BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 48


Dạng mã FM20-VIII RADOB và quy tắc mã hóa



tải về 2.14 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích2.14 Mb.
#39689
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.4. Dạng mã FM20-VIII RADOB và quy tắc mã hóa


FM20-VIII RADOB: mã hóa số liệu quan trắc thời tiết từ trạm ra đa.

2.4.1. Dạng mã


Phần A

MiMiMjMj YYGGg

4RWLaLaLa QcLoLoLoLo ACSCWCaCrt tedsdsfsfs (DDDD)



Phần B

Đoạn 1


MiMiMjMj YYGGg

NeNeWRHeIe NeNeWRHeIe … NeNeWRHeIe /555/

NeNeaeDefe

Đoạn 2


51515 - Nhóm mã điện do uỷ ban khu vực phát triển để trao đổi với nhau

Đoạn 3


61616 - Nhóm mã điện do quốc gia phát triển

Ghi chú:


RADOB là tên bản tin dùng để mã hoá các thông tin mà trạm ra đa thời tiết quan trắc được.

Mã luật RADOB được chia làm hai phần:

Phần A: dùng để mã hoá những thông tin về xoáy thuận nhiệt đới.

Phần B: dùng để mã hoá những thông tin về mây và các hiện tượng thời tiết, được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1: mã hoá những thông tin về mây và các hiện tượng liên quan đến mây.

Đoạn 2: các nhóm mã do khu vực phát triển để trao đổi với nhau.

Đoạn 3: mã hóa các thông tin của nhóm mã quốc gia, trạng thái kỹ thuật của ra đa thời tiết, điều kiện quan trắc và trạng thái pha của giáng thủy trong vùng gần.

2.4.2. Quy tắc mã hóa


2.4.2.1. Phần A

2.4.2.1.1. Nhóm MiMiMjMj



MiMi =

FF - Trạm ra đa đặt trên đất liền

GG - Trạm ra đa đặt trên tàu biển



MjMj =

AA - Mã hóa thông tin về xoáy thuận nhiệt đới

BB - Mã hoá thông tin về mây và các hiện tượng thời tiết liên quan



2.4.2.1.2. Nhóm YYGGg

a) YY: ngày của tháng, được mã hoá bằng hai chữ số.

b) GGg: thời gian kết thúc quan trắc tính bằng giờ và phần mười của giờ (giờ quốc tế).

- Thời gian quan trắc được mã hoá bằng ba chữ số, hai chữ số đầu là giờ, chữ thứ ba là phần mười của giờ.

- Phần mười của giờ được làm tròn ưu tiên số lớn.

2.4.2.1.3. Nhóm IIiii

a) II: biểu thị mã số miền do Tổ chức Khí tượng thế giới quy định. Đối với Việt Nam, II = 48.

b) iii: biểu thị mã số trạm.

2.4.2.1.4. Nhóm 99LaLaLa QcLoLoLoLo

a) 99: nhóm số không đổi cho biết sau đây là mã hoá kết quả quan trắc của trạm ra đa trên biển.

b) LaLaLa: vĩ độ tính bằng độ, chính xác đến phần mười độ của vị trí trạm trên biển khi quan trắc. Phần mười độ được tính bằng cách chia số phút cho 6, không lấy số dư.

c) Qc: góc phần tư của địa cầu (bảng mã 3333).

d) LoLoLoLo: kinh độ, tính bằng độ, với độ chính xác đến phần mười độ. Phần mười độ cũng tính như LaLaLa.

2.4.2.1.5. Nhóm 4RWLaLaLa

a) 4: là chỉ số cố định cho biết sau đây mã hoá số liệu về xoáy thuận nhiệt đới.

b) RW: độ dài bước sóng của ra đa (bảng mã 3555).

c) LaLaLa: vĩ độ của vị trí tâm hoặc mắt của xoáy thuận nhiệt đới, mã hoá với độ chính xác đến phần mười độ.

2.4.2.1.6. Nhóm QcLoLoLoLo

a) Qc: góc phần tư của quả địa cầu, là vị trí tâm hoặc mắt xoáy thuận nhiệt đới (bảng mã 3333).

b) LoLoLoLo: kinh độ của vị trí tâm hoặc mắt xoáy thuận nhiệt đới, mã hoá với độ chính xác đến phần mười độ.

2.4.2.1.7. Nhóm ACSCWCaCrt

a) AC: độ chính xác vị trí tâm hoặc mắt xoáy thuận nhiệt đới (bảng mã 0104).

b) SC: hình dạng và đặc điểm của “mắt” (bảng mã 3704).

c) WC: đường kính, hay độ dài trục lớn của “mắt” (bảng mã 4504).

d) aC: đặc điểm biến đổi của mắt trong 30 phút trước kỳ quan trắc nói trong bản tin (bảng mã 0204).

e) rt: khoảng cách giữa điểm cuối của dải xoắn xa nhất và tâm xoáy thuận (bảng mã 3652).

2.4.2.1.8. Nhóm tedsdsfsfs

a) te: thời đoạn tính tốc độ sự di chuyển của tâm hay mắt của xoáy thuận nhiệt đới (bảng mã 4035).

b) dsds: hướng (chục độ) mà tâm hay mắt của xoáy thuận nhiệt đới di chuyển đến. Hướng được tính từ hướng Bắc (của kinh tuyến địa lý) theo chiều kim đồng hồ (bảng mã 0877).

c) fsfs: tốc độ (knots) di chuyển của tâm hay mắt bão (DDDD): Tín hiệu của tàu biển nơi đặt ra đa.

2.4.2.2. Phần B

2.4.2.2.1. Nhóm MiMiMjMj

Nhóm phân biệt loại thông tin


MiMi =

FF - Trạm ra đa đặt trên mặt đất

GG - Trạm ra đa đặt trên biển



MjMj =

BB - Mã hoá về đặc điểm quan trọng của phản hồi vô tuyến

MM - Mã hoá về số liệu vùng gần của ra đa



2.4.2.2.2. Nhóm YYGGg xem cách mã hoá quy định tại mục 2.4.2.1.2.

2.4.2.2.3. Nhóm IIiii xem cách mã hoá quy định tại mục 2.4.2.1.3.

2.4.2.2.4. Nhóm QcLoLoLoLo xem cách mã hoá quy định tại mục 2.4.2.1.4.

2.4.2.2.5. Nhóm NeNeWRHeIe

Mã hoá số liệu về mây và các hiện tượng thời tiết liên quan trong vùng quan trắc của ra đa.

a) NeNe: chỉ số ô vuông 60 x 60 km (bảng mã 2776).

Chỉ số ô vuông được mã hoá từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo thứ tự tăng dần của các ô có phản hồi vô tuyến. Mỗi ô chỉ được mã hóa một lần.

b) WR: hiện tượng thời tiết hoặc mây trong ô vuông 60 x 60 km, tức là chỉ phát hiện tượng thời tiết mạnh nhất trong ô 60 x 60 đó, nếu không xác định được hiện tượng thì mã hoá / (bảng mã 4530).

c) He: độ cao cực đại (km) của giới hạn trên của phản hồi vô tuyến hiện tượng, tổ hợp các hiện tượng hay của mây không có hiện tượng trong ô vuông 60 x 60 km (bảng mã 1535).

Độ cao này được xác định theo sản phẩm ETop hoặc theo PHIz nếu góc quét lớn nhất vượt quá góc cao của phản hồi vô tuyến mây.

d) Ie: độ phản hồi cực đại trong ô 60 x 60 km (bảng mã 1735).

Độ phản hồi vô tuyến lớn nhất của hiện tượng, của tổ hợp các hiện tượng (Ie) được chọn từ các ô vuông 30 x 30 km của ô vuông lớn 60 x 60 km theo sản phẩm CMax hoặc PPI

Ở đây giá trị của độ cao giới hạn trên của phản hồi vô tuyến và độ phản hồi có thể thuộc các hiện tượng khác nhau theo vị trí phân bố và loại hiện tượng.

- Hiện tượng thời tiết, tổ hợp các hiện tượng hoặc là mây không có hiện tượng (WR) và độ cao lớn nhất của giới hạn trên (He) phải mã hoá trong bán kính phát hiện.

- Cường độ phản hồi vô tuyến (Ie) của mây không có hiện tượng mã hoá bằng /.

- Độ phản hồi vô tuyến của dông, mưa đá ngoài bán kính 180 km cách ra đa của mưa rào, mưa thường ở cự ly ngoài 120 km, mã hoá bằng /.

- Nếu đồng thời quan trắc được phản hồi vô tuyến của mây, hiện tượng và phản hồi vô tuyến dị thường thì mã hoá kết quả quan trắc về mây và hiện tượng như thường lệ.

2.4.2.2.6. Nhóm /555/

Nhóm số cố định phân biệt, chỉ mã hoá trước nhóm NeNeaeDefe.

2.4.2.2.7. Nhóm NeNeaeDefe

Trong nhóm này, mã hoá các số liệu đặc trưng cho sự thay đổi và sự dịch chuyển của phản hồi vô tuyến hệ thống mây.

a) NeNe: chỉ số ô vuông 60 x 60 km, mà ở đó quan trắc viên đặt gốc véc tơ tốc độ đặc trưng cho sự dịch chuyển phản hồi vô tuyến của hệ thống mây. Chỉ số của ô 60 x 60 phải ứng với hệ thống mà ta xác định đặc điểm thay đổi và dịch chuyển của phản hồi (bảng mã 2776).

b) ae: đặc điểm thay đổi phản hồi của hệ thống mây, xác định theo sự thay đổi của phản hồi cực đại và diện tích của phản hồi vô tuyến (bảng mã 0235).

ae được xác định sau khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Khoảng thời gian này không được lớn hơn 90 phút và nhỏ hơn 30 phút. Độ phản hồi cực đại của hệ thống mây được coi là tăng (giảm) trong các trường hợp khi sau một khoảng thời gian nói trên thay đổi không ít hơn một bậc của bảng 1735. Diện tích của phản hồi mây và giáng thuỷ được coi là tăng (giảm), nếu như sau một khoảng thời gian nói trên, sự biến đổi của chúng lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) 25%.

c) De: hướng mà hệ thống phản hồi vô tuyến di chuyển (bảng mã 0700 và hình 1)

d) fe: tốc độ di chuyển của phản hồi vô tuyến (km/h) (bảng mã 1236).

2.4.2.2.8. Nhóm 51515

Nhóm số cố định, chỉ sử dụng khi có lệnh đặc biệt.

2.4.2.2.9. Nhóm 61616

Nhóm số cố định cho biết sau đó sẽ mã hoá phần mã điện do quốc gia phát triển (ở Việt Nam chưa có nhóm này nên phát /////).




tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương