BỘ TÀi nguyên và



tải về 1.47 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.47 Mb.
#27485
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------


Số: 40/2010/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HẢI VĂN, HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BỜ VÀ HẢI ĐẢO



BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,


QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT; Website của Bộ;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Lưu: VT, TCBHĐVN, KH, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Đức

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HẢI VĂN, HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BỜ VÀ HẢI ĐẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2010/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật Điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo là căn cứ để xây dựng đơn giá dự toán các hoạt động điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo từ 0 đến 20m nước độ sâu áp dụng cho các công việc sau:

a) Điều tra, khảo sát khí tượng biển;

b) Điều tra, khảo sát hải văn;

c) Điều tra, khảo sát hóa học và môi trường biển;

d) Điều tra, khảo sát sinh thái biển.

2. Cơ sở xây dựng định mức

a) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

b) Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;

c) Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước;

d) Quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ, thiết bị, máy móc, bảo hộ lao động cho người sản xuất;

đ) Quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật - công nghệ và hướng dẫn kỹ thuật thi công và an toàn lao động hiện hành;

e) Quy định kỹ thuật Điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư số 34/2010/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các thành phần

3.1. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi tắt là định mức lao động): là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm, thực hiện một bước công việc hoặc toàn bộ công việc.

a) Định biên: xác định cụ thể số lượng và cấp bậc lao động (hay biên chế lao động) để thực hiện bước công việc;

b) Định mức: quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một sản phẩm, đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm. Thời gian làm việc một công là 8 giờ, riêng trên biển là 6 giờ.

3.2. Định mức dụng cụ

a) Định mức dụng cụ là thời gian sử dụng dụng cụ cần thiết để thực hiện bước công việc;

b) Thời hạn sử dụng dụng cụ: đơn vị tính là tháng.

3.3. Định mức thiết bị

a) Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết để thực hiện bước công việc;

b) Thời hạn của thiết bị trong Định mức này được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính;

c) Đơn vị tính bằng ca/thông số, mỗi ca trên biển tính bằng 6 giờ, trên bờ tính 8 giờ;

d) Số liệu về công suất của thiết bị là căn cứ để tính điện năng tiêu thụ của thiết bị trong quá trình khảo sát;

đ) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị.

3.4. Định mức vật liệu

a) Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để thực hiện bước công việc;

b) Mức dụng cụ, vật liệu phụ vụn vặt và hao hụt được tính bằng 5% mức vật liệu chính đã được tính trong định mức.

4. Phân loại khó khăn

4.1. Phân loại khó khăn do thời tiết

Bảng 1


TT

Cấp khó khăn

Thời tiết

Hệ số

1

I

Sóng cấp 0 đến cấp I (0 đến 0,25 m)

1,0

2

II

Sóng cấp II (>0,25 đến 0,75 m)

1,2

3

III

Sóng cấp III (>0,75 đến 1,25 m)

1,4

4

IV

Sóng cấp IV (> 1,25 đến 2,00 m)

1,6

Sóng trên cấp IV (sóng cao trên 2,00 m) không thực hiện đo đạc

4.2. Phân loại khó khăn theo vùng điều tra, khảo sát

Bảng 2


TT

Vùng điều tra, khảo sát

Hệ số

1

Vùng cửa sông

1,0

2

Vùng ven bờ

1,2

3

Vùng hải đảo

1,4

5. Quy định chữ viết tắt

Bảng 3


TT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

KT-KT

Kinh tế - kỹ thuật

2

KTHV

Khí tượng hải văn

3

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

4

TCN

Tiêu chuẩn ngành

5

DO

Oxy hòa tan

6

BHLĐ

Bảo hộ lao động

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

QTVC4

Quan trắc viên chính bậc 4

9

KS5

Kỹ sư bậc 5

10

NCV4

Nghiên cứu viên bậc 4

11

COD

Nhu cầu oxy hóa học

12

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

13

ĐVPD

Động vật phù du

14

TVPD

Thực vật phù du

15

kk

Không khí

16

TNX

Tầm nhìn xa

17

HTKT

Hiện tượng khí tượng

18

HTTT

Hiện tượng thời tiết

6. Các trường hợp không tính trong định mức

a) Thuê phương tiện vận chuyển máy, thiết bị và nhân công đến địa điểm khảo sát và ngược lại;

b) Kiểm định thiết bị khảo sát;

c) Phân tích tại phòng thí nghiệm các mẫu môi trường biển;

d) Thuê tàu và nhiên liệu phục vụ khảo sát;

đ) Thuê phương tiện cảnh giới an toàn khi đo;

e) Bảo hiểm người, thiết bị;

g) Tiền ăn định lượng và nước ngọt đối với những vùng thiếu nước ngọt.

7. Kế thừa và sử dụng các định mức đã ban hành:

a) Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt lục địa ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ngày 5 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường nước biển, khí thải công nghiệp và phóng xạ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

d) Định mức kinh tế - kỹ thuật các công trình địa chất ban hành kèm theo Quyết định 11/2010/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Khi áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật này trong trường hợp những hoạt động không có trong định mức hoặc không phù hợp công nghệ, điều kiện thực hiện, được áp dụng các định mức tương tự của các ngành trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.



Chương II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÁC DẠNG CÔNG VIỆC

Mục 1. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG BIỂN

1. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CÔNG NGHỆ

1.1. Khảo sát, quan trắc các yếu tố: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gió, mây, tầm nhìn xa, hiện tượng thời tiết hiện tại, hiện tượng thời tiết đã qua, hiện tượng khí tượng khác.

1.1.1. Nội dung công việc

1.1.1.1. Chuẩn bị

a) Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị và kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ đo khí tượng biển, bảo dưỡng trước và sau mỗi đợt điều tra, khảo sát;

b) Kiểm tra thời hạn chứng từ kiểm định (theo quy định của ngành sau 12 tháng phải kiểm định một lần). Nếu quá thời hạn quy định phải tiến hành kiểm định lại dụng cụ đo khí tượng trước khi tiến hành điều tra, khảo sát;

c) Chọn vị trí đặt các trạm điều tra, khảo sát khí tượng biển;

d) Chuẩn bị các tài liệu phục vụ đo đạc, quan trắc và quy toán;

đ) Chuẩn bị các dụng cụ, mua sắm vật tư, vật liệu phục vụ điều tra, khảo sát khí tượng biển.



1.1.1.2. Đo đạc, quan trắc tại hiện trường

a) Quan trắc khí tượng biển theo quy phạm quan trắc khí tượng hải văn trên tàu biển (94 TCN 19-2001) và quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt (94 TCN 6-2001) do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (cũ) ban hành và quy phạm quan trắc hải văn ven bờ (94 TCN 8 - 2006) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

b) Xác định tọa độ trạm điều tra, khảo sát;

c) Tại các trạm liên tục (từ 1 đến 15 ngày): đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng biển theo các obs Synop 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22 giờ hàng ngày;

d) Tại trạm mặt rộng: đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng biển tại thời điểm khi tàu đến trạm (điểm đo);

đ) Quan sát, theo dõi và cập nhật các hiện tượng khí tượng giữa các trạm (obs) đo đạc, quan trắc;

e) Tiến hành quy toán ngay sau khi kết thúc trạm (obs) đo đạc, quan trắc;

g) Ghi biên bản bàn giao tình hình hoạt động của dụng cụ đo và thời tiết khu vực khảo sát khi giao ca;

h) Thu dọn, bảo quản máy móc, thiết bị, dụng cụ.

1.1.1.3. Hoàn thiện tài liệu

a) Hiệu chỉnh và xử lý số liệu, xác định các đặc trưng, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình của từng yếu tố khí tượng;

b) Tóm tắt diễn biến thời tiết tại khu vực tiến hành điều tra, khảo sát;

c) Nhập và lưu trữ số liệu điều tra, khảo sát khí tượng biển vào máy tính;

d) Viết báo cáo số liệu điều tra, khảo sát, các kết quả tính toán và đặc trưng của các yếu tố khí tượng biển, đánh giá và nhận xét sơ bộ kết quả thu được. Báo cáo tình hình thời tiết và các tác động (nếu có) ở khu vực nghiên cứu, in ấn, bàn giao tài liệu, nghiệm thu.

1.1.2. Điều kiện áp dụng

Theo phân loại khó khăn: quy định tại Bảng 1, Bảng 2.



1.1.3. Định biên

Bảng 4


TT

Nội dung công việc

QTVC 3

QTVC 4

QTVC 5

Nhóm

1

Công tác chuẩn bị

1




1

2QTVC4,0

2

Quan trắc chi tiết

1




1

2QTVC4,0

3

Hoàn thiện tài liệu

1




1

2QTVC4,0

1.1.4. Định mức: Công nhóm/thông số

Bảng 5


TT

Thông số quan trắc

Định mức

Chuẩn bị

Đo đạc, quan trắc tại hiện trường

Hoàn thiện tài liệu

A

Trạm mặt rộng










1

Nhiệt độ kk, độ ẩm kk, áp suất kk

0,02

0,20

0,02

2

Gió

0,02

0,23

0,02

3

Mây, TNX, HTTT hiện tại, HTTT đã qua, HTKT khác

0,01

0,15

0,02

B

Trạm liên tục










1

Nhiệt độ kk, độ ẩm kk, áp suất kk

0,02

0,16

0,02

2

Gió

0,02

0,20

0,02

3

Mây, TNX, HTTT hiện tại, HTTT đã qua, HTKT khác

0,01

0,15

0,02


Каталог: uploads -> laws -> file
file -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
file -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
file -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
file -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
file -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Ubnd tỉnh cao bằNG
file -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương