là 10m, đảm bảo khả năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ và thiên tai.

+ Nhà tang lễ phải có lối đi riêng, có các công trình vệ sinh riêng và phải đảm bảo

cho người khuyết tật tiếp cận nhà tang lễ.

+ Bán kính quay xe tối thiểu trong bãi đỗ xe là 13m, độ dốc dọc tối đa là 2%.

+ Bãi đỗ xe phải bố trí lối ra, lối vào tách biệt nhau nhằm tránh ùn tắc và phòng

hỏa hoạn, bề rộng tối thiểu l à 6m.

+ Bãi đỗ xe nằm trong khuôn viên nhà tang lễ hoặc nằm trong khu vực cách ly cây

xanh giữa nhà tang lễ với khu dân cư.

2) Nghĩa trang

- Kiến trúc mộ bao gồm phần mộ, nơi thắp hương, bia mộ. Hình thức kiến trúc mộ,

bia mộ phải phù hợp với văn hóa và điều kiện của địa phương.

- Nghĩa trang được chia thành các khu/lô mộ. Các khu/lô mộ được giới hạn bởi các

đường đi bộ. Trong mỗi khu/lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ. Trong mỗi nhóm

mộ hoặc lô mộ có các hàng mộ.

- Kích thước mộ và huyệt mộ tối đa:

Mộ mai táng hoặc chôn cất 1 lần:

Kích thước mộ (dài x rộng x cao): 2,4m x 1,4m x 0,8m.

Kích thước huyệt mộ (dài x rộng x sâu): 2,2m x 0,9m x 1,5m.

Mộ cát táng:

98

Kích thước mộ (dài x rộng x cao): 1,5m x 1m x 0,8m.



Kích thước huyệt mộ (dài x rộng x sâu): 1,2 x 0,9m x 0,8m.

- Kích thước ô để lọ tro hỏa táng tối đa (dài x rộng x cao): 0,5m x 0,5m x 0,5m.

- Chiều rộng lối đi trong nghĩa trang:

+ Trục giao thông chính (đường phân khu) tối thiểu là 7 m.

+ Đường giữa các lô mộ (đường phân lô) tối thiểu là 3,5 m.

+ Lối đi bên trong các lô mộ (đường phân nhóm) tối thiểu là 1,2 m.

+ Khoảng cách lối đi giữa hai hàng mộ liên tiếp tối thiểu là 0,8 m.

+ Khoảng cách giữa 2 mộ liên tiếp cùng hàng tối thiểu là 0,6 m.

- Xung quanh nghĩa trang phải xây dựng hệ thống thoát n ước, không để nghĩa trang

bị úng ngập cũng như tránh rò rỉ nước của nghĩa trang ra khu vực xung quanh.



10.8. Thu gom và xử l. chất thải của nghĩa trang

Chất thải rắn ở nghĩa trang phải đ ược thu gom và chuyển đến nơi xử l. đảm bảo vệ

sinh môi trường;

Nếu cấu tạo địa chất không bảo đảm chống thấm n ước (hệ số thấm lớn hơn 10-7 cm/s

và chiều dày lớp đất chống thấm nhỏ hơn 5m) thì phải có hệ thống thu gom nước thấm

từ các mộ hung táng để xử l. tập trung hợp vệ sinh, trước khi thải xả ra môi trường. Vị

trí khu xử l. nước thải của khu mộ hung táng phải đặt ở hạ lưu nguồn tiếp nhận nước

thải, nơi có địa hình thấp nhất của nghĩa trang



10.9. Nhà hỏa táng

1) Nhà hỏa táng được xây dựng thành một khu riêng hay trong khuôn viên ngh ĩa trang

tùy theo điều kiện của địa phương. Khoảng cách ly nhỏ nhất từ nhà hỏa táng hiện đại

đến khu dân cư gần nhất là 1.500m.

2) Các hạng mục chính của nhà hỏa táng gồm văn phòng làm việc, phòng tiếp khách,

phòng tổ chức lễ tang, phòng lạnh bảo quản thi hài, bãi đỗ xe, khu lò hỏa táng, nhà lưu

hài cốt, sân vườn. Nhà hỏa táng phải đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh môi trường.

3) Khí thải của lò hỏa táng trước khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn môi

trường Việt Nam.

4) Nhà lưu hài cốt được bố trí theo từng tầng với thể tích v à kích thước của các ngăn



lưu cốt được quy định tại quy chuẩn này.
Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương