BỘ TÀi nguyen và MÔi trưỜng tổng cục môi trưỜNG



tải về 364.16 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích364.16 Kb.
#22446
1   2   3   4

Tùy theo khả năng của doanh nghiệp, các thông số không thể tự phân tích được có thể gửi phân tích ở một số phòng thí nghiệm cung cấp dịch vụ phân tích môi trường. Phòng thí nghiệm đủ năng lực để phân tích mẫu phải đảm bảo thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:

- Phòng thí nghiệm được VILAS (hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam) công nhận, trong đó các thông số được công nhận phù hợp với các thông số cần quan trắc.

- Phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm vụ phân tích môi trường, có khả năng phân tích được các thông số cần quan trắc.

II.6. Các chương trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc

Khi thực hiện quan trắc nước thải, doanh nghiệp phải thực hiện các loại mẫu đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) sau đây:



  • Mẫu trắng: dùng vật liệu sạch (chẳng hạn nước cất) được xử lý và trải qua tất cả các điều kiện lấy mẫu ngoài hiện trường, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích cùng một phương pháp. Mẫu này được sử dụng để kiểm soát sự nhiễm bẩn trong quá trình quan trắc.

  • Mẫu lặp: hai (hoặc nhiều hơn) mẫu được lấy tại cùng một vị trí, sử dụng cùng một thiết bị lấy mẫu và được cùng một người thực hiện, được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích cùng một phương pháp như nhau. Mẫu này được sử dụng để đánh giá các sai số ngẫu nhiên trong quá trình quan trắc.

  • Mẫu chuẩn đã được chứng nhận (CRMs): Mẫu chuẩn đối chứng được làm song song với mẫu thực. Căn cứ vào khoảng tin cậy đó cho phép ta đánh giá kết quả phân tích mẫu thực. Giá trị xác định được của mẫu chuẩn cần phải lưu trong hồ sơ

  • dưới dạng biểu đồ kiểm tra để đánh giá hiệu quả cũng như sai số hệ thống của phương pháp.

PHẦN 3

XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ BÁO CÁO
III.1. Xử lý số liệu

a) Kiểm tra số liệu

Kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc qua bảng ghi kết quả phân tích mẫu, mẫu QA/QC, bảng số liệu đã xử lý. Thông thường việc kiểm tra dựa trên số liệu của mẫu QC (như mẫu chuẩn, mẫu trắng, mẫu lặp).

b) Tính thải lượng chất ô nhiễm

Thải lượng ô nhiễm phát thải, tính bằng kg, được tính như sau:

Thải lượng (kg) = Thể tích (m3) x Nồng độ chất ô nhiễm (mg/L) x 10-3

Thể tích nước thải có thể được tính bằng phép nhân giá trị trung bình lưu lượng đã tính với tổng thời gian của giai đoạn như sau:



V (m3/giai đoạn) = Q trung bình-giai đoạn (m3/h). Δt giai đoạn (h)

Với:


Q trung bình-giai đoạn: giá trị trung bình về lưu lượng, được tính từ các giá trị tức thời khác nhau, m3/h.

Δt giai đoạn: tổng thời gian của giai đoạn, được tính bằng giờ.

Tổng thải lượng cho mỗi giai đoạn quan trắc (kg/giai đoạn) theo thời gian được tính theo công thức sau:

Thải lượng (kg/giai đoạn) = V (m3/giai đoạn) . C (mg/l) . 10-3

Với:


C: nồng độ chất ô nhiễm xem xét .

III.2. Lập báo cáo quan trắc

Báo cáo cần được trình bày rõ ràng các bước quan trắc, các kết quả và dữ liệu quan trắc và kết luận (bảng 3.1).



Bảng 3.1. Những nội dung chính của báo cáo quan trắc

Nội dung

Mục đích


Mô tả

1. Mục tiêu

Xây dựng các mục tiêu và mục đích rõ ràng cho chương trình quan trắc

Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc có liên quan tới các điều kiện tại hiện trường: thời gian quan trắc, độ chính xác đề ra, các loại nguồn thải công nghiệp

2. Thực hiện quan trắc

Nêu cụ thể các khía cạnh kỹ thuật của quá trình quan trắc

Trình bày các số liệu thu thập được và diễn giải




  • Đo lưu lượng dòng thải (đo đạc thực tế)

  • Lấy mẫu (lấy thực tế)

  • Đo nhanh các thông số tại hiện trường (các kết quả hiển thị)

  • Các mẫu kiểm soát

  • Phân tích các kết quả (nội bộ và phòng thí nghiệm bên ngoài) và diễn giải

  • So sánh với tiêu chuẩn thải

  • Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

3. Kết luận cụ thể

Tóm tắt các kết luận cụ thể về thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nựớc thải

  • Dao động lưu lượng (m3/ngày)

  • Dao động tải lượng (kg/ngày)

  • Mức độ tuân thủ tiêu chuẩn thải (số lần lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu chuẩn thải)

  • Các tình huống bất thường (nếu có)

III.3. Lưu giữ hồ sơ và quản lý số liệu

Báo cáo quan trắc cũng như các số liệu quan trắc là những thông tin của doanh nghiệp, nó được quản lý, lưu trữ như các số liệu sản xuất của doanh nghiệp.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] APHA, Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 19th Edition, 1995.

[2] Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Văn Kiết. Quan trắc nước thải công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội 2006.

[3] Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

[4] TCVN 5992: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

[5] TCVN 5993: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

[6] TCVN 5999: 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

[7] TCVN 6663-14: 2000, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.

[8] Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PHỤ LỤC 1


CÁC BIỂU MẪU
Biểu mẫu số 1

(Tên doanh nghiệp)

............................................



Số..............

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI

Nguồn nước thải

Ước tính lưu lượng thải

m3/giờ

Thời gian thải

(Bắt đầu - kết thúc)

Đặc điểm nguồn thải

Ghi chú

Nguồn thải 1 (công đoạn A)














Nguồn thải 2 (công đoạn B)














Nguồn thải 3 (công đoạn C)














.......














Tổng toàn bộ nhà máy














Người khảo sát

Biểu mẫu số 2

(Tên doanh nghiệp)

.................................



Số..............

BIỂU GHI LẤY MẪU NƯỚC THẢI VÀ QUAN TRẮC TẠI HIỆN TRƯỜNG

Vị trí quan trắc/lấy mẫu:

Đặc điểm nơi quan trắc :

Đặc điểm thời tiết:

Ngày lấy mẫu :.

Người lấy mẫu :

Ký hiệu mẫu:

Các thông số đo tại hiện trường


TT

Thông số

TB/PP đo

Kết quả đo

Ghi chú

1













2













3













4













5













6













7













Người quan trắc

Biểu mẫu số 3

(Tên doanh nghiệp)

.................................



Số..............


PHIẾU KIỂM SOÁT THIẾT BỊ QUAN TRẮC

CHẤT LƯỢNG NƯỚC HIỆN TRƯỜNG
Tên thiết bị:

Chương trình quan trắc:

I. Hiệu chuẩn

Thời gian

Thông số

PP sử dụng

Kết quả

Người hiệu chuẩn




pH













Độ dẫn













Độ đục










II. Kiểm soát

Thời gian

Thông số

Giá trị thực

Giá trị đo

Người hiệu chuẩn




pH













Độ dẫn













Độ đục










Biểu mẫu số 4

(Tên doanh nghiệp)

.................................



Số..............


BIỂU GHI ĐO LƯU LƯỢNG VÀ LẤY MẪU

TỔ HỢP NƯỚC THẢI

Ngày tháng năm

Vị trí đo:

Thời gian

(giờ)

Lưu lượng

Q, m3/h

Thể tích cần thiết (ml) của mẫu đơn cho mẫu tổ hợp theo lưu lượng trong một ca sản xuất

1







2







3







4







5







6







7







8







Lưu lượng trung bình trong một ca sản xuất




Thể tích mẫu: .................... ml

Ghi chú: ..........................................................................................................

..........................................................................................................



Người quan trắc

PHỤ LỤC 2: THIẾT BỊ ĐO LƯU LƯỢNG

A. ĐẶC ĐIỂM CÁC DỤNG CỤ ĐO LƯU LƯỢNG



Bảng 2.1. Lựa chọn các dụng cụ đo lưu lượng dòng thải

TT

Dụng cụ đo

Loại

Lưu lượng

m3/h

Yêu cầu kích thước kênh thải, m

min

max

Độ sâu

Bề rộng

I

Đập chắn có khe hình chữ V (thông số đặc trưng: độ lớn góc mở, độ)

1




30

1,2

374,8

0,2 - 1,8

0,28 - 2,73

2




45

1,8

573,6

0,2 - 1,8

0,31 - 2,91

3




60

2,5

799,8

0,2 - 1,8

0,33 - 3,12

4




90

4,4

1386

0,2 - 1,8

0,40 - 3,64

5




120

7,6

2400

0,2 - 1,8

0,52 - 4,55

II

Đập chắn hình chữ nhật có thu dòng (thông số đặc trưng: chiều dài đỉnh, m)

1




0,3

28

103,8

0,2 - 0,50

0,54 - 2,3

2




0,4

38

213,1

0,2 - 0,65

0,64 - 3,0

3




0,5

47

372,3

0,2 - 0,80

0,74 - 3,7

4




0,6

57

587,2

0,2 - 0,95

0,84 - 4,4

5




0,8

77

1205

0,2 - 1,25

1,04 - 5,8

III

Đập chắn hình chữ nhật không thu dòng (thông số đặc trưng: chiều dài đỉnh, m)

1




0,3

29

115,4

0,2 - 0,50

0,3

2




0,4

39

236,8

0,2 - 0,65

0,4

3




0,5

49

413,6

0,2 - 0,80

0,5

4




0,6

58

652,5

0,2 - 0,95

0,6

5




0,8

78

1340

0,2 - 1,25

0,8

IV

Đập chắn dạng Thel-Mar (thông số đặc trưng: đường kính, mm)

1




150

0

7,3

0,15

0,15

2




200

0

19,6

0,20

0,20

3




250

0

37,0

0,25

0,25

4




300

0

57,1

0,30

0,30

5




360

0

57,1

0,36

0,36

Bảng 2.2. So sánh các dụng cụ đo lưu lượng xách tay

TÊN THIẾT BỊ CƠ BẢN

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Đập chắn có khe hình chữ V tự tạo

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.

Dụng cụ đo chính xác mà đặc biệt rất phù hợp để đo các dòng thải có lưu lượng thấp. Đập chắn được sử dụng tối ưu cho dòng thải có lưu lượng nhỏ hơn 28 l/s nhưng cũng có thể sử dụng cho dòng thải có lưu lượng lớn tới 280 l/s.



Độ hụt của mực nước cao.

Phải làm sạch định kỳ, Không thích hợp với các dòng thải chứa nhiều chất rắn.

Độ chính xác bị ảnh hưởng nếu vận tốc dòng vào lớn.


Đập chắn cửa chữ nhật có thu dòng tự tạo

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.

Có khả năng đo lưu lượng dòng chảy lớn hơn nhiều so với đập chắn có khe hình chữ V. Công thức tính toán phức tạp hơn các loại đập chắn khác. Được sử dụng rộng rãi để đo lưu lượng dòng chảy lớn trong các kênh thải phù hợp với thiết bị.



Như trên

Đập chắn cửa chữ nhật không thu dòng tự tạo

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.

Có thể đo được dải lưu lượng tương tự với loại đập chắn có thu dòng, nhưng dễ lắp đặt và có công thức tính đơn giản hơn. Tuy nhiên, bề rộng của đỉnh đập chắn phải tương thích với bề rộng của kênh thải, do đó có hạn chế khi sử dụng. Trên bề mặt dòng chảy có thể có bọt khí tạo thành.



Như trên

Đập chắn Thel-Mar

Giá thành thấp và dễ lắp đặt.

Kết hợp được hai hay nhiều kiểu đập chắn trên với các kích thước khác nhau vào cùng một dụng cụ nên có thể đo được dải lưu lượng rộng. Không xác định được lưu lượng ở vùng chuyển tiếp giữa hai loại đập chắn.



Như trên

Máng đo Palmer-Bowlus

Khả năng tự làm sạch tới một mức độ nào đó.

Hụt chiều cao mực nước tương đối thấp.

Độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi vận tốc của dòng vào hơn so với dụng cụ đo dạng đập chắn.

Máng đo được thiết kế để dễ dàng lắp đặt vào cống thải. Máng đo có thể thuộc loại xách tay hay lắp đặt cố định vào cống thải, không yêu cầu cống thải có phần trũng xuống. Được sử dụng rộng rãi để đo lưu lượng trong cống thải kín.



  • Giá thành cao

  • Khó lắp đặt

Máng đo Parshall

Khả năng tự làm sạch tới một mức độ nào đó.

Hụt chiều cao mực nước tương đối thấp.

Độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi vận tốc của dòng vào hơn so với dụng cụ đo dạng đập chắn.

Áp dụng thích hợp với nhiều trường hợp nhất và thường được lắp đặt cố định vào dòng thải. Bề rộng phần thắt dòng nằm trong dải từ 2,54 cm đến 15,2 m, thích hợp cho mọi dòng thải.



Giá thành cao

Khó lắp đặt và yêu cầu kênh dẫn có phần trũng xuống.




tải về 364.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương