BỘ TÀi chính s dự thảo ngày 10 2014


Khoản 3 Điều 37 sửa đổi như sau



tải về 0.68 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.68 Mb.
#10431
1   2   3   4   5   6   7   8

20. Khoản 3 Điều 37 sửa đổi như sau:

“3. Thông báo định mức

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

a.1) Xây dựng định mức để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

a.2) Thông báo định mức nguyên liệu chính:

Nguyên liệu chính là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Nguyên liệu chính do doanh nghiệp tự xác định, phù hợp với định mức thực tế và chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan hải quan theo mẫu số 23/TBĐM-SXXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này, trong đó phải thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản phẩm.

a.3) Lưu định mức tại doanh nghiệp theo quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan hải quan có yêu cầu.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ khi doanh nghiệp nộp Bảng thông báo định mức, cơ quan hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận thông báo định mức; trường hợp trong bảng thông báo định mức doanh nghiệp không thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật theo điểm a.2 khoản này thì từ chối tiếp nhận thông báo định mức và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung;

b.3) Thực hiện kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất nếu có thông tin nghi vấn định mức đã thông báo với cơ quan hải quan không đúng với thực tế.

Việc kiểm tra định mức thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thời điểm thông báo định mức: Trước hoặc cùng thời điểm đăng ký tờ khai xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã sản phẩm trong bảng thông báo định mức nguyên liệu chính.”

21. Điều 41 sửa đổi như sau:

a) Sửa đổi khoản 1 như sau:

“1. Thủ tục hải quan tạm nhập

a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.

b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại thương nhân phải đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng hóa trên ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan (trường hợp tái xuất qua nhiều cửa khẩu thì có thể lập Bảng kê cửa khẩu xuất kèm tờ khai).



b) Sửa đổi điểm b khoản 2 như sau:

“b) Hồ sơ Hải quan tái xuất:

b.1) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải khai cụ thế hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan xuất khẩu.

b.2) Trường hợp thủ tục tái xuất được thực hiện tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập hàng hóa, ngoài những chứng từ quy định tại điểm b.1 khoản 2 Điều này, người khai hải quan phải nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập.

c) Sửa đổi điểm d.5 khoản 4 như sau:

d.5) Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên tờ khai hải quan (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm).”



22. Điều 42 sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.

2. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của thương nhân:

Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:

a.1) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 03/CKHH/2014 phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;

a.2) Hợp đồng mua hàng; hợp đồng bán hàng: 01 bản chụp;

a.3) Vận đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;

a.4) Vận đơn hàng xuất khẩu sau khi hàng đã xếp lên tàu: 01 bản chụp (nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu).

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

b.1) Tiếp nhận bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu; Kiểm tra, đối chiếu số container, số chì với bộ hồ sơ chuyển khẩu;

b.2) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;

b.3) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;

b.4) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;

b.5) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất thực hiện như đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 61 Thông tư này;

b.6) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

c) Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

3. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.

4. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.

5. Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.”



23. Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 45 như sau:

c) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;”



24. Khoản 2 Điều 46 sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:

a) Đối với dự án đầu tư miễn thuế:

a.1) Đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.

Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.

a.2) Thủ tục nhập khẩu:

a.2.1) Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại một Chi cục hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế hoặc Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư tại cửa khẩu.

a.2.2) Thủ tục hải quan thực hiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần II Thông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 và Điều 103 Thông tư này.

b) Đối với dự án đầu tư không được miễn thuế:

Thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khấu nhập hoặc Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư tại cửa khẩu nhập hoặc Chi cục hải quan cảng đích nơi hàng hóa được chuyển cảng hoặc Chi cục hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thì làm thủ tục hải quan tại các địa điểm theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư này.”



25. Khoản 1 Điều 47 sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài:

a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lập Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển theo mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.

b) Hồ sơ hải quan gồm: 02 bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển.



c) Hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định.”

26. Bổ sung Điều 51a như sau:

Điều 51a. Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu đóng chung container chuyển cảng đến nhiều cảng đích khác nhau:



1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đóng chung container chuyển cảng đến nhiều cảng đích khác nhau, việc chia tách thực hiện tại CFS hoặc các khu vực chia tách hàng lẻ trong khu vực cảng. Việc chia tách hàng hóa phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan.

2. Đối với trường hợp làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hóa từ cảng nhập về cảng dỡ hàng (chuyển cảng lần 1) và từ cảng dỡ hàng đến cảng đích (chuyển cảng lần 2), nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý, giám sát hải quan theo quy định đối với hàng chuyển cảng tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Ngoài ra, tại Thông tư này, Bộ Tài chính quy định bổ sung trách nhiệm của người vận tải và cơ quan hải quan như sau:

a) Trách nhiệm của người vận tải: Lựa chọn làm thủ tục hải quan chuyển cảng tại cảng nhập quốc tế chia tách chuyển cảng tiếp về các cảng đích ghi trên vận đơn, hoặc làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hoá từ cảng nhập quốc tế về cảng dỡ hàng quốc tế (chuyển cảng lần 1) và từ cảng dỡ hàng quốc tế về cảng đích (chuyển cảng lần 2).

b) Trách nhiệm của Hải quan cảng nhập quốc tế: Thực hiện đúng quy định tại điểm b khoản 3 tại Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ ghi rõ trên biên bản bàn giao nội dung “chuyển cảng lần 1”.

c) Trách nhiệm của Hải quan cảng dỡ hàng quốc tế:

c.1) Làm thủ tục chuyển cảng đối với hàng hóa đáp ứng đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển cảng về cảng đích/ địa điểm giao hàng ghi trên vận đơn khác cảng dỡ hàng quốc tế, đồng thời ghi rõ trên biên bản bàn giao nội dung “chuyển cảng lần 2”;

c.2) Thông báo (bằng văn bản/ fax/ thư điện tử) cho Hải quan cảng nhập về việc tiếp nhận hàng hoá, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hoá chuyển cảng.

d) Trách nhiệm của Hải quan cảng đích:

Thông báo (bằng văn bản/ fax/ thư điện tử) cho hải quan cảng dỡ hàng quốc tế, hải quan cảng nhập quốc tế về việc tiếp nhận hàng hoá, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hoá chuyển cảng.”

27. Điều 52 sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 2 bổ sung như sau:

“2. Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.

Đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để phục vụ sản xuất của DNCX, thương nhân Việt Nam gia công cho nước ngoài thì địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 49 Thông tư này và Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài.”

b) Khoản 4 sửa đổi, bổ sung như sau:

4. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tạm xuất có văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu (mua, bán, biếu, tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm thì phải làm thủ tục hải quan như hàng hóa tạm nhập, tạm xuất chuyển tiêu thụ nội địa, cụ thể như sau:



a) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển quyền sở hữu gửi Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.

b) Sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình tương ứng; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu, xuất khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển quyền sở hữu (trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý tại thời điểm tạm nhập, tạm xuất).”



28. Điều 53 sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam:”



b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hàng tạm nhập – tái xuất để bảo hành, sửa chữa:

a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III Thông tư này.

c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ.



a) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký danh mục hàng hoá tạm nhập khẩu miễn thuế để phục vụ hoạt động dầu khí với cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Điều 101 Thông tư này.

b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất được thực hiện tại một Chi cục hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục hải quan nơi đăng ký Danh mục hàng hóa tạm nhập khẩu miễn thuế để phục vụ hoạt động dầu khí. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu.

c) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm:

b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính;

b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;

d) Thời hạn tạm nhập tái xuất:

Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối tác.

đ) Kiểm tra, giám sát hải quan:

đ.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai thác dầu khí;

đ.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế hàng hóa tái xuất.”



29. Khoản 3 Điều 54 sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải là container, bồn mềm:



a) Thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 4 Điều 53 Thông tư này;

b) Thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập theo thỏa thuận của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài và phải đăng ký với cơ quan hải quan;

c) Chính sách thuế đối với phương tiện quay vòng tạm nhập - tái xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Thông tư này. Trường hợp quá thời hạn tái xuất đã đăng ký với cơ quan hải quan, nếu không tái xuất thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập thực hiện việc ấn định thuế theo quy định tại Điều 25 Thông tư này”

30. Điều 56 sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Sửa đổi điểm a, khoản 1 như sau:

“1. Trường hợp hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu

a) Nơi làm thủ tục xuất khẩu: tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó hoặc tại Chi cục Hải quan khác thuận lợi cho doanh nghiệp. Trường hợp lô hàng tái xuất làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó, khi tái xuất qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất.”

b) Sửa đổi điểm d, khoản 1 như sau:

“d) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục xuất khẩu trả lại xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 120 Thông tư này và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây, trừ chứng từ chứng minh hàng hóa đã xuất khẩu quy định tại Điều 30 Thông tư này.



Thời điểm cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại, xuất khẩu sang nước thứ ba, xuất khẩu vào khu phi thuế quan theo quy định trên là sau khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.

31. Điều 59 sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm b.4 khoản 1 sửa đổi như sau:

“b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ, đường sông) hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;”



b) Khoản 4:

b.1) Điểm b khoản 4 sửa lại như sau:

“b) Hàng hóa không được đưa từ kho ngoại quan vào nội địa trong các trường hợp sau:”

b.2) Bãi bỏ điểm c.2 khoản 4 về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa.



c) Điểm d khoản 9 quy định về thời hạn thực xuất khẩu như sau:

“d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 8 Điều này.”



d) Điểm e khoản 9 về thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập kho ngoại quan như sau:

e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan:



Sau khi hàng hóa thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan tự chịu trách nhiệm theo dõi, thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho và thông báo kết quả cho Chi cục hải quan quản lý kho vào ngày 05 hàng tháng. Trường hợp nghi ngờ về lượng hàng hóa tồn kho, Chi cục trưởng Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện việc kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho.”

32. Điều 61 sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Khoản 7 sửa đổi, bổ sung như sau:

“7. Việc giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế cửa khẩu, hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế cửa khẩu ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan nằm trong khu kinh tế cửa khẩu với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan."



b) Bổ sung mới khoản 11 như sau:

11. Trường hợp tờ khai hải quan được đăng ký tại Chi cục Hải quan khác với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nếu người khai hải quan đề nghị thì Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có văn bản gửi kèm tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được đăng ký đề nghị Chi cục hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hóa.



Tổng cục Hải quan quy định cụ thể trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai và Chi cục hải quan cửa khẩu trong việc bàn giao hồ sơ, giám sát hàng hóa, cập nhật và xác nhận kết quả kiểm tra trên tờ khai và/hoặc trên Hệ thống xử lý dữ liệu tự động hải quan, xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản và xử lý vi phạm (nếu có).”

33. Sửa lại tên “địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới” tại khoản 4 Điều 63, khoản 4 Điều 64, khoản 2 Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68 như sau:

Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”



34. Điều 81 sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Các phương tiện này bao gồm:



a) Xe ô tô tải.

a.1) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam trong ngày (01 ngày) để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

a.2) Xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới trong ngày (01 ngày) để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;

b) Phương tiện vận tải thủy (thuyền, xuồng, xà lan).

b.1) Thuyền, xuồng, xà lan của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam để giao hàng nhập khẩu hoặc nhận hàng xuất khẩu;

b.2) Thuyền, xuồng, xà lan của Việt Nam đi qua biên giới để giao hàng xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu sau đó quay trở lại Việt Nam;

b.3) Thời gian cho phép giao nhận hàng không vượt quá 3 ngày.

c) Phương tiện vận tải của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

2. Đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu có lý do chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì người điều khiển phương tiện hoặc chủ hàng hoá có văn bản đề nghị, lãnh đạo Chi cục hải quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá 02 ngày.

3. Các loại phương tiện này chỉ được tạm nhập - tái xuất, tạm xuất-tái nhập qua cùng một cửa khẩu.

4. Các loại phương tiện này không phải có giấy phép, không phải khai bằng tờ khai phương tiện vận tải, cơ quan hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính.



34. Điều 97 sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 97. Thủ tục kê khai, phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là các máy liên hợp hoặc tổ hợp máy theo nội dung chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.



1. Máy liên hợp gồm hai hoặc nhiều máy thuộc các Chương 84, Chương 85 hoặc Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ được thiết kế để thực hiện hai hay nhiều chức năng khác nhau hay bổ trợ lẫn nhau hoặc tổ hợp máy gồm các bộ phận cấu thành riêng lẻ (dù tách biệt hoặc được liên kết với nhau bằng ống, bằng bộ phận truyền, bằng cáp điện hoặc bằng bộ phận khác) để thực hiện chức năng xác định tại một trong các nhóm của Chương 84 hoặc Chương 85 hoặc Chương 90, được phân loại theo quy định tại Chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, không phân biệt các máy đó được nhập khẩu từ nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời.

2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ tục thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có trách nhiệm đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này (sau đây gọi là Danh mục máy móc, thiết bị) (theo mẫu số 04/ĐKDMTBTT/2013 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) tại Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục hải quan thì đăng ký tại một Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất.

Nếu người khai hải quan đăng ký danh mục và nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này (một lần hay nhiều lần) tại cùng một Chi cục thì thông báo cho Chi cục đó khi làm thủ tục đăng ký danh mục để Chi cục thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký danh mục theo quy định tại điểm b.1.1 dưới đây.

Hồ sơ, tài liệu nộp khi đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị gồm:



a.1.1) Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến nhập khẩu (theo mẫu số 05/DMTBDKNK-MC/2013 kèm theo Phụ lục II Thông tư này) trong đó nêu rõ tên, số lượng, đơn giá, mã số theo Biểu thuế của máy móc, thiết bị, loại và mã số của bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính hoặc nhóm phù hợp với chức năng xác định của máy: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 06/PTDTL-TBMC/2013 ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư này);

a.1.2) Bản thuyết minh và sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ vị trí của từng loại máy móc, thiết bị trong Danh mục máy móc, thiết bị: nộp bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;

a.1.3)Bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trung thực của 2 loại tài liệu trên.

a.2) Trường hợp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký nhưng người khai hải quan cần thay đổi, bổ sung thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp. Hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục máy móc, thiết bị thay đổi, bổ sung bao gồm:

a.2.1) Công văn đề nghị cấp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi thay đổi, bổ sung

a.2.2) Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi thay đổi, bổ sung;

a.2.3) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị thay đổi, bổ sung: nộp 01 bản chính.

a.3) Trường hợp mất Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi thì người khai hải quan có hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan nơi cấp Danh mục máy móc, thiết bị lần đầu đề nghị cấp lại, bao gồm:

a.3.1) Công văn đề nghị cấp lại Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi trong đó nêu rõ:

a.3.1.1) Lý do mất Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi;

a.3.1.2) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa theo Danh mục máy móc, thiết bị đã đăng ký;

a.3.1.3) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa thực tế đã nhập khẩu theo Danh mục máy móc, thiết bị đã đăng ký;

a.3.1.4) Tên, số lượng, trị giá hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu theo danh mục máy móc, thiết bị đã đăng ký;

a.3.2) Toàn bộ tờ khai hải quan của số lượng hàng đã nhập khẩu theo Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã đăng ký (xuất trình bản chính, nộp bản chụp) và bảng kê tờ khai hàng hóa đã nhập khẩu;

a.3.3) Bản Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi thất lạc 01 bản (chụp có xác nhận của cơ quan hải quan nơi nhập khẩu).

a.4) Nộp đủ thuế theo từng máy móc, thiết bị trong Danh mục và bị xử phạt vi phạm nếu việc kê khai không đúng.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Khi tiếp nhận Danh mục máy móc, thiết bị:

b.1.1) Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục máy móc, thiết bị có trách nhiệm kiểm tra, nếu phù hợp với nội dung nêu tại chú giải 3, 4, 5 Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục máy móc, thiết bị nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân loại, tính thuế theo quy định tại khoản 1 Điều này và thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định.

Nếu người khai hải quan đăng ký Danh mục và làm thủ tục nhập khẩu (một lần hay nhiều lần) toàn bộ máy móc, thiết bị theo quy định tại khoản 1 Điều này tại cùng một Chi cục hải quan thì Chi cục hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục (đồng thời là Chi cục hải quan làm thủ tục nhập khẩu), sau khi lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu (lưu 01 bản chính Danh mục, giao cho người khai hải quan 01 bản chính Danh mục), sẽ giữ lại 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi và thực hiện thủ tục quy định tại điểm b.2 dưới đây.



b.1.2) Trường hợp người khai hải quan cần thay đổi, bổ sung Danh mục máy móc, thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi thì Chi cục hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục máy móc, thiết bị cần thay đổi, bổ sung và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi cần thay đổi, bổ sung (lưu 01 bản chính Danh mục, giao người khai hải quan 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để thực hiện khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa thực tế nhập khẩu) theo quy định.

b.1.3) Trường hợp người khai hải quan mất Danh mục máy móc, thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi: trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và xác nhận của cơ quan hải quan nơi người khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu lô hàng cuối cùng trước khi Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi thất lạc, cơ quan hải quan nơi người khai hải quan đăng ký Danh mục kiểm tra cụ thể và cấp lại Danh mục, Phiếu theo dõi trừ lùi các máy móc, thiết bị chưa nhập khẩu.

b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với phiếu theo dõi trừ lùi để trừ lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhập khẩu và ký xác nhận theo quy định. Lưu 01 bản chụp Danh mục máy móc, thiết bị và phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi vào hồ sơ hải quan.

Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trong phiếu theo dõi trừ lùi, Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người khai hải quan lưu 01 bản chụp, cấp cho người khai hải quan 01 bản chụp và gửi bản chính đến Chi cục Hải quan nơi cấp phiếu theo dõi trừ lùi.

Trường hợp Chi cục Hải quan tiếp nhận đăng ký danh mục đồng thời là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị như đã nêu tại điểm b.1.1 trên, sau khi Lãnh đạo Chi cục đã xác nhận hết lượng hàng hóa nhập khẩu trong phiếu theo dõi trừ lùi, Chi cục lưu bản chính, cấp cho người khai Hải quan 01 bản chụp, gửi 01 bản chụp phiếu theo dõi trừ lùi kèm hồ sơ đăng ký danh mục cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo quy định tại điểm b.3 dưới đây.

b.3) Sau khi nhận được bản chính phiếu theo dõi trừ lùi do Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cuối cùng gửi đến, Chi cục hải quan nơi đăng ký Danh mục và cấp phiếu theo dõi trừ lùi tập hợp toàn bộ hồ sơ đăng ký danh mục chuyển cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để lŕm cő sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đã tính thuế theo máy chính.

c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã thông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từng máy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác định thực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng đúng quy định tại khoản 1 Điều này thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo từng máy móc, thiết bị còn bị xử phạt theo quy định

d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trước đây đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân loại theo máy chính, phần còn lại nhập khẩu được tiếp tục thực hiện phân loại theo máy chính.

3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị theo nội dung các chú giải 3, 4, 5 phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan không muốn phân loại theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính thuế theo từng máy móc, thiết bị.


Каталог: Lists -> TinHoatDong -> Attachments
Attachments -> Câu 1: Theo quy định của Thông tư 128/2013/tt-btc trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế với chứng từ tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan?
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 349/btp-vp v/v gửi Phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CUỘc họp bên lề trong khuôn khổ HỘi nghị BỘ trưỞng y tế CÁc nưỚc asean (ahmm) LẦn thứ 12 TẠi hà NỘI
Attachments -> Phụ lục YÊu cầu kỹ thuậT
Attachments -> Danh mục thực vật rừNG, ĐỘng vật rừng nguy cấP, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương