BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN



tải về 253.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích253.24 Kb.
#7454

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

------------------------

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG QUY PHẠM AN TOÀN ĐIỆN

TRONG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Mã số: 90-07-KHKT-TC

(Tài liệu sau nghiệm thu cấp Bộ)




Chủ trì :

KS. Nguyễn Đức Hoàn

Cộng tác viên :

TS. Nguyễn Văn Dũng

KS. Vũ Hồng Sơn


Hà Nội-2011





MỤC LỤC


Lời nói đầu 3

I. Khảo sát, đánh giá tình hình an toàn điện ở một số doanh nghiệp bưu chính viễn thông 4

II. Rà soát các quy định của Nhà nước và của Ngành về an toàn vệ sinh lao động, an toàn điện 11

III. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu về an toàn điện của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới 16

IV. Sở cứ xây dựng quy phạm 21

V. Nội dung chính của quy phạm 22

Kết luận 23



Lời nói đầu


Trong những năm qua Ngành bưu chính viễn thông đã đặc biệt quan tâm đến an toàn lao động, hàng năm đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho công tác bảo hộ lao động. Nếu tính tần xuất tai nạn lao động thì tai nạn lao động chết người ngày càng giảm nhưng số vụ tai nạn lao động điện vẫn chiếm tỉ lệ khá cao. Theo thống kê tai nạn lao động chung thì tai nạn lao động điện (do điện giật, bỏng điện, điện giật-ngã cao) chiếm tỉ lệ khoảng 63,83% trên tổng số các vụ tai nạn lao động.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Ngành Bưu chính Viễn thông không ngừng phát triển, nâng cấp các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, điều kiện làm việc và môi trường điện được cải thiện nên cũng đã giảm được nguy cơ tai nạn điện.

Tuy nhiên, các đơn vị sử dụng điện trong ngành thường chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của mạng điện (chủ yếu là mạng điện 380V/220V và 220V/127V), chưa thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ chính như: bảo vệ nối đất, bảo vệ nối dây không (dây trung tính), sử dụng các dụng cụ và phương tiện bảo vệ cá nhân, cách tổ chức vận hành an toàn hoặc do chưa đảm bảo các biện pháp kỹ thuật an toàn khi làm việc gần các đường dây cao thế trên 1000V nên tai nạn điện vẫn còn.

Theo tài liệu khảo sát của các nước trên thế giới cho thấy trong tổng số trường hợp tai nạn vì điện giật có 76,4% trường hợp chết người hoặc thương vong nặng xảy ra ở các mạng điện điện áp dưới 1000V và 23,6% xảy ra ở mạng điện điện áp trên 1000V. Phần lớn các trường hợp bị chấn thương về điện là do chạm phải vật dẫn điện hoặc vật có điện áp xuất hiện bất ngờ và thường xảy ra đối với người không có chuyên môn.

Nguyên nhân chính của tai nạn về điện là do trình độ quản lý chuyên môn chưa tốt, do vi phạm các quy trình kỹ thuật an toàn, như đóng điện lúc có người đang sửa chữa, thao tác vận hành thiết bị điện không đúng quy trình. Người lao động không có kiến thức về điện nên không có ý thức về sự nguy hiểm của điện, không biết áp dụng các biện pháp đề phòng, chủ động ngăn ngừa tai nạn điện. Khi có tai nạn điện xảy ra thì chưa biết cách cấp cứu do chưa được học tập, tập huấn.

Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng "Quy phạm an toàn điện trong Bưu chính viễn thông” là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an toàn điện cho con người và thiết bị trong quá trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin chống lại sự nguy hiểm của điện lực và điện khí quyển.




I. Khảo sát, đánh giá tình hình an toàn điện ở một số doanh nghiệp bưu chính viễn thông



1.1. Đặc điểm lao động của các công việc thường xuyên tiếp xúc với điện áp trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông

Hầu hết các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị có điện áp trong ngành Bưu chính - Viễn thông có liên quan đến nhiều yếu tố gây mất an toàn, có hại đối với sức khoẻ người lao động và thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ Lao động thương binh xã hội.

Những khả năng có thể gây mất an toàn điện trong bưu chính viễn thông gồm:

1) Mất an toàn đối với thiết bị điện hạ áp: Các thiết bị điện không được che chắn, bảo vệ, nối đất hợp lý các bộ phận, v.v.

2) Mất an toàn khi vận hành các thiết bị điện hạ áp: người lao động không đủ sức khoẻ, chưa được đào tạo huấn luyện nắm vững các yêu cầu về an toàn khi vận hành các thiết bị điện, không được trang bị bảo hộ, dụng cụ làm việc đầy đủ,.v.v.

3) Mất an toàn điện trong xây dựng công trình viễn thông:



  • Chưa đảm bảo an toàn điện trong xây dựng nhà trạm viễn thông

  • Chưa đảm bảo an toàn điện trong thi công, lắp đặt các trang thiết bị viễn thông (chuyển mạch, truyền dẫn, truy nhập, ...)

  • Chưa đảm bảo an toàn điện trong thi công các công trình ngoại vi viễn thông (ví dụ như tiếp xúc với đường dây điện lực dễ bị ảnh hưởng nguy hiểm do điện giật. Ngoài ra, máy và thiết bị phục vụ trong công tác chôn cột, xây dựng đường cáp có nhiều cơ cấu và yếu tố có thể dễ bị chập, chạm vào đường điện lực gây nguy hiểm cho tính mạng con người)

4) Mất an toàn điện đối với đường dây, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin:

  • Chưa đảm bảo an toàn điện cho các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;

  • Chưa đảm bảo an toàn điện trong vận hành, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;

  • Chưa đảm bảo việc phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực lên thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin.

5) Mất an toàn điện với các thiết bị bưu chính và phát hành báo chí.v.v.

1.2. Tình hình công tác an toàn điện trong bưu chính viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời gian vừa qua

Trong những năm vừa qua, thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Công đoàn Bưu điện Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên.

Lãnh đạo Tập đoàn và Công đoàn Bưu điện Việt Nam luôn quan tâm và chỉ đạo thường xuyên công tác an toàn lao động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Bộ máy quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động của Tập đoàn hoạt động hiệu quả, góp phần ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

Trong những năm gần đây, do tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông phát triển, điều kiện lao động được cải thiện rõ rệt, sự quan tâm của lãnh đạo chuyên môn, công đoàn và ý thức tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ của CBCNV nên số vụ TNLĐ xảy ra tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông giảm nhiều so với những năm 1990 trở về trước. Mặc dù có nhiều công việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm như: thường xuyên làm việc gần đường dây dẫn điện, làm việc với nhiều máy, thiết bị dễ gây nguy hiểm,...nhưng số vụ TNLĐ chết người hàng năm khoảng 3-4 vụ (không kể TNGT, tai nạn rủi ro tính là TNLĐ) trên tổng số hơn 90.000 CBCNV, tần suất TNLĐ thấp.

Nếu tính về tần xuất TNLĐ thì TNLĐ chết người ngày càng giảm xong số vụ TNLĐ do điện vẫn chiếm tỷ lệ cao. Như theo con số thống kê TNLĐ chung thì tai nạn lao động điện (do điện giật, bỏng điện, điện giật-ngã cao) chiếm tỷ lệ khoảng 63,83% trên tổng số các vụ TNLĐ.

TNLĐ điện chủ yếu do vi phạm các quy trình vi phạm, do không có kiến thức về điện nên không có ý thức thực sự nguy hiểm về điện, không biết áp dụng các biện pháp đề phòng, chủ động ngăn ngừa tai nạn điện. Khi có các tai nạn điện xảy ra thì không biết cách cấp cứu, do chưa được tập huấn và huấn luyện đầy đủ.



Qua thống kê từ năm 1991 đến nay trong ngành có một số vụ tại nạn lao động do điện điển hình dẫn đến chết người được liệt kê trong Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Thống kê TNLĐ điện (do điện giật, bỏng điện, điện giật-ngã cao)


STT


Họ và tên

Tuổi





Nghề nghiệp

Nơi xảy ra TNLĐ




Ngày tháng

Loại TNLĐ

1

Nguyễn Công Thành

26

CN Dây máy

B­ưu điện Vạn Ninh, Khánh Hoà

28/01/1991

Điện giật

2

L­ơng Văn Sơn

45

CN Dây máy

B­ưu điện Mỹ Đức, Hà Sơn Bình

18/07/1992

Điện giật

3

Kiều Văn T­ường




CN Dây máy

Bưu điện Mường Lay, Lai Châu

1/8/1992

Điện giật

4

Ch­ơng Sáng

23

CN Dây máy

B­ưu điện Châu Thành, Kiên Giang

20/8/1992

Điện giật

5

Cù Văn Nhẩu

34

CN Dây máy

B­ưu điện Điện Biên, Lai Châu

17/12/1992

Điện giật

6

Hồ Văn Dũng




CN Dây máy

NM Xi Mang Bỉm Sơn, Thoá

10/5/1993

Bỏng điện

7

Nguyễn HữuTiến




CN Dây máy

B­ưu điện Châu Thành, Long An

3/8/1993

Điện giật

8

Huỳnh Hữu Thọ

25

CN Cáp Ngầm

P.7,Q.Tân Bình, TP HCM

10/1/1996

Bỏng điện

9

Nguyễn Ngọc Tr Quân

31

CN Cáp Ngầm

P.7,Q.Tân Bình, TP HCM

10/1/1996

Bỏng điện

10

Nguyễn Văn Tuyến

16

CN HĐTV

 

11/9/1996

Điện giật

11

Vũ Đức Huy

22

CN Dây Máy

P.10, Q11, TP HCM

20/5/1996

Bỏng Điện

12

Nguyễn Hoàng Phúc

25

CN Dây Máy

Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận

18/7/1996

Điện giật

13

Trần Hữu Viễn

27

CN Dây máy

P.4, Đad Lạt, Lâm Đồng

7/10/1996

Điện giật

14

Nguyễn Khắc Định

33

LĐTV

XD tuyến Cỗu Xáng-Bình Lợi

24/7/1997

Điện giật

15

Nguyễn Xuân Thuỷ




CN Xây Lắp

Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu

9/12/1997

Điện giật

16

Trần Văn Lực

22

CN Dây máy

Cai Lậy, Tiền Giang

16/5/1998

Bỏng điện

17

Lê Thành Nhân

17

LĐTV

Ph­ước Thuận, Tuy Ph­ước, Bình Định

9/1/1998

Bỏng điện

18

Mai Xuân Việt

25

LĐTV

P.Hiẹp Phú, Q. 9, TP HCM

17/10/1998

Bỏng điện

19

Đỗ Đức Trầm

22

LĐTV

P.Hiẹp Phú, Q. 9, TP HCM

17/10/1998

Bỏng điện

20

Nguyên thanh Bình

34

LĐTV

Tuy Phư­ớc, Tuy Phong, Bình Thuận

18/9/1998

Điện giật

21

Mai Ngọc Hải

21

LĐTV

Ninh Ph­ớc, Ninh Thuận

3/5/1999

Điện giật

22

Lê Văn Thịnh

37

CN Xây lắp

KCN Biên Hoà I, Đồng nai

16/9/1999

Điện giật

23

Mạc Thành Phát

35

CN Dây máy

Hoà Phúc, Long Hồ, Vỹnh Long

15/10/1999

Điện giật

24

HuỳnhAnh Huy

21

CN Dây máy

Hoà Phúc, Long Hồ, Vỹnh Long

15/10/1999

Điện giật

25

Nguyêễn Thành Liêm

37

CN Dây máy

Hoà Phúc, Long Hồ, Vỹnh Long

15/10/1999

Điện giật

26

Nguyễn Tấn Lợi

24

CN Dây máy

Hoà Phúc, Long Hồ, Vĩnh Long

15/10/1999

Điện giật

27

Nguyễn Hùng Nhứt

40

Lái Xe Cần trục

Hoà Phúc, Long Hồ, Vĩnh Long

15/10/1999

Điện giật

28

Đinh Ngọc Hùng

28

LĐTV

Xuân Trư­ờng, Đà Lạt, Lâm Đồng

26/8/2000

Điện giật

29

Huỳnh Đức Phư­ớc

30

CN lái xe cẩu

Xuân Tr­ường, Đà Lạt, Lâm Đồng

26/8/2000

Điện giật

30

Tiêu Quang Luận

20

CN Dây máy

Thị trấn Rế, An Hải, HP

19/9/2001

Bỏng điện

31

Phạm Quang Định




CN Dây máy

Cam Thịnh Đông Cam Ranh

18/01/2002

Điện giật

32

L­ơng Quang Hưng

22

HĐLĐ Thời vụ

Xã Hội Bài,Tân Thành, Bà rịa VT

16/7/2002

Điện giật

33

Nguyễn Hùng Sơn

46

CN Dây máy

Cty ĐB-ĐT, B­ưu điện tỉnh Hải Dư­ơng

7/10/2002

Điện giật - Ngã cao

34

Ngô Tấn Cư­ờng

24

CN Dây máy

Cty ĐB-ĐT, B­ưu điện tỉnh Tiền Giang

19/3/2003

Điện giật - Ngã cao

35

Phạm Ngọc Thạch

23

CN Dây máy

Cty ĐB-ĐT, BĐ tỉnh Gia Lai

10/10/2003

Điện giật

36

Nguyễn Nam Trung

23

CN Dây máy

Cty ĐB-ĐT, BĐ tỉnh Đắc Lắc

16/10/2003

Điện giật

37

Nguyễn Minh Hải

24

CN Dây máy

Công ty Điện báo điện thoại Bưu điện tỉnh Hà Giang

25/11/2004

Điện giật

1.3. Đánh giá các vụ tai nạn điện thường gặp trong ngành bưu điện

1.3.1. Tai nạn điện trong quá trình thi công, bảo dưỡng mạng ngoại vi

Đây là một dạng tai nạn lao động gây chết người chiếm tỷ lệ rất lớn trong những năm gần đây, thường xảy ra ở đơn vị xây lắp khi thi công, dựng cột và sửa chữa mạng ngoại vi, điển hình là một số dạng tai nạn sau:

Khi thi công dùng xe cẩu dựng cột bê tông chạm đường điện lực cao thế (điện áp > 1000V) bị phóng điện gây tai nạn cho công nhân đang điều chỉnh cột, những người đứng gần, cho lái xe cẩu hoặc gây hư hỏng xe cẩu (ví dụ: Tai nạn lao động chết người năm 1997, 1998 tại Công ty công trình Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh; Tai nạn lao động chết người năm 1999 ở Công ty Công trình bưu điện khi thi công mạng cáp nhánh khu công nghiệp Biên Hòa; tai nạn lao động làm bị thương nặng 05 người tại Bưu điện Vĩnh Long năm 1999, Tai nạn lao động chết người Bưu điện Tiền Giang năm 2000, Bưu điện Đắc Lắc năm 2003…). Ngoài ra tai nạn còn xảy ra khi dựng cột theo phương pháp thủ công, dùng gậy tre tươi…chạm điện cao thế cũng gây tai nạn.

Tai nạn còn xảy ra khi công nhân thi công mạng ngoại vi, ở trên cột chạm hoặc đứng quá gần đường điện cao thế (không đảm bảo khoảng cách an toàn). Đặc biệt chú ý khi làm việc, sửa chữa đường dây tại những điểm giao chéo với đường dây điện lực, khi đó khoảng cách giữa đường điện lực và đường dây thông tin là ngắn nhất dễ vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện (ví dụ: Tai nạn lao động chết người ở Xí nghiệp xây lắp số 5 Công ty công trình Bưu điện năm 1998, tai nạn lao động chết người tại Bưu điện Ninh Sơn – Binh Thuận năm 1999 và gần đây nhất là vụ tai nạn lao động chết người tại Gia Lai năm 2003).



Một số vụ tai nạn lao động điển hình

Vụ thứ nhất: ngày 15/10/1999 trên địa bàn Bưu điện tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra vụ tai nạn lao động nặng làm 05 người bị thương, khi Công ty xây lắp Bưu điện tỉnh thi công sửa chữa dựng cột treo cáp bằng cẩu. Vụ tai nạn này làm 05 người bị bỏng, trong đó có 03 người bị bỏng nặng.

- Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động. Trong thi công sửa chữa dựng cột không đảm bảo khoảng cách an toàn đến đường dây tải điện; khi dựng cột nặng bằng thiết bị không dùng dây chằng để điều chỉnh, vi phạm quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng (TCVN 5308 – 91).



Vụ thứ hai: Tai nạn lao động xảy ra sáng ngày 26/8/2000 tại quốc lộ 20, đoạn Đà Lạt đi Phan Rang, thuộc địa phận xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt làm chết 01 người và bị thương 01 người.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động: trong khi dùng xe cần trục để dựng cột tuyến cáp thông tin đi song song với đường dây dẫn điện 15kV thì bị phóng điện xuống.



Vụ thứ ba: Tai nạn xảy ra vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 10/10/2003, khi một công nhân thuộc Công ty điện báo - điện thoại Bưu điện tỉnh Gia Lai đang thao tác trên đỉnh cột bưu điện (không sử dụng dây an toàn) thì bị phóng điện từ đường dây điện lực 22kV đi song song ở phía trên (cách đỉnh cột 0,5m), gây tai nạn lao động chết người.

Vụ thứ tư: tai nạn xảy ra vào lúc 11 giờ 00 ngày 16/10/2003, khi nhóm công nhân thuộc Công ty điện báo điện thoại Bưu điện tỉnh Đăk Lăk đang thi công dựng cột bưu điện (bằng xe cẩu) thì đầu cột bê tông chạm vào đường dây điện lực 15kV đi qua phía trên gây phóng điện xuống chân cột.

Nguyên nhân gây tai nạn lao động: hầu hết do khâu thiết kế; tổ chức thi công không có hoặc thiếu biện pháp an toàn; công nhân không được huấn luyện an toàn lao động và ý thức chấp hành an toàn lao động của người lao động chưa cao, không thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.



1.3.2. Tai nạn lao động điện trong quá trình sửa chữa, lắp đặt cáp vào nhà thuê bao

Đây là loại tai nạn chủ yếu từ trước đến nay trong ngành; công nhân dây máy thường bị tai nạn ở hai dạng chủ yếu là điện giật; ngã cao hoặc kết hợp cả hai.



Đối với trường hợp bị điện giật: thường thì dây cáp điện lực đi trên dây thông tin, nhưng do hư hỏng hoặc các đường dây điện của các hộ sử dụng điện đi cùng tuyến bó sát dây thông tin, gần đây một số vùng mới có điện lực thường xảy ra tình trạng dây điện lực của dân đi cùng cột thông tin hoặc đi dưới dây thông tin dẫn đến nguy cơ xảy ra hai loại tai nạn lao động: loại thứ nhất là bị chạm điện trực tiếp; loại thứ hai là do bị phóng điện.

Nguyên nhân chủ yếu của dạng tai nạn lao động này là do điện truyền trực tiếp vào mạng thông tin do dây, cáp điện lực đi sát cùng dây thông tin; cáp thông tin ở những đoạn trên cột khi bóc vỏ nhựa cách điện để dùng kẹp kim loại treo trên cột, đồng thời dây điện lực cũng trùng qua điểm đó hoặc những điểm cột có hệ thống công tơ đo điện nhà dân ở phía dưới. Dây thuê bao điện thoại quấn quanh cần đèn cao áp chiếu sáng bị rò điện, vỏ cách điện của dây thuê bao bị hỏng… trong khi đó dây treo cáp, tủ hộp cáp không tiếp đất hoặc tiếp đất không đảm bảo điện trở tiếp đất; dây tiếp đất bị kẻ gian cắt, hoặc đang thi công tuyến dài chưa kịp tiếp đất v.v… tất cả những trường hợp trên đã gây điện giật - chết người đối với công nhân dây máy, có khi còn dẫn điện cả vào phiến đấu dây gây nóng chảy cả tủ, hộp cáp hoặc gây cháy nổ cầu chì bảo vệ; điển hình là các vụ tai nạn lao động chết người ở Bưu điện Khánh Hòa, năm 1991, năm 2002. Bưu điện tỉnh Lâm Đồng; bưu điện huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội; bưu điện Bình Thuận, năm 1996; bưu điện Tiền Giang năm 1998; bưu điện Hải Dương năm 2002.

Đối với trường hợp công nhân dây máy bị điện giật dẫn tới ngã cao cũng gây tai nạn lao động nghiêm trọng, thường khi làm việc trên cột cao và gần đường dây có điện.

Một số vụ tai nạn lao động điển hình

Vụ thứ nhất: Tai nạn lao động xảy ra vào ngày 18/01/2002, nạn nhân một công nhân dây máy bưu điện thị xã Cam Ranh thuộc Bưu điện tỉnh Khánh Hòa. Tai nạn xảy ra khi anh công nhân đang sửa chữa thuê bao điện thoại thì bị điện giật, ngã xuống đất chết do chạm phải dây điện lực (dây hạ áp trần) đi chung cột với dây thuê bao.

Vụ thứ hai: Tai nạn lao động xảy ra ngày 07/10/2002 tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, một công nhân dây máy bậc 4/7 bị điện giật khi đang làm việc trên cột điện hạ áp làm ngã xuống đường nhựa.

Vụ thứ ba: tai nạn xảy ra vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 19/3/2003, nạn nhân là một công nhân dây máy Đài Viễn thông Cai Lậy thuộc Công ty điện báo điện thoại bưu điện tỉnh Tiền Giang. Tai nạn xảy ra khi anh C. đang sửa chữa cáp điện thoại đi chung trên cột điện lực thì chạm phải dây điện lực bị hở (dây hạ áp của dân đi chung cột) làm anh C. ngã xuống đất (không sử dụng dây an toàn) gây chấn thương và chết ngày 28/3/2003 (trong khi đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy).

1.3.3. Một số tai nạn điện khác:

Tai nạn trong sản xuất công nghiệp: Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện hay các phần có điện chạy qua; chạm vào bộ phận bằng kim loại của thiết bị có mang điện áp (cả lúc có nối đất và không có nối đất); chạm phải vật không phải bằng kim loại có mang điện áp (tường, các vật cách điện, nền nhà…); bị chấn thương hồ quang lúc thao tác thiết bị; hoặc bị chấn thương do cường độ điện trường cao.



* Từ phân tích các vụ tai nạn lao động xảy ra trong những năm vừa qua, cho thấy tính cấp thiết phải nghiên cứu, ban hành Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông và huấn luyện cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý, người lao động nắm vững để thực hiện nghiêm túc Quy phạm an toàn điện nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động.
1.4. Một số tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (đặc biệt là công tác an toàn điện)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác An toàn vệ sinh lao động ở các đơn vị cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Cụ thể là:



1.4.1. Về tổ chức, quản lý

Còn có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của chuyên môn, công đoàn chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo công tác ATVSLĐ, nhận thức của một bộ phận CBCNV về an toàn vệ sinh lao động còn chưa cao. Tại một số đơn vị hiệu quả công tác am toàn vệ sinh lao động còn chưa cao, không chủ động ngăn ngừa tai nạn lao động, sự cố mà có tư tưởng chủ quan.

Việc huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động đã triển khai thực hiện nhưng nhìn chung chưa bảo đảm chất lượng, nội dung huấn luyện chưa đi sâu và gắn với nhiệm vụ công việc được giao, vẫn còn đơn vị chưa kiểm tra đánh giá chất lượng sau huấn luyện nên chưa bảo đảm chặt chẽ về pháp lý. Tài liệu huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn còn thiếu.

Một số đơn vị chưa có đầy đủ hồ sơ quản lý về công tác bảo hộ lao động như: Bản phân cấp trách nhiệm, các sổ theo dõi về huấn luyện an toàn lao động, sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng độc hại, biên bản kiểm tra, quy trình kỹ thuật an toàn...

Việc kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh lao động ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, chiếu lệ chưa đánh giá khách quan kết quả thực hiện và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục. Chế độ báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động theo quy định chưa kịp thời, chưa đầy đủ nên thiếu các thông tin cần thiết.

Chưa tổ chức tốt cho những người không có chuyên môn về điện học tập nội quy an toàn một cách chu đáo để đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tích cực.



1.4.2.Về thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động

Ngay từ khi thiết kế, xây dựng đến khi vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị đã chưa chú trọng lắm đến công tác an toàn vệ sinh lao động. Một số đơn vị còn thiếu các phương tiện, dụng cụ an toàn chuyên dụng khi làm việc.

Nhiều đơn vị chưa có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc hoặc cải thiện nhưng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Nhiều đơn vị chưa thực hiện các biện pháp an toàn điện như: đảm bảo cách điện, nối đất, nối không các thiết bị…



Một số đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn giữa đường dây thông tin và điện lực. Chưa chấp hành các biện pháp an toàn khi lắp đặt cáp thông tin đi chung cột với đường dây điện…

II. Rà soát các quy định của Nhà nước và của Ngành về an toàn vệ sinh lao động, an toàn điện



2.1. Một số quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

  1. Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chương IX).

  2. Nghị định số 06/CP ngày 20 /01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động.

  3. Nghị định số 110/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động

  4. Chỉ thị số 13/1998/CT/TTg ngày 26/03/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong tình hình mới.

  5. Thông tư số 13/BYT/TT ngày 21/10/96 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.

  6. Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

  7. Nghị định của chính phủ Số 169/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2003 về an toàn điện.

2.2. Một số tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động

2.2.1. Các tiêu chuẩn cơ bản

  1. TCVN 2288-78: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Phân loại.

  2. TCVN 3153- 79: Hệ thống các tiêu chuẩn an toàn lao động. Các khái niệm cơ bản. Thuật ngữ và định nghĩa.

  3. TCVN 3256-79. An toàn điện. Thuật ngữ và định nghĩa.

  4. TCVN 5134- 90: Kỹ thuật ánh sáng. Thuật ngữ và định nghĩa.

  5. TCVN 5303- 90: Tiêu chuẩn phòng cháy. Thuật ngữ và định nghĩa.

  6. TCVN 5966-1995: Chất lượng không khí. Những vấn đề chung. Thuật ngữ.

  7. TCVN 6160-1996: Phòng cháy chữa cháy. Thuật ngữ và định nghĩa.

2.2.2. Các tiêu chuẩn về yêu cầu chung và định mức các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

  1. TCVN 3743-83: Chiếu sáng nhân tạo trong nhà và công trình công nghiệp.

  2. TCVN 3570- 81: An toàn sinh học. Yêu cầu chung.

  3. TCVN 3673-81 Bao bì sử dụng trong sản xuất. Yêu cầu an toàn.

  4. TCVN 3718-82: Trường điện từ tần số Radio. Yêu cầu an toàn.

  5. TCVN 3985-85: Tiếng ồn. Mức cho phép tại các vị trí lao động.

  6. TCVN 3255-86: An toàn nổ. Yêu cầu chung.

  7. TCVN 4879-89: Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn.

  8. TCVN 3254-89: An toàn cháy. Yêu cầu chung.

  9. TCVN 5279-90: An toàn cháy nổ. Yêu cầu chung.

  10. TCVN 5125- 90: Rung. Ký hiệu các đơn vị và đại lượng.

  11. TCVN5127-90: Rung cục bộ giá trị cho phép.

2.2.3. Các tiêu chuẩn yêu cầu chung về an toàn đối với thiết bị sản xuất

  1. TCVN 2290-78: Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

  2. TCVN3148-79. Băng ti. Yêu cầu an toàn.

  3. TCVN 4163-85: Máy điện cầm tay. Yêu cầu an toàn chung.

  4. TCVN 4244-86: Quy phạm an toàn thiết bị nâng.

  5. TCVN 4717-89: Thiết bị sản xuất. Che chắn an toàn. Yêu cầu chung về an toàn.

  6. TCVN 5559-1992: Thiết bị sản xuất. Bộ phận điều khiển. Yêu cầu an toàn chung.


2.2.4. Nhóm các tiêu chuẩn yêu cầu chung về an toàn đối với quá trình sản xuất

  1. TCVN 2289-78: Quá trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.

  2. TCVN 4086-85: An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung về an toàn.

  3. TCVN 4985- 89: Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ.

  4. TCVN 4744089: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí.

  5. TCVN 5507-91: Hoá chất nguy hiểm. Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng và bảo quản.

  6. TCVN3147-91: Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ. Yêu cầu chung.

  7. TCVN 5308- 91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

2.2.5. Các tiêu chuẩn về yêu cầu đối với các loại phương tiện bảo vệ cá nhân

  1. TCVN 1598- 74: Khẩu trang chống bụi.

  2. TCVN 2291-78: Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại.

  3. TCVN 2608-78: Giầy bảo hộ lao động bằng da và vi. Phân loại.

  4. TCVN 3155- 79: Giầy bảo hộ lao động bằng da và vi. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng.

  5. TCVN 3156-79: Phương tiện bảo vệ tay. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng.

  6. TCVN 1600- 83: Quần áo lao động phổ thông dùng cho nam công nhân.

  7. TCVN 1601- 83: Quần áo lao động phổ thông dùng cho nữ công nhân.

  8. TCVN 4357-86: Kính bảo hộ lao động. Phân loại.

2.3. Các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn điện

  1. TCVN 2572-78: Biển báo an toàn về điện

  2. TCVN 2295-78: Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ - Yêu cầu an toàn.

  3. TCVN 3145-79: Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V - Yêu cầu an toàn.

  4. TCVN 3523-81: Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V - Yêu cầu kỹ thuật chung

  5. TCVN 3718-82: Trường điện từ tần số Radio - Yêu cầu an toàn.

  6. TCVN 4086-85: An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung

  7. TCVN 4163-85: Máy điện cầm tay - Yêu cầu kỹ thuật

  8. TCVN 4115-85: Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000V - Yêu cầu kỹ thuật chung

  9. TCVN 3146-86: Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn

  10. TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện

  11. TCVN 5180-90: Pa lăng điện - Yêu cầu chung về an toàn

  12. TCVN 5887-91: Sào cách điện

  13. TCVN 5588-91: Ủng cách điện

  14. TCVN 5589-91: Thảm cách điện

  15. TCVN 5586-91: Găng cách điện

  16. TCVN 5556-91: Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật

  17. TCVN 3259-92: Máy biến áp và cuộn kháng điện lưu - Yêu cầu an toàn.

  18. TCVN 3620-92: Máy điện quay - Yêu cầu an toàn

  19. TCVN 7447-4-41:2004. Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật.

2.4. Một số tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình của Ngành về an toàn điện

  1. Quy phạm ngành 68 QP-15-78: Quy phạm kỹ thuật an toàn điện.

  2. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-140: 1995: Tiêu chuẩn kỹ thuật chống quá áp và quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin.

  3. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1995: Tiêu chuẩn tiếp đất cho các công trình viễn thông.

  4. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-135: 2000: Tiêu chuẩn kỹ thuật chống sét bảo vệ các công trình viễn thông.

  5. Quy trình an toàn vệ sinh lao động trong bưu chính và phát hành báo chí, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông năm 2003.

  6. Quy trình an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng, quản lý và bảo dưỡng mạng ngoại vi, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông năm 2003

  7. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-190:2003: Thiết bị đầu cuối viễn thông - Yêu cầu an toàn điện

  8. Quy phạm ngành 68 QP-01:04-VNPT: Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi

  9. Nhiệm vụ 6355/QĐ-KHCN:2005: “Xây dựng quy phạm an toàn điện trong Bưu chính viễn thông” của Tập đoàn Bưu chính viễn thông – Viện khoa học kỹ thuật bưu điện chủ trì.

2.5. Các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động

  1. Chỉ thị liên tịch số 11/CT-LT ngày 14/5/1996 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về việc tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

  2. Công văn liên tịch số 4809/LT-TCT-CĐ ngày 12/11/1996 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về việc hướng dẫn sửa đổi kiểm tra chấm điểm Bảo hộ lao động.

  3. Thông tư số 07/1998/TT/TCBĐ ngày 19/12/1998 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt thuộc ngành Bưu điện.

  4. Quyết định số 3936/QĐ-TCCBLĐ ngày 24/12/1998 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành nội dung kế hoạch Bảo hộ lao động đối với các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

  5. Công văn số 1898/TCCBLĐ ngày 20/04/1999 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đôi với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại.

  6. Công văn số 5868/TCCB-LĐ ngày 25/11/1999 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc quy định lập sổ, báo cáo công tác Bảo hộ lao động.

  7. Chỉ thị liên tịch số 03/CTLT-TCT-CĐ ngày 11/02/2000 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc tổ chức thực hiện Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm.

  8. Quyết định số 657/QĐ-TCCBLĐ ngày 23/03/2000 của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

  9. Công văn số 2248/TCCB-LĐ ngày 16/5/2000 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc hệ thống hoá Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

  10. Quyết định số 2441/ QĐ-TCCB-LĐ của Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành Quy định về an toàn vệ sinh lao động.

  11. Quy định phòng cháy và chữa cháy của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

  12. Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.

III. Nghiên cứu, tham khảo tài liệu về an toàn điện của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới


Hiện nay trên thế giới, các tổ chức và các quốc gia đều có các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn về an toàn điện trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông. Dưới đây là liệt kê và tóm tắt nội dung một số tài liệu của các tổ chức và quốc gia trên thế giới.
1. ANSI (American National Standard for Telecommunications) - Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ về viễn thông
+ ANSI/T1.308-1996 “Central Office Equipment – Electrostatic Discharge Immunity Requirement”

Tiêu chuẩn đưa các chỉ tiêu miễn nhiễm phóng tĩnh điện và quy trình thử cho các thiết bị sử dụng trong tổng đài điện thoại.
+ ANSI/T1.311-1998 “DC Power Systems – Telecommunications Environment Protection”

Tiêu chuẩn bảo vệ đối với việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện một chiều (DC) viễn thông trong các khu vực đã được hạn chế truy nhập hoặc đã được kiểm soát
+ ANSI/T1.313-1997 “Electrical Protaction for Telecommunications Central Offices and Similar Type Facilities”

Tổng đài và các thiết bị liên quan thường chịu ảnh hưởng của sét và sự cố nguồn điện, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cáp thông tin và các trang thiết bị điện AC cấp điện đến chúng. Tiêu chuẩn này đưa ra các bảo vệ điện tối thiểu, tiếp đất và liên kết cần thiết để làm giảm sự đánh thủng và ảnh hưởng nguy hiểm của sét và sự cố hệ thống điện AC.
+ ANSI/T1.315-1994 “Voltage Levels for DC-Powered Equipment – Used in the Telecommunications Environment”

Tiêu chuẩn thiết lập các yêu cầu đối với dải điện áp và các đặc tính liên quan cho các tải thiết bị viễn thông vận hành từ các hệ thống nguồn điện một chiều (DC) tập trung.
+ ANSI/T1.316-1997 “Electrical Protection of Telecommunications Outside Plant”

Do đặc tính nằm bên ngoài trời của các công trình ngoại vi viễn thông và thường phải đi chung cột hoặc chung rãnh cáp với các trang thiết bị điện, nên thường bị ảnh hưởng và gặp sự cố do điện AC gây ra. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về bảo vệ điện, tiếp đất và liên kết cần thiết để làm giảm sự đánh thủng và ảnh hưởng nguy hiểm của sét và sự cố hệ thống điện AC lên công trình ngoại vi.
+ ANSI/T1.318-1994 “Electrical Protaction Applied to Telecommunications Network Plant at Entrances to Customer Structures or Buildings”

Các công trình viễn thông thường chịu sự tác động bởi sét và các sự cố nguồn điện AC. Việc bảo vệ điện cần được xem xét tại lối vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các toà nhà. Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu bảo vệ điện, tiếp đất và liên kết ở lối vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng và các toà nhà.
+ ANSI/T1E1Project 34-98 “Electrical Protection of Broadband Facilities”

Bảo vệ điện, liên kết và tiếp đất được đưa ra trong tiêu chuẩn nhằm giúp bảo vệ con người, thiết bị và tài sản do tác động của sét, sự cố hệ thống điện và nhiễu điện từ trên các thiết bị băng rộng.
+ ANSI/T1E1 Project 37-98 “Grounding and Bonding of Network Telecommunications Equipment”

Tiêu chuẩn này nhằm xác định và mô tả các cấu hình liên kết và tiếp đất sử dụng để lắp đặt các thiết bị viễn thông trong phòng đặt tổng đài và các thiết bị tương tự. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về tiếp đất và liên kết của thiết bị viễn thông và của các trang thiết bị điện AC và DC liên quan.
2. ETSI (European Telecommunications Standards Institute) - Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu âu.
+ ETS 300 253 “Equipment Engineering (EE): Earthing and Bonding of Telecommunication equipment in telecommunication centers”

Tiêu chuẩn này đề cập đến tiếp đất và liên kết của các thiết bị viễn thông trong các trạm viễn thông liên quan đến an toàn, hoạt động, và tương thích điện từ.
+ ETS 300 132-1-9/96 “Equipment Engineering (EE): Power supply interface at the input to the telecommunications equipment-part 1: Interfaces operated by alternating current (ac) derived form direct current (dc) sources”

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu: (a) yêu cầu chất lượng của nguồn cung cấp AC lấy ra từ nguồn DC và (b) yêu cầu đầu vào của thiết bị viễn thông được nối với nguồn cấp điện AC.
+ ETSI 300 132-2-9/96 “Equipment Engineering (EE): Power supply interface at the input to the telecommunications equipment-part 2: Interfaces operated by direct current (dc) sources”

Tiêu chuẩn này định nghĩa (a) chất lượng đầu ra của thiết bị điện DC tại giao diện “A” và (b) các yêu cầu đầu vào của thiết bị viễn thông được nối với giao diện “A” được cấp nguồn DC.
3. IEC – International Electrotechnical Commission - Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế
+ IEC 61000-5-2 “Electromagnetic Compatibility (EMC) – Part 5: Instalation and mitigation guidelines – Section 2: Earthing and cabing”

Bản báo cáo kỹ thuật bao gồm các hướng dẫn về tiếp đất và lắp đặt cáp của hệ thống điện và điện tử và việc lắp đặt nhằm đảm bảo tương thích điện từ giữa các trang thiết bị hoặc hệ thống điện và điện tử.
+ IEC 60364-4-41:2001 “Electrical Installations of buildings” Part 4-41: Protection for safety – Protection against electric shock.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết yếu để bảo vệ con người, vật nuôi và tài sản chống các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với hệ thống điện bên trong các toà nhà.
+ IEC 60364-4-444:1996 “Electrical Instalations of buildings – Part 4: Protection of safety – Chapter 44: Protection against overvoltages - section 444: Protection agianst electromagnetic interferennces (EMI) in installations og buildings”

Phần này của IEC 60364 cung cấp thông tin cho các kiến trúc sư toà nhà và người thiết kế và người lắp đặt điện của toà nhà về một số khái niệm mà có thể hạn chế nhiễu trường điện từ.
+ IEC 60364-5-548:1996 “Electrical Instalations of buildings – Part 5: Selection and erection of electrical equipment – Section 548: Earthing arrangement and equipotential bonding for information technology installations”

IEC 60364-5-548 đề cập đến tiếp đất và liên kết cân bằng thế cho lắp đặt ITE và các thiết bị tương tự yêu cầu kết nối cho tổng đài số liệu. ITE bao gồm các thiết bị điện và điện tử và thiết bị viễn thông.
+ IEC 60950 -1991 “IEC 60950-am4 (1996) Safety of infomation technology equipment, including electrical business equipment”

Áp dụng cho ITE bao gồm thiết bị sử dụng điện và các thiết bị liên quan với điện áp không lớn hơn 600V. Các yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn cho người vận hành và người lăp đặt mà có thể tiếp xúc với thiết bị.
4. IEEE (Institute Of Electrical And Electronics Engineers)- Viện nghiên cứu kỹ thuật điện và điện tử
+ IEEE C2-2002 “The Natinonal Electrical Safety Code (NESC)”

NESC đề cập đến các yêu cầu phân phối điện cho các hệ thống trong phạm vi chịu sự trách nhiệm của nhà cung cấp điện, thông tin....

Quy phạm này mô tả quy trình đảm bảo an toàn cho con người trong lắp đặt, vận hành hoặc bảo dưỡng nguồn cấp điện và đường dây thông tin và các thiết bị liên quan.
+ IEEE Std 1100-1999 “IEEE Recommended Practice for Powering and Grounding Electronic Equipment”

Hướng dẫn thực hành cấp nguồn và tiếp đất cho các thiết bị điện tử nhằm đưa ra các hướng dẫn chung nhất trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại.
5. ITU (International Telecommunications Union) - Hiệp hội viễn thông quốc tế
+ ITU-T Recommendation K.27-2003 “Bonding Configurations And Earthing Inside a Telecommunications bulding”

Khuyến nghị quốc tế về cấu hình liên kết và tiếp đất cho các toà nhà bao gồm các tổng đài chuyển mạch số. Khuyến nghị này có thể là hữu ích để thiết kế và lắp đặt viễn thông điện tử vào các phòng thiết bị trong các toà nhà thương mại và khu công nghiệp.
+ ITU –T Recommendation K.31-2003 “Bonding Configurations And Earthing of Telecommunication Installation Inside a Subcriber’s bulding”

Khuyến nghị quốc tế về cấu hình liên kết và tiếp đất cho các toà nhà thương mại và nhà riêng chứa các thiết bị đầu cuối điện tử-viễn thông.
+ ITU –T Recommendation K.35-2003 “Bonding Configurations And Earthing at Remote Electronic Sites”

Khuyến nghị về cấu hình liên kết và tiếp đất cho các thiết bị đặt ở trạm điện tử ở xa như là trạm chuyển mạch hoặc truyền dẫn, tủ cáp....
6. NFPA (National Fire Protection Association) – Hiệp hội bảo vệ chống hoả hoạn quốc gia Mỹ.
+ NFPA 70-1999 “National Electrical Code”

Chương 8: Mạch thông tin- bao gồm các yêu cầu chung về tiếp đất, liên kết và bảo vệ các mạch viễn thông điện áp thấp.

Article 250: Tiếp đất- bao gồm tiếp đất và liên kết cho các mạch điện AC, DC nhỏ hơn 600V...

+ NFPA 70E – Standard for Electrical Safety in the Workplace


7. ACIF (Australian Communication Industry Forum)

+ ACIF C524:2004 “External Telecommunication Cable Networks”



Quy phạm cung cấp các hướng dẫn trên nguyên tắc cơ hản về lắp đặt, bảo dưỡng và an toàn cho mạng ngoại vi viễn thông, cũng như đảm bảo an toàn cho con người và cộng đồng

8. Australian/New Zealand Standard-Earth potential rise- Part 1: “Code of practice for the protection of persons and plant” (To be AS/NZS 3835.1:200X)

Tiêu chuẩn về chống ảnh hưởng tăng điện thế đất nhằm bảo vệ con người và công trình
9. DOE U.S. Department of Energy Washington HDBK-1092:2004 “Electrical Safety Handbook”
Sổ tay về an toàn điện của phòng năng lượng Washington-Mỹ
10. Training Institute, INC AVO

- Electrical Safety for Industrial Facilities

- Electrical Safety for Utilities

- Electrical Safety for Telecommunications

- Electrical Safety for Inspectors

- Arc Flash Analysis

11. Belltech Telecoms

- Working on or near Energized Circuits

- Telecomunications System and Equipment Safety Tagging/Lockout

IV. Sở cứ xây dựng quy phạm


Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông được xây dựng dựa trên:

  1. Các tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

  2. Các quy định, quy trình của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam về xây lắp, vận hành, khai thác, quản lý và bảo dưỡng các trang thiết bị điện/điện tử trong bưu chính viễn thông.

  3. Quy trình vận hành các máy, thiết bị bưu chính viễn thông của các đơn vị thành viên Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.

  4. Đặc điểm lao động, sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

  5. Các số liệu và kết quả khảo sát thực tế về đặc điểm lao động, sản xuất, kinh doanh của một số đơn vị bưu chính viễn thông trong Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam .

  6. Các tài liệu về an toàn của một số ngành như: xây dựng, điện lực,...

  7. Ngoài ra, nhóm thực hiện đề tài đã tham khảo các tài liệu về an toàn điện trong bưu chính viễn thông của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới.

Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông được xây dựng dựa trên các tài liệu chủ yếu sau đây:

    1. Quy phạm an toàn điện hạ áp- Bộ lao động thương binh xã hội, năm 2004.

    2. Quy phạm ngành 68 QP-01:04-VNPT: Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi

    3. Quy phạm ngành 68 QP-15-78: Quy phạm kỹ thuật an toàn điện.

    4. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-190:2003: Thiết bị đầu cuối viễn thông - Yêu cầu an toàn điện.

    5. Quy trình an toàn vệ sinh lao động trong bưu chính và phát hành báo chí, Tập đoàn năm 2003.

    6. Quy trình an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng, quản lý và bảo dưỡng mạng ngoại vi, Tập đoàn năm 2003.

    7. Quy định về an toàn vệ sinh lao động ban hành kèm theo quyết định số 2441/QĐ-TCCB-LĐ năm 2003 của Tập đoàn.

    8. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1999. Tiêu chuẩn tiếp đất cho các công trình viễn thông.

    9. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-135: 2000: Tiêu chuẩn kỹ thuật chống sét bảo vệ các công trình viễn thông.

    10. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-140: 1995: Tiêu chuẩn kỹ thuật chống quá áp và quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin.

    11. Quy định bảo dưỡng cáp nội hạt, Nhà xuất bản Bưu điện, 1998

    12. TCVN 7447-4-41:2004. Hệ thống lắp đặt điện của các toà nhà - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật

    13. TCVN 2290-78: Thiết bị sản xuất - Yêu cầu chung về an toàn

    14. TCVN 5556-91: Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật

    15. TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện

    16. TCVN 4086-85: An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung

    17. TCVN 3146-86: Công việc hàn điện - Yêu cầu chung về an toàn

    18. TCVN 4163-85: Máy điện cầm tay - Yêu cầu kỹ thuật

    19. TCVN 3718-82: Trường điện từ tần số Radio - Yêu cầu an toàn.

    20. TCVN 2572-78: Biển báo an toàn về điện.

    21. NFPA 70-1999 “National Electrical Code”

    22. IEC 60364-4-41:2001 “Electrical Installations of buildings” Part 4-41: Protection for safety – Protection against electric shock

    23. DOE U.S. Department of Energy Washington HDBK-1092:2004 “Electrical Safety Handbook”

    24. ACIF C524:2004 “External Telecommunication Cable Networks”

    25. Australian/New Zealand Standard-Earth potential rise- Part 1: “Code of practice for the protection of persons and plant” (To be AS/NZS 3835.1:200X)

    26. IEEE Std 1100-1999 “IEEE Recommended Practice for Powering and Grounding Electronic Equipment”

V. Nội dung chính của quy phạm


Nội dung "Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông" gồm 5 chương:

Chương I: Quy định chung

Chương II: An toàn trong vận hành, bảo dưỡng thiết bị điện hạ áp sử dụng trong bưu chính viễn thông

Chương III: An toàn điện trong xây dựng công trình viễn thông

Chương IV: An toàn điện đối với đường dây, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin

Chương V: An toàn điện đối với các thiết bị bưu chính và phát hành báo chí.

Và 4 phụ lục:



Phụ lục A: Phương pháp cấp cứu người bị điện giật

Phụ lục B: Một số quy tắc an toàn đối với thiết bị điện hạ áp

Phụ lục C: An toàn trong hàn điện

Phụ lục D: Biển báo an toàn điện

Kết luận

Đề tài được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, Ngành điện lực, Ngành xây dựng, Bộ lao động thương binh xã hội và Ngành bưu điện về lĩnh vực an toàn điện, các tiêu chuẩn, sổ tay, các tài liệu có liên quan đến an toàn điện, an toàn vệ sinh lao động trong bưu chính viễn thông của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới. Việc xây dựng đề tài cũng dựa trên thực tế quản lý, vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và đã nhận được sự đóng góp quý báu của các chuyên gia trong lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động, an toàn điện trong và ngoài Ngành.

Dựa trên kết quả của Đề tài nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra: Dự thảo: "Quy phạm an toàn điện trong bưu chính viễn thông". Với các nội dung bám sát hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ, máy, thiết bị trong quản lý, vận hành và khai thác bưu chính viễn thông.

Mặc dù nhóm thực hiện đã cố gắng và nỗ lực để hoàn thành các nội dung của đề tài, xong thực tế không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Quý vị để Đề tài đạt kết quả tốt hơn.







Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 253.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương