BỘ TÀi chính s dự thảo ngày 10 2014


Điều 143b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kiểm tra sau thông quan



tải về 0.68 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.68 Mb.
#10431
1   2   3   4   5   6   7   8

Điều 143b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kiểm tra sau thông quan


1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng từ, dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, hồ sơ, chứng từ đó.

3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Nhận bản kết luận kiểm tra.

5. Đề nghị Trưởng đoàn kiểm tra xuất trình quyết định kiểm tra, giấy chứng minh hải quan trong trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

6. Chấp hành yêu cầu kiểm tra, cử đại diện có thẩm quyền làm việc với cơ quan hải quan.

7. Giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

8. Ký các biên bản kiểm tra.

9. Chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan hải quan và các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 144. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục hải quan.

1. Kiểm tra sau thông quan tại chi cục hải quan được thực hiện đối với hồ sơ các lô hàng nhập khẩu, xuât khẩu đã được thông quan tại Chi cục hải quan nhưng có dấu hiệu nghi vấn, dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại điểm 1 Điều 140 Thông tư này.

Công chức được giao đề xuất cụ thể dấu hiệu vi phạm báo cáo Chi cục trưởng Chi cục hải quan xem xét, quyết định thực hiện kiểm tra.

2. Phạm vi kiểm tra:

Các hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký Quyết định kiểm tra (trừ các hồ sơ hải quan đã được thực hiện tham vấn giá tại Chi cục).

3. Thực hiện kiểm tra:

a) Chi cục trưởng Chi cục hải quan ban hành Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan gửi doanh nghiệp chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra. Khi thực hiện kiểm tra, cơ quan hải quan được yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ đang được kiểm tra và giải trình những nội dung liên quan.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan và hồ sơ chứng từ có liên quan đến nội dung đang được kiểm tra và cử đại diện có thẩm quyền đến giải trình theo Quyết định của cơ quan hải quan.

c) Thời gian kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan tối đa là 02 ngày làm việc. Nội dung kiểm tra ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.

d) Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung kết luận kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để Chi cục trưởng Chi cục hải quan xem xét quyết định:

d.1) Trường hợp doanh nghiệp đã giải trình và bổ sung thông tin, chứng từ tài liệu chứng minh nội dung khai báo là đúng, phù hợp thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

d.2) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng, phù hợp thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật (nếu có);

Trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu, thông tin, nội dung giải trình của doanh nghiệp và kết quả kiểm tra, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra (đối với trường hợp d.1, d.2 nêu trên) Chi cục trưởng Chi cục hải quan ký Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quangửi cho doanh nghiệp.

d.3) Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ, chứng từ hoặc không cử đại diện có thẩm quyền đến giải trình theo Quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; Chi cục trưởng Chi cục hải quan quyết định ấn định thuế theo quy định nếu đủ cơ sở, trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế thì chuyển đơn vị có thẩm quyền xem xét thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo quy định trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra theo Quyết định kiểm tra.



Điều 144a. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan

1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan được thực hiện đối với hồ sơ, hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai theo trường hợp nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 140 Thông tư này nhưng chưa được thực hiện kiểm tra sau thông quan tại Chi cục Hải quan.

2. Thẩm quyền Quyết định kiểm tra:

Cục trưởng Cục hải quan ký ban hành Quyết định kiểm tra, Chi cục trưởng kiểm tra sau thông quan triển khai thực hiện quyết định kiểm tra.

Trên cơ sở dấu hiệu vi phạm cụ thể hoặc phân tích, đánh giá doanh nghiệp, mặt hàng trọng tâm trọng điểm, khả năng gian lận theo tiêu chí quản lý rủi ro gắn với thực tế địa phương trong từng thời kỳ và đề xuất của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan xem xét Quyết định thực hiện kiểm tra.

3. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Kiểm tra sau thông quan:

a) Quyết định kiểm tra gửi doanh nghiệp chậm nhất 5 ngày trước khi tiến hành kiểm tra. Khi thực hiện kiểm tra, Chi cục kiểm tra sau thông quan triển khai thực hiện quyết định kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tài liệu kỹ thuật của hàng hóa liên quan đến hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm tra, giải trình những nội dung liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết. Thời gian kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc, nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; cử đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) đến làm việc, giải trình, cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ tài liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan do doanh nghiệp lưu giữ, tài liệu khác để làm rõ, giải trình các vấn đề cơ quan hải quan nghi vấn.

c) Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quan, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:

c.1) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

c.2) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế nếu đủ cơ sở, trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thì quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo thẩm quyền hoặc báo cáo Tổng cục hải quan phân công đơn vị kiểm tra nếu ngoài địa bàn.

c.3) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, nếu chưa đủ cơ sở ấn định thì xem xét quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo quy định hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan phân công đơn vị kiểm tra nếu ngoài địa bàn.

d) Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quan:

Người có thẩm quyền ký Quyết định kiểm tra thực hiện ký, ban hành Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quan gửi cho doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra (đối với trường hợp điểm c.1, c.2 khoản này) trên cơ sở dữ liệu, chứng từ, thông tin, nội dung giải trình của doanh nghiệp và hồ sơ của cơ quan hải quan.

Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan hải quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan (hoặc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra theo Quyết định đối với trường hợp nêu tại điểm d.3 khoản này)

4. Việc xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 165, Điều 166 Thông tư này.



Điều 145. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp

Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp do Cục Kiểm tra sau thông quan và Chi cục Kiểm tra sau thông quan triển khai thực hiện đối với các trường hợp nêu tại Điều 140 Thông tư này.

1. Thời hạn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm 1, điểm 2 Điều 140 Thông tư này thời hạn là 05 ngày làm việc.

b) Trường hợp kiểm tra sau thông quan theo điểm 3 Điều 140 Thông tư này thời hạn kiểm tra là 15 ngày làm việc.

c) Trong trường hợp cần thiết, người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản a, b khoản này. Lý do gia hạn, thời gian gia hạn được ghi trên quyết định gia hạn thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết.

2. Thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định theo quy trình do Tổng cục hải quan ban hành. Trường hợp cần thiết, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan ban hành thông báo tiến hành khảo sát tại doanh nghiệp trước khi quyết định kiểm tra.

b) Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp:

b.1) Thẩm quyền Quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp:

b.1.1) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch nêu tại điểm 3, Điều 140 Thông tư này

b.1.2) Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc đối với trường hợp kiểm tra theo dấu hiệu, theo quản lý rủi ro, chuyên đề nêu tại điểm 1, điểm 2 Điều 140 Thông tư này.

b.1.3) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, quyết định kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý đối với trường hợp kiểm tra theo điểm 2, điểm 3 Điều 140 Thông tư này.

b.1.4) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra trong phạm vi địa bàn quản lý đối với trường hợp kiểm tra theo điểm 1 Điều 140 Thông tư này.

Trường hợp kiểm tra doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét phân công đơn vị thực hiện kiểm tra.

b.2) Đối với các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điểm 2, điểm 3 Điều 140 Thông tư này, quyết định kiểm tra được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu vi phạm theo điểm 1 Điều 140 Thông tư này được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phải thông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếp cho doanh nghiệp, trong giờ làm việc.

b.3) Trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định kiểm tra thì cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp và ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định.

b.4) Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:

b.4.1) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết thì người ban hành quyết định kiểm tra thực hiện công bố quyếy định kiểm tra

b.4.2) Doanh nghiệp có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền và các cán bộ có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và trực tiếp làm việc về các nội dung kiểm tra với đoàn kiểm tra.

b.4.3) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung, thời gian ghi trên quyết định.

b.4.4) Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại điện có thẩm quyền của doanh nghiệp hoặc cán bộ có liên quan đã làm việc trực tiếp với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

b.4.5) Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra.

3. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

a) Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với người ban hành quyết định kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.

Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, người ban hành quyết định kiểm tra có trách nhiệm:

c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra.

c.2) Hết thời hạn, người ban hành quyết định kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

c.3) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.



Điều 146. Quản lý hoạt động kiểm tra sau thông quan

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan trong phạm vi toàn quốc; phê duyệt kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch; phân công đơn vị thực hiện đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp ngoài địa bàn quản lý; kiểm tra việc thực hiện, tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan trên toàn quốc;

2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tham mưu giúp Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, điều hành triển khai hoạt động kiểm tra sau thông quan toàn quốc;

3. Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động kiểm tra sau thông quan trong địa bàn quản lý của Cục;

4. Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức triển khai thực hiện các cuộc kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý của Cục.

Điều 147. Tạm dừng, lùi thời gian kiểm tra

Doanh nghiệp phải chấp hành Quyết định kiểm tra sau thông quan. Trường hợp không thể thực hiện theo đúng thời gian, nội dung Quyết định kiểm tra, doanh nghiệp phải có văn bản nêu rõ lý do gửi người ban hành Quyết định kiểm tra (trước ngày kiểm tra nêu tại Quyết định). Người ban hành Quyết định kiểm tra xem xét lý do của doanh nghiệp nếu chấp nhận thì thực hiện sửa đổi, hoãn, lùi, tạm dừng kiểm tra; nếu không chấp nhận thì báo cho doanh nghiệp biết vẫn phải thực hiện Quyết định kiểm tra, trừ một số trường hợp đặc biệt sau đây:

1. Đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:

a) Trường hợp doanh nghiệp được yêu cầu kiểm tra tại trụ sở nhiều Chi cục hải quan khác nhau thì doanh nghiệp sẽ chọn thực hiện kiểm tra tại Chi cục hải quan đã gửi Quyết định kiểm tra trước (đối với các nội dung kiểm tra của các Chi cục hải quan khác đã yêu cầu, doanh nghiệp sẽ cung cấp, giải trình luôn một lần tại cuộc kiểm tra này). Doanh nghiệp đồng thời có văn bản thông báo gửi cho các Chi cục hải quan đã yêu cầu kiểm tra biết, thời gian gửi phải trước thời gian kiểm tra nêu tại Quyết định.

Chi cục hải quan đã tiến hành kiểm tra gửi Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quan cho các Chi cục hải quan có liên quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký Kết luận kiểm tra tại cơ quan hải quan.

b) Trường hợp nội dung kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan yêu cầu quá nhiều hồ sơ tài liệu, doanh nghiệp không chuẩn bị kịp thì doanh nghiệp có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để thuận lợi cho việc cung cấp tài liệu, giải trình; thời gian gửi văn bản đề nghị phải trước thời gian kiểm tra nêu tại Quyết định.

Trường hợp này cơ quan hải quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hoặc báo cáo Tổng cục hải quan phân công đơn vị kiểm tra nếu ngoài địa bàn.

2. Đối với kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

Khi nhận được quyết định kiểm tra, trường hợp doanh nghiệp đang đồng thời phải thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra, điều tra bởi các cơ quan quản lý nhà nước khác thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị người ban hành quyết định kiểm tra xin lùi, hoãn hoặc tạm dừng thực hiện quyết định kiểm tra và nêu rõ lý do và thời gian thực hiện.

Người ban hành quyết định kiểm tra xem xét lý do, nếu chấp nhận ban hành quyết định lùi, hoãn thời gian kiểm tra (nếu xác định thời gian cụ thể) hoặc quyết định tạm dừng thực hiện quyết định kiểm tra (nếu chưa xác định được chính xác thời gian thực hiện). Thời gian tạm dừng không được quá 06 tháng kể từ ngày quyết định kiểm tra.

Điều 147a. Sửa đôi, bổ sung, hủy quyết định kiểm tra

1. Sau khi ban hành quyết định kiểm tra và vẫn chưa thực hiện quyết định kiểm tra, người ký ban hành quyết định kiểm tra có thẩm quyền ký ban hành:

a) Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra đối với trường hợp thay đổi một phần nội dung quyết định, như: Thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, thay đổi về thời gian, thay đổi phạm vi, nội dung, sửa đổi các lỗi in ấn về sai số, sai địa chỉ, sai mã số và các sai sót khác.

b) Quyết định hủy Quyết định kiểm tra đối với các trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn, giải thể, phá sản, mất tích và các trường hợp khác khiến cơ quan hải quan không thực hiện được quyết định kiểm tra. Nội dung của quyết định hủy nêu rõ căn cứ và lý do huỷ.

2. Trước khi ký biên bản công bố quyết định kiểm tra, doanh nghiệp có quyền kiến nghị bằng văn bản về nội dung, thể thức và tất cả vấn đề có liên quan đến quyết định kiểm tra:

a) Trường hợp nếu phát hiện quyết định có sai sót thì có ý kiến bằng văn bản gửi người ký quyết định kiểm tra kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung sai sót.

b) Trường hợp không phát hiện sai sót, doanh nghiệp tiếp nhận quyết định kiểm tra, ký biên bản công bố quyết định kiểm tra. Đối với trường hợp này mọi sai sót liên quan đến quyết định không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

52. Chương III về tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 165. Những công việc phải thực hiện sau khi kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế



Kết thúc kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, người ký ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra ký ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra gửi doanh nghiệp; quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể:

1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có).

2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) và theo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

3. Cập nhật các thông tin về đề xuất kiểm tra, kết quả kiểm tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo. Toàn bộ hồ sơ trong suốt quá trình kiểm tra, thanh tra từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vụ việc được lập danh mục theo dõi và quản lý lưu trữ theo quy định của Tổng cục hải quan.

4. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm.

5. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo các quyết định ấn định thuế và tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của pháp luật.

6. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán và ra quyết định, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của pháp luật.

7. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế.

Điều 166. Phân công thực hiện

“1. Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan:

a) Trường hợp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký, ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan:

a1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký kết luận kiểm tra sau thông quan và thực hiện khoản 1, Điều 165 Thông tư này.

a2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức thực hiện các công việc từ khoản 2 đến khoản 8 Điều 165 Thông tư này.

b) Trường hợp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

c) Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện hoặc Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

d) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra sau thông quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan tổ chức thực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 165 Thông tư này.

đ) Trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ký Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tổ chức thực hiện tất cả các công việc tại Điều 165 Thông tư này.”



53. Sửa đổi, bổ sung một số Biểu mẫu như sau:

a) Bổ sung Phụ lục VI. Các Biểu mẫu bổ sung:

a.1) Quyết định điều chỉnh thuế (mẫu số 01/QĐ-ĐCT/2014)

a.2) Bản kê khai áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày (mẫu số 02/CSSX-SXXK/2014).

a.3) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa (mẫu số 03/CKHH/2014).

a.4) Danh mục hàng hóa nhập khẩu là các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nguyên chiếc (mẫu số 04/DMTBĐKNK-MC2014).

a.5) Phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị nguyên chiếc (mẫu số 05/PTDTL-TBMC/2014).



b) Bổ sung Phụ lục VII. Các Biểu mẫu về Kiểm tra sau thông quan:

b.1) Quyết định kiểm tra sau thông quan (mẫu số 01/2014-KTSTQ).

b.2) Thông báo khảo sát tại doanh nghiệp (mẫu số 02/2014-KTSTQ).

b.3) Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định kiểm tra sau thông quan (mẫu số 03/2014-KTSTQ).

b.4) Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra sau thông quan (mẫu số 04/2014-KTSTQ).

b.5) Bản kết luận kiểm tra sau thông quan (mẫu số 05/2014-KTSTQ).

b.6) Quyết định hủy Quyết định kiểm tra sau thông quan (mẫu số 06/2014-KTSTQ).


Каталог: Lists -> TinHoatDong -> Attachments
Attachments -> Câu 1: Theo quy định của Thông tư 128/2013/tt-btc trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế với chứng từ tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan?
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 349/btp-vp v/v gửi Phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CUỘc họp bên lề trong khuôn khổ HỘi nghị BỘ trưỞng y tế CÁc nưỚc asean (ahmm) LẦn thứ 12 TẠi hà NỘI
Attachments -> Phụ lục YÊu cầu kỹ thuậT
Attachments -> Danh mục thực vật rừNG, ĐỘng vật rừng nguy cấP, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương