BỘ thưƠng mại vụ thị trưỜng châu mỹ



tải về 328.69 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích328.69 Kb.
#39146
1   2   3   4

D. Tính phổ biến
Thông tin mới nhất về tính phổ biến của chất gây dị ứng thực phẩm tại Hoa Kỳ cho rằng hơn 6% trẻ em và 4% dân số có các chất IgE trung gian gây dị ứng thực phẩm. Sự phổ biến ước tính trong dân số Hoa Mỳ đối với từng loại chất gây dị ứng thực phẩm do FALCPA định nghĩa được nêu tại bảng II-2. Ước tính, các phản ứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng đã dẫn đến hơn 30 nghìn trường hợp cấp cứu, 2 nghìn trường hợp nhập viện và 150 ca tử vong. Số liệu bệnh án và các cuộc điều tra cho thấy sự phổ biến của sự dị ứng ngày càng tăng trong các năm gần đây dù chỉ có các số liệu hạn chế để so sánh. Dị ứng với lạc là dị ứng được Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm và các số liệu cho thấy dị ứng lạc ở trẻ dưới năm tuổi từ 1997-2002 có xu hướng tăng gấp đôi. Sự gia tăng tương tự của dị ứng lạc cũng có ở Anh. Lạc và loại hạt cây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các phản ứng chết người ở Mỹ.
Bảng II-2. Tính phổ biến của dị ứng ở Hoa Kỳ


Nhóm tuổi

Phần trăm dân số

Tất cả các chất gây dị ứng

Sữa



Trứng

Lạc

Hạt cây





Lúa mỳ

Đậu nành

Trẻ em dưới 3 tuổi

6.0

2.5

1.3

0.8

0.2

0.1

0.1

UNKb

0.2

Người lớn trên 18 tuổi

3.7

0.3

0.2

0.6

0.5

0.4

2.0

UNKb

0.2

a Các loại sò gồm cả loài giáp xác và loài thân mềm

b UNK = chưa rõ

Nguồn: Sampson, 1997; Sampson, 2004; Sicherer et al., 2003; Sicherer et al., 2004.



E. Các thực phẩm gây dị ứng đáng chú ý:
1. Tất cả các loại thực phẩm
FALCPA xác định 8 thực phẩm gây dị ứng chủ yếu hay nhóm thực phẩm như sau:

sữa, trứng, cá (cá vược, cá bơn, cá tuyết), động vật có vỏ thân giáp xác (tôm, cua, tôm hùm), hạt cây (như quả hạch, óc chó, hồ đào...), lạc, lúa mỳ và đậu nành. Các thực phẩm này chiếm đến 90% các loại thực phẩm có chất gây dị ứng IgE trung gian trong tổng số đã được thống kê trên toàn cầu và là các phản ứng nghiêm trọng nhất. Hơn 160 loại thực phẩm khác là nguyên nhân của dị ứng thực phẩm nhưng rất hiếm, ít phổ biến từ vài phần trăm trên tổng số dân cư bị dị ứng cho đến những trường hợp đơn lẻ. Mỗi thực phẩm trong nhóm tám thực phẩm gây dị ứng đều chứa nhiều loại chất đạm gây dị ứng và phần lớn chưa được nghiên cứu đầy đủ.


2. Thành phần thực phẩm
Một số thành phần thực phẩm như dầu ăn, đạm thuỷ phân, lexithin, thạch, tinh bột, đường sữa, bột, gia vị có thể chuyển hoá từ các thực phẩm gây dị ứng chủ yếu. Vai trò các thành phần này trong dị ứng thực phẩm chưa được nghiên cứu đầy đủ. Ví dụ, lexithin là một thành phần thực phẩm phổ biến được chiết xuất từ đậu nành. Có khả năng là lexithin của đầu nành có chứa đạm dư và gây ra phản ứng dị ứng đối với những người nhạy cảm. Một ví dụ khác là đạm hydrolysate được làm từ thực phẩm gây dị ứng chính như đậu nành và lúa mỳ, lạc, whey hoặc casein. Đạm thuỷ phân phân bố rộng chỉ có nguy cơ thấp đối với cá nhân dễ dị ứng, nhưng những phần nhỏ trong thành phần đạm thuỷ phân có thể gây phản ứng dị ứng.Ví dụ, bánh mỳ xúc xích có phần làm từ casein thuỷ phân có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho trẻ em dị ứng với sữa bò.
Thạch (gelatin) là thành phần thực phẩm chiết xuất từ động vật như bò, lợn và từ da của một số loại cá. Một nghiên cứu về 10 bệnh nhân dị ứng với cá và 15 người bị phản ứng đặc dị với chàm bội nhiễm cho thấy lần lượt 3 và 5 người có IgE riêng đối với thạch cá cho thấy có tiềm ẩn chất đạm gây dị ứng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy 30 đối tượng dị ứng cá đã không có bất kỳ phản ứng nào đối với liều tích luỹ là 3.61 g thạch cá.
Các loại dầu có thể ăn được được chiết xuất từ thực phẩm gây dị ứng chủ yếu như đậu nành và lạc có thể chứa đạm với nhiều mức độ khác nhau. Việc những người dị ứng với thực phẩm nguồn tiêu thụ dầu ăn đã tinh lọc cao được chiết xuất từ thực phẩm gây dị ứng chủ yếu không liên quan đến các phản ứng dị ứng. Ví dụ, Taylor et al (1981) và Bush et al (1985) đã không thấy phản ứng dị ứng dầu lạc hoặc dầu đậu nành trên lần lượt 10 và 7 bệnh nhân dị ứng. Điều này sẽ không đúng đối với trường hợp dầu ăn được chế biến lạnh hoặc chưa tinh lọc vì dầu này có khả năng chứa chất lắng đạm nhiều hơn. Ví dụ, Hourihane et al (1997) nêu ra rằng 6/60 người dị ứng lạc đã gặp phản ứng đối với dầu lạc thô nhưng không hề có phản ứng gì đối với dầu lạc tinh. Tương tự, Kull et al (1999) nêu ra rằng 15/41 người dị ứng lạc đã có phản ứng tích cực đối với dầu lạc thô khi thử phản ứng bằng cách châm vào da, nhưng không ai có phản ứng đối với dầu lạc tinh. Mức độ đạm thực tế được ghi chép trong các loại dầu ăn khác nhau là không giống nhau. Lý do có thể bởi sự khác nhau của dầu, quá trình tinh lọc, và phương pháp phân tích phát hiện đạm đã được sử dụng. Crevel et al (2000) cho biết dầu lạc và dầu hướng dương thô chứa 100-300 µg/ml đạm, nhưng phần lớn các dầu tinh lọc cao chứa 0.2-2.2 µg/ml đạm. Chất đạm trung gian có một phần trong dầu đã qua chế biến. Teuber et al (1997) cho thấy lượng chất đạm trong cả dầu hạt phỉ thô và tinh khác nhau cả về loại dầu và mức độ xử lý, và nêu ra con số 10-60 µg/ml đối với các loại dầu chưa tinh lọc và 3-6 µg/ml đối với các dầu đã tinh lọc. Các nghiên cứu khác đã sử dụng các khảo luận về độ nhạy của phát hiện đạm dưới 0,3 ng/ml và 0,4 mg/kg để đưa ra mức độ chất đạm không thể tách ra được trong dầu ăn đã tinh lọc.
Tinh bột được sử dụng rộng rãi như một thành phần, thường được chiết xuất từ ngô, (ngô không phải là một loại thực phẩm gây dị ứng chủ yếu). Tuy nhiên, tinh bột cũng có thể được chiết xuất từ lúa mỳ và có thể chứa một lượng nhỏ chất đạm lúa mỳ. Phần lớn các chất đạm này đều là từ các phần nhỏ không-có-albumin trong khi các chất đạm gây dị ứng chính của lúa mỳ đều là albumin. Tính chất gây dị ứng của tinh bột lúa mỳ đối với những người nhạy cảm tới nay chưa được đánh giá lâm sàng.
Người ta sử dụng rất nhiều gia vị trong thực phẩm nhưng chỉ có một ít gia vị được chiết xuất từ các chất gây dị ứng quen thuộc. Ví dụ như các phản ứng dị ứng có IgE là trung gian rất hiếm dù đã có một vài trường hợp được ghi nhận bao gồm cả các chất đạm thủy phân. Ví dụ một số người dị ứng với sữa có phản ứng với bánh mỳ xúc xích hoặc bologna có chứa một ít chất casein thuỷ phân như một phần bột tự nhiên sử dụng trong chế biến sản phẩm này. Hai người dị ứng với sữa khác gặp phản ứng với chất đạm của sữa trong bột gia vị tự nhiên sử dụng như gia vị cho khoai tây rán kèm dưa chuột muối với rau thì là. Bột lạc trong bột gia vị tự nhiên của một gói gia vị súp gây phản ứng cho người dị ứng lạc.
3. Tiếp xúc ngoài chủ đích (cross-contact)
Những chất gây dị ứng hoặc chất đạm chiết xuất từ những thực phẩm gây dị ứng có thể có trong thực phẩm từ những tiếp xúc ngoài chủ đích trong quá trình chế biến và xử lý. Thuật ngữ “tiếp xúc ngoài chủ đích” mô tả việc một chất gây dị ứng vô ý xâm nhập vào một sản phẩm không chứa chất gây dị ứng như một thành phần sản phẩm. Tiếp xúc ngoài chủ đích thường là kết quả của tiếp xúc với môi trường trong quá trình chế biến hoặc xử lý, có thể xảy ra khi hàng loạt thực phẩm cùng được chế biến tại một cơ sở sản xuất hoặc trên cùng một dây chuyền chế biến, do sử dụng nhầm sản phẩm tái sinh, do tẩy rửa không vệ sinh, hoặc do phát sinh ra bụi hoặc khí có chứa chất gây dị ứng. Người ta đã chứng minh rằng tiếp xúc ngoài chủ đích của thực phẩm chứa chất gây dị ứng đã dẫn tới các phản ứng dị ứng ở người tiêu dùng trong nhiều trường hợp. Người ta có thể tránh phần lớn các tiếp xúc ngoài chủ đích bằng việc kiểm soát môi trường sản xuất. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa ai khẳng định được rằng có thể ngăn ngừa tất cả các tiếp xúc ngoài chủ đích trong toàn bộ quá trình sản xuất.
F. Xác định Ngưỡng an toàn
1. Xây dựng các nghiên cứu thử nghiệm thực phẩm
Với tiền sử có phản ứng bệnh lý với thực phẩm là có cơ sở kết luận đối tượng đó có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, như vậy chưa xác định được mức độ nhạy cảm của bệnh nhân. Hiện tại, mức độ nhạy cảm của bệnh nhân chỉ có thể xác định thông qua các nghiên cứu thử nghiệm thực phẩm. Trong các phương pháp nghiên cứu, phương pháp hai ẩn được coi là tiêu chuẩn vàng cho việc chuẩn đoán dị ứng thực phẩm và xác định mức độ phản ứng bệnh lý đối với hàm lượng chất dị ứng thấp. Trong các nghiên cứu này, cả đối tượng và nhà nghiên cứu đều không biết mẫu thực phẩm nào chứa chất gây dị ứng.
Phương thức nghiên cứu thực phẩm điển hình là nghiên cứu theo liều lượng tăng dần, với khoảng cách giữa mỗi lần thử là 15 đến 30 phút. Các lần thử được tiến hành liên tục cho đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh lý hoặc đạt đến liều cao nhất. Thành phần thử nghiệm, liều khởi đầu và các liều kế tiếp thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do được giả định rằng phản ứng sẽ ít nghiêm trọng hơn đối với liều lượng thấp nên liều khởi đầu thường chỉ ở mức miligram.
Phần lớn các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng từ 3 đến 15 phút sau khi thử nghiệm các mẫu. Do vậy, một khoảng thời gian nghỉ 15 phút giữa các liều thử là đủ để xác định phản ứng là âm tính hay dương tính..
2. Nguyên liệu thử
Các cuộc thử nghiệm thực phẩm sẽ thay đổi phụ thuộc vào nguyên liệu thử (ví dụ, lạc bột hay lạc viên, thực phẩm nguyên hay đóng trong viên nhộng,). Sự khác biệt trong các yếu tố này có thể làm thay đổi mức độ phân bố hoặc tập trung của chất gây dị ứng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thụ, dẫn đến những phản ứng chủ quan dương tính giả, và do đó, tác động đến kết luận về kết quả.
Bản chất của nguyên liệu thử là rất quan trọng, do nó có thể tăng cường hoặc triệt tiêu khả năng tác động đến hệ miễn dịch của chất gây dị ứng. Đồng thời, sự khác biệt về vị giác (do sử dụng các nguyên liệu thử hỗn hợp khác nhau) có thể ảnh hưởng đến phản ứng chủ quan do vị giác kém hoặc do lo sợ phải sử dụng chất gây dị ứng. Việc sử dụng viên con nhộng có thể loại bỏ vấn đề về vị giác nhưng lại bỏ qua yếu tố sâu răng. Do những chỗ răng sâu có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp xúc ban đầu của chất gây dị ứng với cơ thể và quá trình trao đổi chất, nên nó có thể ảnh hưởng đến mức độ và đặc tính của các phản ứng cơ thể đối với các liều thử.
3.Phản ứng chủ quan và Phản ứng khách quan.
Có hai loại phản ứng của cơ thể xảy ra trong quá trình thử - triệu chứng chủ quan, là những triệu chứng được đối tượng thử phản ánh, và triệu chứng khách quan, là triệu chứng do nhà nghiên cứu quan sát được. Do triệu chứng chủ quan có thể phát sinh do các cơ chế phi miễn dịch học, nên các triệu chứng khách quan được coi là cơ sở đáng tin cậy hơn trong việc chuẩn đoán các phản ứng bệnh lý đối với chất thực phẩm gây dị ứng.

G. Tiếp xúc
1. Ảnh hưởng phức hợp
Các tác nhân thực phẩm gây dị ứng thường xuất hiện trong thực phẩm dưới dạng một thành phần của thực phẩm chế biến sẵn., và nhiều trường hợp dị ứng xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân đó. Do đó, việc hiểu được bản chất hoặc thành phần của thực phẩm (loại thực phẩm có nhiều thành phần) tác động đến khả năng dị ứng như thế nào là rất quan trọng.
Có rất ít thông tin về ảnh hưởng phức hợp của phần lớn các tác nhân gây dị ứng. Có báo cáo rằng hàm lượng chất béo có thể làm thay đổi phản ứng trong lạc. Thử nghiệm cho thấy với hàm lượng chất béo là 31.5% trong lạc, phản ứng của cơ thể dữ dội hơn so với hàm lượng chất béo là 22.9%.
2. Ảnh hưởng từ quá trình chế biến
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự biến đổi của các tác nhân gây dị ứng trong quá trình chế biến. Các cách chế biến khác nhau có thể làm biến đổi các kháng nguyên trong tác nhân gây dị ứng vì quá trình chế biến có thể ảnh hưởng đến cấu trúc phân tử của các protein.. Hình thức và mức độ biến đổi cấu trúc có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp chế biến. Với nhiều loại tác nhân gây dị ứng thực phẩm, ảnh hưởng của quá trình chế biến đã được đưa vào hệ thống dữ liệu để phân biệt các ngưỡng an toàn.
Ảnh hưởng của quá trình chế biến đối với một số tác nhân gây dị ứng chính đã được xem xét gần đây.
Lạc. Chất chiết xuất từ lạc rang cho thấy mức globulin miễn dịch cao gấp 90 lần so với chất chiết xuất từ lạc sống. Các phương pháp nghiên cứu cho thấy hai loại protein chính trong lạc là Ara h 1 và Ara h 2 có mức chịu nhiệt rất cao. Các protein gây dị ứng Ara h 1, Ara h 2, và Ara h 3 chiết xuất từ lạc luộc có ít globulin miễn dịch hơn so với loại protein tương tự trong lạc rang, mặc dù lượng protein gây dị ứng trong lạc được xử lý theo từng phương pháp là giống nhau. Nghiên cứu trên cho thấy rằng ngưỡng an tòan cho lạc luộc có thể đặt ở mức cao hơn ngưỡng an toàn cho lạc rang.
Sữa. Các biện pháp làm tiệt trùng không làm giảm mức độ dị ứng trong các thử nghiệm trên da. Tuy nhiên, nếu đun sữa trong khoảng 10 phút, sẽ làm giảm lượng globulin miễn dịch trong các loại protein gây dị ứng, alpha-lactoglobulin và casein, từ 50 đến 66%.
Trứng. Việc luộc trứng làm giảm, nhưng không loại bỏ kháng nguyên của huyết thanh miễn dịch có trong lòng trắng và lòng đỏ trứng.
Cá. Quá trình luộc 10 loại cá không làm giảm tính chất gây dị ứng. Lượng globulin miễn dịch trong protein cá đã giảm, nhưng không bị loại bỏ hoàn toàn. Cá đóng hộp tỏ ra có tác dụng làm giảm các phản ứng dị ứng trong trường hợp của cá thu và cá hồi. Lượng globulin miễn dịch trong cá hộp giảm 98-99% so với lượng globulin trong cá luộc.
Thủy sản giáp xác. Luộc không làm giảm phản ứng của các tác nhân gây dị ứng trong tôm.
Đỗ tương. Làm nóng đỗ tương ở nhiệt độ 100ºC trong thời gian 60 phút không loại bỏ hoàn toàn globulin miễn dịch trong protein gây dị ứng của đỗ tương. Protein có globulin miễn dịch được tìm thấy trong chất lecithin của đỗ tương. Các phản ứng gây dị ứng do chất lecithin cũng đã được ghi nhận. Hàm lượng protein trong lecithin đỗ tương nằm trong khoảng 2.8 đến 202 mg/100g.
Hạt cây. Chiết xuất protein từ một vài sản phẩm có chứa quả cây phỉ cho thấy lượng globulin miễn dịch thấp hơn so với chiết xuất từ quả phỉ tươi. Điều đó cho thấy rằng quá trình chế biến đã làm giảm khả năng gây dị ứng. Tuy nhiên, lượng globulin miễn dịch đáng kể vẫn còn sót lại. Một vài trường hợp quá mẫn cảm với các tác nhân này cho thấy sản phẩm có chứa hạt cây đã qua chế biến, nhìn chung, vẫn có khả năng gây dị ứng.
3. Xác định và lượng hóa các tác nhân gây dị ứng
Có một vài yếu tố khiến việc xác định và lượng hóa các tác nhân gây dị ứng trở nên khó khăn. Đó là vấn đề chọn mẫu và những khó khăn trong việc xác định số lượng protein, cụ thể là các protein gây dị ứng. Ngoài ra, tác nhân gây dị ứng có thể chỉ là một thành phần thứ yếu trong một hỗn hợp phức tạp các thành phần trong thực phẩm. Hỗn hợp đó có thể cô lập các tác nhân gây dị ứng, cản trở việc phát hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng gây dị ứng. Cũng rất khó để xác định lượng tác nhân gây dị ứng vì việc đo lường chỉ thực hiện với protein, nhất là khi có nhiều hơn một protein gây dị ứng.
Phương pháp thương mại duy nhất có khả năng xác định các tác nhân thực phẩm gây dị ứng là phương pháp sử dụng công nghệ miễn dịch học như ELISA
H. Tác nhân gây dị ứng tập hợp
Ba trong số các tác nhân thực phẩm gây dị ứng chính quy định trong FALCPA thực tế là các nhóm thực phẩm: thủy sản giáp xác, cá, và hạt cây. Có trường hợp protein từ hai hoặc nhiều loài thuộc mỗi nhóm thực phẩm này xuất hiện trong thực phẩm và các phương pháp phân tích không thể phân biệt các loài trong cùng một nhóm. Do đó, có thể cần thiết phải xem xét tổng mức protein của tất cả các loài trong một nhóm thay vì xem xét mức protein của từng loài. Ngoài ra, đối với trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với một loài thì cũng có khả năng bị dị ứng với các loài khác trong cùng nhóm đó.
Khả năng phân biệt các loài trong cùng một nhóm của các phương pháp kiểm tra cũng thay đổi. Cho tới nay, không có phương pháp kiểm tra thương mại nào phân biệt protein của loại cá có vây và chỉ có một phương pháp phân biệt chất tropomyozin của thủy sản giáp xác. Với hạt cây, có ba phương pháp nhưng khả năng chỉ rõ loài của ba phương pháp này không thực sự hiệu quả.
Theo các nghiên cứu mới nhất, thì đối với ba nhóm thực phẩm này, nguy cơ bị phản ứng chéo, tức là nếu dị ứng với một loài thì cũng có nguy cơ dị ứng với loài khác trong cùng nhóm, khá khác nhau. Với thủy sản giáp xác, nguy cơ này là tương đối phổ biến. Theo các báo cáo, với bệnh nhân dị ứng với tôm, thì nguy cơ bị dị ứng với ít nhất một loài giáp xác khác lên tới 75%. Với cá, nguy cơ này là thấp hơn so với thủy sản giáp xác, khoảng 50%
Nguy cơ phản ứng chéo đối với hạt cây là khó xác định hơn do tỷ lệ các phản ứng nghiêm trọng là rất cao khiến cho việc thử nghiệm hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ bệnh nhân bị phản ứng chéo là 37%
I. Các nghiên cứu thử nghiệm.
Các nghiên cứu trên diện rộng đã được tiến hành từ tháng 11/2004 đến tháng 04/2005 nhằm xác định liều lượng tác nhân có thể gây ra dị ứng. Trong các nghiên cứu này, bệnh nhân được cho thí nghiệm với các liều lượng chất gây dị ứng khác nhau nhằm tìm ra mức tối thiểu có thể gây ra dị ứng.
Lạc. Thử nghiệm về lạc cho thấy, đây là loại tác nhân gây dị ứng có liều lượng thấp nhất, tức là có khả năng gây dị ứng cao nhất. Thí nghiệm cho thấy 0.1 mg protein lạc đã gây ra các phản ứng chủ quan, và 2-5 mg protein lạc gây ra các phản ứng khách quan
Trứng. Quan sát thí nghiệm cho thấy với khoảng 25 mg trứng (khoảng 1mg protein), thì sẽ tạo ra phản ứng khách quan, nhưng không rõ ràng lắm.
Sữa. Nghiên cứu cho thấy mức gây phản ứng là 1ml sữa (khoảng 350 mg protein) ở trẻ nhỏ, và 0.5g sữa khô đông lạnh (khoảng 185 mg protein) ở người lớn.
Đỗ tương. Ngưỡng an toàn của đỗ tương là 50-88 mg protein.
Hạt cây. Quả phỉ là loại quả được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu. Trong nghiên cứu, phản ứng khách quan xảy ra ở 4 trong số 29 bệnh nhân thử nghiệm với mức 1mg protein quả phỉ.
Cá. Mức an toàn của cá là khoảng 50 mg protein (với loại cá da trơn)
J. Phương pháp xử lý thực phẩm để giảm nguy cơ gây dị ứng
Ví dụ điển hình nhất về các sản phẩm thực phẩm được xử lý để làm giảm nguy cơ gây dị ứng là các phương pháp thủy phân. Các protein sữa bò được xử lý thủy phân enzyme (như chất casein) cho thấy sự giảm đáng kể các protein gây dị ứng (như lactoglobulin). Mức độ giảm protein phụ thuộc vào phương pháp thủy phân. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng các phương pháp thủy phân còn làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh dị ứng với sữa bò ở trẻ sơ sinh.
Ngoài phương pháp trên, các công nghệ mới hơn, như công nghệ biến đổi gen, cũng đang được phát triển để làm giảm nguy cơ gây dị ứng bằng cách loại bỏ, cô lập, hoặc sửa đổi các gen của một số protein gây dị ứng có trong thực phẩm. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có loại thực phẩm nào được xử lý loại bỏ chất gây dị ứng bằng phương pháp trên.

PHẦN V
KHUYẾN CÁO NGƯỜI TIÊU DÙNG

HỎI ĐÁP VỀ

ĐIỀU LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ DÁN NHÃN CHẤT DỊ ỨNG ĐỐI VỚI HÀNG THỰC PHẨM

Các vấn đề chung
1. "Điều luật bảo vệ người tiêu dùng và dán nhãn chất gây dị ứng đối với hàng thực phẩm năm 2004" (FALCPA) là gì?
FALCPA là bản sửa đổi của Điều luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, trong đó yêu cầu: trên nhãn của các mặt hàng thực phẩm có thành phần là hoặc chứa các loại protein chiết xuất từ "chất gây dị ứng thực phẩm chính", phải ghi các thông tin cụ thể về các chất này theo quy định của pháp luật.
2. Tại sao Nghị viện thông qua Điều luật này?
Nghị viện thông qua Điều luật này nhằm giúp người tiêu dùng bị dị ứng thực phẩm và người chăm sóc họ dễ dàng hơn trong việc nhận biết và tránh những thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng chủ yếu. Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát các loại thức ăn nướng, kem và kẹo của một số các nhà sản xuất thực phẩm được chọn lựa một cách ngẫu nhiên ở Minnesota và Winconsin năm 1999, FDA đã phát hiện 25% các mẫu thực phẩm này không bổ sung lạc và trứng vào danh sách thành phần, mặc dù, trên thực tế, những mẫu thực phẩm này có chứa các chất gây dị ứng trên.
3. Khi nào FALCPA bắt đầu có hiệu lực?

FALCPA sẽ được áp dụng đối với các loại thực phẩm được dán nhãn kể từ ngày 01/01/2006.


4. "Chất gây dị ứng chủ yếu" là gì ?
Theo FALCPA, có 8 loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm được coi là những chất gây dị ứng chính. Đó là : sữa, trứng, cá (ví dụ cá vược, cá bơn, cá tuyết), thủy sản giáp xác (ví dụ cua, tôm, tôm hùm), các loại hạt cây (ví dụ quả hạnh, quả óc chó, quả hồ đào pecan), lạc, lúa mì và đỗ tương.
5. FALCPA chỉ đưa ra 8 loại chất gây dị ứng. Người tiêu dùng có bị dị ứng với loại thực phẩm nào khác không ?
Có. Hiện nay có hơn 160 loại thực phẩm được coi là gây dị ứng đối với một số người nhạy cảm. Tuy nhiên, 8 nhóm thực phẩm mà FALCPA đưa ra chiếm tới trên 90% các ca dị ứng thực phẩm được ghi nhận tại Hoa Kỳ; đồng thời, đó cũng là những nhóm thực phẩm có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
6. Mức độ nghiêm trọng của ca bệnh dị ứng?
Ước tính có tới 2% số người lớn và khoảng 5% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở Hoa Kỳ bị dị ứng thực phẩm. Khoảng 30.000 người tiêu dùng phải điều trị cấp cứu và hàng năm có 150 ca tử vong do dị ứng với thực phẩm.
7. FALCPA có được áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu không?
FALCPA được áp dụng cho cả hàng thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm đóng gói nhập khẩu là đối tượng của các quy định của FDA.
8. FDA đã tổ chức các buổi họp báo về các chất gây dị ứng và chất gluten; kết quả của các buổi họp này như thế nào?
FDA đã tổ chức 2 buổi họp công khai. Cuộc họp thứ nhất là Hội thảo của Hội đồng Tư vấn về Thực phẩm, được tổ chức vào tháng 6/2005 để đánh giá báo cáo sơ bộ của FDA "Các phương pháp thiết lập ngưỡng đối với các chất gây dị ứng chủ yếu và gluten trong thực phẩm (báo cáo sơ bộ)". Báo cáo này nhằm triển khai các chính sách của FDA về chất gây dị ứng thực phẩm và thực thi Luật FALCPA.
Cuộc họp thứ hai được tổ chức vào tháng 8/2005 để thu thập đánh giá của các chuyên gia và sự tư vấn của các chủ doanh nghiệp, từ đó giúp FDA đưa ra điều luật định nghĩa và cho phép việc sử dụng tự nguyện cụm từ "gluten-free" (không chứa gluten) trên nhãn thực phẩm (Cuộc họp công khai về Nhãn thực phẩm gluten-free). Cuộc họp này tập trung vào các vấn đề sản xuất thực phẩm, các phương pháp phân tích và các vấn đề của người tiêu dùng liên quan đến mức gluten bị giảm trong thực phẩm. Các thông tin được đưa ra trong và sau cuộc họp đã cung cấp cho FDA các số liệu quan trọng và thích hợp về các thông lệ hiện tại trong sản xuất các loại thực phẩm được quảng cáo là "không chứa gluten", các thách thức mà các nhà sản xuất thực phẩm "không chứa gluten" đang phải đối mặt, nhận thức và sự kỳ vọng của người tiêu dùng đối với thực phẩm "không chứa gluten". FDA đang sử dụng những thông tin này để đưa ra đề xuất về việc sử dụng cụm từ "không chứa gluten".
Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 328.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương