BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng s dự thảO 15 2017



tải về 2.31 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích2.31 Mb.
#39691
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.1.2. Quy tắc mã hóa

2.1.2.1. Đoạn 1

Đoạn 1 luôn có mặt trong các phần A, B, C và D của bản tin, mã hóa về số liệu nhận dạng trạm quan trắc và vị trí trạm.

2.1.2.1.1. Nhóm MiMiMjMj

Nhóm MiMiMjMj luôn ở đầu của bản tin

MiMi: là chữ nhận dạng cố định cho bản tin (bảng mã 2582).

MjMj: là chữ nhận dạng các phần của bản tin (bảng mã 2582).

2.1.2.1.2. Nhóm D….D được đưa vào bản tin mã hóa cho trạm tầu trên biển hoặc trạm di động trên đất liền.

2.1.2.1.3. Nhóm YYGGId

a) YY: biểu thị ngày trong tháng của kỳ quan trắc được phát báo, tính theo giờ quốc tế và đơn vị đo tốc độ gió.

YY được cộng thêm 50 nếu tốc độ gió đo bằng knots.

YY báo ngày trong tháng nếu tốc độ gió đo bằng m/s.

b) GG: giờ quan trắc báo bằng giờ tròn gần nhất theo giờ quốc tế, cách quy về giờ tròn được quy định theo luật của Tổ chức Khí tượng thế giới.

c) Id: chỉ số mặt đẳng áp tiêu chuẩn cuối cùng có số liệu gió (bảng mã 1734).

Trong phần A: Id là chỉ số hàng trăm.

Trong phần C: Id là chỉ số hàng chục.

Ghi chú:

+ Trường hợp Id =1 số liệu gió chỉ có đến mức 150 hPa, thì nhóm ddfff ở mức 100 hPa (nếu có) mã hóa bởi nhóm ///// (5 gạch chéo).

+ Trường hợp Id = 2 số liệu gió chỉ có đến 250 hPa thì nhóm ddfff ở mức 200 hPa (nếu có) mã hóa bởi nhóm ///// (5 gạch chéo).

+ Trường hợp Id = / ở phần A hoặc phần C thì sẽ không có nhóm ddfff nào được phát báo, chỉ có nhóm dodofofofo.

+ Các mặt đẳng áp tiêu chuẩn nằm bên trên mức được chỉ bởi Id thì không mã hóa nhóm ddfff.

+ Các mặt đẳng áp tiêu chuẩn bên dưới mức được chỉ ra bởi Id thì luôn luôn được mã hóa nhóm ddfff. Nếu tại một hoặc một số mức không có số liệu gió thì ddfff mã hóa bởi nhóm ///// (5 gạch chéo) vào các chỗ tương ứng.

d) a4: được sử dụng cùng với nhóm YYGG trong phần B để chỉ kiểu thiết bị đo đang sử dụng tại trạm (bảng mã 0265).

e) / (nét gạch chéo) được đưa vào nhóm YYGG để đảm bảo 5 ký tự trong một nhóm trong phần D.

2.1.2.1.4. Nhóm IIiii

a) II: biểu số miền do Tổ chức Khí tượng thế giới quy định. Đối với Việt Nam, II = 48.

b) iii: biểu số trạm do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quy định (Phụ lục 3).

2.1.2.1.5. Nhóm 99LaLaLa, QcLoLoLoLo là vị trí các trạm trên biển.

a) Số 99: nhóm số cố định.

b) LaLaLa: vĩ độ, báo đến phần mười độ.

c) Qc: phần tư địa cầu (bảng mã 3333).

d) LoLoLoLo: kinh độ, báo đến phần mười độ.

2.1.2.1.6. Nhóm MMMULaULo

a) MMM: số thứ tự ô vuông Masden chứa trạm vào lúc quan trắc (bảng mã 2590).

b) ULaULo: chữ số hàng đơn vị của vĩ độ và kinh độ trong ô chỉ bởi MMM.

2.1.2.1.7. Nhóm h0h0h0h0im

a) h0h0h0h0: độ cao của trạm di động theo đơn vị chỉ bởi im.

b) im: chỉ số đơn vị và mức độ tin cậy về độ cao (bảng mã 1845).

2.1.2.2. Đoạn 2

2.1.2.2.1. Nhóm 99P0P0P0 khí áp bề mặt tính bằng hectopascal (hPa).

a) Số 99: nhóm số cố định cho biết rằng sẽ phát báo số liệu tại mặt đất.

b) P0P0P0: mã hóa hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị hPa. Nếu phần thập phân ≥ 5 thì hàng đơn vị được cộng thêm 1.

2.1.2.2.2. Nhóm T0T0Ta0D0D0

a) T0T0Ta0: nhiệt độ không khí bề mặt được báo đến phần mười oC.

a1) T0T0 mã hóa hàng chục, hàng đơn vị của nhiệt độ không khí tại mặt đất.

a2) Ta0 mã hóa phần thập phân của nhiệt độ không khí bề mặt.

a3) Ta0 cho biết dấu của nhiệt độ không khí là dương hay âm (bảng mã 3931).

b) D0D0: mã hóa nhiệt độ điểm sương của nhiệt độ không khí bề mặt.

b1) Nhiệt độ điểm sương được mã hóa đến phần mười oC từ 0.0oC đến 5.0oC.

b2) Nhiệt độ điểm sương từ 5.1oC được quy tròn tới độ nguyên (bảng mã 0777).

2.1.2.2.3. Nhóm d0d0f0f0f0 mã hóa số liệu gió bề mặt.

dd hướng gió tính bằng độ, fff tốc độ gió tính bằng m/s.

a) d0d0: mã hóa số hàng trăm, hàng chục độ của hướng gió.

a1) Hàng đơn vị của hướng gió sẽ được quy tròn theo 5o gần nhất như sau:



- Nếu hàng đơn vị là 1, 2 quy về 0;

- Nếu hàng đơn vị là 3,4,6,7 quy về 5;

- Nếu hàng đơn vị là 8, 9 quy về 0, nhưng cộng thêm 1 vào hàng chục độ của hướng gió.

a2) Theo phép quy như trên thì hàng đơn vị của hướng gió luôn có giá trị là 0 và 5. Các số 0 và 5 sẽ được kết hợp với hàng trăm của tốc độ gió để mã hóa.

a3) Khi lặng gió dd=00.

b) f0f0f0: hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của tốc độ gió mặt đất.

b1) Hàng trăm của tốc độ gió luôn cộng với hàng đơn vị của hướng gió đã quy tròn về 0 và 5 để mã hóa.

b2) Khi lặng gió fff = 000;

2.1.2.2.4. Các nhóm P1P1h1h1h1; ....... ; PnPnhnhnhn

a) P1P1; ....... ; PnPn mã hóa số hàng trăm, hàng chục các mặt đẳng áp tiêu chuẩn được quy định phát báo trong phần A.

Các giá trị của PP lần lượt là: 00=1000 hPa, 92=925 hPa, 85=850 hPa, 70=700 hPa, 50=500 hPa, 40=400 hPa, 30=300 hPa, 25=250 hPa, 20=200 hPa, 15=150 hPa và 10=100 hPa.

Đối với phần C là hàng chục, hàng đơn vị các mặt đẳng áp tiêu chuẩn, PP lần lượt là: 70=70 hPa, 50=50 hPa, 30=30 hPa, 20=20 hPa và10=10 hPa.

b) h1h1h1, h2h2h2,….., hnhnhn: dùng để mã hóa độ cao địa thế vị các mặt đẳng áp tiêu chuẩn (quy về mực biển) được quy định phát báo có trong phần A và C.

b1) Các mặt đẳng áp 1000 hPa, 925 hPa, 850 hPa,700 hPa mã hóa hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị của độ cao địa thế vị.

b2) Từ mặt đẳng áp 500 hPa trở lên mã hóa hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục của độ cao địa thế vị. Nếu hàng đơn vị của độ cao địa thế vị ≥ 5 thì quy tròn và cộng vào hàng chục 1 đơn vị.

2.1.2.2.5. Các nhóm T1T1Ta1D1D1; .......; TnTnTanDnDn mã hóa nhiệt độ, nhiệt độ điểm sương tại các mặt đẳng áp.

a) T1T1Ta1 nhiệt độ không khí tại các mặt đẳng áp.

a1) T1T1 ......TnTn mã hóa tương tự như phần (a) mục 2.1.2.2.2.

a2) Ta1 .....Tan mã hóa như tương tự như phần (a) mục 2.1.2.2.2.

a3) Ta1;......Tan cho biết dấu nhiệt độ không khí được mã hóa là dương hay âm (bảng mã 3931).

b) D1D1.......DnDn nhiệt độ điểm sương tại các mặt đẳng áp. Mã hóa tương tự như phần (b) mục 2.1.2.2.2.

b1) Nhiệt độ điểm sương được mã hóa đến phần mười oC từ 0.0oC đến 5.0oC.

b2) Nhiệt độ điểm sương từ 5.1oC được quy tròn tới độ nguyên (bảng mã 0777).

b3) DD mã hóa là // trong các trường hợp: bị hỏng bộ cảm ứng không có số liệu độ ẩm hoặc nhiệt độ.

2.1.2.2.6. Các nhóm d1d1f1f1f1; .....; dndnfnfnfn: mã hóa gió ở các mặt đẳng áp. Cách mã hóa xem tại 2.1.2.2.3.

Trường hợp mã hóa nhóm ddfff =///// xem chú thích tại mục 2.1.2.1.3

2.1.2.3. Đoạn 3

2.1.2.3.1. Nhóm 88PtPtPt

a) Số 88: chỉ số cố định cho biết tiếp sau đó sẽ phát báo số liệu đối lưu hạn.

b) PtPtPt: là khí áp tại mức đối lưu hạn.

b1) PtPtPt: hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị hPa tại mức đối lưu hạn, nếu đối lưu hạn xuất hiện bên dưới mức 100 hPa.

b2) PtPtPt: hàng chục, hàng đơn vị và phần thập phân hPa tại mức đối lưu hạn, nếu đối lưu hạn xuất hiện bên trên mức 100 hPa.

2.1.2.3.2. Nhóm TtTtTatDtDt

Mã hóa nhiệt độ và nhiệt độ điểm sương tại các mức đối lưu hạn.

a) TtTtTat mã hóa tương tự như phần (a) mục 2.1.2.2.2.

b) DtDt mã hóa tương tự như phần (b) mục 2.1.2.2.2.

2.1.2.3.3. Nhóm dtdtftftft

Mã hóa số liệu gió tại mức đối lưu hạn. Xem cách mã hóa tại 2.1.2.2.3.

Ghi chú:

(a) Nếu trong một ca quan trắc có nhiều mức đối lưu hạn thì sẽ mã hóa các nhóm các mức đối lưu theo thứ tự độ cao tăng dần.

(b) Không quan trắc được đối lưu hạn báo nhóm 88999 trong phần A hoặc C.

2.1.2.4. Đoạn 4

2.1.2.4.1. Nhóm 77PmPmPm hoặc 66PmPmPm

a) Số 77 hoặc 66: chỉ số cố định cho biết rằng tiếp sau đó là các số liệu tốc độ gió cực đại và lớn nhất.

a1) Số 66 chỉ dùng để phát báo số liệu gió lớn nhất xảy ra tại mức kết thúc quan trắc.

a2) Số 77 mã hóa số liệu tốc độ gió lớn nhất và cực đại xuất hiện trong kỳ quan trắc.

b) PmPmPm mã hóa khí áp ở mức gió cực đại hoặc lớn nhất.

b1) Trong phần A, PmPmPm mã hóa hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị hPa.

b2) Trong phần C, PmPmPm mã hóa hàng chục, hàng đơn vị và phần thập phân hPa.

2.1.2.4.2. Nhóm dmdmfmfmfm

Hướng và tốc độ gió lớn nhất hoặc cực đại mã hóa tương tự như 2.1.2.2.3.

2.1.2.4.3. Nhóm 77999 dùng khi không quan trắc được gió lớn nhất hoặc cực đại trong phần A hoặc C.

2.1.2.4.4. Nhóm 4VbVbVaVa

Mã hóa độ dịch chuyển thẳng đứng của tốc độ gió lớn nhất hoặc cực đại.

a) Số 4: là chỉ số cố định nhận biết nhóm báo độ dịch chuyển thẳng đứng của tốc độ gió.

b) VbVb: là trị số tuyệt đối của hiệu véc tơ gió ở mức cực đại và mức phía dưới nó 1km.

VbVb được phát báo bằng số hàng chục và hàng đơn vị của hiệu véc tơ đó.

c) VaVa là trị số tuyệt đối của hiệu véc tơ gió giữa mức cực đại và mức bên trên nó 1km.

VaVa được phát báo bằng số hàng chục và hàng đơn vị của hiệu véc tơ đó.

d) Nhóm 4VbVbVaVa phát báo không quá 2 lần trong phần A hoặc C.

e) Trường hợp có mức gió lớn nhất đo được ở cuối kỳ quan trắc, chỉ tính được độ dịch chuyển của gió ở phía dưới nó 1km, còn phía trên không tính được. Nhóm 4VbVbVaVa sẽ là 4VbVb//.

Ghi chú: Nếu có nhiều mức đạt tốc độ gió lớn nhất và cực đại thì phát theo thứ tự như sau:

+ Nếu có 2 mức đạt tiêu chuẩn gió cực đại bằng nhau về tốc độ thì sẽ phát theo thứ tự khí áp giảm dần.

+ Nếu có nhiều mức tốc độ gió lớn nhất và cực đại thì mã hóa theo thứ tự giảm dần của trị số tốc độ gió.

2.1.2.5. Đoạn 5

2.1.2.5.1. Các nhóm n0n0P0P0P0 T0T0Ta0D0D0

a) n0n0 = 00 chỉ rằng sau đó là số liệu bề mặt.

b) P0P0P0 xem cách mã hóa 2.1.2.2.1.

c) T0T0Ta0 xem cách mã hóa 2.1.2.2.2.

d) D0D0 xem cách mã hóa 2.1.2.2.2.

2.1.2.5.2. Các nhóm n1n1P1P1P1 T1T1Ta1D1D1 …. nnnnPnPnPn TnTnTanDnDn

a) Chữ n1n1 ….. nnnn: số chỉ số các đặc tính nhiệt độ, độ ẩm theo thứ tự độ cao tăng dần. nn=11 là đặc tính đầu tiên ngay ở trên mức mặt đất; nn=22 chỉ đặc tính thứ 2, …, tiếp tục đến nn=99, sau đó lại lặp lại 11, 22….., 99 cho đến khi mã hóa hết các mức đặc tính.

b) P1P1P1….PnPnPn: khí áp tại các mức đặc tính.

Phần B, PPP mã hóa hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị hPa.

Phần C, PPP mã hóa hàng chục, hàng đơn vị và phần thập phân hPa.

c) T1T1Ta1….TnTnTan: nhiệt độ tại các mức đặc tính. Xem cách mã hóa 2.1.2.2.5.

d) D1D1….DnDn: nhiệt độ điểm sương tại các mức đặc tính. Xem cách mã hóa 2.1.2.2.5.

Ghi chú:

+ Điểm mặt đất và điểm kết thúc quan trắc đều là điểm đặc tính nhiệt độ, độ ẩm và gió.

+ Giới hạn trên và dưới của một lớp không có số liệu nhiệt độ, độ ẩm, gió cũng được phát báo như những điểm đặc tính nhiệt độ, độ ẩm hoặc gió. Trong trường hợp đó ta phát báo những mức đó như những điểm đặc tính thông thường với các chỉ số nn phù hợp, đồng thời xen giữa 2 mức đó ta phải phát thêm một mức bằng những nhóm gạch chéo (/////) để biểu thị lớp không có số liệu.

2.1.2.6. Đoạn 6

2.1.2.6.1. Nhóm 21212

Là nhóm cố định biểu thị rằng tiếp theo sẽ mã hóa các số liệu về các điểm đặc tính gió.

2.1.2.6.2. Nhóm n0n0P0P0P0

a) Chữ n0n0 tương tự như 2.1.2.5.1.

b) P0P0P0 xem cách mã hóa 2.1.2.2.1.

2.1.2.6.3. Nhóm n1n1P1P1P1; ….; nnnnPnPnPn

a) Chữ n1n1 ….. nnnn xem cách mã hóa 2.1.2.5.2.

b) P1P1P1….PnPnPn xem cách mã hóa 2.1.2.5.2.

2.1.2.6.4. Nhóm ddfff chỉ hướng và tốc độ gió tại các mức đặc tính. Cách mã hóa xem 2.1.2.2.3.

2.1.2.7. Đoạn 7

Là đoạn bắt buộc và luôn có mặt trong tất cả các phần của bản tin.

Các nhóm srrarasasa và 8GGgg bắt buộc dùng cho dạng mã TEMP, TEMP SHIP, TEMP MOBIL. Riêng TEMP SHIP có thêm nhóm 9snTwTwTw.

2.1.2.7.1. Nhóm 31313 là nhóm số cố định.

2.1.2.7.2. Nhóm srrarasasa

a) Chữ sr: tiêu chuẩn hiệu chính bức xạ mặt trời và bức xạ hồng ngoại (bảng mã 3849).

b) Chữ rara: hệ thống máy thu và máy thám không đang sử dụng (bảng mã 3685).

c) Chữ sasa: phương pháp kỹ thuật theo dõi máy thám không (bảng mã 3872).

2.1.2.7.3. Nhóm 8GGgg

a) Số 8: chỉ số cố định.

b) GG: giờ thả máy thám không, tính theo giờ UTC.

c) gg: phút thả máy thám không, tính theo giờ UTC.

2.1.2.7.4. Nhóm 9snTwTwTw

Nhóm này chỉ dành riêng cho trạm trên biển.

a) Số 9: chỉ số cố định.

b) sn: dấu của nhiệt độ mặt nước biển.

sn = 0 chỉ nhiệt độ dương

sn = 1 chỉ nhiệt độ âm

c) TwTwTw: nhiệt độ mặt nước biển, được mã hoá đến phần mười oC, có dấu chỉ bởi sn.

2.1.2.8. Đoạn 8

2.1.2.8.1. Nhóm 41414

Nhóm số cố định để biểu thị sau đó sẽ mã hoá các số liệu về mây ở thời điểm thả máy thám không.

2.1.2.8.2. Nhóm NhCLhCMCH

a) Nh: lượng của tất cả các mây thuộc CL, hay không có mây CL thì lượng của tất cả mây CM (bảng mã 2700).

Ghi chú:

+ Không có mây CL nhưng có mây CM thì tổng lượng của tất cả các mây CM được mã hoá cho Nh.

+ Nếu không có cả mây CL và mây CM nhưng có mây CH thì Nh được mã hoá là 0.

+ Nếu mây được báo ở Nh có tính perlucidus (Scpe ở CL hay Acpe ở CM) thì Nh được mã hoá là 7 hay nhỏ hơn.

+ Khi qua sương mù, mù khô dày vẫn thấy rõ bầu trời không có mây thì mã hoá Nh = 0, nếu thấy những loại mây tương ứng thì Nh được mã hoá theo kết quả quan sát thực tế, coi như không có hiện tượng nói trên. Nếu qua sương mù, mù khô dày không xác định được mây thì mã hoá Nh = 9.

+ Những vết ngưng kết sẽ không được mã hoá.

+ Những vết ngưng kết bền vững và những đám mây phát triển rõ rệt từ những vết ngưng kết sẽ được mã hoá như là có mây. Khi đó dùng mã số Nh phù hợp với lượng mây quan sát được.

b) CL: mã hoá cho các loại mây: tầng tích (Sc), tầng (St), tích (Cu) và vũ tích (Cb) (bảng mã 0513).

Ghi chú:

+ CL chỉ được mã hoá những phần mây có độ cao từ mực trạm trở lên, nếu tất cả mây thuộc CL đều thấp hơn mực trạm thì báo CL= 0.

+ Mã số CL được báo theo thứ tự ưu tiên như sau: 9, 3, 4, 8, 2, các mã còn lại là 1, 5, 6, 7 ưu tiên về lượng.

+ Nếu qua sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây CL thì xác định mây CL thực tế trông thấy được, coi như không có các hiện tượng này.

c) h: độ cao cách mặt đất của mây thấp nhất trong số các mây thuộc CL (hoặc CM phù hợp với Nh) quan trắc được (bảng mã 1600).

Ghi chú:


+ Khi độ cao chân mây có trị số đúng bằng trị số ở đầu hay ở cuối của một cấp độ cao trong bảng thì sẽ mã hoá cấp mã số có cấp độ cao hơn.

+ Thuật ngữ “độ cao cách mặt đất” được xem như là độ cao từ mặt trạm tới chân mây.

+ Khi trạm ở trong sương mù, bão cát hoặc bão bụi, hoặc tuyết cuốn nhưng qua các hiện tượng đó vẫn nhìn thấy bầu trời thì h sẽ thuộc về chân mây thấp nhất nếu bất kỳ loại nào đó quan sát thấy (phù hợp với Nh). Nếu trong các điều kiện nói trên không thể thấy rõ được bầu trời thì h được mã hoá bằng (/), đồng thời Nh = 9, CL = /, CH = /.

d) CM: mã hoá cho các loại mây: trung tích (Ac), trung tầng (As) và vũ tầng (Ns) (bảng mã 0515).

Ghi chú:

+ Nếu qua sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây CM thì xác định mây CM thực tế trông thấy được, coi như không có các hiện tượng này.

+ Các vết ngưng kết chóng tan không được mã hoá.

+ Các vết ngưng kết lâu bền và các đám mây đã phát triển rõ rệt từ các vệt ngưng kết sẽ được mã hoá như các mây CM khi thấy chúng giống như các mây đó.

+ Khi lượng mây thuộc CL ≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CM, mã hoá CM = /.

+ Khi không có mây thuộc CM, nhưng quan trắc được mây CH thì mã hóa CM =0.

+ Mã số CM được mã hoá theo trình tự ưu tiên sau: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 1, 2.

e) CH: mã hoá cho các loại mây: mây ti (Ci), ti tích (Cc) và ti tầng (Cs) (bảng mã 0509).

Ghi chú:

+ Các mã số dùng để mã hoá cho CH được xác định trên cơ sở mô tả chi tiết minh hoạ các loại mây thuộc C cho trong tập Atlas mây quốc tế cùng với các thuyết minh trong bảng mã nói trên.

+ Nếu qua mây thuộc CL, CM, sương mù hay các hiện tượng tương tự mà vẫn quan trắc được mây thuộc CH thì xác định mây CH thực tế thấy được, coi như không có các hiện tượng đó.

+ Trong các mã số từ 1 đến 8 đều có thể có một ít Cc. Mã số CH =9 chỉ dùng khi mây Cc là chủ yếu trong các mây CH.

+ Những vết ngưng kết lâu bền và những đám mây đã phát triển một cách rõ rệt từ các vết ngưng kết thì mã hoá như các mây loại CH nếu thấy chúng giống như các mây đó.

+ Mã số CH được mã hoá theo trình tự ưu tiên sau: 9, 7, 8, 6 và 5 cùng cấp, 4, 3, 1 và 2 cùng cấp.

+ Khi tổng lượng mây CL hay CM ≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CH thì CH mã hoá (/).

2.1.2.9. Đoạn 9

Nhóm 51515, 52525, …, 59595 là các nhóm số cố định. Đoạn này dùng theo quy định của khu vực.

Việt Nam nằm ở khu vực II, hiện nay chưa có quy định dùng đoạn này.

2.1.2.10. Đoạn 10

Các nhóm số do quốc gia quy định. Việt Nam dùng nhóm 61616 để phục vụ dự báo trong nước.

Dạng mã tổng quát của đoạn 10 như sau:

61616
















1T1T1D1D1

d1d1f1f1f1

3T3T3D3D3

d3d3f3f3f3

6T6T6D6D6

d6d6f6f6f6

9T9T9D9D9

d9d9f9f9f9

2T2T2D2D2

d2d2f2f2f2

8T8T8D8D8

d8d8f8f8f8

1T1T1D1D1

d1d1f1f1f1

4T4T4D4D4

d4d4f4f4f4

7T7T7D7D7

d7d7f7f7f7

60hhh

TTTaDD

Ddfff










2.1.2.10.1. Nhóm 61616

Nhóm cố định chỉ rằng sau đó mã hoá nhiệt độ, gió ở các độ cao: 100 m, 300 m, 600 m, 900 m, 1200 m, 1800 m, 2100 m, 2400 m, 2700 m và 600 hPa.

2.1.2.10.2. Các chỉ số 1, 3, 6, 9, 2, 8, 1, 4, 7 là số hàng trăm của độ cao được quy định phát báo trong đoạn này.

2.1.2.10.3. Các nhóm TTTaDD mã hóa nhiệt độ và nhiệt độ điểm sương tại các mức độ cao quy định phát báo tại 61616. Cách mã hóa TTTaDD tương tự như T0T0Ta0D0D0 tại 2.1.2.2.2.

2.1.2.10.4. Các nhóm ddfff mã hóa hướng gió và tốc độ gió ở mức độ cao quy định phát báo tại 61616. Cách mã hoá tương tự như nhóm d0d0f0f0f0 tại 2.1.2.2.3.

2.1.2.10.5. Nhóm 60hhh

a) Số 60: chỉ số cố định.

b) hhh: chỉ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của độ cao mức 600 hPa.

2.1.2.10.6. Các nhóm TTTaDD ddfff

Mã hoá nhiệt độ và gió của mức 600 hPa, cách mã hoá tương tự như các nhóm T0T0Ta0D0D0, d0d0f0f0f0 tại 2.1.2.2.2 và 2.1.2.2.3.



2.2. Dạng mã FM 75-XII Ext.CLIMAT TEMP, FM 76-XII Ext.CLIMAT TEMP SHIP và các quy tắc mã hóa số liệu

FM 75-XII Ext.CLIMAT TEMP

Bản tin số liệu khí hậu cao không hàng tháng từ trạm quan trắc cố định trên mặt đất

FM 76-XII Ext.CLIMAT TEMP SHIP

Bản tin số liệu khí hậu cao không hàng tháng từ trạm quan trắc trên tàu biển


tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương