BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 08/2008/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.56 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.56 Mb.
#22243
1   2   3
* Kiểm tra, nghiệm thu

10.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính cơ sở. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính.

10.2. Cơ sở để kiểm tra, nghiệm thu là các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định trong Quy phạm này và trong TKKT- DT công trình; các văn bản kỹ thuật của khu đo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

10.3. Tài liệu đo vẽ giao nộp để kiểm tra nghiệm thu phải hoàn chỉnh và đóng gói theo từng loại đúng quy định.

10.4. Sau khi kiểm tra, nghiệm thu, mỗi cấp phải đánh giá chất lượng, phân loại sản phẩm, đồng thời lập hồ sơ nghiệm thu theo số lượng và mẫu quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ nghiệm thu phải đóng quyển, giao nộp để lưu trữ theo tài liệu đo vẽ và nộp cho các cơ quan quản lý theo quy định.

* Đóng gói và giao nộp tài liệu

10.5. Sản phẩm đóng gói, giao nộp phải là sản phẩm kiểm tra, nghiệm thu đạt tiêu chuẩn chất lượng, có dấu và chữ ký của cơ quan thi công, cơ quan sử dụng, cơ quan quản lý theo quy định của Quy phạm này.

10.6. Thành quả đo vẽ phải đóng gói gồm:

10.6.1. Đối với tài liệu đo lưới địa chính:

1. Sơ đồ chọn điểm, chôn mốc.

2. Ghi chú điểm, biên bản bàn giao mốc, biên bản thoả thuận sử dụng đất.

3. Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng.

4. Sơ đồ lưới khống chế độ cao (nếu có).

5. Các loại sổ đo mặt phẳng, độ cao và đĩa CD ghi số liệu.

6. Tài liệu tính toán, bình sai lưới khống chế mặt phẳng.

7. Tài liệu tính toán, bình sai lưới khống chế độ cao.

8. Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc.

9. Hồ sơ nghiệm thu.

10. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

10.6.2. Đối với tài liệu đo vẽ bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10000:

1. Bình đồ ảnh, ảnh đơn đã nắn, bản đồ ảnh hoặc bản đồ đường nét, đĩa CD.

2. Bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính cơ sở theo đơn vị hành chính xã.

3. Các loại sổ đo lưới khống chế đo vẽ, sổ đo chi tiết, đĩa CD ghi số liệu và các tài liệu liên quan.

4. Các loại thành quả tính toán đóng thành tập theo từng chủng loại công việc có mục lục và sơ đồ kèm theo.

5. Hồ sơ nghiệm thu.

6. Tư liệu phim, ảnh sử dụng trong đo vẽ đóng gói riêng và chia ra: ảnh khống chế, phim tăng dày, ảnh nắn và các tài liệu liên quan.

10.6.3. Đối với tài liệu bản đồ địa chính đã hoàn chỉnh sau khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

1. Các tài liệu nêu ở 10.6.1, 10.6.2 (nếu có).

2. Bản đồ địa chính gốc.

3. Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất; Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính thể hiện hiện trạng sử dụng đất.

4. Bản đồ địa chính và đĩa CD ghi số liệu, 03 bộ sao kèm theo.

5. Các bảng biểu tổng hợp, thống kê diện tích theo hiện trạng từng đơn vị hành chính.

6. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

7. Sổ mục kê tạm, sổ mục kê.

8. Hồ sơ nghiệm thu.

Trong trường hợp các đơn vị hành chính không đo địa chính kín ranh giới hành chính mà chỉ đo vẽ phần diện tích cần thiết thì phải có thêm bản đồ ở tỷ lệ nhỏ hơn thể hiện phần diện tích chưa đo vẽ và ranh giới hành chính.

Khi đóng gói các tài liệu phải để thành từng hộp, cặp, túi hay đóng thành từng tập có ghi chú, có mục lục để tra cứu và được kiểm tra lần cuối trước khi giao nộp cho chủ đầu tư.

10.7. Công trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính chỉ được xác nhận là hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ theo các quy định:

1. Công trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính chỉ được xác nhận là hoàn thành từng phần khi có biên bản nghiệm thu và bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành.

 2. Công trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính chỉ được xác nhận là hoàn thành toàn bộ khi:

a) Có hồ sơ nghiệm thu, biên bản bàn giao tài liệu và các phiếu nhập kho đối với các sản phẩm quy định ở điểm 10.6.1 khoản 10.6;

b) Có hồ sơ nghiệm thu, biên bản bàn giao tài liệu và phiếu nhập kho đối với các sản phẩm quy định ở điểm 10.6.2, 10.6.3 khoản 10.6;

c) Có biên bản bàn giao tài liệu, biên bản bàn giao kết quả đo đạc bản đồ địa chính cho chủ đầu tư và UBND cấp xã sở tại (theo phụ lục 15) và phiếu nhập kho đối với các sản phẩm quy định ở các điểm 10.6.1, 10.6.2, 10.6.3 khoản 10.6.



* Lưu trữ và quản lý tài liệu

10.8. Quy định lưu trữ, quản lý tài liệu:

Sau khi hoàn thành công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất và cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản phẩm phải được giao nộp để lưu trữ, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Riêng đối với sản phẩm là bản đồ địa chính quy định như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Quản lý đất đai):

a) File bản đồ địa chính cơ sở ghi trên đĩa CD và tài liệu hướng dẫn đọc đĩa.

b) 01 bộ đĩa CD ghi file bản đồ địa chính cơ sở cấp xã (và 01 bản sao của bản đồ thể hiện phần diện tích chưa đo vẽ, ranh giới hành chính trong trường hợp chưa đo hết diện tích tự nhiên của xã).

c) Bản sao bản thống kê đất đai theo hiện trạng (tập hợp theo đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh).

d) Tư liệu phim, ảnh sử dụng để thành lập bản đồ.

đ) 01 bộ đĩa CD ghi file bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính, bản trích đo địa chính, số liệu thống kê diện tích đất đai của từng đơn vị hành chính cấp xã lập bản đồ.



2. Ủy ban nhân dân cấp xã: Bản sao các tài liệu:

a) 01 bộ bản đồ địa chính trên giấy và đĩa CD.

b) Bản đồ thể hiện phần diện tích chưa đo vẽ, ranh giới hành chính trong trường hợp chưa đo hết diện tích tự nhiên của xã.

c) Sổ mục kê, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản xác định mốc giới, ranh giới thửa đất.

d) Các tài liệu thống kê diện tích đất đai theo hiện trạng, các loại biên bản bàn giao mốc, diện tích, ranh giới hành chính.

3. UBND cấp huyện (phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện): Bản sao các tài liệu:

a) 01 bộ bản đồ địa chính trên giấy và trên đĩa CD.

b) Bản đồ thể hiện phần diện tích chưa đo vẽ, ranh giới hành chính trong trường hợp chưa đo hết diện tích tự nhiên của xã.

c) Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, các loại biên bản tài liệu thống kê diện tích đất đai.



4. UBND cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường): Bản gốc các tài liệu:

a) 01 bộ bản đồ địa chính gốc trên đĩa CD.

b) 01 bộ bản đồ địa chính, trên giấy và trên đĩa CD.

c) Bản đồ thể hiện phần diện tích chưa đo vẽ, ranh giới hành chính trong trường hợp chưa đo hết diện tích tự nhiên của xã.

d) Các loại biên bản, tài liệu thống kê diện tích đất đai.

đ) 01 bộ bản đồ địa chính cơ sở và 01 bộ bản đồ địa chính cơ sở cấp xã trên giấy và trên đĩa CD (nếu có).

Các tài liệu gốc đo đạc khác: Cơ quan chủ đầu tư quyết định nơi lưu trữ.

10.9. Toàn bộ Hồ sơ đo đạc, lập bản đồ địa chính phải được lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu của Nhà nước. Không được huỷ bỏ các tài liệu cũ ngay cả trong trường hợp đã có tài liệu mới cập nhật, mới đo vẽ thay thế.

10.10. Hàng năm, cơ quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh phải gửi cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương mình về Tổng cục Quản lý đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

10.11. Bản đồ địa chính phải được tổ chức khai thác đúng mục đích, đúng đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

11. CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH



11.1. Công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính phải được tiến hành thường xuyên và do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TNMT) và cán bộ địa chính cấp xã tổ chức thực hiện theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của Sở Tài nguyên và Môi trường.

11.2. Mục đích cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính là để đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng, quản lý đất theo thời gian ở cấp xã, huyện, tỉnh và phù hợp với Hồ sơ địa chính.

11.3. Nội dung cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính khi:

1. Xuất hiện thửa đất mới.

2. Thay đổi ranh giới thửa.

3. Thay đổi diện tích.

4. Thay đổi mục đích sử dụng.

5. Xuất hiện mới các đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến.

6. Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

7. Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình, chỉ giới quy hoạch sử dụng đất.

8. Thay đổi hoặc mới duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất mà có ảnh hưởng đến thửa đất.

9. Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

10. Thay đổi về địa hình mà có ảnh hưởng đến ranh giới sử dụng đất.

11. Đã thành lập nhưng chưa sử dụng để đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai hiện trạng đất đai hoặc đã sử dụng để đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai hiện trạng đất đai nhưng bị gián đoạn thời gian dài chưa tổ chức xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

12. Đã là tài liệu trong hồ sơ địa chính nhưng không được cập nhật đầy đủ thường xuyên những thay đổi như quy định ở khoản 1.18 Quy phạm này.

13. Có thêm thửa đất đã được đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

11.4. Cơ sở pháp lý để cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính bao gồm:

1. Quyết định về thay đổi địa giới hành chính.

2. Quyết định về quy hoạch và kết quả thể hiện quy hoạch sử dụng đất ở thực địa.

3. Quyết định giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền.

4. Quyết định cho phép chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

5. Quyết định của Toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai.

11.5. Tuỳ thuộc vào mức độ biến động đất đai, đặc điểm biến động để áp dụng phương pháp cập nhật, chỉnh lý bổ sung cho phù hợp. Khi yếu tố thửa trong một mảnh bản đồ địa chính đã được chỉnh lý biến động trên 40% thì phải biên tập lại bản đồ địa chính. Việc biên tập lại bản đồ địa chính do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh tổ chức thực hiện và phải đảm bảo chỉnh sửa liên hoàn trong Hồ sơ địa chính đang lưu giữ, sử dụng ở các cấp xã, huyện, tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

11.6. Việc cập nhật, chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp đo đạc đơn giản: giao hội cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch… hoặc đo vẽ bổ sung bản đồ bằng phương pháp toàn đạc, bằng GPS và bổ sung tương ứng trong Hồ sơ địa chính.

Khi đo đạc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính được phép sử dụng các điểm khởi tính là:

1. Các điểm toạ độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên.

2. Các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa.

11.7. Khi chỉnh lý bổ sung, ở khu vực cần chỉnh lý phải phóng từ bản đồ địa chính thành bản lược đồ với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cần chỉnh lý một hoặc hai cấp tỷ lệ. Trên bản lược đồ phải thể hiện đầy đủ kích thước cạnh đến đơn vị 0,01m và phải bảo đảm các yếu tố để dựng hình đối với các yếu tố chỉnh lý.

Các yếu tố mới được chỉnh lý thể hiện trên bản lược đồ và trên bản đồ địa chính và trên file bản đồ số bằng màu đỏ.

11.8. Khi đo vẽ bổ sung bằng phương pháp đo toàn đạc, bản vẽ đo bổ sung phải được vẽ trên hệ toạ độ có cùng hệ toạ độ của bản đồ cần chỉnh lý. Ngoài các địa vật, cạnh thửa cần đo bổ sung phải đo kiểm tra tiếp biên với địa vật, cạnh thửa liền kề.

11.9. Tiếp biên của khu vực đo vẽ bổ sung với các địa vật, ranh giới liền kề áp  dụng theo khoản 7.20 của Quy phạm này.

11.10. Sau khi chỉnh lý, số thứ tự thửa đất được đánh số bằng số tiếp theo số hiệu thửa đất cuối cùng của tờ bản đồ (được hiểu là số thứ tự thửa đất cuối cùng là n thì số thứ tự thửa đất thêm sẽ là n + 1) và lập bảng "Các thửa biến động" ở vị trí thích hợp trong hoặc ngoài khung bản đồ. Nội dung bảng "Các thửa biến động" phải thể hiện số thứ tự thửa thêm, thửa chỉnh lý, nguồn gốc thửa thêm, số thứ tự thửa lân cận và số thứ tự thửa bỏ.

11.11. Độ chính xác của việc chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính phải bảo đảm quy định tại mục 2 Quy phạm này.

11.12. Đối với trường hợp tách thửa, nhập thửa để tạo thành thửa mới diện tích các thửa sau khi đã chỉnh lý so với diện tích các thửa tương ứng trước khi chỉnh lý phải phù hợp.  

11.13. Song song với công tác chỉnh lý trên bản đồ, phải chỉnh lý trong Hồ sơ địa chính và các tài liệu có liên quan khác, đảm bảo sự thống nhất giữa Hồ sơ địa chính và bản đồ.

11.14. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý trên bộ bản sao bản đồ địa chính. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện lập báo cáo gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; cán bộ địa chính xã lập báo cáo gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện về việc cập nhật trên bản đồ địa chính do mình quản lý.

11.15. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉnh lý bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính.

11.16. Khi bản đồ địa chính có trên 40% số thửa trên tờ bản đồ đã được chỉnh lý, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện biên tập, biên vẽ lại bản đồ địa chính. Quá trình biên tập, biên vẽ lại bản đồ địa chính vẫn phải đảm bảo sự thống nhất giữa bản đồ địa chính và Hồ sơ địa chính.

Sau khi biên tập, biên vẽ lại, phải sao thành 03 bộ bản đồ địa chính trên giấy và dạng file gửi cấp xã, cấp huyện và lưu trữ tại cấp tỉnh, mỗi nơi 01 bộ.

Không được hủy bỏ các tài liệu cũ, các tài liệu cò này vẫn phải lưu trữ theo quy định.



11.17. Sau mỗi một nhiệm kỳ công tác của mình, UBND cấp xã và cán bộ địa chính xã phải bàn giao Hồ sơ Địa chính của xã cho UBND nhiệm kỳ mới. Khi bàn giao phải lập biên bản bàn giao. Biên bản bàn giao lập thành 02 bản: 01 bản lưu và 01 bản gửi UBND huyện (thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) để báo cáo.

 
Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> TNMT
ImageUploads -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3
TNMT -> TÌnh hìNH, KẾt quả giải quyết tthc tại cơ quan, ĐƠn vị trực tiếP giải quyết tthc
TNMT -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TNMT -> UỶ ban nhân dân thành phố HẢi phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương