BỘ TÀi chính


Điều 29. Thông quan hàng hóa



tải về 1.61 Mb.
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.61 Mb.
#482
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
Điều 29. Thông quan hàng hóa

1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan;

b) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này hoặc hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi nhận hàng mà chưa nộp, nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan nếu có:

d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra; hoặc

d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành; hoặc

d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.

đ) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 0%;

e) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng được thông quan với điều kiện:

e.1) Phải có văn bản của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng;

e.2) Phải kê khai nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

g) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp được thông quan với điều kiện:

g.1) Phải có văn bản của Bộ chủ quản xác nhận hàng hóa phục vụ cho mục đích phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp.

g.2) Phải kê khai nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế.

h) Hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được thông quan nếu có thông báo tiếp nhận viện trợ của Bộ chủ quản.

2. Thẩm quyền quyết định thông quan:

a) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

b) Chi cục trưởng Chi cục hải quan phân công công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế.

Điều 30. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu

1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường thuỷ nội địa là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát”, chứng từ vận chuyển xác định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải, hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.

4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”.

5. Đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu xuất là tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất.

6. Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và được Chi cục hải quan quản lý CFS xác nhận “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO CFS …”; Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất; vận đơn hoặc chứng từ tương đương vận đơn.

7. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, và được Chi cục Hải quan khu phi thuế quan xác nhận: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”.

8. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.

9. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan.

Điều 31. Huỷ tờ khai hải quan

1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;

b) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:

c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;

2. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan thực hiện như sau:

a) Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ;

b) Ghi chú trên hệ thống: tờ khai này đã được huỷ;

c) Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.

3. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký.

Điều 32. Phúc tập hồ sơ hải quan

Việc phúc tập hồ sơ hải quan được thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan và hoàn thành phúc tập trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc phúc tập hồ sơ hải quan.

Điều 33. Kiểm tra sau thông quan

Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện theo hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này.

Chương II

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHÁC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Điều 34. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm:

1. Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu;

2. Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm;

3. Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài;

4. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu;

5. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu;

6. Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.

Điều 35. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK

1. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK bao gồm:

a) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

b) Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn:

b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; hoặc

b.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nội địa.

c) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa.

2. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu.

3. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.

Điều 36. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan

Doanh nghiệp đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục hải quan sau đây:

a) Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất;

b) Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình tập đoàn (công ty mẹ - công ty con) có đơn vị thành viên chuyên trách thực hiện việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để cung cấp cho các đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì được lựa chọn một Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục hải quan tại cửa khẩu nhập nguyên liệu, vật tư để làm thủ tục hải quan.

Quy định này áp dụng đối với cả doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.

2. Thủ tục đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu

a) Doanh nghiệp căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK với cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu số 22/DMNVL-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này).

b) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký.

c) Doanh nghiệp kê khai đầy đủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó:

c.1) Tên gọi là tên của toàn bộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng.

c.2) Mã số hàng hóa là mã số nguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành.

c.3) Mã nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

c.4) Đơn vị tính theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

c.5) Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã số hàng hóa, đơn vị tính, mã nguyên liệu, vật tư trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến khi báo cáo quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.

3. Kiểm tra cơ sở sản xuất để áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tư này:

a) Thời điểm nộp văn bản cam kết có cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:

Doanh nghiệp nộp cam kết cơ sở sản xuất trước thời điểm làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

Cơ quan Hải quan tiếp nhận cam kết cơ sở sản xuất do doanh nghiệp nộp và nhập thông tin cơ sở sản xuất vào cơ sở dữ liệu trên hệ thống.

b) Các trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất:

b.1) Doanh nghiệp được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày lần đầu tiên trên phạm vi toàn quốc;

b.2) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khác với cơ sở sản xuất sản phẩm;

b.3) Doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu

b.4) Kiểm tra trên cơ sở kết quả áp dụng quản lý rủi ro, có thông tin nghi vấn doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

c) Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:

Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được thực hiện sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được tiến hành trong thời hạn 03 ngày làm việc, trong trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm việc.

d) Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất: Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết trước 02 ngày làm việc.

đ) Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:

đ.1) Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trong văn bản cam kết hoặc có thể kiểm tra thông tin về địa chỉ cơ sở sản xuất qua chính quyền sở tại như Công an, Thuế địa phương, tổ dân phố,…

đ.2) Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất:

đ.2.1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất.

đ.2.2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất.

Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm;

đ.3) Kiểm tra năng lực sản xuất, công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, số lượng công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất để xác định sự phù hợp với mặt hàng, lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

e) Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất:

Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất; trong kết luận kiểm tra phải xác định rõ:

e.1) Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, có dây chuyền máy móc, thiết bị phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đúng như văn bản cam kết hoặc

e.2) Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất hoặc cơ sở sản xuất đi thuê hoặc dây chuyền máy móc, thiết bị không phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Trường hợp này thực hiện truy thu đầy đủ các loại thuế theo qui định như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh.

Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được kiểm tra.

4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.

Điều 37. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu

1. Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu: thực hiện tại Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư.

2. “Định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu” bao gồm:

a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;

b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu;

c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

Cách tính định mức, định mức bình quân thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Thông báo định mức

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính:

Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐM-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm.

Khi thực hiện thông báo định mức, doanh nghiệp nộp 01 bản sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) cho cơ quan hải quan để lưu.

a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung;

b.2) Lưu định mức, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày) do thương nhân thông báo cùng hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan;

b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế.

Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính.

4. Điều chỉnh định mức

a) Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp có văn bản giải trình cụ thể lý do và đề nghị được điều chỉnh định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới.

b) Thời điểm điều chỉnh định mức thực hiện trước hoặc cùng thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điều chỉnh.

c) Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:

c.1) Các trường hợp điều chỉnh:

c.1.1) Do nhầm lẫn tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính);

c1.2) Do thay đổi chất lượng nguyên liệu, vật tư, điều kiện sản xuất xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức;

c.2) Điều kiện điều chỉnh định mức:

c.2.1) Cơ quan hải quan còn lưu thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm, sơ đồ giác mẫu (đối với dệt may, da giày);

c.2.2) Doanh nghiệp có đủ cơ sở chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng có định mức điều chỉnh) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;

c.3) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế.

c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp

c.3.1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.

c.3.2) Xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.

c.3.3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.

c.4) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

c.4.1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức của doanh nghiệp;

c.4.2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;

c.4.3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.

c.4.4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.

5. Nhiệm vụ của cơ quan Hải quan

a) Tiếp nhận bảng thông báo định mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu;

b) Tiến hành kiểm tra định mức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm tra định mức như đối với hàng gia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

6. Doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu trước thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm theo mẫu số 24/DMSP-SXXK phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.

7. Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnh định mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này.

8. Trường hợp doanh nghiệp thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu tại Chi cục hải quan khác với Chi cục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thì việc thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện như sau:

a) Địa điểm thông báo định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu:

a.1) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm b.2, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: việc thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình SXXK.

a.2) Đối với sản phẩm xuất khẩu qui định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 Thông tư này: doanh nghiệp được lựa chọn một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

b) Khi thông báo định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo định mức. Văn bản thể hiện các nội dung: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập khẩu kinh doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu rõ số, ký hiệu, ngày tháng năm tờ khai nhập khẩu kinh doanh, Chi cục hải quan làm thủ tục).

Chi cục hải quan nơi làm thủ tục thông báo định mức, sau khi đã làm xong thủ tục thông báo định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi cục hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên liệu, vật tư, số tờ khai nhập kinh doanh có nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu) kèm bản chụp định mức, danh mục sản phẩm xuất khẩu.

Điều 38. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

1. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu hoặc Chi cục hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu số 25/TBXKSP-SXXK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này) cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư biết để thực hiện quyết toán việc sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và xử lý hoàn thuế, không thu thuế.

Riêng đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu hoặc sản phẩm được xuất khẩu từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu hoặc tại 01 trong 02 Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh nội địa thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh.

Đối với sản phẩm được xuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu, khi đăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu SXXK biết.

2. Thủ tục hải quan thực hiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương I Phần II Thông tư này.



tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương