BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN


THU THẬP, PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU VỀ THIẾT BỊ MODEM ADSL2/ ADSL2+



tải về 398.33 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích398.33 Kb.
#17417
1   2   3   4   5   6

4. THU THẬP, PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU VỀ THIẾT BỊ MODEM ADSL2/ ADSL2+.

Như trình bày trong mục 3.3, Các thiết bị Modem ADSL đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc tế. Các nước thuộc cộng đồng Châu Âu đều áp dụng trực tiếp các tài liệu của ITU-T. Các Quốc gia khác thuộc châu Á cũng áp dụng trực tiếp các tài liệu này, nhưng có bổ sung một số yêu cầu riêng cho mạng viễn thông của họ. Đối với Việt Nam, về nguyên tắc, khi soạn thảo bộ Quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị ADSL2/2+ cũng chỉ có thể dựa theo các tài liệu của ITU-T.


Để soạn thảo bộ Quy chuẩn Quốc gia cho thiết bị ADSL2/2+ chúng ta cần thu thập các tài liệu tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế cho thiết bị loại này, sau đó phân tích, lựa chọn tài liệu phù hợp nhất với mục tiêu đề tài và lấy làm sở cứ để biên soạn bộ QCVN.
4.1 Các tài liệu Quốc gia về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành rất nhiều các Quy chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, nhưng liên quan đến thiết bị MODEM ADSL mới chỉ có một số QCVN và TCVN sau:

[ 01] QCVN 22: 2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

cho các thiết bị đầu cuối viễn thông.

[ 02] TCVN 8077: 2009 “Thiết bị thu phát trên đường dây thuê bao số không

đối xứng (ADSL) 2 và 2+ - Yêu cầu kỹ thuật”.

[03] QCVN 47: 2011/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện”.

[04] TCVN 7189: 2009 “Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số

vô tuyến – giới hạn và phương pháp đo”.


Như vậy, để thực hiện đo kiểm phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho thiết bị ADSL theo nhiều Tiêu chuẩn và Quy chuẩn như vậy thì khá phức tạp, đặc biệt trong điều kiện một số phòng thử nghiệm không đủ năng lực thực thi đo kiểm theo toàn bộ các tiêu chuẩn/quy chuẩn kể trên.
    1. Các tài liệu quốc tế về thiết bị ADSL2/ ADSL2+.

Có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế và khu vực ban hành các tiêu chuẩn, khuyến nghị về thiết bị ADSL. Đối với các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị, ITU-T và ITU-T chỉ ban hành các khuyến nghị, còn ETSI có ban hành các tiêu chuẩn dưới dạng các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc tuân thủ, nhưng vẫn dựa trên các khuyến nghị của ITU-T. Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên về ADSL cần phải kể đến là ANSI T1. 413 áp dụng cho khu vực Bắc Mỹ. Tiêu chuẩn này sau đó đã được phát triển tiếp theo trong các phiên bản ITU-T G.992.1 (1999)


Một số khuyến nghị chính của ITU-T liên quan đến thiết bị MODEM ADSL là:

[05] ITU T Recommendation G.992.1 (1999), Asymmetric digital subscriber

line (ADSL) transceivers.

[06] ITU T Recommendation G.992.3 (01/2009), Asymmetric digital

subscriber line transceivers 2 (ADSL2).

[07] ITU T Recommendation G.992.3 (01/2009), Asymmetric digital

subscriber line transceivers 2 (ADSL2), Amendment 2 (03/2006).

[08] ITU T Recommendation G.992.5 (05/2009), Asymmetric digital

subscriber line transceivers - Extended bandwidth ADSL2 (ADSL2).

[09] ITU T Recommendation G.992.5 (05/2009), Asymmetric digital

subscriber line transceivers - Extended bandwidth ADSL2 (ADSL2),

Amendment 3 (12/2006).

[10] ITU T Recommendation G.961 (1993), Digital transmission system on

metallic local lines for ISDN basic rate access.

[11] ETSI TS 101 952 1 V1.1.1 (2002), Specification of ADSL splitters for

European deployment.

[12] ETSI TS 101 388 V1.4.1 (2007), ADSL – European Specific

Requirements.

[13] ITU T Recommendation ITU T G.989.1

[14] ITU T Recommendation ITU T G.989.2

[15] ITU T Recommendation L.19 (11/2003), Multi-pair copper network

cable supporting shared multiple services such as POTS, ISDN and

xDSL.

[16] ITU T Recommendation O.42 (1988), Equipment to measure non-linear



distortion using the 4-tone intermodulation method.
Cần nhớ rằng, đây mới chỉ là các khuyến nghị của ITU-T, vì vậy chúng được cập nhật hàng năm. Mỗi Quốc gia có thể dựa theo các khuyến nghị này để soạn thảo các quy định kỹ thuật riêng cho mình.
    1. Phân tích một số tài liệu về thiết bị ADSL2/ADSL2+.

Dưới đây chúng ta chỉ phân tích một số tài liệu chính có liên quan đến việc lựa chọn các tiêu chí kỹ thuật cho bộ Quy chuẩn Qốc gia về ADSL.




      1. QCVN 22: 2010/BTTTT “Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông”.

Bộ Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn điện đối với các thiết bị đầu cuối viễn thông kết nối với mạng viễn thông công cộng. Các yêu cầu kỹ thuật này nhằm:



  • Bảo vệ các nhân viên phục vụ và những người sử dụng thiết bị khác trên

mạng điện thoại cố định, tránh khỏi những nguy hiểm do việc kết nối thiết

bị đầu cuối với mạng.



  • Bảo vệ người sử dụng thiết bị đầu cuối viễn thông, tránh khỏi hiện tượng

quá áp, quá dòng trên mạng.

  • Bảo vệ mạng viễn thông công cộng khỏi bị ảnh hưởng xấu từ thiết bị

ADSL nối vào mạng
Trong QCVN 22: 2010/BTTTT có 2 yêu cầu cơ bản buộc các thiết bị đầu cuối viễn thông tuân thủ:

  • Yêu cầu an toàn cho người sử dụng (chống bị điện giật): Khi kết nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông phải sử dụng các mạch kết nối mạng để giới hạn dòng và áp tăng đột ngột.

  • Yêu cầu an toàn cho mạng viễn thông (bảo vệ mạng khỏ bị quá áp, quá dòng): Khi kết nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông phải sử dụng các mạch điện áp viễn thông (TNV) để bảo vệ mạng viễn thông.

Trong QCVN 22: 2010/BTTTT quy định rất cụ thể các yêu cầu và các giá trị giới hạn nhằm bảo vệ người sử dụng và bảo vệ mạng viễn thông, vì vậy MODEM ADSL phải tuân thủ các yêu cầu này.


4.3.2 QCVN 47: 2011/BTTTTQuy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phổ tần số và

bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện”.
Nội dung của bộ quy chuẩn này là 2 phụ lục bắt buộc của thể lệ vô tuyến điện Quốc tế, đã được thể hiện hóa bằng Quyết định số 47/2001/QĐ-TCBĐ áp dụng tạm thời cho việc hợp chuẩn các thiết bị thu phát vô tuyến điện.
Bộ quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu tối thiểu về phổ tần số và bức xạ điện từ đối với các thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện. Các yêu cầu tối thiểu

trong bộ quy chuẩn này là:



  • Các giới hạn về dung sai tần số cho máy phát

  • Các giới hạn về mức công suất phát xạ giả tối đa cho phép

  • Yêu cầu về độ rộng băng thông cần thiết cho từng loại điều chế khác nhau áp dụng trong thiết bị vô tuyến điện.

Điểm yếu của bộ Quy chuẩn này là nó được lấy từ các quy định có trong thể lệ vô tuyến điện Quôc tế cho các dải tần từ 9 kHz đến 400 GHz, cho các hình loại nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện, nên các mức giới hạn quy định ở đây khá rộng rãi, dễ tuân thủ.


Các yêu cầu về độ lệch tần số và bức xạ giả được phân bổ cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện và cho các dải tần số khác nhau, còn yêu cầu về độ rộng băng thông được căn cứ theo loại điều chế mà thiết bị thu phát sử dụng. Độ rộng băng thông cần thiết có thể đo đo hoặc tính toán theo các công thức có sẵn trong phụ lục 4 của bộ quy chuẩn này. Đối với MODEM ADSL, các vần đề liên quan đến phổ tần phát, mức bức xạ giả và độ rộng băng thông chiếm dụng, nhất thiết phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong bộ quy chuẩn này.

QCVN này không áp dụng cho thiết bị Modem ADSL


4.3.3 TCVN 7189: 2009Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số

vô tuyến – giới hạn và phương pháp đo”
Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu tối thiểu về nhiễu, nhằm tránh ảnh hưởng sang các thiết bị thông tin khác. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi thiết bị thông tin vô tuyến điện, trong đó có thiết bị ADSL, Tuy nhiên, do thiết bị ADSL bức xạ ở dải tần số thấp và công suất rất thấp, nên có thể bỏ qua không áp dụng bộ Tiêu chuẩn này.
4.3.4 TCVN 8077: 2009Thiết bị thu phát trên đường dây thuê bao số không

đối xứng (ADSL) 2 và 2+ - Yêu cầu kỹ thuật”
Đây là bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về thiết bị thu phát không đối xứng trên đường dây thuê bao số. Tính không đối xứng ở đây là tốc độ truyền dẫn cho tuyến lên và xuống không bằng nhau, còn đường dây truyền tín hiệu số DSL vẫn là đôi dây kim loại xoắn (cáp đồng). Hệ thống thiết bị này cũng thuộc họ thiết bị có tên chung là xDSL.
Bộ TCVN 8077: 2009 được xây dựng dựa trên các tài liệu tham chiếu ITU-T G.992.3 (2005), ITU-T G.992.5 (2005) và ETSI TS 101 388 (2007). Trong các phiên bản mới nhất của tài liệu này, được ban hành năm 2009, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, vì vậy, cần có kế hoạch cập nhật.
a. Những nội dung chính trong TCVN 8077: 2009

a.1 Yêu cầu chung đối với thiết bị ADSL2/2+:

Phần này khá đầy đủ và phù hợp cho thiết bị ADSL2/2+



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 398.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương