BỘ TÀi chính s dự thảo ngày 10 2014


Sửa đổi Phụ lục III như sau



tải về 0.68 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.68 Mb.
#10431
1   2   3   4   5   6   7   8

13. Sửa đổi Phụ lục III như sau:

a) Sửa đổi Mẫu số 01/KBS/2014 như sau:

a.1) Sửa đổi và đổi tên Mẫu số 01/KBS/2014 thành Mẫu số 01A/KBS/2014;

a.2) Bổ sung Mẫu số 01B/KBS/2014.

b) Bổ sung Mẫu số 25: Hóa đơn tổng;

c) Bổ sung Mẫu số 26: Tờ khai bổ sung hàng hóa nhập khẩu (cơ quan Hải quan thực hiện);

d) Bổ sung Mẫu số 27: Tờ khai bổ sung hàng hóa nhập khẩu (người khai hải quan thực hiện);

e) Bổ sung Mẫu số 28: Thông báo về việc hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ;

g) Bổ sung Mẫu số 29: Tờ khai hàng hóa nhập kho ngoại quan (cho phép đưa hàng vào kho);

h) Bổ sung Mẫu số 30: Tờ khai hàng hóa xuất kho ngoại quan (cho phép hàng hóa xuất kho);

i) Bổ sung Mẫu số 31: Báo cáo nhập-xuất-tồn kho ngoại quan;

Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.


Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu như sau:

1. Điều 22 sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất khẩu

1. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh mức giá khai báo của hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ sở dữ liệu giá.

b) Kiểm tra tính phù hợp các nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa;

c) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các chứng từ trong hồ sơ hải quan.

2. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Bác bỏ mức giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BTC), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ. Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:

a.1) Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá không phù hợp;

a.2) Nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các chứng từ trong hồ sơ hải quan có mâu thuẫn.



b) Xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn:

b.1) Trường hợp không có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ: cơ quan hải quan thông quan theo mức giá khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về mức giá (trừ dấu hiệu nghi vấn nêu tại tiết b.4.3 điểm này) và có dấu hiệu nghi vấn hoặc không có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì xử lý như sau:

b.2.1) Đối với mặt hàng ngoài Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá, cơ quan hải quan thông quan theo mức giá khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.2.2) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá: Cơ quan hải quan có văn bản Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BTC), trong đó nêu rõ cơ sở dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC

b.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định: Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BTC), thực hiện ấn định thuế và thông quan theo quy định.

b.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định và đề nghị tham vấn thì ghi “đề nghị tham vấn” và thời gian tham vấn sau khi đã thống nhất với cơ quan hải quan tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá.

Đối với Doanh nghiệp xếp hạng rủi ro từ hạng 4 đến hạng 7 theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC: Cơ quan hải quan ban hành Thông báo xác định mức bảo đảm (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BTC). Đối với doanh nghiệp xếp hạng rủi ro từ hạng 2 đến 3 quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC không phải nộp khoản bảo đảm nhưng phải có văn bản cam kết nộp đủ số thuế theo mức giá cơ quan hải quan xác định sau khi kết thúc tham vấn. Việc thực hiện bảo đảm theo quy định tại khoản 2, điểm 3.2 khoản 3, khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.



b.2.2.3) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định, không đề nghị tham vấn và cơ quan hải quan đủ thông tin, cơ sở khẳng định mức giá đưa ra là phù hợp thì ban hành Thông báo trị giá tính thuế, thực hiện ấn định thuế và thông quan hàng hóa theo quy định;

b.2.2.4) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định, không đề nghị tham vấn và cơ quan hải quan chưa đủ thông tin, cơ sở mức giá đưa ra là phù hợp thì thông quan hàng hóa theo mức giá khai báo, chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.3) Cơ quan hải quan thông quan theo mức giá khai báo thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan và thông báo cho cơ quan thuế liên quan theo quy định đối với mặt hàng có mức giá khai báo cao hơn 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.

b.4) Mặt hàng xuất khẩu được coi là có dấu hiệu nghi vấn về mức giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.4.1) Mức giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của mặt hàng giống hệt, tương tự trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá.

b.4.2) Mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự có tên trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá.

Mức giá tính thuế dùng để so sánh với mức giá khai báo là mức giá của tờ khai xuất khẩu gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Không so sánh mức giá khai báo với mức giá thuộc diện có dấu hiệu nghi vấn về mức giá.



b.4.3) Hàng hoá xuất khẩu có mức giá khai báo cao hơn 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.

Việc lựa chọn dữ liệu mức giá tính thuế dùng để so sánh thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm b khoản này.

c) Cơ quan Hải quan thực hiện thông quan theo mức giá khai báo sau khi người khai hải quan đã nộp đủ thuế cho các trường hợp không thuộc điểm a, điểm b khoản này và kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

d) Cơ quan hải quan căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nguồn thông tin gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai của hàng hóa đang xác định trị giá trong số các nguồn thông tin quy định tại điểm 2 (trừ tiết 2.1.8) Khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2014/TT-BTC để xác định mức giá tính thuế, trừ mức giá đang trong diện có dấu hiệu nghi vấn. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai mức giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì mức giá tính thuế là mức giá thấp nhất sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán.

3. Tham vấn:

3.1. Trường hợp tham vấn: Là trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo nhưng người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định quy định tại tiết b.2.2.2 điểm b khoản 2 Điều này.



Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai thực hiện việc tham vấn quyết định tham vấn hoặc không tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.

3.2. Tham vấn một lần

3.2.1) Người khai hải quan được yêu cầu tham vấn 1 lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

3.2.1.1) Hàng hóa xuất khẩu cùng hợp đồng mua bán, được xuất khẩu theo nhiều chuyến khác nhau;

3.2.1.2) Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế không thay đổi;

3.2.1.3) Người khai hải quan ghi “đề nghị tham vấn một lần” và cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần xuất khẩu tiếp theo tại văn bản Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo của lần xuất khẩu đầu tiên.

3.2.2) Kết quả tham vấn một lần được sử dụng cho các lần xuất khẩu tiếp theo nếu mức giá tính thuế sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế mặt hàng đang xác định trị giá.

3.3. Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.

3.4. Thẩm quyền tham vấn:

3.4.1. Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai thực hiện việc tham vấn.

3.4.2. Đối với mặt hàng nhạy cảm về trị giá (mặt hàng có thuế suất thuế xuất khẩu cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, có tần suất vi phạm cao thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xin ý kiến Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trước khi ban hành Thông báo trị giá tính thuế.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về công tác tham vấn tại đơn vị.

3.5. Chuẩn bị tham vấn:

3.5.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính và các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.

3.5.2) Cơ quan hải quan: Bố trí địa điểm, thời gian tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, chuẩn bị các thông tin dữ liệu để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn khi tham vấn.

3.6. Thực hiện tham vấn:

Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch xuất khẩu, mức giá khai báo, cơ sở xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.

Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.

3.7. Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 10 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Đối với mặt hàng nhạy cảm về trị giá quy định tại điểm 3.4.2 khoản này thì thời gian tham vấn là 20 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

3.8. Xử lý kết quả tham vấn:

3.8.1) Cơ quan hải quan bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;

b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

b.1) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai sai giá tính thuế, các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế;

b.2) Thông tin, chứng từ, tài liệu mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là giả mạo, không hợp pháp, không chính xác.



c) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.

d) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được tính trung thực chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

d.1) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan;

d.2) Người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được hoặc giải trình, chứng minh không có căn cứ về các nghi vấn của cơ quan hải quan (như về tính hợp lý hồ sơ, mức giá khai báo; nội dung trả lời của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn).

3.8.2) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.8.1 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.

3.8.3) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, cơ quan hải quan ra Thông báo trị giá tính thuế.

Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC.

3.9. Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”

2. Điều 24, sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 24. Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

1. Nội dung kiểm tra trị giá:

a) Kiểm tra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá do người nhập khẩu khai báo trong đó cần chú ý các tiêu chí sau:

a.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá (như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ) đáp ứng được yêu cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về số chỗ ngồi, nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác.

a.2) Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường phù hợp với tính chất loại hàng (như: m, kg), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như: thùng, hộp) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như: thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg). Đơn vị tính phải thống nhất với đơn vị tính của hàng hóa có cùng mã số quy định tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

a.3) Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụ thể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa. Trường hợp người khai hải quan không khai thêm theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc khai thêm nhưng khai không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều này.

b) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ (như: các phép tính số học); sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như: so sánh, đối chiếu giữa các điều khoản của hợp đồng); so sánh, đối chiếu các nội dung của hoá đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hoá; so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.

c) Kiểm tra tính phù hợp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

d) Kiểm tra tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC và Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.

e) Kiểm tra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu mức giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa với cơ sở dữ liệu giá.

Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.

2. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế và ban hành Thông báo trị giá tính thuế (mẫu số 4 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BTC), đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật khi cơ quan hải quan phát hiện có một trong những mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế. Các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:

a.1) Người khai hải quan được yêu cầu khai làm rõ thêm thông tin về tên hàng, xuất xứ, đơn vị tính nhưng người khai hải quan không khai hoặc khai không đầy đủ;

a.2) Có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xác định người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá;

Ví dụ: Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết và hợp đồng mua bán hàng hoá.

a.3) Hồ sơ hải quan không phù hợp với các chứng từ có liên quan;

a.4) Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh cộng, điều chỉnh trừ, các điều kiện về quyền định đoạt, về mối quan hệ đặc biệt, số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

a.5) Áp dụng không đúng nguyên tắc, trình tự, nội dung các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;

a.6) Không thoả mãn một trong các điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC;

Ví dụ: Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; không thoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự đối với trường hợp áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

b) Xử lý các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn:

b.1) Trường hợp không có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ: cơ quan hải quan thông quan theo mức giá khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về mức giá trừ dấu hiệu nghi vấn nêu tại tiết b.4.7 điểm b khoản này và có dấu hiệu nghi vấn hoặc không có dấu hiệu nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì xử lý như sau:

b.2.1) Đối với mặt hàng ngoài Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá, cơ quan hải quan thông quan và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.2.2) Đối với mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá: Cơ quan hải quan có văn bản Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, trong đó nêu rõ cơ sở dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo, trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP, Thông tư số 205/2010/TT-BTC

b.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định: Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá tính thuế, thực hiện ấn định thuế và thông quan hàng hóa theo quy định.

b.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định, đề nghị tham vấn thì ghi “đề nghị tham vấn” và thời gian tham vấn sau khi đã thống nhất với cơ quan hải tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá.



Đối với Doanh nghiệp xếp hạng rủi ro từ hạng 4 đến hạng 7 theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính: Cơ quan hải quan ban hành Thông báo xác định mức bảo đảm (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BTC). Đối với doanh nghiệp xếp hạng rủi ro từ hạng 2 đến 3 quy định tại Điều 18 Thông tư số 175/2013/TT-BTC không phải nộp khoản bảo đảm nhưng phải có văn bản cam kết nộp đủ số thuế theo mức giá cơ quan hải quan xác định sau khi kết thúc tham vấn. Việc thực hiện bảo đảm theo quy định tại khoản 2, điểm 3.2 khoản 3, khoản 4 Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC.

b.2.2.3) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định, không đề nghị tham vấn và cơ quan hải quan đủ thông tin, cơ sở khẳng định mức giá đưa ra là phù hợp thì ban hành Thông báo trị giá tính thuế, thực hiện ấn định thuế và thông quan hàng hóa theo quy định;

b.2.2.4) Trường hợp người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá do cơ quan hải quan xác định, không đề nghị tham vấn và cơ quan hải quan chưa đủ thông tin, cơ sở mức giá đưa ra là phù hợp thì thông quan hàng hóa theo mức giá khai báo, chuyển hồ sơ và các dấu hiệu nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

b.3) Cơ quan hải quan thông quan theo mức giá khai báo, thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan và thông báo cho cơ quan thuế có liên quan theo quy định đối với mặt hàng có mức giá khai báo cao hơn 15% theo quy định tại tiết b.4.7 điểm b khoản này.

b.4) Mặt hàng nhập khẩu được coi là có dấu hiệu nghi vấn về mức giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.4.1) Mức giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hoá giống hệt, tương tự có trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá.

b.4.2) Mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự (không so sánh với mặt hàng thuộc diện có dấu hiệu nghi vấn).

Mặt hàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá.

b.4.3) Mức giá khai báo thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của linh kiện đồng bộ mặt hàng cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.

Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm b khoản này.

b.4.4) Mức giá khai báo thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 29/2014/TT-BTC sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang kiểm tra trị giá.

b.4.5) Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hoá giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu giá.

b.4.6) Trường hợp không tìm được hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC để so sánh, kiểm tra mức giá khai báo thì áp dụng như sau:

b.4.6.1) Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.

b.4.6.2) Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá.

b.4.6.3) Mặt hàng nhập khẩu cùng nhãn hiệu, có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với mặt hàng cùng loại từ các nước đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá.

Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm b khoản này.

b.4.7) Hàng hoá nhập khẩu có mức giá khai báo cao trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.

Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.4.2 điểm b khoản này.

c) Cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo mức giá khai báo sau khi người khai hải quan đã nộp đủ thuế cho các trường hợp không thuộc điểm a, điểm b khoản này và kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định.

3. Tham vấn:

3.1. Trường hợp tham vấn: Là trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo nhưng người khai hải quan chưa thống nhất với mức giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định quy định tại tiết b.2.2.2 điểm b khoản 2 Điều này.



Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai thực hiện việc tham vấn quyết định tham vấn hoặc không tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá có dấu hiệu nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 10% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.

3.2. Tham vấn một lần:

3.2.1) Người khai hải quan được yêu cầu tham vấn 1 lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

3.2.1.1) Hàng hóa nhập khẩu cùng hợp đồng mua bán, được nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau;

3.2.1.2) Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế không thay đổi;

3.2.1.3) Người khai hải quan ghi “đề nghị tham vấn một lần” và cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần nhập khẩu tiếp theo tại văn bản Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo của lần nhập khẩu đầu tiên.

3.2.2) Kết quả tham vấn một lần được sử dụng cho các lần nhập khẩu tiếp theo nếu mức giá tính thuế sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế mặt hàng đang xác định trị giá.

3.3. Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.

3.4. Thẩm quyền tham vấn:

3.4.1. Chi Cục trưởng Chi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai thực hiện việc tham vấn.

3.4.2. Đối với mặt hàng nhạy cảm về trị giá (mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, có tần suất vi phạm cao thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xin ý kiến Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trước khi ban hành Thông báo trị giá tính thuế.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về công tác tham vấn tại đơn vị.

3.5. Chuẩn bị tham vấn:

3.5.1) Người khai hải quan: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC, các thông tin dữ liệu nhằm làm rõ tính chính xác của mức giá khai báo. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian ghi tại Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.

3.5.2) Cơ quan hải quan: Bố trí thời gian tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, chuẩn bị các thông tin dữ liệu để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn khi tham vấn.

3.6. Thực hiện tham vấn:

Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, doanh nghiệp chứng minh, giải thích các nội dung liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu, mức giá khai báo, cơ sở, phương pháp xác định trị giá tính thuế của doanh nghiệp.

Cơ quan hải quan làm rõ các dấu hiệu nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “mức giá tính thuế theo mức giá khai báo” hoặc “bác bỏ mức giá khai báo”, đồng thời ghi mức giá tính thuế dự kiến xác định vào biên bản tham vấn. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.

3.7. Thời gian hoàn thành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: Tối đa là 10 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Đối với mặt hàng nhạy cảm về trị giá quy định tại điểm 3.4.2 khoản này thì thời gian tham vấn là 20 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

3.8. Xử lý kết quả tham vấn:

3.8.1) Cơ quan hải quan bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế, ban hành Thông báo trị giá tính thuế và thực hiện ấn định thuế theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

a) Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ;

b) Người khai hải quan kê khai không chính xác các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

b.1) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá...);

b.2) Thông tin, chứng từ, tài liệu mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là giả mạo, không hợp pháp, không chính xác.



c) Người khai hải quan không tham gia tham vấn đúng thời gian ghi trên Thông báo dấu hiệu nghi vấn mức giá khai báo.

d) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được tính trung thực chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

d.1) Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan;

d.2) Người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được hoặc giải trình, chứng minh, không có căn cứ về các nghi vấn của cơ quan hải quan (như: Tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá khai báo; nội dung trả lời của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn).

3.8.2) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm 3.8.1 khoản này, cơ quan hải quan tính thuế theo mức giá khai báo và ban hành Thông báo trị giá tính thuế.

3.8.3) Ngay sau kết thúc tham vấn hoặc ngày làm việc liền kề với ngày tham vấn, cơ quan hải quan ra Thông báo trị giá tính thuế.

Quy định về việc ấn định thuế và nộp số thuế ấn định được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC.



3.9. Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.”
Каталог: Lists -> TinHoatDong -> Attachments
Attachments -> Câu 1: Theo quy định của Thông tư 128/2013/tt-btc trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế với chứng từ tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan?
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 349/btp-vp v/v gửi Phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CUỘc họp bên lề trong khuôn khổ HỘi nghị BỘ trưỞng y tế CÁc nưỚc asean (ahmm) LẦn thứ 12 TẠi hà NỘI
Attachments -> Phụ lục YÊu cầu kỹ thuậT
Attachments -> Danh mục thực vật rừNG, ĐỘng vật rừng nguy cấP, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương