BỘ thưƠng mại vụ thị trưỜng châu mỹ


Có phải FDA sẽ thiết lập ngưỡng đối với các chất gây dị ứng?



tải về 328.69 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích328.69 Kb.
#39146
1   2   3   4

9. Có phải FDA sẽ thiết lập ngưỡng đối với các chất gây dị ứng?
FDA có thể cân nhắc ngưỡng cho phép đối với một hoặc nhiều loại chất gây dị ứng.
Vấn đề dán nhãn
10. Nhãn thực phẩm sẽ thay đổi như thế nào sau khi FALCPA được áp dụng?
FALCPA yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải dán nhãn theo một hoặc hai cách sau đối với những sản phẩm có nguyên liệu là chất gây dị ứng chủ yếu hoặc chứa protein chiết xuất từ các chất gây dị ứng chủ yếu.

Cách thứ nhất: Trong trường hợp tên của các nguyên liệu thuộc nhóm các chất gây dị ứng chính không xuất hiện ở bất cứ chỗ nào khác trong mục liệt kê thành phần, nhà sản xuất phải đưa tên của thực phẩm nguồn thuộc nhóm các chất gây dị ứng chính vào trong dấu ngoặc đơn, sau tên thường dùng hoặc tên chung của chất đó.



Ví dụ :

Thành phần: bột mì giàu chất dinh dưỡng (bột, lúa mạch ủ, niacin, sắt,axit folic), đường, chất lỏng còn lại sau khi sữa chua đông lại (sữa), …, lexithin (đậu tương),..

Cách thứ hai : Ngay sau hoặc bên cạnh danh sách thành phần, đặt từ "Contains" (chứa) kèm theo tên của thực phẩm nguồn chiết xuất ra chất gây dị ứng chính trên với cỡ chữ không nhỏ hơn cỡ chữ của tên các loại nguyên liệu khác trong danh sách.



chứa lúa mì, sữa và đậu tương
11. Danh sách các loại nguyên liệu có phải nêu cụ thể các loại hạt cây, cá hoặc thủy sản giáp xác được sử dụng trong sản xuất sản phẩm?
FALCPA yêu cầu các loại cá (như cá vược, cá bơn, cá tuyết), thủy sản giáp xác (như cua, tôm, tôm hùm), các loại hạt cây (như hạt quả hạnh, quả óc chó, quả hồ đào pecan) đều phải được nêu rõ.
12. Sau ngày 1/1/2006, liệu có thể tìm thấy sản phẩm chưa thay đổi nhãn được bán trong siêu thị hoặc các quầy hàng hóa hay không?
Có. Đối với các sản phẩm được dán nhãn trước ngày 1/1/2006, FALCPA không yêu cầu các nhà sản xuất hoặc người bán lẻ phải loại bỏ hoặc dán lại nhãn các sản phẩm không có các thông tin thêm về các chất gây dị ứng trong các siêu thị, cửa hàng. Do đó, FALCPA khuyên những người tiêu dùng bị dị ứng thực phẩm luôn luôn đọc danh sách các nguyên liệu của sản phẩm mà có chữ "contains" (chứa).
13. FALCPA có yêu cầu sử dụng cụm từ "có thể chứa" không?
Không. FALCPA không yêu cầu các thông tin mang tính khuyến cáo.
14. Có yêu cầu nào về dán nhãn chất gây dị ứng đối với các loại hương liệu, phẩm màu, và chất phụ gia không?

Có. FALCPA quy định các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng tiếng Anh dễ hiểu để ghi rõ trên nhãn mác các thành phần, bao gồm các loại hương liệu, phẩm màu, và chất phụ gia, là hoặc có chứa chất gây dị ứng chính.


15. Có loại thực phẩm nào không phải áp dụng các yêu cầu này không?
Có. Những quy định trên của FALCPA không áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp tươi sống (chủ yếu là rau quả tươi), các loại dầu tinh luyện từ một trong 8 loại chất thực phẩm gây dị ứng chính và bất kỳ thành phần nào chiết xuất từ loại dầu tinh luyện trên.
16. Liệu các nhà sản xuất thực phẩm có thể yêu cầu miễn trừ một sản phẩm khỏi quy định dán nhãn mới không?
Có. Luật FALCPA cung cấp một cơ chế qua đó, nhà sản xuất có thể yêu cầu sản phẩm của họ được miễn trừ đối với quy định về dán nhãn. Một nguyên liệu sẽ không phải ghi trên nhãn sản phẩm nếu nó không gây dị ứng có hại cho sức khoẻ con người hoặc nó không chứa protein gây dị ứng.
17. FDA yêu cầu gì để sản phẩm được miễn trừ?
FALCPA quy định ai cũng có thể đệ đơn kiến nghị lên Bộ trưởng Y tế xin miễn trừ bằng cách nộp đơn kiến nghị hoặc nộp bản khai báo.
Việc kiến nghị đòi hỏi các chứng cứ khoa học (bao gồm phương pháp phân tích được sử dụng để đưa ra chứng cứ trên) để chứng minh thành phần loại thực phẩm trên, được chiết xuất theo phương pháp trình bày trong đơn kiến nghị, không gây dị ứng có hại cho sức khoẻ con người.
Việc khai báo đòi hỏi chứng cứ khoa học (cả phương pháp phân tích được sử dụng) chứng minh thành phần thực phẩm đó (được chiết xuất theo phương pháp trình bày trong bản khai báo) không chứa protein gây dị ứng.
Trong trường hợp việc kiến nghị hoặc khai báo được Bộ trưởng thông qua, thành phần thực phẩm trên sẽ không bị coi là “chất thực phẩm gây dị ứng chính” và không chịu sự điều chỉnh của các quy định về dán nhãn.
Để xem danh sách các khai báo xin miễn trừ FDA đã nhận được, vào trang Inventory of Notifications Received under 21 U.S.C 343(w)(7) for Exemptions from Food Allergen Labeling.
Hiện tại FDA chưa nhận được bất kỳ kiến nghị nào; tuy nhiên, FDA dự kiến tạo một trang web tương tự để đưa ra các kiến nghị mà Cục nhận được sau này.
18. Bằng cách nào để FDA bảo đảm các nhà sản xuất thực phẩm tuân theo các quy định dán nhãn mới?
Nằm trong các chức năng bắt buộc thông thường, FDA sẽ điều tra hàng loạt thực phẩm đóng gói để chắc chắn rằng các thực phẩm trên đã hoàn toàn được dán nhãn đầy đủ.
19. “Tiếp xúc ngoài chủ đích” là gì?
“Tiếp xúc ngoài chủ đích” là sự vô ý để chất dị ứng xuất hiện trong sản phẩm. Thông thường đó là kết quả của việc phơi bày ra môi trường trong suốt quá trình chế biến hoặc vận chuyển , thường xảy ra khi nhiều loại thức ăn được chế biến trên cùng một thiết bị. Trường hợp này có thể xuất hiện do sử dụng cùng một dây chuyền chế biến, thông qua việc không thực hiện đúng quy trình tái vận hành, là kết quả của việc làm sạch không hiệu quả, hoặc là do sự phát tán của bụi hoặc chất trong bình xịt có chứa chất gây dị ứng.
20. Liệu các loại thực phẩm dán nhãn sai trên thị trường có bị thu hồi?
Có. Một loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng nhưng không khai báo có thể bị thu hồi. Thêm vào đó, một sản phẩm chưa được ghi nhãn đầy đủ có thể bị quy là gắn nhãn hiệu sai và bị thu hồi không cho lưu hành trên thị trường.

Số lượng thu hồi do không ghi rõ các chất gây dị ứng trên nhãn mác (8 trên tổng số các chất gây dị ứng thông dụng nhất) không đổi từ năm 1999 đến 2001. Năm 2002, số vụ thu hồi tăng gần gấp đôi, từ 68 lên 116. Điều này có thể là do nhà sản xuất và người tiêu dùng có nhận thức rõ hơn về dị ứng thực phẩm cũng như do sự sát sao hơn của FDA đối với vấn đề dị ứng thực phẩm trong các nhà máy chế biến.


21. Tại sao lại có sự quan ngại về Gluten?
Gluten dùng để chỉ một nhóm protein được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc thông thường (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen…). Chất này được lưu tâm vì người mắc bệnh viêm ruột không sử dụng được chất này. Bệnh celiac (được biết đến dưới tên viêm ruột) là 1 loại bệnh mãn tính về đường tiêu hoá, nó phá huỷ ruột non và tác động tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các phát hiện gần đây ước tính có khoảng 2 triệu người Mỹ mắc căn bệnh này, hay nói cách khác cứ 133 người thì có 1 người mắc.
22. FALCPA có yêu cầu gì đối với chất gluten?
Luật FALCPA yêu cầu FDA ban hành một dự luật trong đó định nghĩa và cho phép sử dụng tự nguyện thuật ngữ “không chứa gluten” trên nhãn hàng thực phẩm từ tháng 8/2006, và Điều luật chính thức về vấn đề này phải được ban hành không muộn hơn tháng 8/2008.
23. FDA đã làm gì khi Luật FALCPA đưa ra hạn định dán nhãn trên?
FDA đã tổ chức một buổi hội thảo công khai vào tháng 8/2005 để thu nhận ý kiến đánh giá của chuyên gia và tư vấn của các chủ doanh nghiệp để giúp FDA xây dựng một điều luật trong đó định nghĩa và cho phép sử dụng tự nguyện nhãn thực phẩm có chứa thuật ngữ “không chứa gluten”. Hội nghị tập trung vào sản xuất thực phẩm, phương pháp phân tích và các vấn đề về khách hàng liên quan tới mức giảm gluten trong thực phẩm.
Lời khuyên đối với các khách hàng:
24. Làm thế nào để tránh loại thực phẩm mà tôi bị dị ứng?
FDA khuyên các khách hàng nên trao đổi với các cơ sở chăm sóc sức khoẻ để tìm ra những loại thực phẩm có thể gây dị ứng. Ngoài ra, khách hàng bị dị ứng với những loại thực phẩm chính nên đọc thành phần ghi trên sản phẩm để quyết định xem liệu sản phẩm đó có chứa chất dị ứng nào không. Nhãn mác ghi “có chứa…” cũng có thể được sử dụng để quyết định xem liệu loại thực phẩm đó có chứa chất gây dị ứng hay không.
25. Nếu tôi không hiểu ý nghĩa của một vài thuật ngữ, làm thế nào để có thể biết?
Luật FALCPA được soạn thảo ra nhằm giúp tăng thêm thông tin về dán nhãn thực phẩm để khách hàng bị dị ứng thức ăn - đặc biệt là trẻ em và người chăm sóc chúng – có khả năng nhận biết sự có mặt của thành phần mà trẻ phải tránh. Ví dụ, nếu một sản phẩm chứa chất casein protein có trong sữa, nhãn mác của sản phẩm này sẽ phải có cả thuật ngữ “sữa” bên cạnh “casein” để những người bị dị ứng sữa dễ dàng nhận ra sự có mặt của chất dị ứng họ cần tránh.
26. Còn đăn sẵn tại các cửa hàng? Làm thế nào tôi nhận biết được loại thức ăn tôi gọi không chứa các thành phần mà tôi bị dị ứng?
Luật FALCPA chỉ áp dụng đối với các loại thực phẩm do FDA quản lý. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo những người khách hàng bị dị ứng với một số loại thực phẩm đặc biệt nên đặt câu hỏi về thành phần và chế biến khi đi ăn ở ngoài.
27. Luật FALCPA được áp dụng như thế nào đối với thực phẩm bán tại các cửa hàng bánh ngọt, quầy bán thức ăn di động và đăn mang về tại các cửa hàng?
Các quy định dán nhãn mác của FALCPA có phạm vi áp dụng tới cả các cơ sở dịch vụ thực phẩm và bán lẻ, nơi đóng gói, dán nhãn và cung cấp các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng. Tuy nhiên, quy định dán nhãn mác FALCPA không áp dụng đối với thức ăn được bọc hay đóng gói theo yêu cầu của người tiêu dùng – ví dụ như giấy hoặc hộp được dùng để đựng bánh sandwich cho khách hàng đặt.

28. Đến khi nào người tiêu dùng có thể thấy nhãn mác hàng thực phẩm thay đổi?
FALCPA áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm được đóng nhãn mác bắt đầu từ 1/1/2006. Vì thế, FDA dự đoán người tiêu dùng sẽ được thấy nhãn mác mới kể từ ngày này. Tuy nhiên, FDA khuyến cáo khách hàng rằng sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp từ sau ngày 1/1/2006, các khách hàng sẽ thấy thực phẩm đóng gói đặt trên kệ hàng và ở gia đình mình mà không dán nhãn dị ứng đã qua kiểm duyệt.

PHẦN VI

ĐỊA CHỈ TÌM KIẾM THÔNG TIN
Bạn có thể vào các trang web sau để tìm thêm thông tin tham khảo liên quan đến các quy định về dán nhãn thực phẩm cũng như các thông tin về thực phẩm dị ứng:


www.cfsan.fda.gov

www.fsis.usda.gov

www.niaid.nih.gov

www.nlm.nih.gov/medlineplus




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 328.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương